Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân - Tuần 28

Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân - Tuần 28

1. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Hoa ngọc lan.

- Tìm được tiếng có vần ăm trong bài.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, sáng sáng.

- Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăm – ăp.

3. Thái độ:

- Tình cảm của em bé đối với hoa ngọc lan.

2. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa, bộ đồ dùng tiếng Việt.

2. Học sinh:

- SGK.

3. Hoạt động dạy và học:

 

doc 29 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
Tập đọc
HOA NGỌC LAN (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Hoa ngọc lan.
Tìm được tiếng có vần ăm trong bài.
Kỹ năng:
Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, sáng sáng.
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăm – ăp.
Thái độ:
Tình cảm của em bé đối với hoa ngọc lan.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa, bộ đồ dùng tiếng Việt.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Vẽ ngựa.
Đọc bài ở SGK.
Tại sao nhìn tranh bà không đoán được bé vẽ gì?
Viết: bức tranh, trông nom, trông thấy.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Hoa ngọc lan.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: luyện tập, trực quan.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên gạch chân các từ ngữ cần luyện đọc: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xòe ra.
Giáo viên giải nghĩa từ khó.
Hoạt động 2: Ôn vần ăm – ăp.
Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại.
Tìm tiếng trong bài có vần ăp.
Phân tích tiếng vừa nêu.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ăm – ăp.
Quan sát tranh SGK dựa vào câu mẫu nói câu mới theo yêu cầu.
Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc.
Hoạt động lớp.
Học sinh dò theo.
Học sinh nêu từ khó.
+ Học sinh luyện đọc từ.
+ Đọc câu: 2 học sinh đọc.
+ Mỗi bàn đồng thanh 1 câu.
+ Luyện đọc cả bài.
Hoạt động nhóm, lớp.
 khắp.
Tiếng khắp có âm kh đứng đầu, vần ăp đứng sau.
Học sinh thảo luận nêu.
Học sinh đọc câu mẫu.
+ Đội A: nói câu có vần ăm.
+ Đội B: nói câu có vần ăp.
Tập đọc
HOA NGỌC LAN (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.
Luyện nói theo chủ đề hoa.
Kỹ năng:
Luyện ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Thái độ:
Có tình cảm yêu quí thiên nhiên.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ phần luyện nói.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, động não, luyện tập, đàm thoại.
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc đoạn 1, đoạn 2.
Hoa lan có màu gì?
Hương lan thơm như thế nào?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện nói.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Chúng ta sẽ kể lại cho nhau nghe về các loại hoa mà mình biết.
Cho học sinh đem 1 số hoa thật ra.
Em có biết các loại hoa này không? Kể tên chúng.
Giáo viên nhận xét.
Củng cố:
Đọc lại toàn bài.
Em có yêu quí hoa không ? Vì sao?
Hoa dùng để làm gì?
Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị bài tiết sau 
Hát.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh dò bài.
Học sinh đọc từng đoạn.
Học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động lớp.
Học sinh mang hoa để ra bàn và quan sát.
Học sinh luyện nói.
+ Hoa này là hoa gì?
+ Cánh hoa to hay nhỏ?
+ Lá như thế nào?
+ Hoa nở vào mùa nào?
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, về tìm số liền sau của 1 số có hai chữ số.
Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết và phân tích nhanh.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, bảng phụ.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng: Điền dấu >, <, =
27  38 54  59
12  21 37  37
45  54 64  71
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, giảng giải.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Cho cách đọc số, viết số bên cạnh.
Trong các số đó, số nào là số tròn chục?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Giáo viên gắn mẫu lên bảng.
Số liền sau của 80 là 81.
Muốn tìm số liền sau của 1 số ta đếm thêm 1.
Bài 3: Yêu cầu gì?
Khi so sánh số có cột chục giống nhau ta làm sao?
Còn cách nào so sánh 2 số nữa?
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Phân tích số 87.
Củng cố:
Đọc các số theo thứ tự từ 20 đến 40; 50 đến 60; 80 đến 90.
So sánh 2 số 89 và 81; 76 và 66.
Dặn dò:
Về nhà tập so sánh lại các số có hai chữ số đã học.
Chuẩbn bị: Bảng các số từ 1 đến 100.
Hát.
2 học sinh lên bảng.
Học sinh dưới lớp so sánh bất kỳ số mà giáo viên đưa ra.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Viết số.
Học sinh làm bài.
3 học sinh lên sửa ở bảng lớp.
Viết theo mẫu.
Học sinh quan sát.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Điền dấu >, <, =.
 căn cứ vào cột đơn vị.
 số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Viết theo mẫu.
 8 chục và 7 đơn vị.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Học sinh đọc.
Học sinh so sánh và nêu cách so sánh.
Đạo đức
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác.
Kỹ năng:
Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống hằng ngày.
Thái độ:
Học sinh có thái độ tôn trọng những người xung quanh.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ bài tập 3.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài cảm ơn, xin lỗi tiếp theo.
Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
Phương pháp: thảo luận, trực quan.
Mục tiêu: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu 2 em ngồi cùng bàn thảo luận cách ứng xử theo các tình huống ở bài tập 3.
Kết luận: Nhặt hộp bút lên trả cho bạn nói lời xin lỗi. Nói lời cảm ơn khi bạn giúp đỡ mình.
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai.
Phương pháp: sắm vai, thảo luận.
Mục tiêu: Biết sắm vai theo tình huống.
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu tình huống: “Thắng mượn Nga 1 quyển sách về nhà đọc, nhưng sơ ý làm rách mất 1 trang, Thắng mang sách đem trả cho bạn”.
Theo con Thắng sẽ phải nói gì với bạn?
Kết luận: Thắng phải xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách.
Củng cố:
Trò chơi: Ghép cánh hoa vào nhị hoa.
Cho mỗi nhóm 1 nhị hoa cảm ơn và xin lỗi cùng với những cánh hoa ghi rõ tình huống liên quan.
Yêu cầu ghép cánh hoa với nhị hoa cho phù hợp.
Dặn dò:
Thực hiện tốt điều đã được học.
Hát.
Hoạt động nhóm, lớp.
2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau.
Học sinh lên trình bày.
Hoạt động nhóm.
Từng cặp thảo luận trình bày tình huống cô nêu.
2 em lên sắm vai trước lớp.
Học sinh nhận xét.
Lớp chia thành 4 nhóm.
Mỗi nhóm cử đại diện lên tham gia.
Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm .
Toán
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nhận biết số 100 là số liền sau số 99 và là số có 3 chữ số.
Tự lập được bảng số từ 1 đến 100.
Kỹ năng:
Nhận biết 1 số, đặt điểm của các số từ 1 đến 100.
Thái độ:
Cẩn thận khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng số từ 1 đến 100.
Bảng gài que tính.
Học sinh:
Bảng số từ 1 đến 100.
Que tính.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
+ 64 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 64 = 60 + 
+ 53 gồm  chục và  đơn vị; ta viết: 53 =  + 3
Hỏi dưới lớp.
+ Số liền sau của 25 là bao nhiêu?
+ Số liền sau của 37 là bao nhiêu?
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Bảng các số từ 1 đến 100.
Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về số 100.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành.
Giáo viên gắn tia số từ 90 đến 99.
Nêu yêu cầu bài 1.
Số liền sau của 97 là bao nhiêu?
Gắn 99 que tính: Có bao nhiêu que tính?
Thêm 1 que tính nữa là bao nhiêu que?
Vậy số liền sau của 99 là bao nhiêu?
100 là số có mấy chữ số?
1 trăm gồm 10 chục và 0 đơn vị.
Giáo viên ghi 100.
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng số từ 1 đến 100.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Nêu yêu cầu bài 2.
Nhận xét cho cô số hàng ngang đầu tiên.
Còn các số ở cột dọc.
Hoạt động 3: Giới thiệu 1 vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Nêu yêu cầu bài 3.
Dựa vào bảng số để làm bài 3.
Các số có 1 chữ số là số nào?
Số tròn chục có 2 chữ số lá số nào?
Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
Số có 2 chữ số giống nhau là số nào?
Củng cố:
Đếm xem có bao nhiêu số có 1, 2 chữ số?
Trò chơi: lên chỉ nhanh số liền trước , liền sau.
Nhận xét.
Dặn dò:
Học thuộc các số từ 1 đến 100.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
Học sinh nêu.
 98.
 99 que tính.
 100 que tính.
Học sinh lên bảng tính thêm 1 que.
 100.
 3 chữ số.
Học sinh nhắc lại.
1 trăm.
Hoạt động cá nhân.
Viết số còn thiếu vào ô trống.
 hơn kém nhau 1 đơn vị.
 hơn kém nhau 1 chục.
1 học sinh làm bài 2 ở bảng.
Lớp làm vào vở.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Viết số.
 0, 1, 2,  , 9.
 10, 20, 30, 40, .
 10.
 99.
 11, 22, 33, .
