I. Mục tiêu:
- Hiểu đề toán: Cho gì? Hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
- Làm được bài tập: Bài 1, bài 2.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK, phiếu học tập.
- Mô hình hình tam giác, quả cam.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đính lên bảng 5 quả cam, sau đó đính thêm 2 quả cam và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”. - HS quan sát và nêu bài toán.
TuÇn 22: Ngày dạy: /02/2012 Thø 2: Tiết 1: Toán: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu: - Hiểu đề toán: Cho gì? Hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số. - Làm được bài tập: Bài 1, bài 2. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK, phiếu học tập. - Mô hình hình tam giác, quả cam. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV đính lên bảng 5 quả cam, sau đó đính thêm 2 quả cam và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”. - HS quan sát và nêu bài toán. - GV nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải: - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và đọc bài toán. + Bài toán đã cho biết những gì? (Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con nữa) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?) - GV tóm tắt bài toán lên bảng: Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả: ... con gà? - HS đọc lại tóm tắt bài toán nhiều lần. - GV hướng dẫn HS giải bài toán: Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào? - HS trả lời: Ta phải làm phép tính cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9, như vậy nhà An có 9 con gà. - GV hướng dẫn HS viết bài giải của bài toán: + Viết: Bài giải + Viết câu lời giải: Hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải như: Nhà An có tất cả là , GV viết lời giải lên bảng. + Viết phép tính: 5 + 4 = 9 (con gà) – 9 chỉ 9 con gà nên viết “con gà” trong dấu ngoặc đơn. + Viết đáp số ở dưới phép tính không viết dấu ngoặc ở tên đơn vị. Bài giải: Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà - HS đọc lại bài giải – nhắc lại cách viết bài giải. 3. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (An có 3 quả bóng, Bình có 4 quả bóng), bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?). - HS trao đổi theo cặp viết thêm vào chỗ chấm. - HS lên bảng viết bài giải hoàn chỉnh. Bài 2: - HS đọc đề bài toán. - GV cùng HS tóm tắt bài toán lên bảng. - HS làm bài theo nhóm 4 vào phiếu – Dán kết quả lên bảng. - GV nhận xét chữa bài. 4. Củng cố: - GV đính lên bảng 4 hình tam giác, sau đó đính thêm 5 hình tam giác và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”. - HS quan sát nêu bài toán, nêu lời giải và phép tính. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Tiết 2: Toán(ôn): LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu: - Hiểu đề toán: Cho gì? Hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số. - Làm được bài tập trong vở BT trang 16. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT. Mô hình qủa cam. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (có 1 lợn mẹ và 8 lợn con), bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu con lợn?). - HS trao đổi theo cặp viết thêm vào chỗ chấm. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. Bài 2: - HS đọc đề bài toán. - HS điền hoàn chỉnh tóm tắt bài toán và giải vào vở. - 1HS lên bảng giải. - GV nhận xét chữa bài. Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS quan sát tranh điền hoàn chỉnh bài toán và đọc đề bài toán. - 1HS làm bảng lớp – Lớp làm vở. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số bạn có tất cả là: 4 + 3 = 7 (bạn) Đáp số: 7 bạn 3. Củng cố: - GV đính lên bảng 5 quả cam, sau đó đính thêm 2 quả cam và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”. - HS quan sát nêu bài toán, nêu lời giải và phép tính. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?---------------- Ngày dạy: /02/2012 Thø 3: Tiết 1: Toán: XĂNG – TI – MÉT. ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: - Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng – ti – mét viết tắt là cm ; biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng. - Làm được bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. - Rèn kĩ năng đo độ dài. II. Đồ dùng dạy học: - Thước kẻ có chia vạch xăng – ti - mét. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV đính lên bảng 4 hình vuông, sau đó đính thêm 5 hình vuông và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”. – HS lên bảng giải bài toán + lớp làm nháp - GV nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài: - GV hướng dẫn HS quan sát cái thước và giới thiệu: thước có vạch chia thành từng xăng – ti – mét, dùng để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0, độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 xăng – ti – mét. - HS dùng bút chỉ trên thước từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng 1 xăng – ti – mét.... - GV ghi bảng xăng – ti – mét: cm – HS đọc. 3. Giới thiệu các thao tác đo độ dài: - GV hướng dẫn HS đo theo 3 bước: + Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng. + Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc lèm theo đơn vị đo cm + Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp) 4. Luyện tập: Bài 1: Viết. - HS viết vào vở 2 dòng: cm - GV theo dõi hướng dẫn thêm. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo. - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS tự làm bài và đọc số đo vừa viết. Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài. - HS quan sát hình trong SGK ghi cách đặt thước đúng, sai. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo. - HS nêu yêu cầu bài. - HS dùng thước đo và đọc độ dài đoạn thẳng vừa đo. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. 4. Củng cố: - GV cho HS dùng thước đo độ dài quyển sách, bảng con và đọc độ dài vừa đo. - Nhận xét tuyên dương. 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?---------------- Tiết 2: Toán(ôn): LUYỆN TẬP XĂNG – TI – MÉT. ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: - Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng – ti – mét viết tắt là cm ; biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng. - Làm được bài tập trong vở BT trang 17. - Rèn kĩ năng đo độ dài. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT, thước kẻ có chia vạch xăng – ti - mét. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: Viết. - HS viết vào vở BT 1 dòng: cm - GV theo dõi hướng dẫn thêm. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc số đo. - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS tự làm bài và đọc số đo vừa viết. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. - HS dùng thước đo và viết, đọc độ dài đoạn thẳng vừa đo. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài. - HS dùng thước đo và viết các số đo. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. 4. Củng cố: - GV cho HS dùng thước đo độ dài quyển vở, que tính và đọc độ dài vừa đo. - Nhận xét tuyên dương. 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?---------------- Ngày dạy: /02/2012 Thø 4: Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. - Làm được bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS vẽ 2 đoạn thẳng lên bảng – 2HS khác đo và đọc độ dài đoạn thẳng. - GV nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây), bài toán hỏi gì? (Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối?). - 1HS lên bảng giải – lớp làm nháp. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số cây chuối có tất cả là: 12 + 3 = 15 (cây chuối) Đáp số: 15 cây chuối Bài 2: - HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (Trên tường có 14 bức tranh, treo thêm 2 bức tranh), bài toán hỏi gì? (Hỏi trên tường có tất cả bao nhiêu bức tranh?). - HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ. - GV nhận xét chữa bài. Bài 3: - HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán, sau đó nêu bài toán. - 1HS làm bảng lớp – Lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số hình có tất cả là: 5 + 4 = 9 (hình) Đáp số: 9 hình 4. Củng cố: - GV đính lên bảng 7 hình tam giác, sau đó đính thêm 3 hình tam giác và vẽ dấu móc chỉ thao tác “gộp”. - HS thi giải nhanh trên bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Tiết 2: Toán(ôn): LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. - Làm được bài tập trong vở BT trang 18. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT, thước kẻ có chia vạch cm. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (Lớp em trồng được 15 cây hoa, sau đó trồng thêm 4 cây), bài toán hỏi gì? (Hỏi lớp em trồng được tất cả bao nhiêu cây hoa?). - 1HS lên bảng giải – lớp làm vở BT. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số cây hoa có tất cả là: 15 + 4 = 19 (cây hoa) Đáp số: 19 cây hoa Bài 2: - HS đọc đề bài toán. - HS làm bài vào vở BT – Lên bảng chữa bài. - GV nhận xét chữa bài. Bài 3: - HS đọc đề bài toán. - GV cho HS đọc tóm tắt bài toán. - 1HS làm bảng lớp – Lớp làm bài vào vở BT. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số con vịt có tất cả là: 13 + 4 = 17 (con vịt) Đáp số: 17 con vịt Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo. - HS làm bài vào vở BT và nêu kết quả. 3. Củng cố: - Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng: Có : 5 bạn Thêm : 5 bạn Có tất cả: bạn? - HS thi giải nhanh vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Ngày dạy: /02/2012 Thø 5: Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. Biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài. - Làm được bài tập: Bài 1, bài 2, bài 4. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập ở nhà của HS. - Nhận xét chung. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ), bài toán hỏi gì? (Hỏi An có tất cả mấy quả bóng?). - 1HS lên bảng giải – lớp làm nháp. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số quả bóng An có tất cả là: 4 + 5 = 9 (quả bóng) Đáp số: 9 quả bóng Bài 2: - HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ), bài toán hỏi gì? (Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?). - 1HS làm bảng lớp – Lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số bạn có tất cả là: 5 + 5 = 10 (bạn) Đáp số: 10 bạn Bài 4: Tính (theo mẫu) - HS đọc yêu cầu bài + đọc bài mẫu. - GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm 4 trên bảng phụ. - HS các nhóm làm bài: hai nhóm làm câu a, 2 nhóm làm câu b. - GV nhận xét chữa bài. a) 7cm + 1cm = 8cm b) 5cm – 3cm = 2cm 8cm + 2cm = 10cm 9cm – 4cm = 5cm 14cm + 5cm = 19cm 17cm – 7cm = 10cm 4. Củng cố: - GV ghi các phép tính: 18cm + 0cm = 15cm – 4cm = 12cm + 7cm = 11cm – 1cm = - HS quay trúng phép tính nào nêu nhanh kết quả phép tính đó. - GV nhận xét tuyên dương. 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Tiết 2: Toán(ôn): LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. Biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài. - Làm được bài tập trong vở BT trang 19. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS giải: Bài toán đã cho biết những gì? (Mỹ hái được 10 bông hoa, Linh hái được 5 bông hoa), bài toán hỏi gì? (Hỏi hai bạn hái được tất cả bao nhiêu bông hoa?). - 1HS lên bảng giải – lớp làm vở BT. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số bông hoa có tất cả là: 10 + 5 = 19 (bông hoa) Đáp số: 19 bông hoa Bài 2: - HS đọc đề bài toán. - HS làm bài vào vở BT – 1HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét chữa bài. Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt. - GV cho HS đọc tóm tắt bài toán. - 1HS làm bảng lớp – Lớp làm bài vào vở BT. - GV nhận xét chữa bài. Bài giải: Số bạn có tất cả là: 10 + 8= 18 (bạn) Đáp số: 18 bạn Bài 4: Tính (theo mẫu) - HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS tự làm bài vào vở BT – Đọc kết quả. - GV nhận xét chữa bài. a) 7cm + 1cm = 8cm b) 6cm – 4cm = 2cm 6cm + 4cm = 10cm 12cm – 2cm = 10cm 4cm + 5cm = 9cm 19cm – 7cm = 12cm 3. Củng cố: - Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng: Có : 3 quả bóng Thêm : 5 quả bóng Có tất cả: quả bóng? - HS thi giải nhanh vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?---------------
Tài liệu đính kèm: