Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 19 năm 2010

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 19 năm 2010

HỌC VẦN

 Bài 77: ăc - âc

A. Mục tiêu:

- HS đọc và viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc

- Đọc được từ, đoạn thơ ứng dụng.

- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang

B. Đồ dùng dạy học:

- Vật mẫu: Mặc áo, quả gấc.

-Bộ ghép chữ TV.

C. Các hoạt động dạy học:

Giáo viên Học sinh

 

doc 24 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 19 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ hai , ngày 04 tháng 01 năm 2010
 Học vần 
 Bài 77: ăc - âc
A. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc
- Đọc được từ, đoạn thơ ứng dụng.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang
B. Đồ dùng dạy học:
- Vật mẫu: Mặc áo, quả gấc.
-Bộ ghép chữ TV.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I, Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc hạt thóc, con cóc, bác sĩ.
- Đọc các câu ứng dụng trong SGK
- GV nhận xét, cho điểm
- Mỗi học sinh viết 1 từ vào bảng con.
- 3 HS đọc
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2. Dạy vần:
 *Dạy vần ăc
a.Giới thiệu vần 
- GV ghi vần ăc.
-GV đánh vần mẫu 
-Cả lớp theo dõi 
-HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân 
- GV đọc trơn vần
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân 
-Yêu cầu HS phân tích vần 
-HS thực hiện
b.Giới thiệu tiếng mới
-GV ghi bảng tiếng mới : mắc
-HS theo dõi
-GV đánh vần tiếng
--HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân
-GV đọc trơn tiếng 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
-GV ghép mẫu tiếng 
-Cả lớp theo dõi , ghép lại
c.Giới thiệu từ khoá 
-GV ghi từ khoá lên bảng : mắc áo
-HS sinh theo dõi
-GV đọc mẫu từ khoá 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
-GV giải nghĩa từ
-HS lắng nghe 
Dạy vần âc: (Quy trình tương tự)
*Yêu cầu HS so sánh hai vần ăc- âc
-HS phát biểu ý kiến
* HS hoạt động thư giản
d. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng 
- GV đọc mẫu 
- GV giải nghĩa từ đơn giản 
* Phát triển kỉ năng đọc : GV chuẩn bị mỗi vần 10 tiếng , từ cho HS luyện đọc
* Phát triển vốn từ : Cho HS phát hiện một số tiếng từ chứa vần mới ngoài bài ,GV ghi bảng yêu cầu HS đọc. 
 - Cả lớp theo dõi 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân.
Tiết 2
1. Luyện đọc :
a- Luyện đọcở bảng lớp :
+ Đọc lại bài tiết 1
- HS đọc lơp , nhóm , cá nhân.
- GV chỉ không theo TT cho HS đọc.
- GVnhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi:
- Tranh vẽ đàn chim đậu trên mặt đất
- Tranh vẽ gì ?
- Để xem đàn chim đó đậu NTN chúng ta cùng đọc câu ứng dụng.
- HS đọc lớp,nhóm,cá nhân
- GV theo dõi, chỉnh sửa, phát âm cho HS.
- Tìm cho cô tiếng có vần ắc, âu trong câu thơ trên ?
- HS tìm & đọc: mặc.
- GV đọc mẫu đoạn thơ.
b. Luyện đọc ở SGK :
-Yêu cầu HS luyện đọc ở SGK
- 2 HS đọc lại.
- HS đọc lớp,nhóm,cá nhân
2- Luyện viết:
- GV HD HS viết ắc, âu, mắc áo, quả gấc vào vở.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
Lưu ý HS nét bối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
- GV theo dõi, uấn nắn, chỉnh sửa
- HS tập viết trong vở theo HD.
3- Luyện nói:
- Nêu cho cô tên bài luyện nói theo chủ đề.
- Ruộng bậc thang là thế nào ?
Chúng ta cùng luyện nói theo tranh.
- GV HD và giao việc
- Gợi ý:
- Tranh vẽ gì ?
- Chỉ ruộng bậc thang trong tranh ?
- Ruộng bậc thang là thế nào ?
- Ruộng bậc thang thường có ở đâu ? để làm gì ?
- Xung quanh ruộng bậc thang còn có gì ?
- Ruộng bậc thang
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 theo chủ đề luyện nói hôm nay.
4. Củng cố – dặn dò:
- Y/c HS đọc lại bài.
+ NX chung giờ học.
: - Ôn lại bài.
 - Xem trước bài 78.
- 1 vài em lần lượt đọc trong SGK.
- HS nghe và ghi nhớ.
Toán 
 Mười một - mười hai
A- Mục tiêu:
Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc , viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số; 11 ( 12 ) gồm 1 chục và 1 ( 2 ) đơn vị.
B- Đồ dùng dạy học:
- Que tính bút màu.
- Chuẩn bị tờ bìa, ghi sẵn nội dung bài tập 2
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 số học sinh lên bảng điền số vào vạch của tia số
- GV NX và cho điểm
-1HS lên bảng 
- Dưới lớp theo dõi và NX
II- Dạy học bài mới:
1- Giới thiệu bài linh hoạt:
2- Giới thiệu bài linh hoạt:
- GV dùng bó 1 chục que tính và 2 que tính rời và hỏi 
- Mười que tính thêm 1 que tính là mấy que tính ?
- Yêu cầu 1 vài HS nhắc lại
– GV ghi bảng :11
- 10 còn gọi là mấy chục?
- Số 11 gồm mấy chữ số ? gồm mấy chục và mấy đơn vị.
- GV: Số 11 gồm 2 chữ số 1 viết liền nhau
3- Giới thiệu số 12:
- Tay trái cầm 10 que tính . tay phải cầm 2 que tính và hỏi
- Tay trái cô cầm mấy que tính ?
- Thêm 2 que tính nữa là mấy que tính
- GV ghi bảng số 12
- Số 12 có mấy chữ số?
- Gồm mấy chục và mấy đơn vị?
– GV giải thích viết số 12: số 12 cho 2 chữ số ; chữ số 1 đứng trước ; chữ số 2 đứng sau 
- Cho HS cầm 12 que tính và tách ra thành 1 chục và 2 đơn vị
- 10 que tính thêm 1 que tính là 11 que tính
- HS đọc mười một
- 10 còn gọi là 1 chục
- Số 11 gồm 2 chữ số, gồm 1 chục và 1 đơn vị.
- 10 que tính hay 1 chục que tính 
- 12 que tính
- HS đọc mười hai
- Có 2 chữ số
- Gồm 1 chục và 2 đơn vị
- HS chú ý nghe
- HS thực hành 
4- Thực hành, luyện tập 
Bài 1:
- GV gọi HS đọc đầu bài
- Trước khi điền số ta phải làm gì ?
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 2:
- Gọi HS đọc đầu bài
- GV nhận xét và cho điểm 
Bài 3: 
- Bài yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn và giao việc
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm
- GV nhận xét và cho diểm
- Điền số thích hợp vào ô trống 
- Đếm số ngôi sao và làm bài 
- HS làm và nêu miệng kết quả
- 1HS đọc đầu bài
- HS làm, 1HS lên bảng chữa dưới lớp nhận xét
- Tô màu vào 11 hướng dẫn và 12 hình vuông 
5- Củng cố và dặn dò:
- GV hỏi đêt khắc sâu về đạo số 11,12 và cách viết.
- NX giờ học và giao bài về nhà
- HS nghe và ghi nhớ
Đạo đức 
 Lễ phép vâng lời thầy cô giáo(T1)
A- Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo ,cô giáo.
- Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
B- Tài liệu và phương tiện :
- Vở bài tập đạo đức 1:
- 1 số đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm
C- Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Để giữ trật tự trong trường học các em cần thực hiện những gì?
- GV nhận xét và cho điểm
- 1 vài em nêu
II- Dạy – học bài mới
1- Hoạt động 1: Phân tích tiểu phẩm 
- HD HS theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết nhân vật trong tiểu phẩm cư sử với cô giáo như thế nào.?
- HD HS phân tích tiểu phẩm 
- Cô giáo và bạn HS gặp nhau ở đâu:
- Bạn đã chào và mời cô vào nhà như thế nào?
- Khi vào nhà bạn đã làm gì?
- Vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan lễ phép
- Các em cần học tập điều gì ở bạn?
GVKL: Khi cô giáo đến nhà chơi bạn chào và mời cô vào nhà lời nói của bạn thật nhẹ nhàng thái độ vui vẻ, biết nói “ thưa “ ‘”ạ” biết cảm ơn .như thế bạn tỏ ra lễ phép với cô giáo.