Học sinh  ... c, liền sau các số 35, 70, 89.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Phương pháp: luyện tập, đàm thoại, giảng giải.
Bài 1: Yêu cầu gì?
Yêu cầu viết số theo thứ tự từ số nào?
Rồi đến số nào?
Đến số nào thì dừng lại?
Các số hơn kém nhau bao nhiêu?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Cho số hãy ghi cách đọc số.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
So sánh số có chữ số hàng chục giống nhau dựa vào số nào?
Bài 4: Đọc đề bài.
Đề bài cho gì?
1 chục cái bát là mấy cái?
Thêm bao nhiêu nữa?
Đề bài hỏi gì?
Muốn có bao nhiêu cái làm sao?
Bài 5: Yêu cầu gì?
Củng cố:
So sánh các số:
+ 90 với 91.
+ 32 với 33.
+ 70 với 69.
+ 50 với 30.
Nhận xét.
Dặn dò:
Chuẩn bị: Giải toán có lời văn tiếp theo.
Hát.
Học sinh làm bài.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Viết các số.
 59.
 60.
 69.
 1 đơn vị.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Viết theo mẫu.
Học sinh làm bài.
Điền dấu >, <, =.
 có hàng chục giống nhau, dựa vào hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn, số đó lớn hơn.
 có 1 chục cái bát thêm 5 cái bát nữa .
 có 1 chục cái bát.
 10 cái.
 5 cái nữa.
 có tất cả bao nhiêu cái?
 tính cộng.
Học sinh làm bài.
Bài giải
1 chục = 10
Số bát có tất cả là:
10 + 5 = 15 (cái bát)
Đáp số: 15 cái bát.
Viết số bé nhất có 2 chữ số là .
Số lớn nhất có 1 chữ số là 
Học sinh làm bài.
Học sinh so sánh miệng.
Chính tả
CÂU ĐỐ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh chép đúng, đẹp bài: Câu đố về ong.
Điền đúng chữ tr, ch, chữ d, v hay gi.
Kỹ năng:
Trình bày đúng hình thức.
Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
Thái độ:
Luôn kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bài viết trên bảng phụ.
Học sinh:
Vở viết, vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Nhắc lại quy tắc viết k, gh, ngh.
Viết bảng con các tiếng sai nhiều ở tiết trước.
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả bài: Câu đố.
Hoạt động 1: Viết chính tả.
Phương pháp: trực quan, thực hành.
Giáo viên treo bảng phụ.
Con vật đươc nói trong bài là con gì?
Nêu chữ khó viết.
Giáo viên kiểm tra, sửa lỗi.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Bài 2a: Điền ch hay tr. 
Bài 2b: Điền v, d, gi vào chỗ trống.
Củng cố:
Khen các em viết đẹp có tiến bộ.
Dặn dò:
Học thuộc quy tắc chính tả viết với k hay c.
Những em viết sai nhiều lỗi về nhà viết lại bài.
Hát.
Học sinh nêu.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc thầm.
 con ong.
Học sinh nêu.
Phân tích chữ khó.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh chép chính tả vào vở.
Học sinh đổi vở để sửa lỗi.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu yêu cầu.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Kể chuyện
TRÍ KHÔN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Ghi nhớ được nội dung câu chuyện.
Kể lại được từng đoạn chuyện theo tranh.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng kể: Phân biệt và thể hiện được lời kể của hổ, trâu và người dẫn chuyện.
Thái độ:
Hiểu được trí khôn là sự thông minh. Nhờ đó mà con người làm chủ được muôn loài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa câu chuyện.
Bảng phụ ghi 4 đoạn của câu chuyện.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Cô bé quàng khăn đỏ.
Kể lại đoạn chuyện con thích nhất.
Vì sao con thích đoạn đó?
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Cô kể cho các con nghe chuyện: Trí khôn.
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
Phương pháp: trực quan, kể chuyện.
Giáo viên kể lần 1 toàn câu chuyện.
Kể lần 2 kết hợp với tranh vẽ.
Giáo viên chú ý giọng kể.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn theo tranh.
Phương pháp: trực quan, động não, kể chuyện.
Treo tranh 1.
Tranh vẽ gì?
Hổ nhìn thấy gì?
Thấy cảnh đó, hổ đã làm gì?
Treo tranh 2.
Hổ và trâu làm gì?
Hổ và trâu nói gì với nhau?
Treo tranh 3.
Muốn biết trí khôn hổ đã làm gì?
Câu chuyện kết thúc thế nào?
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp: kể chuyện, thi đua.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
Hoạt động 4: Tìm hiểu chuyện.
Phương pháp: động não, đàm thoại.
Câu chuyện này cho em biết điều gì?
Chính trí khôn đã giúp con người làm chủ được cuộc sống, làm chủ được muôn loài.
Củng cố:
Kể lại đoạn chuyện mà con thích nhất.
Con thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện?
Vì sao con thích nhất nhân vật đó?
Qua câu chuyện giáo dục chúng ta điều gì?
Dặn dò:
Kể lại chuyện cho mọi người ở gia đình nghe.
Hát.
Học sinh kể.
Hoạt động lớp.
Học sinh theo dõi.
Hoạt động lớp.
Bác nông dân cày ruộng, trâu đang rạp mình kéo cày.
Học sinh kể.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh kể.
Học sinh kể.
Học sinh khác nhận xét.
Hoạt động lớp.
Học sinh đeo mặt nạ, phân vai kể chuyện:
Hổ
Trâu
Người
Hoạt động lớp.
Học sinh kể.
Học sinh nêu.
Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm .
Tập đọc
MƯU CHÚ SẺ (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng, nhanh cả bài: Mưu chú sẻ.
Đọc đúng các tiếngf có âm đầu l – n.
Kỹ năng:
Luyện đọc các từ ngữ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy.
Thái độ:
Bắt chước giống chú sẻ nhanh trí.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bộ đồ dùng tiếng Việt, SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Ai dậy sớm.
Đọc thuộc bài thơ: Ai dậy sớm.
Dậy sớm sẽ thấy gì?
Qua bài này muốn nói với em điều gì?
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Mưu chú sẻ.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên gạch chân các từ cần luyện đọc: hoảng sợ
nén sợ
lễ phép
sạch sẽ
Giáo viên giải thích các từ khó.
Đọc đoạn 1: 2 câu đầu.
Đoạn 2: Câu nói của sẻ.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Hoạt động 2: Ôn vần uôn – uông.
Phương pháp: đàm thoại, trực quan.
Tìm trong bài tiếng có vần uôn – uông.
Phân tích tiếng vừa tìm được.
Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn – uông.
Giáo viên ghi bảng.
Nhận xét tiết học.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc thuộc lòng.
Hoạt động lớp.
Học sinh dò theo.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc cá nhân từ ngữ.
Luyện đọc câu.
Mỗi câu 1 học sinh.
Mỗi câu 1 bàn đọc.
Đọc cả bài.
Hoạt động lớp.
 muộn.
Học sinh thảo luận, nêu.
Học sinh luyện đọc.
Tập đọc
MƯU CHÚ SẺ (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu nội dung bài: Sự thông minh nhanh trí của chú sẻ đã giúp chú sẻ thoát chết.
Nói được câu có chứa vần uôn – uông.
Kỹ năng:
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu.
Phát triển lời nói tự nhiên.
Thái độ:
Yêu thích hành động của chú sẻ.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: động não, luyện tập, đàm thoại.
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc đoạn 1.
Buổi sáng điều gì đã xảy ra?
Đọc đoạn 2.
Khi sẻ bị mèo chộp được sẻ đã nói gì với mèo?
Đọc đoạn 3.
Sẻ đã làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
Đọc cả bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện nói.
Phương pháp: trực quan, làm mẫu.
Đọc câu hỏi 3.
2 học sinh thi xếp nhanh các thẻ.
Giáo viên nhận xét.
Củng cố:
Đọc lại bài: Mưu chú sẻ.
Khi bị mèo bắt được sẻ đã nói gì?
Dặn dò:
Luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài: Mẹ và cô.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh dò theo.
Học sinh đọc.
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Sẻ vụt bay đi.
Thi đua đọc trơn cả bài.
Hoạt động lớp.
Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú sẻ trong bài.
Học sinh đọc thẻ từ.
Học sinh ghép vào bảng con, đọc bài.
Hát
Học bài: HOÀ BÌNH CHO BÉ (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hát đúng và thuộc bài.
Học sinh được giới thiệu về cách đánh nhịp.
Kỹ năng:
Học sinh biết 1 số động táv vận động phụ họa.
Thái độ:
Yêu thích âm nhạc.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nhạc cụ gõ.
Các động tác vận động phụ họa.
Học sinh:
Dụng cụ gõ.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh hát bài Hòa bình cho bé.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2 bài Hòa bình cho bé.
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát.
Cho cả lớp hát với các cách như:
+ Từng câu.
+ Bắt cầu.
Cho học sinh hát và gõ đệm theo.
Hoạt động 2: Vận động theo nhạc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận động từng câu theo nhạc:
+ Câu 1: Vỗ tay theo phách.
+ Câu 2: Hai tay đưa lên cao hình chữ V, nghiêng sang trái, phải.
+ Câu 3: Vỗ tay theo phách.
+ Câu 4: Vòng tròn trên đầu xoay 1 vòng.
Giáo viên sửa sai cho học sinh.
Củng cố:
Tổ chức cho học sinh chia đội và thi đua biểu diễn.
Nhận xét.
Dặn dò:
Học thuộc động tác.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Hát.
3, 5 học sinh hát.
Học sinh hát:
+ Cả lớp.
+ Nhóm.
+ Cá nhân.
Học sinh hát và gõ.
Học sinh thực hiện theo giáo viên.
Học sinh thi đua biểu diễn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27. THUY.doc