Thiết bài học khối lớp 5 - Tuần dạy 1

Thiết bài học khối lớp 5 - Tuần dạy 1

Tiết 1: Chào cờ:

Tập trung đầu năm nghe nhắc nhở một số quy định chung.

Tiết 2: Tập đọc:

Thư gửi các học sinh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

Hiểu bài:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.

- Thể hiện được tình cảm thâm ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt nam.

- Thuộc lòng một đoạn thư.

Thái độ: Yêu mến bác và trân trọng những điều bác dạy.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 28 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 5 - Tuần dạy 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 1
 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung đầu năm nghe nhắc nhở một số quy định chung.
Tiết 2: Tập đọc:
Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu 	
1. Kiến thức:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. 
Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ. 
- Thể hiện được tình cảm thâm ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt nam. 
- Thuộc lòng một đoạn thư. 
Thái độ: Yêu mến bác và trân trọng những điều bác dạy.
II. Chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
Ổn định tổ chức
Giới thiệu bài
GV giới thiệu chương trình SGK TV lóp 5, các chủ điểm.
- Giới thiệu chủ điểm đầu tiên và giới thiệu bài ( qua tranh)
- Lớp hát một bài
2. Phát triển bài
 Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ. 
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- GV chia bài thành hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vậy các em nghĩ sao?
+ Đoạn 2: Phần còn lại. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Gọi HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng thân ái, thiết tha, tin tưởng. 
- HS đọc toàn bài.
 - HS luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/5. 
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
 Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài. 
Tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc. 
- Cho cả lớp đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Kết luận
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần, học thuộc đoạn văn mà mình yêu thích. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS thi đọc. 
Tiết 2: Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số. 
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
2. Kỹ năng
	- HS đọc, viết được phân số, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Chuẩn bị 
	Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2.Phát triển bài
- HS nhắc lại đề. 
Hoạt động 1: 
 Hướng dẫn ôn tập khái niện ban đầu về phân số. 
Mục tiêu: Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số. 
Tiến hành: 
- GV treo miếng bìa thứ nhất biểu diễn phân số , hỏi: Đã tô màu mấu phần băng giấy?
 - GV gọi HS đọc và viết phân số thể hiện số phần đã tô màu. 
- băng giấy. 
- 1 HS viết bảng. 
- Gọi một số HS nhắc lại. 
- Các hình vẽ còn lại, GV tiến hành tương tự. 
- HS nhắc lại phân số . 
Hoạt động 2: 
 Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
Mục tiêu: Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
Tiến hành: 
- GV viết lên bảng 1 : 3; 4 : 10; 9 : 2; ... 
- Yêu cầu HS viết thương trên dưới dạng phân số. 
- GV và HS nhận xét cách viết của bạn. 
- có thể coi là thương của phép chia nào?
- GV tiến hành tương tự với hai phép chia còn lại. 
- GV thực hiện tương tự như trên đối với các chú ý 2, 3, 4 SGK/4. 
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp. 
- HS trả lời. 
Hoạt động 3: Luyện tập. 
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức vừa học để làm bài tập. 
Tiến hành: 
Bài 1/4:
- GV cho HS làm miệng. 
Bài 2/4:
- GV cho HS viết bảng con. 
Bài 3/4:
- GV tiến hành tương tự bài tập 2. 
Bài 4/4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng. 
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 
3. Kết luận:
- GV nhận xét và ghi điểm tiết học. 
- Về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
- HS trả lời miệng. 
- HS làm bảng con. 
- HS làm bài vào vở. 
Tiết 4: Khoa học
SỰ SINH SẢN
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: Sau bài học, HS có khả năng: 
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản. 
2. Kỹ năng: Nhận ra được đặc điểm mà mình giống bố mẹ.
3. Thái độ: Yêu quý cha mẹ mình.
II. Chuẩn bị: 
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai” (đủ dùng theo nhóm). 
- Hình trang 4, 5 SGK. 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1. Giới thiệu bài 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Phát triển bài 
Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”. 
Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
Tiến hành: 
- GV nêu tên trò chơi, giơ các hình vẽ và phổ biến cách chơi. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm. 
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát. 
+ Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
+ Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
KL: GV rút ra kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3/4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. 
- GV tre tranh như SGK. Gọi đại diện nhóm lên giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên. 
- Nhận xét, khen ngợi những HS có lời giới thiệu hay, rõ ràng. 
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
- GV hướng dẫn để HS liên hệ đến gia đình mình. 
KL: GV rút ra kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. 
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ. 
3. Kết luận
- Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?
- Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau?
- Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm việc theo các nhóm. 
- HS trả lời. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS quan sát tranh. 
- 1 HS đọc câu hỏi, một HS trả lời. 
- HS nêu kết quả làm việc. 
- 2 thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên. 
- Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS trả lời. 
Tiết 5:Mĩ thuật:
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 1 Ngày dạy: 5/ 9 / 2006
Bài dạy: 
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 
2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 (nếu có). 
- Bảng lớp viết sẵn các từ in đậm ở BT 1a, 1b. 
- Một số tờ giấy khổ A4 để một vài HS làm bài tập2- 3 phần luyện tập. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (14’) Nhận xét. 
Mục tiêu:
 Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 
Tiến hành: 
Bài tập 1/7:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Gọi 1 HS đọc từ in đậm đã được thầy cô viết sẵn. 
- GV hướng dẫn HS so sánh các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đo ùđoạn văn b. 
- GV chốt: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa. 
Bài tập 2/8:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV và HS nhận xét. Chốt lại lời giải đúng. 
* GV rút raghi nhớ SGK/8. 
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ. 
Hoạt động 2: (18’) Luyện tập. 
Mục tiêu: 
 Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập. 
Tiến hành:
Bài 1/8:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Gọi 1 HS đọc những từ in đậm có trong bài. 
