Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 8 năm học 2008

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 8 năm học 2008

BÀI 30 :ua - ưa

I.MỤC TIÊU:

1.HS đọc và viết được: ua , ưa , cua bể, ngựa gỗ.

2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng:Mẹ đi chợ mua khế , mía , dừa , thị cho bé.

3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa từ 2 đến 3 câu .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.

2.Bộ đồ dùng Tiếng Việt

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

doc 28 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 8 năm học 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 .
Chào cờ
____________________
Học vần
Bài 30 :ua - ưa
I.Mục tiêu: 
1.HS đọc và viết được: ua , ưa , cua bể, ngựa gỗ.
2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng:Mẹ đi chợ mua khế , mía , dừa , thị cho bé.
3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa từ 2 đến 3 câu .
II.Đồ dùng dạy học:
1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.
2.Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Bài cũ:
HS đọc bài trong SGK và viết bảng :lá mía , tờ bìa , lá tía tô , vỉa hè.
-GV nhận xét, đánh giá.
-- HS đọc bài trong SGK và viết bảng con ( mỗi tổ viết một từ)
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy các con hai vần : ua , ưa.
-GV ghi bảng.
- HS nhắc lại tên bài
2. Dạy vần
2. 1. ua
a. Phát âm, nhận diện :
-GV gài ua. trên bộ thực hành biểu diễn.
* Phát âm: ua.
-GV phát âm mẫu .
* Nhận diện:
-Phân tích vần ua
b. Đánh vần, ghép vần
* Đánh vần: u - a - ua.
- GV đánh vần mẫu.
_* Ghép vần : ua
-HS phát âm ( cá nhân , tổ)
-HS phân tích vần. +Vần ua có âm u đứng trước, âm a đứng sau.
-HS đánh vần ( cá nhân ).
-HS ghép vần ua trên bộ thực hành.
-HS đọc trơn (cá nhân, đồng thanh)
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng.
- Ghép tiếng : cua.
+Có vần ua, muốn ghép tiếng cua ta làm như thế nào? 
-GV giới thiệu tiếng: cua và gắn tiếng mới trên bộ thực hành biểu diễn.
Thêm âm c trước vần ua.
-HS ghép cua trên bộ thực hành.
- Luỵện đọc: cua.
-HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh.
+Phân tích tiếng cua?
- HS phân tích tiếng cua. (Tiếng cua có âm c đứng trước , vần ua đứng sau)
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ.
 cua bể.
-GV hỏi HS về con cua bể.
cua bể: cua lớn sống ở vùng nước lợ ven biển.
- HS quan sát tranh để gợi từ khoá: cua bể.
- HS giải thích.
-HS ghép từ cua bể.
-1HS gài từ cua bể trên bộ thực hành biểu diễn.
-Luyện đọc: cua bể.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- GV nhận xét 
-Phân tích : 
+Từ cua bể có tiếng cua đứng trước ,tiếng bể đứng sau.
-HS phân tích từ cua bể.
e. Luyện đọc trơn
ua - cua - cua bể
-HS đọc bài trên bảng lớp.( cá nhân , đồng thanh)
2. 2. ưa ( Khi dạy vần ưa ,các bước thực hiện tương tự vần ua)
-Phân tích:
+Vần ưa có âm ư đứng trước, âm a đứng sau.
Tiếng mới: ngựa.
Từ mới: ngựa gỗ.
+ngựa gỗ: ngựa làm bằng gỗ, dùng làm đồ chơi cho trẻ em.
-So sánh vần ua và vần ưa.
+Giống nhau : âm a cuối vần.
+Khác nhau : vần ua có âm u đứng trước, vần ưa có âm ư đứng trước.
-HS so sánh hai vần vừa học.
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
ua - cua- cua bể
ưa- ngựa - ngựa gỗ
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS đọc(cá nhân, đồng thanh)
Nghỉ 2' : Cất đồ dùng
3. Đọc từ ứng dụng :
cà chua tre nứa
nô đùa xưa kia
-GV gài từ ứng dụng trên bộ thực hành biểu diễn.
-Tiếng xưa có trong từ nào? 
-Phân tích từ tre nứa.
-GV giải nghĩa từ.
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng chứa vần mới(chua, đùa, nứa, xưa.)