- 1số HS đọc tiểu phẩm cô giáo đến thăm nhà 1 bạn HS em chạy ra đón cô và chào cô giáo cảm ơn em.
- 1 vài em trả lời
2- Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai (bt1) 
- HD các cặp HS tìm hiểu các tình huống ở bài tập 1 nêu cách ứng xử và phân vai cho nhau.
GVKL: Khi gặp thầy cô giáo trên đường các em cần dừng lại, bỏ mũ nón đứng thằng người và nói ( em chào thầy, cô ạ) khi đưa nhận vật gì từ tay thầy cô giáo cần dùng 2 tay và noí ( thưa thầy, cô đây ạ)
- Từng cặp HS chuẩn bị
- Cả lớp theo dõi NX
- HS chú ý nghe
3- Hoạt động 3: 
Thảo luận lớp về vâng lời thầy cô giáo:
- GV lần lượt câu hỏi cho HS thảo luận.
- Thầy cô giao thương yêu cầu dạy bảo các em điều gì ?
- Những lời yêu câù khuyên bảo của thầy cô đã giúp ích gì cho HS 
- Vậy khi thầy cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện như thế nào?
- GVKL: Hằng ngày các thầy cô giáo chăm lo dạy dỗ, giáo dụo các em, giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi. ..
- Các em thực hiện tốt những điều đó là biết vâng lời thầy cô có như vậy HS mới chóng tiến bộ được với mọi yêu cầu thích.
- HS trả lời theo từng câu hỏi bổ xung ý kiến tranh luận với nhau.
- HS nghe và ghi nhớ
4- Củng cố – dặn dò:
- Đối với thầy cô giáo, người đã có công dạy dỗ các em, các em phải có thái độ như thế nào?
- Để tỏ ra lễ phép với thầy cô em cần chào hỏi như thế nào?
+ GV nhận xét chung giờ học và giao đề về nhà.
- 1 vài em nhắc lại
Học vần 
 Ôn bài 77:ăc - âc
A. Mục tiêu
- HS đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc
- Đọc được từ, đoạn thơ ứng dụng.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang
B. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I, Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc hạt thóc, con cóc, bác sĩ.
- Đọc các câu ứng dụng trong SGK
- GV nhận xét, cho điểm
- Mỗi học sinh viết 1 từ vào bảng con.
- 3 HS đọc
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2. Dạy vần:
a.ôn vần 
- GV ghi vần ăc.
-GV đánh vần mẫu 
-Cả lớp theo dõi 
-HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân 
- GV đọc trơn vần
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân 
-Yêu cầu HS phân tích vần 
-HS thực hiện
b.ôn tiếng
-GV ghi bảng tiếng mới : mắc
-HS theo dõi
-GV đánh vần tiếng
--HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân
-GV đọc trơn tiếng 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
-GV ghép mẫu tiếng 
-Cả lớp theo dõi , ghép lại
c.ôn từ khoá 
-GV ghi từ khoá lên bảng : mắc áo
-HS sinh theo dõi
-GV đọc mẫu từ khoá 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
-GV giải nghĩa từ
-HS lắng nghe 
ôn vần âc: (Quy trình tương tự)
*Yêu cầu HS so sánh hai vần ăc- âc
-HS phát biểu ý kiến
* HS hoạt động thư giản
d. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng 
- GV đọc mẫu 
- GV giải nghĩa từ đơn giản 
GV chuẩn bị mỗi vần 10 tiếng , từ cho HS luyện đọc
Cho HS phát hiện một số tiếng từ chứa vần mới ngoài bài ,GV ghi bảng yêu cầu HS đọc. 
 - Cả lớp theo dõi 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân.
3. Luyện đọc :
a- Luyện đọcở bảng lớp :
+ Đọc lại bài 
- HS đọc lơp , nhóm , cá nhân.
- GV chỉ không theo TT cho HS đọc.
- GVnhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi:
- Tranh vẽ đàn chim đậu trên mặt đất
- Tranh vẽ gì ?
- Để xem đàn chim đó đậu NTN chúng ta cùng đọc câu ứng dụng.
- HS đọc lớp,nhóm,cá nhân
- GV theo dõi, chỉnh sửa, phát âm cho HS.
- Tìm cho cô tiếng có vần ắc, âu trong câu thơ trên ?
- HS tìm & đọc: mặc.
- GV đọc mẫu đoạn thơ.
b. Luyện đọc ở SGK :
-Yêu cầu HS luyện đọc ở SGK
- 2 HS đọc lại.
- HS đọc lớp,nhóm,cá nhân
4- Luyện nói:
- Nêu cho cô tên bài luyện nói theo chủ đề.
- Ruộng bậc thang là thế nào ?
Chúng ta cùng luyện nói theo tranh.
- GV HD và giao việc
- Gợ ... h, xe đạp
 A- Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập hai.
- Có ý thức viết cẩn thận, sạch đẹp.
B- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài viết.
C- Dạy – học bài mới:
Giáo viên
Lớp trưởng
I- Kiểm tra bài cũ(không kiểm tra)
II- Dạy – học bài mới
1- Giới thiệu bài( linh hoạt)
2- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Treo bảng chữ mẫu cho HS quan sát.
- 1-2 HS đọc
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét từng chữ.
- HS quan sát và nhận xét về khoảng cách độ cao, nét nối và vị trí đặt dấu.
- GV theo dõi nhận xét và bổ xung
- HS theo dõi
3- Hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
- HS tô chữ trên không sau đó luyện viết trên bảng con
- GV theo dõi, chỉnh sửa
4- Luyện tập:
- Khi viết bài các em cần chú ý những gì?
- Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng quy định
- Cho HS tập viết từng dòng KT uốn nắn rồi mới chuyển sang viết dòng tiếp theo
- Viết liền nét, chia đều khoảng cách và đặt dấu đúng vị trí.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HS tập viết theo hướng dẫn.
- Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cầm bút và vị trí đặt dấu.
- HS chữa lỗi trong bài viết
+ Thu một số bài chấm điểm.
- Chữa lỗi sai phổ biến
5- Củng cố – dặn dò
+ Trò chơi: Thi viết chữ đúng đẹp.
- HS chơi thi theo tổ.
- NX chung giờ học
- Luyện viết bài ở nhà
- HS nghe và ghi nhớ
Tập viết
Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc
A- Mục tiêu:
 - Viết đúng các chữ: Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập hai.
- Có ý thức viết cẩn thận, sạch đẹp.
B- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài viết.
 C- Dạy – học bài mới:
Giáo viên
Lớp trưởng
I- Kiểm tra bài cũ(không kiểm tra)
II- Dạy – học bài mới
1- Giới thiệu bài( linh hoạt)
2- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Treo bảng chữ mẫu cho HS quan sát.
- 1-2 HS đọc
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét từng chữ.
- HS quan sát và nhận xét về khoảng cách độ cao, nét nối và vị trí đặt dấu.
- GV theo dõi nhận xét và bổ xung
- HS theo dõi
3- Hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
- HS tô chữ trên không sau đó luyện viết trên bảng con
- GV theo dõi, chỉnh sửa
4- Luyện tập:
- Khi viết bài các em cần chú ý những gì?
- Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng quy định
- Cho HS tập viết từng dòng KT uốn nắn rồi mới chuyển sang viết dòng tiếp theo
- Viết liền nét, chia đều khoảng cách và đặt dấu đúng vị trí.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HS tập viết theo hướng dẫn.
- Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cầm bút và vị trí đặt dấu.
- HS chữa lỗi trong bài viết
+ Thu một số bài chấm điểm.
- Chữa lỗi sai phổ biến
5- Củng cố – dặn dò
+ Trò chơi: Thi viết chữ đúng đẹp.
- HS chơi thi theo tổ.
- NX chung giờ học
- Luyện viết bài ở nhà
- HS nghe và ghi nhớ
Toán
 Luyện tập
A.Mục tiêu:
- Cũng cố cho HS nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (6, 7, 8, 9)
- Nhận xét mỗi số trên có 2 chữ số 
- Đọc và viết được các số đã học
B- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết và đọc các số từ 0- 15
- Yêu cầu HS phân tích 1 sô bất kỳ trong các số vừa đọc
- GV nhận xét và cho điểm
-HS viết ra bảng con và đọc
- 1 vài em
2. Luyện tập: 
Bài 1/6 VBT: Nêu yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn: Phần a đã cho sẵn cách đọc số và yêu cầu chúng ta viết số tương ứng vào dòng kẻ chấm theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Thế còn phần b?
- GV kẻ phần b lên bảng
chữa bài:
- 1HS đọc số và 1 HS lên bảng viết số 
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 2/6 VBT:
- Bài yêu cầu gì?
- Để điền số được chính xác ta phải làm gì?
- GV quan sát và giúp HS
- Yêu cầu nêu miệng kết quả
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 3/6 VBT:
- Bài yêu cầu gì?
- GVHD HS
- GV Nhận xét và chữa bài
Bài 4/6 VBT:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét cho điểm
- Viết số 
- Viết số vào ô trống theo thứ tự tăng dần
- HS làm bài 1 HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét bài của bạn 
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Phải đếm số cây nấm trong mỗi tranh
- HS làm bài
T1: số 16
Tranh 2: 17
Tranh 3: 18
- Nối mỗi bức tranh với 1 số thích hợp
- HS trả lời.
- HS làm bài 
- HS nêu miệng kết quả
- Đọc y/c của bài.
- HS làm bài 1 HS lên bảng làm
3. Củng cố – Dặn dò.
- GV chỉ vào dãy số ở trên bảng và yêu cầu HS đọc theo thứ tự đọc số bất kỳ và phân tích số bất kỳ.
- Yêu cầu HS ghép các số : 16, 17, 18, 19
- Nhận xét chung giờ học và giao bài về nhà 
- HS thực hiện theo yêu cầu
Thể dục:
Động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi " Nhảy ô tiếp sức "
I- Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách thực hiện hai động tác vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được
- Giáo dục HS năng tập thể dục buổi sáng
II- Địa điểm và phương tiện:
- Trên sân trường, dọn VS nơi tập
- GV chuẩn bị 1 còi, kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi
III- Các hoạt động cơ bản:
Phần nội dung
ĐL
Phương pháp
A- Phần mở đầu:
4-5’
1- Nhận lớp :
- KT cơ sở vật chất
- Điểm danh
 x x x
- Phổ biến mục tiêu bài học
x x x ĐHNL
2- Khởi động:
30-
3-5m x GV
- Chạy nhẹ nhàng 
50m
- Đi thường theo vong tròn và hít thở sâu
- Thành một hàng dọc
- Ôn trò chơi. Chim bay cò bay, 
B. Phần cơ ban:
1 lần 
1. Học động tác vươn thở.
22-
- GV tên động tác giải thích làm mẫu.
25’
- HS tập đồng loạt sau khi GV đã làm mẫu
2- Học động tác tay:
- GV nêu tên động tác, làm mẫu giảng giải.
x x x
x x x x
 GV ĐHTL
 - Chia tổ tập luyện ( tổ trưởng điều khiển)
- GV theo dõi sửa sai
- HS tập đồng loạt
- Chia tổ tập luyện( tổ trưởng điều khiển)
- GV theo dõi sửa sai
3- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức 
- GV nêu tên trò chơi
- Cho HS nhắc lại cách chơi
C- Phần kết thúc:
+ Hồi tĩnh: Đi theo nhịp và hát 
- Hôm nay chúng ta học những động tác gì ?
Lần 1: HS chia thử
Lần 2: HS chơi chính thức
- Đi 2 đến 4 hàng dọc
x x x
x x x
 GV ĐHXL
- Nhận xét giờ học giao bài về nhà 
Học vần: Luyện tập tổng hợp
A- Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Nhận biết cáu tạo vần iêc, ươc, tiếng xiếc, rước.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vần iêc, ươc sẻ đọc được vần, tiếng, từ khoá.
- Đọc đúng từ ứng dụng va câu ứng dụng bài 80.
- phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc
B.Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Gốc cây, đôi guốc, thuộc bài.
- Đọc bài trong sgk.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- 3 HS đọc
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2. Dạy vần:
 a.Ôn vần iêc
- GV đọc trơn vần
-Cả lớp theo dõi 
-HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân 
-Yêu cầu HS phân tích vần 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân 