- Tổ chức cho HS làm việc các nhân. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/8:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Tổ chức cho  ... ta giáp với những nước nào? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
KL: GV nhận xét, chốt lại kết luận. 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/68. 
Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích. 
Mục tiêu: Mô tả được hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ của nước Việt Nam. Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lý của nước ta đem lại. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 /67 và yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau: 
+ Phần đất liền của nước ta có những đặc điểm gì?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lãnh thổ của nước ta khoảng bao nhiêu km2?
+ So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bản số liệu. 
- Gọi đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. 
- GV và HS nhận xét, GV chốt ý. 
KL: GV rút ra kết luận. 
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. 
Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu những kiến thức vừa học. 
Tiến hành: 
- GV treo 2 lược đồ trống trên bảng. 
- Gọi 2 nhóm HS tham gia trò chơi lên đứng xếp 2 hàng dọc phía trước bảng. 
- Mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa đã chuẩn bị sẵn, khi nghe hiệu lệng hai đội lần lược lên gắn tấm bìa vào bảng, đội nào gắn đúng và xong trước là đội thắng. 
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu km2?
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS quan sát hình. 
- HS làm việc theo nhóm4. 
- HS trình bày kết quả làmviệc
- 2 HS đọc phần ghi nhớ. 
- HS quan sát hình. 
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- HS tham gia trò chơi. 
- HS trả lời. 
Thư 6
1 MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết:2 Ngày dạy: 8 / 9 / 2006
Bài dạy: 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
1. Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cách đồng, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. 
2. Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 (nếu có). 
- Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy (nếu có). 
- Những ghi chép kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày (theo lời dặn của thầy cô khi kết thúc tiết học hôm trước). 
- Bút dạ, 2- 3 tờ giấy khổ to để một số HS viết dàn ý bài văn (BT2). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS1: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết tập làm văn trước. 
- HS2: Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Mục tiêu: 
 Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cách đồng, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. 
Tiến hành: 
Bài 1/14:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn: Buổi sớm trên cánh đồng. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Mục tiêu: Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát. 
Tiến hành: 
Bài 2/14:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh đã chuẩn bị sẵn. 
- Yêu cầu HS nhớ lại những chi tiết đã quan sát để lập dàn ý baì văn. 
- Gọi vài HS lần lượt đọc dàn ý. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở. 
- Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS đọc đoạn văn. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS quan sát tranh. 
- HS lập dàn ý. 
: KHOA HỌC Tiết: 2, 3 Ngày dạy: 7 - 11/9/2006
Bài dạy: 
NAM HAY NỮ ?
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: 
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. 
- Có ý thức tôn trong các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam và bạn nữ. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 6,7 SGK. 
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS 
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: 
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
10’
10’
10’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về các đặc điểm sinh học. 
Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về các đặc điểm sinh học. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 6. 
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV và cả lớp nhận xét. 
KL: GV rút ra kết luận SGK/7. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS mở SGK/8, hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. 
- Các nhóm tiến hành chơi. 
- GV cho các nhóm dán kết quả làm việc trên bảng theo thứ tự thời gian hoàn thành. 
- GV yêu cầu các nhóm khác với ý kiến của bạn nêu lý do vì sao mình làm như vậy?
KL: GV nhận xét, chốt laị kết luận đúng. 
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
Hoạt động 3: Thảo luận: Một số quan niện xã hội về nam và nữ. 
Mục tiêu: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. Có ý thức tôn trong các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam và bạn nữ. 
Tiến hành: 
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận câu hỏi như SGV/27. 
- Gọi đại diện HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
- GV rút ra kết luận như SGK/9. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
- Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Dại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS làm việc theo nhóm 6. 
- Trình bày kết quả làm việc lên bảng. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS nêu kết quả làm việc. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS trả lời. 
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
- Nhận biết các phân số thập phân. 
- Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Muốn so sánh hai phân số có cùng tử số, ta thực hiện như thế nào?
- Thế nào là phân số bằng 1, lớn hơn 1, bé hơn 1. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
12’
20’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân. 
Mục tiêu: Nhận biết các phân số thập phân. Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. 
Tiến hành: 
- GV viết lên bảng các phân số ; ; lên bảng. 
- Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
- GV giới thiệu các phân số thập phân. 
- GV yêu cầu HS tìm một phân số thập phân bằng phân số . 
- GV gọi 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào nháp. 
- Yêu cầu HS nhận xét. GV kết luận. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
Mục tiêu: 
 Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập. 
Tiến hành: 
Bài 1/8:
- Yêu cầu HS làm miệng. 
Bài 2/8:
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con. 
Bài 3/8:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV nhận xét và ghi điểm, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 4/8:
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là phân số thập phân?
- GV nhận xét và ghi điểm tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS nêu nhận xét. 
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào nháp. 
- HS làm miệng. 
- HS làm bài trên bảng con. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS trình bày kết quả làm việc. 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở. 
- 2 HS làm bài trên bảng. 
- 1 HS trả lời. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc