Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 28

Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 28

TUẦN 28

Ngày soạn: 13/3/2010

Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010

Tiết 1: Chào cờ

$28: TẬP TRUNG SÂN TRƯỜNG

Tiết 2: Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội đung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong VB tự sự.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: Có ý thức rèn đọc.

II. Đồ dùng dạy học.

 - 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 23 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 13/3/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
$28: Tập trung sân trường
Tiết 2: Tập đọc
Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội đung đoạn đọc.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong VB tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Thái độ: Có ý thức rèn đọc.
II. Đồ dùng dạy học.
	- 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: 
1.2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
* Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội đung đoạn đọc.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong VB tự sự.
* Cách tiến hành:
- Bốc thăm, chọn bài:
- Hs lên bốc thăm và xem lại bài 1-2p.
- Đọc hoặc HTL 1 đoạn hay cả bài :
- Hs thực hiện theo yêu cầu trong phiếu.
- Hỏi về nội dung để hs trả lời:
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Gv đánh giá bằng điểm.
- Hs nào chưa đạt yêu cầu về nhà đọc tiếp và kiểm tra vào tiết sau.
 2.2. Hoạt động 2: Bài 2
* Mục tiêu: Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong VB tự sự.
* Cách tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài.
? Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất?
- Bốn anh tài.
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
- Tổ chức hs trao đổi theo N2:
- Nêu nội dung chính và nhân vật trong 2 truyện.
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nx bổ sung,
- Gv nx chung chốt ý đúng:
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG.
3. Kết luận:
	- Nx tiết học. VN đọc bài tập đọc HTL từ học kì II.
----------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
Bài 136: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích các hình.
3. Thái độ: Yêu thích học Toán.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính diện tích hình thoi và lấy ví dụ minh hoạ?
1.2. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
	2.1. Hoạt động 1: Bài 1, 2
* Mục tiêu: Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
* Cách tiến hành:
Gv vẽ hình lên bảng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh tự làm bài:
- Học sinh tự làm bài vào SGK.
- Trình bày:
-Lần lượt học sinh nêu từng câu.
- Lớp nx, trao đổi bổ sung.
- Gv n x chốt ý đúng.
Bài 1: a,b,c - Đ; d- S.
Bài 2: a - S; b,c,d - Đ.
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG.
 2.2. Hoạt động 2: Bài 3
* Mục tiêu: Tính được diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi.
* Cách tiến hành:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs làm vào nháp sau đó trao đổi cả lớp:
- Hs trả lời câu chọn để khoanh: 
 Câu a.
? Nêu cách làm để chọn câu đúng?
- Tính diện tích các hình rồi so sánh và chọn.
? Nêu cách tính diện tích của từng hình?
- Lần lượt học sinh nêu:
- Gv cùng học sinh nx, chốt ý đúng.
Bài 4: (BT phát triển)
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi cách làm bài:
- Tính nửa chu vi, tính chiều rộng rồi tính diện tích.
- Học sinh làm bài vào vở:
- 1 Học sinh lên bảng chữa bài.
Gv thu vở chấm 1 số em:
- Gv cùng hs nx chữa bài, ghi điểm.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56:2 = 28(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x10 = 180(m2)
Đáp số: 180 m2
3. Kết luận:
Nx tiết học, Làm bài tập VBT tiết 136.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài văn miêu tả.
	- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học để kể, tả, hay giới thiệu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh ảnh minh hoạ về hoa giấy (nếu có).
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: 
1.2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
	2.1. Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả (Hoa giấy)
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài văn miêu tả.
* Cách tiến hành:
- Đọc đoạn văn: Hoa giấy.
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm đoạn văn?
- Cả lớp đọc thầm.
? Nêu nội dung đoạn văn?
- Đoạn văn tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.
- Giới thiệu tranh ảnh để học sinh quan sát.