b.ôn tiếng xiếc
-HS thực hiện
-GV ghi bảng tiếng mới : xiếc
-GV đánh vần tiếng
-HS theo dõi
-GV đọc trơn tiếng 
--HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân
-GV ghép mẫu tiếng 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
c.ôn từ khoá 
-Cả lớp theo dõi , ghép lại
-GV ghi từ khoá lên bảng : xem xiếc
-GV đọc mẫu từ khoá 
-HS sinh theo dõi
-GV giải nghĩa từ
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
Dạy vần ươc: (Quy trình tương tự)
-HS lắng nghe 
*Yêu cầu HS so sánh hai vần iêc-ươc
* HS hoạt động thư giản
-HS phát biểu ý kiến
d. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng 
- GV đọc mẫu 
- GV giải nghĩa từ đơn giản 
GV chuẩn bị mỗi vần 10 tiếng , từ cho HS luyện đọc
Cho HS phát hiện một số tiếng từ chứa vần mới ngoài bài ,GV ghi bảng yêu cầu HS đọc. 
- Cả lớp theo dõi 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân.
Giáo viên
Học sinh
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài (bảng lớp)
- GV chỉ không theo TT, y/c HS đọc.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Treo tranh cho HS quan sát và hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
- Đó là cảnh quê hương trong đoạn thơ ứng dụng, hãy đọc cho cô đoạn thơ này.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Tranh vẽ đò trên sông, em bé thả diều.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV hd HS viết: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn vào vở.
- GV viết mẫu, nêu cách viết & lưu ý HS nét nối giữa các con chữ, vị trí đặt dấu.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm HS yếu.
- Nx bài viết
- HS tập viết theo hd.
c- Luyện nói:
- Hãy cho cô biết chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
- GV hd và giao việc
+ Gợi ý:
- Tranh vẽ những gì ?
- Chu ý phần tranh vẽ cảnh diễn xiếc để gt.
- Em thích loại hình nghệ thuật nào trong các loại hình trên ?
- Em đã được đi xem xiếc bao giờ chưa ? ở đâu
- Chủ đề luyện nói hôm nay là: xiếc, múa rối, ca nhạc.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 theo y/c luyện nói hôm nay.
4. Củng cố – dặn dò:
- Hãy đọc lại bài vừa học.
+ Trò chơi: Tìm các từ tiếp sức.
- GV phát cho 4 tổ 4 tờ giấy, HS chuyền tay nhau, mỗi em viết 1 tiếng có vần iếc và ước. Hết thời gian, HS nộp lại, GV gắn lên bảng nx và cho điểm.
- GV nhận xét chung giờ học.
- 1 vài em đọc lần lượt trong sgk.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thủ công: 
 Gấp mũ ca lô ( T1 )
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy. 
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được mũ ca ô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn ( HS có thể đội được ), một tờ giấy hình vuông to.
- HS: Một tờ giấy màu có màu tuỳ chọn, một tờ giấy vở HS, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem chiếc mũ ca lô mẫu.
- Cho một em đội mũ để cả lớp quan sát, gây sự hứng thú của HS. 
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô.
2. GV hướng dẫn mẫu.
- GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô, HS quan sát từng bước gấp.
- GV hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông. 
* GV hướng dẫn chậm từng thao tác để HS quan sát được các quy trình gấp mũ ca lô.
- GV cho HS thực hành gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở HS hình vuông được tạo ra ở đầu tiết 1 cho thuần thục để tiết 2 gấp trên giấy màu.
3. Cũng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét chung tiết học. 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 19.doc