- xưa kia
Từ tre nứa có tiếng tre đứng trước, tiếng nứa đứng sau
-Luyện đọc, phân tích từ.
4. Viết bảng con
- ua, ưa.
- cua bể, ngựa gỗ.
- GV hướng dẫn HS viết bảng 
Lưu ý HS điểm đặt bút , dừng bút , độ cao , độ rộng của các chữ.
-GV nhận xét, sửa lỗĩ
-Cấu tạo:
+ua:con chữ u đứng trước, con chữ a đứng sau.
+ưa: con chữ u đứng trước, con chữ a đứng sau.
+cua bể: gồm chữ cua đứng trước, chữ bể đứng sau.
+ngựa gỗ: gồm chữ ngựa đứng trước và chữ gỗ đứng sau.
-HS viết bảng con
III. Củng cố – Dặn dò :
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- HS tìm tiếng , từ chứa vần vừa học.
 Tiết 2:
I.Bài cũ:
 ua ưa
 cua ngựa
 cua bể ngựa gỗ
-HS đọc bài trên bảng lớp 
 cà chua tre nứa
 nô đùa xưa kia
- GVnhận xét , đánh giá.
II.Bài mới:
 1 .Đọc câu ứng dụng
 +Tranh vẽ gì? ( vẽ mẹ và bé đi chợ mua rất nhiều hoa quả)
-GV giới thiệu nội dung tranh
 Câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa , thị cho bé.
-HS quan sát tranh minh hoạ 
+Trong câu có dấu phảy , khi đọc ta chú ý điều gì ?( nghỉ lấy hơi rồi đọc tiếp)
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng có vần mới.( mua, dừa.)
-HS luyện đọc câu
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
2. Luyện đọc sách giáo khoa.
- GV chấm điểm , nhận xét.
-HS mở SGK , đọc bài . 
Nghỉ 2 phút
3. Luyện viết vở
-ua, ưa.
-cua bể, ngựa gỗ.
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế , hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở.
-HS viết bài trong vở tập viết in
4. Luyện nói
Chủ đề: Giữa trưa.
+Tranh vẽ gì? ( Một người đang nghỉ dưới gốc cây) 
-Người đó đang nghỉ vào lúc nào? Vì sao con biết? ( Giữa trưa )
-Giữa trưa là lúc mấy giờ? ( Là lúc 12 giờ )
-Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì? (Mọi người thường ở trong phòng và nghỉ ngơi)
+ Buổi trưa ,con làm gì ?( con ăn cơm rồi đi ngủ)
+ Ngủ trưa có lợi gị?( ngủ trưa sẽ khỏevà không làm ảnh hưởng tới mọi người)
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
III. Củng cố - dặn dò.
-Củng cố.
-Dặn dò.
Bài sau: ôn tập
-HS đọc lại bài.
 __________________________________
 Tự nhiên
Bài 8 : Ăn , uống hàng ngày
I/ Mục tiêu:
Hs kể đựoc một số loại thức ăn. Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn và khoẻ mạnh .
Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. Học sinh khá giỏi nêu được tại sao không nên ăn vặt và ăn đồ ngọt trước bữa ăn.
Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân: ăn đủ no, uống đủ nước .
II/ đồ dùng dạy học: 
Tranh , một số thực phẩm như trong hình .
III/ hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I- Khởi động 
II- Bài cũ :
- Hàng ngày em đánh răng vào lúc nào ?
- Như thế nào là rửa mặt đúng cách ? 
III- Bài mới :
1 - Giới thiệu bài
Trò chơi “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”
2- Các hoạt động
 a) Hoạt động 1 : Động não 
GV hướng dẫn :
+ Hãy kể tên những thức ăn , đồ uống chúng ta thường ăn , uống hàng ngày
+ Quan sát hình trong sgk
 ( tr18 ) sau đó chỉ và nói tên từng loại trong mỗi hình ?
+ Các em thích ăn loại thức ăn nào trong đó ?
+ Loại thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không biết ăn ? 
Kết luận : Gv khích lệ hs nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ .
b) Hoạt động 2 : Quan sát tranh trong sgk
Hãy quan sát từng nhóm hình ở trang 19 và TLCH: 
+ Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể? 
+ Các hình nào cho biết các bạn có sức khoẻ tốt? 
+ Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt? 
+ Tại sao chúng ta phải ăn uống hàng ngày?
