Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần lễ 34

Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần lễ 34

Tuần 34.

Ngày soạn: 24/ 4/ 2010.

Ngày giảng: Thứ hai 26 tháng 4 năm 2010

Tiết 1: Chào cờ

Tập trung toàn trường

Tiết 2: Âm nhạc

Giáo viên chuyên dạy

Tiết 3: Tập đọc

 Tiếng cười là liều thuốc bổ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho học sinh có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.

1. Kĩ năng:

 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết dọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.

3. Thái độ: Học sinh tích cực trong học tập

 

doc 43 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần lễ 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34.
Ngày soạn: 24/ 4/ 2010.
Ngày giảng: Thứ hai 26 tháng 4 năm 2010
Tiết 1:	 Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tiết 2:	Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 3:	 Tập đọc
 Tiếng cười là liều thuốc bổ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho học sinh có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
1. Kĩ năng:
	- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết dọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
3. Thái độ: Học sinh tích cực trong học tập
* HSKK: Đọc trơn toàn bài, trả lời được các câu hỏi rễ trong bài.
II. Chuẩn bị
	- Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ:
? HTL bài Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi về nội dung?
- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài mới
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: Học sinh đọc bài lưu loát, phát âm đúng các tiếng khó, hiểu một số từ ngữ trong bài.
* Cách tiến hành:
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: Đ1 : Từ đầu...400 lần.
+ Đ2: Tiếp ...làm hẹp mạch máu.
+ Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2lần
- 3 Hs đọc /1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 Hs khác đọc.
- Luyện đọc cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho học sinh có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
* Cách tiến hành:
- Hs đọc thầm, trao đổi bài:
- 1 HS đọc bài cả lớp đọc thầm.
? Phân tích cấu tạo bài báo trên, nêu ý chính của từng đoạn?
- Đ1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài vật khác.
- Đ2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
- Đ3: Những người cá tính hài hước chắc chắn sống lâu.
? Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
- Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng đến một trăm ki - lô - mét 1 giờ, các cơ mặt thư giãn thoải mái, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoải mái.
? Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ gì?
- Có nguy cơ bị hẹp mạch máu.
? Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
- ...để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền cho nhà Nước.
? Trong thực tế em còn thấy có bệnh gì liên quan đến những người không hay cười, luôn cau có hoặc nổi giận?
- Bệnh trầm cảm, bệnh stress.
? Rút ra điều gì cho bài báo này, chọn ý đúng nhất?
- Cần biết sống một cách vui vẻ.
? Tiếng cười có ý nghĩa ntn?
- ...làm cho người khác động vật, làm cho người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc sống lâu.
? Nội dung chính của bài:
- ý chính: : Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho học sinh có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
3. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
* Mục tiêu: Bước đầu biết đọc một đoạn văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
* Cách tiến hành
- Đọc tiếp nối toàn bài:
- 3 hs đọc. 
? Nêu cách đọc bài:
- Toàn bài đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu, rút ngắn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu...
- Luyện đọc đoạn 3:
- Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc đoạn.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, cặp đọc.
- Gv cùng hs nx, khen học sinh đọc tốt, ghi điểm.
C. Kết luận:
	- Nx tiết học, vn đọc bài nhiều lần, chuẩn bị bài : Ăn "mầm đá".
Tiết 4:	 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Lạc quan - yêu đời.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Kĩ năng:
	- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa.
- Biết đặt câu với các từ ngữ về chủ đề: Lạc quan- yêu đời.
3. Thái độ: Học sinh tích cực trong tiết học
* HSKK: Nhận biết thêm một số từ ngữ về chủ đề Lạc quan- yêu đời.
II. Chuẩn bị: 
	- Giấy khổ rộng, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu? Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích?
- 2 hs nêu và lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài mới
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Làm việc nhóm.
* Mục tiêu: Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa
* Cách tiến hành:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi theo N4:
- N4 trao đổi và làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Dán phiếu, nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng:
a. Vui chơi, góp vui, mua vui.
b. Vui thích, vui mừng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c. Vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d. vui vẻ.
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Biết đặt câu với các từ ngữ về chủ đề: Lạc quan- yêu đời.
* Cách tiến hành:
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nx chung.
- Gv nx, khen học sinh đặt câu tốt:
VD: 
Mời các bạn đến góp vui với bọn mình.
- Mình đánh một bản đàn để mua vui cho bạn thôi.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi theo cặp để tìm từ miêu tả tiếng cười:
- Hs trao đổi.
- Nêu miệng:
- Đặt câu với các từ tìm được trên:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- VD: Cười ha hả, cười hì hì, cười hí hí, hơ hơ, hơ hớ, khanh khách, khềnh khệch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa,...
- VD: Cô bạn cười hơ hớ nom thật vô duyên.
+ Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
+ Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
C. Kết luận:
	- Nx tiết học, BTVN Đặt câu với 5 từ tìm được bài tập 3.
Tiết 5: 	Toán
 Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đó.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ: Học sinh tích cực trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ.
? Đọc bảng đơn vị đo thời gian?
- 2 hs lên bảng nêu, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài mới
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
* Cách tiến hành:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs nêu miệng bài:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx bổ sung.
- Gv nx chốt bài đúng:
- 1m2 = 100 dm2; 1km2 = 1000 000m2
1m2=10 000 cm2; 1dm2 = 100cm2
Bài 2; Hs làm phần a vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài, lớp đối chéo nháp kiểm tra bài bạn.
- Gv nx chữa bài:
a. 15m2 = 150000cm2; m2= 10dm2
(Bài còn lại làm tương tự).
Bài 3. Lớp làm bài vào nháp.
- Cả lớp làm bài , 2 hs lên bảng chữa bài, lớp đổi nháp chấm bài cho bạn.
- Gv nx, chữa bài:
2m25dm2>25dm2; 3m299dm2<4 dm2
3dm25cm2= 305cm2; 65 m2 = 6500dm2
2. Hoạt động 2: Làm việc nhóm.
* Mục tiêu: Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
* Cách tiến hành:
Bài 4.
- Hs đọc đề toán, phân tích và trao đổi cách làm bài theo nhóm 4
- Làm bài vào bảng phụ
- Các nhóm báo cáo kết quả bài giải
- Gv chấm chữa bài cho học sinh:
- Gv cùng hs nx chung.
Bài giải
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
 64 x 25 = 1600 (m2)
Cả thửa ruộng thu hoạch được số tạ thóc là: 1600 x = 800 (kg)
 800 kg = 8 tạ
 Đáp số: 8 tạ thóc.
C. Kết luận:
	- Nx tiết học, vn làm bài tập 2b,c.
Ngày soạn: 25/ 4/ 2010.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010.
Tiết 1:	 Kể chuyện
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về một người vui tính mà em biết.
2. Kĩ năng:
	+ Rèn kĩ năng nói:
	- Hs chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	- Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
	+Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ: Chăm chú nghe bạn kể và nhận xét được về câu chuyện của bạn.
* HSKK: Kể được một truyện có nội dung về một người vui tính.
II. Chuẩn bị
	- Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về người có tinh thần lạc quan, yêu đời?
- 2 Hs kể, lớp nx, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài mới:
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
* Mục tiêu: Chọn được câu chuyện có nhân vật nói về một người vui tính.
* Cách tiến hành:
- Gv viết đề bài lên bảng:
- Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
- Hs trả lời:
*Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
- Đọc các gợi ý?
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3.
+ Lưu ý : Hs có thể giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách đó.
Hs kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính.
- Giới thiệu nhân vật mình chọn kể:
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
2. Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện..
* Mục tiêu: Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Nêu dàn ý câu chuyện:
- Hs nêu gợi ý 3.
- Kể chuyện theo cặp:
- Cặp kể chuyện.
- Thi kể:
- Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Gv cùng hs nx, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
- Nx theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện.
C. Kết luận:
	Nx tiết học. VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Tiết 2:	 Chính tả (Nghe - viết)
 Nói ngược.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nghe-viết lại đúng chính tả bài vè dân gian	: Nói ngược.
- Làm các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
2. Kĩ năng:
- Nghe-viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đẹp bài  ... hau nêu nội dung từng bài.
- Lớp nx trao đổi.
- Gv nx chung, đánh giá.
2.Hoạt động 2:Thực hành kĩ năng của các bài học trong học kì 2 .
* Mục tiêu: : - Biết bày tỏ và biết ơn đối với người lao động.
- Biết cữ xử lịch sự với những người xung quanh.
- Biết tôn trọng và giữ gìn những công trình công cộng.
* Cách tiến hành:
- Gv phát phiếu học tập cho hs:
- Gv thu phiếu đánh giá, nx chung:
- Cả lớp làm phiếu.
Ngày soạn: 3/ 5/ 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010.
Tiết 1:	Tập đọc
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Nghe cô giáo đọc, viết đúng, trình bày đúng bài thơ Nói về em. 
2. Kĩ năng: 
	- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 90chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật
	- Nghe- viết đúng chính tả( tốc độ viết khoảng 90 chữ/ 15 phút) không mắc quá 5 lỗi chính tả biết trình các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.
3. Thái độ: Học sinh nghiêm túc ôn luyện theo hướng dẫn của giáo viên.
II. Chuẩn bị
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài
B. Phát triển bài.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
* Mục tiêu: Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 90chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật
* Cách tiến hành:
Tiến hành kiểm tra như tiết 1.
2. Hoạt động 2: Nghe- viết
* Mục tiêu: Nghe- viết đúng chính tả( tốc độ viết khoảng 90 chữ/ 15 phút) không mắc quá 5 lỗi chính tả biết trình các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.
* Cách tiến hành:
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm.
? Nội dung bài thơ?
Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích giữa tình yêu thương của cha mẹ.
? Tìm và viết từ khó?
- 1,2 hs tìm, lớp viết nháp, 
1 số hs lên bảng viết.
- VD: lộng gió, lích rích, chìa vôi, 
 sớm khuya,...
- Gv đọc bài:
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu bài chấm:
- Hs đổi chéo soát lỗi.
C. Kết luận:
 - Nx chung tiết học và HD chuẩn bị bài sau
Tiết 2:
Tập làm văn
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 6)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật (chim bồ câu).
2. Kĩ năng:
	- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 90chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật
	- Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ được những đặc điểm nổi bật.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức ôn luyện.
II. Chuẩn bị
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra ài cũ
2. Giới thiệu bài mới.
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
* Mục tiêu: Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 90chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật
* Cách tiến hành:
Tiến hành kiểm tra như tiết 1.
2. Hoạt động 2: Ôn tập làm văn.
* Mục tiêu: Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ được những đặc điểm nổi bật
* Cách tiến hành:
3. Bài tập2.
- Gv hướng dẫn hs viết bài:
- Hs đọc yêu cầu bài và đọc nội dung bài.
- Viết đoạn văn khác miêu tả hoạt động chim bồ câu. 
- Chú ý: Viết đặc điểm nổi bật của chim bồ câu, có ý nghĩ, cảm xúc của mình vào.
- Hs viết đoạn văn.
- Trình bày:
- Gv nx chung, ghi điểm.
- Nhiều học sinh đọc, lớp nx, bổ sung.
C. Kết luận:
	- Vn đọc bài và hoàn thành bài văn vào vở. Chuẩn bị KT cuối năm.
Tiết 3:	Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 4:	Mĩ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 5:	 Toán
 Luyện tập chung.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Đọc số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số.
	- Thực hiện các phép tính với các số tự nhiên.
	- So sánh hai phân số.
- Giải bài toán liên quan tới tính diện tích hcn và các số đo khối lượng.
2. Kĩ năng:
	- Đọc được số, xác định được giá trị của chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số tự nhiên.
	- So sánh được hai phân số.
	- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng vsf tỉ số của hai số đó.
3. Thái độ: Học sinh tích cực trong tiết học.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ:
? Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ?
- 2 hs nêu và lấy ví dụ, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài.
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Đọc được số, xác định được giá trị của chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số tự nhiên.
- So sánh được hai phân số.
* Cách tiến hành:
Bài 1. Đọc các số:
- Hs đọc và nêu chữ số 9 ở hàng và giá trị.
- Gv cùng hs nx chốt bài đúng.
Bài 2.
- Gv cùng lớp nx, chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu bài.
- 4 Hs lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào nháp.
24579 82 604 235 101598 287
43867 35 246 325 2549 388
68446 47358 1175 2538
242
 705
 76375
Bài 3. Làm tương tự bài 2.
 Thự tự điền dấu là: ; <.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng vsf tỉ số của hai số đó.
* Cách tiến hành:
Bài 4. Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài, nx chung và chữa bài:
 Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
 120 : 3 x 2 = 80 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 120 x 80 = 9600 (m2)
Số thóc thu hoạch được ở thửa ruộng đó là:
 50 x (9600:100)= 4 800 (kg)
 4 800 kg = 48 tạ.
 Đáp số: 48 tạ thóc.
C. Kết luận:
	- Nx tiết học, vn làm bài tập 5.
Ngày soạn : 4/ 5/ 2010
Ngày giảng : Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010.
Tiết 1:	Luyện từ và câu
Kiểm tra cuối học kì 2:
( Đọc - hiểu )
Kiểm tra theo đề của phòng
Tiết 2:	Địa lí
(Kiểm tra cuối năm)
Kiểm tra theo đề trường
Tiết 3:	Khoa học
(Kiểm tra cuối năm)
Kiểm tra theo đề của trường
Tiết 4:	 Toán
 Luyện tập chung 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
	- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
	- Viết số; chuyển đổi các số đo k/lượng; Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số.
	- Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
	- Mối quan hệ giữa hình vuông và hình chữ nhật; hình chữ nhật và hình bình hành.
2. Kĩ năng:
	- Viết được số
	- Chuyển đổi được số đo khối lượng
	- Tính được giá trị biểu thức chứa phân số.
3, Thái độ: Học sinh tích cực trong tiết học
II. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 5/177.
- 2 hs lên bảng chữa bài, lớp nx, trao đổi cách làm bài và bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm:
- KQ: 230 - 23 = 207; 680+68 = 748.
2. Giới thiệu bài mới
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Viết được số và chuyển đổi được số đo khối lượng
* Cách tiến hành:
Bài 1. Viết số:
- 3 Hs lên bảng viết , lớp viết bảng con.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Các số: 365 847; 16 530 464; 105 072 009.
Bài 2.
- Hs làm bài vào nháp, lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
a. 2 yến = 20 kg; 2 yến 6 kg = 26 kg.
(Bài còn lại làm tương tự)
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: Biết tính giá trị biểu thức cí chứa phân số và giải toán coa lời văn.
* Cách tiến hành:
Bài 3. Làm tương tự bài 2.
- hs chữa bài:
d.;
( Bài còn lại làm tương tự)
Bài 4. Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
 Bài giải
Ta có sơ đồ:
 Hs trai:
Hs gái:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh gái của lớp học đó là:
 35 : 7 x 4 = 20 (học sinh)
 Đáp số: 20 học sinh.
Bài 5.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng:
- Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng.
- Hình chữ nhật có thể coi là hình bình hành đặc biệt.
C. Kết luận
	- Nx tiết học, chuẩn bị tiết sau KT cuối năm.
Tiết 5:	Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Lắp ghép các mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng:
	- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
	- Lắp được từng bộ phận theo đúng quy trình kĩ thuật.
3. Thái độ:
	- Rèn tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện lắp các chi tiết.
II. Chuẩn bị.
	- Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài
1. Kiểm tra bài cũ : KT đồ dùng của học sinh.
2. Giới thiệu bài mới
B. Phát triển bài
1. Hoạt động 1: Chọn mô hình lắp ghép..
* Mục tiêu: Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs tự chọn mô hình lắp ghép
- Nêu mô hình tự chọn
- Cá nhân chọn.
- Kết hợp quan sát mô hình sgk hoặc hs tự sưu tầm mô hình.
2. Hoạt động 2: Chọn chi tiết lắp cho mô hình.
* Mục tiêu: Biết nêu tên các chi tiết và chọn đúng chi tiết.
* Cách tiến hành:
- Hs tự chọn.
? Nêu các chi tiết em lấp cho mô hình tự chọn
- Nhiều học sinh nêu.
C. Kết luận:
	- Xếp riêng các chi tiết vào túi.
	- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
	- Lắp được từng bộ phận theo đúng quy trình kĩ thuật.
	- Rèn tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện lắp các chi tiết.
Ngày soạn: 4/ 5/ 2010.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010.
Tiết 1:	Tập làm văn
(Kiểm tra cuối năm)
Kiểm tra theo đề của phòng
Tiết 2:	Lịch sử
(Kiểm tra cuối năm)
Kiểm tra theo đề của trường
Tiết 3:	Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 4:	Toán
(Kiểm tra cuối năm)
Kiểm tra theo đề của phòng
Tiết 5:	Sinh hoạt
Tổng kết năm học
(Theo biên bản sinh hoạt lớp)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35 27- 43.doc