- Hs quan sát.
- Đọc thầm đoạn văn tìm từ dễ viết sai?
- Hs nêu:
- VD: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,...
- Gv nhắc nhở hs viết bài.
- Hs nghe đọc để viết bài.
- Gv đọc toàn bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu chấm một số bài.
- Hs đổi chéo soát lỗi bài bạn.
- Gv cùng hs nx chung bài viết.
2.2. Hoạt động 2: Đặt câu
* Mục tiêu: Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học để kể, tả, hay giới thiệu.
* Cách tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài 2/96.
? Mỗi bài tập yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học?
- Phần a. ...kiểu câu kể Ai làm gì?
- Phần b. ...Kiểu câu kể Ai thế nào?
- Phần c. .....Kiểu câu kể Ai là gì?
- Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.
- 3 Hs làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt nêu miệng và dán phiếu.
- Gv cùng hs nx chốt bài làm đúng, ghi điểm.
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG.
VD: a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa bọn em chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
3. Kết luận:
	- Nx tiết học. VN hoàn thành bài tập 2 vào vở.
----------------------------------------------------------
Tiết 5: Khoa học
Bài 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu học tập câu 1,2.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: 
	Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất?
Điều gì xảy ra nếu Trái Đất không được mặt Trời sưởi ấm?
1.2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
	2.1. Hoạt động 1. Trả lời các câu hỏi ôn tập.	
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng.
	* Cách tiến hành:
- Câu hỏi 1,2.
- Hs đọc yêu cầu sgk/110.
- Tổ chức hs trao đổi theo nhóm 4:
- N4 trao đổi theo phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu miệng, dán phiếu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung chốt ý đúng:
- Hs nhắc lại:
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG.
Câu 1: So sánh tính chất của nước ở thể lỏng, rắn, khí.
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể rắn
Nước ở thể khí
Có mùi không?
Không
Không
Không
Có vị không?
Không
Không
Không
Có nhìn thấy bằng mắt thường không?
có
có
Có
Có hình dạng nhất định không?
Không
Không
Có
Câu 2. Điền theo thứ tự như sau:
Hơi nước ngưng tụ nước ở thể lỏng Đông đặc Nước ở thể rắn 
Nóng chảy Nước ở thể lỏng Bay hơi Hơi nước
Câu hỏi 3.
- Hs đọc câu hỏi.
- Hs trao đổi theo cặp trả lời.
- Thực hành và trả lời:
- Khi gõ tay xuống bàn ta nghe tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.
Câu 4: Trao đổi, trả lời và kết luận:
- Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
Câu 5. Làm tương tự như câu 4.
ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
Câu 6.
Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các côc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.
3. Kết luận:
	- Nx tiết học. Chuẩn bị cho tiết sau: Tất cả các đồ dùng làm thí nghiệm về nước cho tiết trước: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đèn nhiệt kế,...
- Quan sát cây ở các thời điểm khác nhau: sáng, trưa, chiều vào hôm trời nắng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 14/3/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Tiết 2: Kể chuyện
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc (như tiết 1).
	- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc và văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
	- Nghe- viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp.
3. Thái độ: Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: 
1.2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
	2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL
 	Thực hiện như tiết 1.
2.2. Hoạt động 2: Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm 
* Mục tiêu: Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc và văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi:
- N2: Nêu tên các bài TĐ và n ... .
2. Kĩ năng: Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin.
3. Thái độ: Yêu thích học Địa lí.
(*) THMT: 
GDHS biết cần phải nâng cao dân trí, giảm tỉ lệ sinh và khai thác thủy hải sản hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ Việt Nam, 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT? 
1.2. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Dân c tập trung khá đông đúc.
	* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐBDHMT: tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hoà thuận.
	* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm 2
? Người dân ở ĐBDHMT là người dân tộc nào?
- ...chủ yếu là ngời Kinh, ngời Chăm và một số dân tộc khác sống bên nhau hoà thuận.
? Quan sát hình sgk nx trang phục của phụ nữ Kinh?
- Người Kinh mặc áo dài, cao cổ.
Hàng ngày để cho tiện sinh hoạt và sản xuất, người Kinh mặc áo sơ mi và quần dài.
* HSKKVH: Thảo luận dới sự giúp đỡ của HSG.
2.2. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân.
	* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT, các nghành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất.
	- Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs quan sát các hình 3-8 sgk/139.
- Cả lớp quan sát, thảo luận nhóm 6
? Cho biết người dân ở đây có nghành nghề gì?
- Các nghành nghề: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, và nghề làm muối.
? Kể tên một số loại cây được trồng?
- Lúa, mía, lạc...
- Ngoài ra còn nhiều cây mía, bông, dâu tằm, nho.
? Kể tên một số con vật đợc chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT?
- ...bò, trâu,...
? Kể tên một số loài thuỷ sản ở ĐBDHMT?
? Cần khai thác thủy hải sản như thế nào?
- cá, tôm,...
- Khai thác hợp lí.
? ở ĐBDHMT còn nghề nào nữa?
- Nghề muối là nghề rất đặc trưng của ngời dân ở ĐBDHMT.
? Giải thích vì sao người dân ở đây laị có những hoạt động sản xuất này?
- Vì họ có đất đai màu mỡ, họ gần biển, khí hậu nóng ẩm, ...
* HSKKVH: Thảo luận dưới sự giúp đỡ của HS trong nhóm.
	* Kết luận: Hs đọc ghi nhớ của bài.
3. Kết luận:
- Nx tiết học, vn học thuộc bài, chuẩn bị bài sau tiếp theo.
-----------------------------------------------------------
Tiết 5: Kĩ thuật
$28: Lắp cái đu (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hs biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
	- Biết cách lắp từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình kĩ thuật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lắp ghép mô hình kĩ thuật.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Mẫu cái đu lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
1.2. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* Mục tiêu: Biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
* Cách tiến hành:
a. Chọn các chi tiết:
- Hs nêu các chi tiết để lắp cái đu.
- Gọi hs lên chọn chi tiết:
- 2 Hs lên chọn
- Lớp hs tự chọn theo nhóm 2.
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ đu:
- Hs quan sát hình 2.
? Để lắp giá đỡ đu cần chọn chi tiết nào?
- 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
? Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý gì?
- Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
* Lắp ghế đu:
? Lắp ghế đu cần chọn chi tiết nào?
- Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Tổ chức hs quan sát hình 3 sgk/83.
* Lắp trục đu vào ghế đu.
- Hs quan sát hình 4 sgk/84.
? Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm?
- ...cần 4 vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu.
- Hs quan sát hình 1 để lắp ráp cái đu.
- Gv cùng hs lắp hoàn chỉnh cái đu.
- Gv cùng hs kiểm tra sự dao động của cái đu.
2.2. Hoạt động 2: Thực hành lắp cái đu.
* Mục tiêu: Biết cách lắp cái đu đúng quy trình kĩ thuật.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thực hành lắp cái đu.
- HS thực hành lắp theo nhóm 2.
- GV giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
2.3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả
* Mục tiêu: Biết đánh giá kết quả
* Cách tiến hành:
	- HS trưng bày sản phẩm.
	- Cho HS đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá.
	- GV nhận xét, đánh giá chung.
3. Kết luận:
	- Nx tiết học. Chuẩn bị giờ sau Lắp xe nôi.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/3/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn
Kiểm tra giữa học kì II (Tiết 8)
Chính tả- Tập làm văn
 ( Đề nhà trường ra)
-------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Bài 140: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách giải bài toán "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số"
2. Kĩ năng: Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số".
3. Thái độ: Yêu thích giải toán.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số? Lấy ví dụ minh và giải?
1.2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
	2.1. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Biết cách giải bài toán "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số" Biết cách giải bài toán "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số"
* Cách tiến hành:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi và tìm các bước giải bài:
- Vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm độ dài mỗi đoạn.
- Lớp làm bài vào nháp.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra trao đổi bài.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Đoạn 1: 
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 ( phần ).
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x3 = 21(m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 - 21 = 7 (m).
Đáp số: Đoạn 1: 21 m; 
 Đoạn 2: 7 m.
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG.
Bài 2: (BT phát triển) Làm tương tự bài 1.
- Hs làm bài vào nháp chữa bài.
Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi để tìm lời giải bài toán.
? Nêu cách giải bài toán:
- Xác định tỉ số, vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau, Tìm hai số.
- Lớp làm bài vào vở:
- 1 Hs lên bảng chữa bài,
- Gv thu một số bài chấm.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài giải
Vì số lớn giảm 5 lần, thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
Số lớn:
Số bé:
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
 Số bé là: 
72 : 6 = 12
 Số lớn là: 
72 - 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 72. 
Số bé : 12.
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV.
Bài 4. (BT phát triển) Tổ chức Hs đặt đề toán miệng rồi giải bài toán vào nháp, chữa bài.
- Hs đặt đề toán.
- Hs tự giải bài toán vào nháp, 2 Hs lên bảng giải bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
3. Kết luận:
	- NX tiết học. VN làm bài tập VBT tiết 140.
-------------------------------------------------------
Tiết 4: Khoa học
Bài 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm.
3. Thái độ: Hs biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học.
	Theo dặn dò tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
	1.1. Kiểm tra bài cũ: 
1.2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Trò chơi đố bạn chứng minh được....
	* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm:
- Chia lớp thành 5 nhóm hoạt động.
- Mỗi nhóm đưa ra một câu hỏi để hỏi nhóm bạn và yêu cầu nhóm bạn làm thí nghiệm để chứng minh?
- VD: Chứng minh rằng:
+ Nước không có hình dạng xác định.
+ Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
+ Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
- Tổ chức trình bày:
- Lần lượt các nhóm trình bày thí nghiệm.
- Lớp trao đổi theo yêu cầu và trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm thực hiện.
(*) HSKKVH: Thảo luận dưới sự giúp đỡ củaúH trong nhóm.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng và bình chọn nhóm thắng cuộc.
2.2. Hoạt động 2: ứng dụng thực tế..
* Mục tiêu: Hs biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
* Cách tiến hành:
? Quan sát bóng cây trong ngày nắng giải thích tại sao bóng cây thay đổi?
- Nhiều hs giải thích, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, chốt ý đúng:
- Buổi sáng bóng cây ngả về tây.
- Trưa bóng cây ngắn lại ở gốc cây.
- Chiều bóng ngả về đông.
- Nêu những ứng dụng về nước, nhiệt ... trong cuộc sống hàng ngày?
- VD: đun nước không đổ nước đầy quá; Không nên ra trời nắng lâu quá; giàn giữ nước ấm lâu; nuôi trồng cây thích hợp.
3. Kết luận:
	- Nx tiết học. Chuẩn bị cho tiết học sau
-------------------------------------------------------------
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp (Tuần 28)
	I/ Các tổ sinh hoạt:
	- Tổ trưởng nhận xét, xếp loại từng thành viên trong tổ.
	- ý kiến của các thành viên góp ý, bổ sung.
	- Thống nhất xếp loại từng cá nhân.
	II/ Sinh hoạt lớp:
	1 - Tổ trưởng thông báo kết quả sinh hoạt tổ:
- Tổ trưởng các tổ lần lượt thông báo tình hình chung của cả tổ trong tuần và xếp loại cá nhân của cả tổ.
2 - Đánh giá chung của lớp trưởng:
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- ý kiến bổ sung của cả lớp.
3 - Nhận xét đánh giá của GVCN:
*Về đạo đức: Hầu hết HS ngoan, chấp hành tốt nội qui, qui định của trường của lớp đề ra, không có hiện tượng vi phạm đạo đức. 
*Về học tập:
- HS đi học đều, đúng giờ
- Duy trì khá tốt nề nếp học tập:
+ Nhiều HS chữ viết đẹp, tiến bộ, trình bày vở sạch sẽ.
+ Hầu hết HS học bài và chuẩn bị bài chu đáo.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh lười học bài: Minh, Duyên, Hiếu
* Các hoạt động khác:
- Vệ sinh: sạch sẽ.
- HĐNG tham gia tốt các hoạt động thể dục, múa hát TT.
III/ Phương hướng tuần tới: 
- Duy trì tốt mọi nề nếp nhất là nề nếp học tập.
- Không ăn quà vặt, thực hiện nghiêm chỉnh luật An toàn GT.
	- Tăng cường kèm cặp, giúp đỡ HS yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan28.doc