Kết luận : Chúng ta phải ăn uống hàng ngày để có thể mau lớn , có sức khoẻ và học tập tốt 
c) Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp
 - GV lần lượt đưa các câu hỏi cho
+ Khi nào chúng ta cần phải ăn uống hàng ngày? 
+ Hằng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào?
+ Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính?
Kết luận: 
+ Chúng ta cần ăn khi đói ,uống khi khát .
+ Cần ăn 3 bữa 1 ngày
+ Không ăn đồ ngọt trước khi ăn bữa chính
IV-Củng cố
- Trò chơi : Đi chợ giúp mẹ 
V- Dặn dò
Về kể lại cho bố mẹ nghe những điều em đã học ở bài này .
Cả lớp hát một bài.
3HS trả lời
Nhận xét.
Cả lớp chơi
HS suy nghĩ và lần lượt từng em kể tên một vài thức ăn các em vẫn ăn hàng ngày.
HS quan sát SGK và trả lời.
HS quan sát hình và trao đổi theo nhóm đôi.
Một số HS phát biểu trước lớp.
HSthảo luận
- HS suy nghĩ và trả lời 
- HS tham gia chơi.
 __________________________
Thủ công
Xé dán hình cây đơn giản ( tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Biết cách xé dán hình cây đơn giản. Xé dán được lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa(mỏ mắt chân gà có thể dùng bút màu để vẽ)
Hình dán tương đối phẳng.
Học sinh khéo tay có thể xé dán cân đối và trang trí .
II/ đồ dùng dạy học: 
 - Bài mẫu , giấy màu , hồ dán , bút chì 
III/ hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I- Ôn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
III- Bài mới :
1- Giới thiệu bài 
2- Các hoạt động
* Quan sát bài mẫu và nhận xét
Gợi ý hs nhận xét về đặc điểm, hình dáng , màu sắc của cây. 
( Cây có hình dáng khác nhau: cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp. Cây có các bộ phận: thân cây, tán lá cây. Thân cây có màu nâu, tán lá cây có các màu khác nhau: màu xanh đậm, xanh nhạt, màu vàng, màu nâu)
* GV hướng dẫn
+ Xé hình tán lá cây tròn
GV lấy giấy màu xanh lá cây, lật mặt có kẻ ô, đếm ô , đánh dấu , xé hình vuông cạnh 6ô
Từ hình vuông xé 4 góc sau đó xé dần dần sửa cho giống hình tán cây . 
+ Xé hình thân cây
GV lấy giấy màu nâu vẽ và xé 1 hình chữ nhật có cạnh 
6ô x 1ô, 1 hình chữ nhật có cạnh 4ô x 1ô
*Thực hành
* Dán hình:
Xếp hình cho cân đối trước khi dán.
HS thực hành vẽ, xé hình cây có tán lá tròn theo hướng dẫn của GV
IV- Củng cố
Nhận xét và chấm điểm một số bài của hs
 V- Dặn dò
Chuẩn bị đồ dùng tiết xé dán sau .
Cả lớp hát 1 bài . 
- Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng của các bạn trong tổ.
Giới thiệu bài
GV cho hs xem bài mẫu
HS quan sát và nhận xét.
Cả lớp quan sát.
Trong khi hs thực hành gv đi kiểm tra và giúp cho các em 
 _______________________________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009.
Toán :
Luyên tập
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh 
 - Củng cố bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3, 4 . Làm bài1, bài 2 (dòng 1), bài 3.
 - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng
- Giáo dục ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ – Phấn màu- SGK , bộ đồ dùng Toán 1
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
Bài 1: Số ? 
2 + 3 = ..... 3+ 2 = .....
4 + 1 = ..... 1+ 4 =
5 = ....+ 2 5 = 2+......
5 = + 5= +
Bài 2: Đọc bảng cộng trong phạm vi 5
Hỏi: +Mấy cộng một bằng năm?
+ Năm bằng mấy cộng hai?...
- GV nhận xét đánh giá
- 2 HS lên bảng( Bài 1)
- HS dưới lớp trả lời câu hỏi của GV( Bài 2)
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 GV ghi bảng
2.Luyện tập
a- Bài 1 : Số ?
1 + 1= 	2 + 1 =	3 + 1 =	4 + 1 =
1 + 2 = 2 + 2 =	3 + 2 =
1 + 3 = 2 + 3 =
1 + 4 = 2 + 3 = 3 + 2 4 + 1 = 1 + 4
Sau khi chữa bài ,GV cho học sinh nhìn vào phép tính 2 + 3 = và 3 + 2 = và hỏi : Con có nhận xét gì về hai phép tính này ?( Kết quả bằng nhau)
- Các số trong hai phép ... từ chứa vần vừa học.
I.Bài cũ:
 ôi ơi
 ôỉ bơi
 trái ổi bơi lội
-HS đọc bài trên bảng lớp 
 cái chổi ngói mới 
 thổi còi đồ chơi
- GVnhận xét , đánh giá.
II.Bài môi:
 1 .Đọc câu ứng dụng
 +Tranh vẽ gì? ( vẽ hai bạn đi chơi với bố mẹ ngoài phố)
-GV giới thiệu nội dung tranh 
Câu ứng dụng: Bé trai , bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
-HS quan sát tranh minh hoạ 
-Tiếng có vần mới: chơi , với
+Trong câu có dấu phảy , khi đọc ta chú ý điều gì ?( nghỉ lấy hơi rồi đọc tiếp)
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng có vần mới.
-HS luyện đọc câu
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
2. Luyện đọc sách giáo khoa.
- GV chấm điểm , nhận xét.
-HS mở SGK , đọc bài . 
Nghỉ 2 phút
3. Luyện viết vở
- ôi , ơi
- trái ổi , bơi lội
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế , hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở.
-HS viết bài trong vở tập viết in
4. Luyện nói
Chủ đề: Lễ hội
Câu hỏi gợi ý: 
+Tranh vẽ gì? 
+ Tại sao con biết tranh vẽ về lễ hội?
+ Trong lễ hội thường có những gì ?( mọi người ăn mặc đẹp , cùng nhau ca hát , chơi nhiều trò chơi..)
+ Con được đi dự lễ hội bao giờ chưa?( HS tự trả lời ).....
-HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
III. Củng cố - dặn dò.
-Củng cố.
-Dặn dò. Tìm từ ngoài bài có vần ôi, ơi
-HS đọc lại bài.
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009.
Toán 
Số o trong phép cộng
I.Mục tiêu :
- HS bước đầu thấy được một số cộng với o hoặc o cộng với một số đều có kết quả là chính số đó. Làm bài tập 1, 2, 3.
- Biết được thực hành phép tính cộng trong trường hợp này.
- Nhìn tranh tập nói được đề toán và biểu thị bằng một phép tính thích hợp .
II.Đồ dùng dạy học : - GV : Trực quan .
HS :Bộ đồ dùng học toán , sách .
III.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: 1+4 = 2+3 =
4< 4+1 3+1<5
2.Bài mới :a).Giới thiệu bài :
b).Hướng dẫn phép cộng với 0.
- GV Trực quan tranh .
?Lồng thứ nhất coa mấy con chim?
?Lồng thứ hai có mấy con chim ?
?Hai lồng có mấy con chim ?
?Bài toán này làm phép tính gì ?
?Lấy bao nhiêu cộng bao nhiêu ?
? 3 +0 = mấy ?
*Tương tự : 0=3 , 4=0 , 0=4
- GV kết luận.
c.Luyện tập:
Bài 1:Tính.
- GV hướng dẫn .
- Nhận xét , sửa .
Bài 2: Tính .
Bài 3 ,4 : Tương tự .
4.Củng cố : - Về học bài .
- Hai em lên bảng
- Nhận xét , sửa .
Có 3 con chim 
Không có con nào .
3 con chim thêm 0 con chim tất cả là 3 con chim .
Cộng .
3+0 = 3
HS đọc cá nhân . ĐT
Nêu đề bài . Làm sách , bảng
- Nêu đề bài , cách ghi kết quả .
 ____________________________
Học vần
Bài 34 : ui , ưi
I.Mục tiêu: 
1.HS đọc và viết được: ui, ưi , đồi núi , gửi thư
2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng:Dì Na vừa gửi thư về . Cả nhà vui quá.
3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồi núi.(HS luyện nói từ 2 đến 3 câu)
II.Đồ dùng dạy học
1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.
2.Bộ đồ dùng Tiếng Việt- Phấn màu.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức
II.Bài cũ: 
HS đọc bài trong SGK
 - HS viết bảng con: cái chổi , thổi còi , ngói mới, đồ chơi.
GV nhận xét , đánh giá.
Cả lớp hát một bài.
- 4 HS đọc bài trong SGK
- HS viết bảng con ( mỗi tổ viết 1 từ)
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy các con hai vần : ui , ưi
-GV giới thiệu bài và ghi bảng.
.
2. Dạy vần
2. 1. ui
a. Phát âm, nhận diện :
-GV gài ui trên bộ thực hành biểu diễn
+ Phát âm: ui
-GV phát âm mẫu
+ Nhận diện:vần ui được tạo nên từ u và i
b. Đánh vần, ghép vần
- GV đánh vần mẫu.
- Đánh vần: u- i - ui
- Ghép vần : ui
- Đoc trơn: ui
-HS phát âm ( cá nhân , tốt)
-HS đánh vần , phân tích vần( cá nhân - đồng thanh).
-HS ghép vần ui trên bộ thực hành.
-HS đọc trơn (cá nhân, đồng thanh)
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng.
+Có vần ui muốn ghép tiếng núi ta làm như thế nào? (Thêm âm n trước vần ui.)
-HS ghép núi trên bộ thực hành.
- Luỵện đọc: núi
-HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh.
+Phân tích tiếng núi?
(Tiếng núi có âm n đứng trước , vần ui đứng sau , thanh sắc trên âm u).
- HS phân tích tiếng núi
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ.
 đồi núi
đồi núi: phần đất , đá nhô lên cao gọi là đồi núi 
- HS quan sát tranh để gợi từ khoá: đồi núi
-HS ghép từ đồi núi
 -1HS gài từ đồi núi trên bộthực hành biểu diễn. 
-Luyện đọc: đồi núi
- GV nhận xét
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-Phân tích : 
+Từ đồi núi có tiếng đồi đứng trước ,tiếng núi đứng sau.
-HS phân tích từ đồi núi
e. Luyện đọc trơn
 ui- núi- đồi núi
-HS đọc bài trên bảng lớp.( cá nhân , đồng thanh)
2. 2. ưi - Khi dạy vần ưi ,các bước thực hiện tương tự vần ui
-Phân tích:
+Vần ưi có âm ư đứng trước, âm i đứng sau.
Tiếng mới: gửi
Từ mới: gửi thư
-So sánh vần ui và vần ưi
+Giống nhau : âm i cuối vần.
+Khác nhau : vần ui có âm u đứng trước, vần ưi có âm ư đứng trước.
-HS so sánh hai vần vừa học.
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
ui- núi- đồi núi
 ưi - gửi - gửi thư-
 GV nhận xét , đánh giá.
-HS đọc(cá nhân, đồng thanh)
Nghỉ 2' : Cất mô hình
3. Đọc từ ứng dụng :
cái túi gửi quà
-GV gài từ ứng dụng trên bộ thực hành biểu diễn.
vui vẻ ngửi mùi
Tiếng có vần mới: túi , vui , gửi , ngửi , mùi
-Phân tích từ cái túi.( Từ cái túi gồm 2 tiếng, tiếng cái đứng trước, tiếng túi đứng sau)
+ Cái túi: GV đưa vật thật.
+ Vui vẻ: Có vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng rất vui.
+ Gửi quà: Là hành động gửi vật( quà) gì đó cho người thân
+ Ngửi mùi: Hít vào mũi để nhận biết, phân biệt mùi.
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng chứa vần mới
- HS luyện đọc, phân tích từ.
( cá nhân- đồng thanh)
-GV giải nghĩa từ.
4. Viết bảng con
- ui, ưi
- đồi núi , gửi thư
- GV hướng dẫn HS viết bảng 
Lưu ý HS điểm đặt bút , dừng bút , độ cao , độ r- ộng của các chữ.
GV nhận xét, sửa
-HS viết bảng con
III. Củng cố- Dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- HS tìm tiếng , từ chứa vần vừa học.
I.Bài cũ:
 ui ưi
 núi gửi
đồi núi gửi thư
-HS đọc bài trên bảng lớp 
cái túi gửi quà
vui vẻ ngửi mùi
- GVnhận xét , đánh giá.
 1 .Đọc câu ứng dụng
 +Tranh vẽ gì? (cả nhà đang đọc thư của dì Na , ai cũng rất vui)
-HS quan sát tranh minh hoạ 
-GV giới thiệu nội dung câu ứng dụng
=> Câu ứng dụng:Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Tiếng chứa vần mới: gửi, vui
+Trong câu có dấu chấm , khi đọc ta chú ý điều gì ?(nghỉ lấy hơi rồi mới đọc tiếp)
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng có vần mới.
-HS luyện đọc 
(cá nhân, đồng thanh.)
2. Luyện đọc sách giáo khoa.
- GV chấm điểm , nhận xét.
-HS mở SGK , đọc bài .
Nghỉ 2 phút
3. Luyện viết vở
- ui, ưi
- đồi núi , gửi thư
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế , hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở.
-HS viết bài trong vở tập viết in
4. Luyện nói : Đồi núi
+ Trong tranh vẽ cảnh gì?( cảnh đồi núi trùng trùng điệp điệp)
+Đồi núi thường có ở đâu?( có ở vùng quê)
+Con đã học bài chữ thường , chữ hoa . Trong đó có tên ngọn núi gì ?( núi Ba Vì )
+ Quê con có đồi núi không?( HS tự liên hệ)
+Đồi khác núi như thế nào?( đồi thấp hơn núi , núi cao và thường là đá vôi , còn đồi là đất và đất đá ong)
-HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
III. Củng cố - dặn dò.
-Củng cố. -HS đọc lại bài.
-Dặn dò.Tìm từ có vần ui. ưi
- HS đọc cá nhân.
 ______________________________
Đạo đức
Bài 4 : Gia đình em
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền có gia đình cha mẹ ,được cha mẹ yêu thương chăm sóc .
 - Nêu được các hành vi việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng , lễ phép , vâng lời ông bà cha mẹ .
+ Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II/ đồ dùng dạy học:
Vở bài tập Đạo đức 1.
Bài hát “Cả nhà thương nhau”, “ Mẹ yêu không nào”
Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi chơi đóng vai.
III/ hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt độg của HS
- Khởi động: HS chơi trò “Đổi nhà”.
Cách chơi: Học sinh đứng thành vòng tròn lớn điểm danh 1,2,3 cho đến hết. Sau đó người số 1 và người số 3 sẽ nắm tay nhau tạo thành mái nhà, người số 2 đứng giữa( tượng trưng cho một mái nhà) . Khi người quản trò hô “ Đổi nhà” những người mang số 2 sẽ đổi chỗ cho nhau. Quản trò nhân lúc đó sẽ chạy vào một nhà nào đó. Em nào chậm chân không tìm được nhà sẽ mất nhà và phải đứng ra làm quản trò. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
Nội dung thảo luận:
Em thấy thế nào khi luôn có một mái nhà?
Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà?
Kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo
Hoạt động 1:
Tiểu phẩm “ Chuyện của bạn Long”
Tiểu phẩm do các HS trong lớp đóng.
Nội dung thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
+ Điều gì xảy ra khi bạn Long không nghe lời mẹ?
Hoạt động 2:
HS cả lớp tự liên hệ
Nội dung liên hệ: 
Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
Kết luận chung: 
- Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng với cha mẹ, được cha mẹ yêu thueoeng, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
- Cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
- trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà , cha mẹ.
- GV nêu cách chơi.
- Cả lớp tham gia chơi
HS thảo luận.
HS xem tiểu phẩm
HS thảo luận sau khi xem tiểu phẩm.
 - HS liên hệ theo nhóm đôi.
Một số HS trình bày trước lớp.
- GV khen những HS biết lễ phép , vâng lời cha mẹ và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn
 __________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm trong tuần
I.Mục tiêu: 
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của mình , của lớp trong tuần .
 - Nắm được phương hướng tuần 9.
 - GD các em sửa chữa ưu khuyết điểm .
II.Nội dung: 
Tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ .
GV nhận xét , nêu rõ ưu khuyết điểm của từng cá nhân , của lớp trong tuần .
Tuyên dương em thực hiện tốt .
Phê bình em yếu kém .
Phương hướng tuần 9 : Đi học đều , đúng giờ , học , làm bài đầy đủ .Tiếp tục ôn thi định kỳ lần 1.
Vui văn nghệ cuối tuần .
III. Tổng kết – dặn dò : 
Về thực hiện .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8- lop1.doc