Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 12

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 12

I.Mục tiêu:

1. Đọc:

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2. Hiểu.

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Truyện cho ta thấy tình cảm thương yêu sâu nặng của người mẹ dành cho con.(trả lời được câu hỏi 1,2,3,4-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5)(lồng BVMT-khai thác trực tiếp bài )

3 Thái độ :GDHS có tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ .

4. Các kĩ năng sống được giáo giục trong bài:

a, Xác định giá trị: nhận biết được ý nghĩa của câu truyện, từ đó xác định được tính chịu khó , siêng năng, vâng lời cha mẹ để trở thành con ngoan.

b, Thể hiện sự cảm thông( hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác).

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Thứ 2 ngày 15 tháng 11năm 2010
 Tập đọc: Sự tích cây vú sữa
I.Mục tiêu:
1. Đọc: 
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu..
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Truyện cho ta thấy tình cảm thương yêu sâu nặng của người mẹ dành cho con.(trả lời được câu hỏi 1,2,3,4-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5)(lồng BVMT-khai thác trực tiếp bài )
3 Thái độ :GDHS có tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ .
4. Các kĩ năng sống được giáo giục trong bài:
a, Xác định giá trị: nhận biết được ý nghĩa của câu truyện, từ đó xác định được tính chịu khó , siêng năng, vâng lời cha mẹ để trở thành con ngoan.
b, Thể hiện sự cảm thông( hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác). 
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc. Một cành nhỏ vú sữa.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài “ Cây xoài của ông em”
2 em
+ Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát?
+ Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc ntn?
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới: 1. Giới chủ điểm và giới thiệu bài
- Dùng tranh để giới thiệu
Học sinh quan sát
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc bài: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b. Luyện đọc câu- kết hợp đọc từ khó:
- Luyện đọc câu
HS đọc nối tiếp từng câu trong bài
- Luyện đọc: chẳng nghỉ, trở ra, nở trắng mỏi mắt, xuất hiện
Học sinh luyện đọc
c. Luyện đọc từng đoạn- kết hợp giải nghĩa từ:
- Học sinh luyện đọc từng đoạn
+ Hướng dẫn ngắt câu dài:
Môi cậu vừa chạm vào,/ một dòng sữa trắng trào ra/ ngọt thơm như sữa mẹ.//
+ Giảng từ: “ vùng vằng” tỏ ý giận dỗi cáu kỉnh
 “ la cà” ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi
 “ mỏi mắt chờ mong” chờ đợi, mong mỏi
- Đọc đoạn nối tiếp - 3 h/s đọc nối tiếp.
d. Đọc nhóm
Đọc theo nhóm 3
e. Thi đọc
Các nhóm đọc thi
g. Đọc đồng thanh
1 em đọc toàn bài 
Đọc đoạn 2
 TIÊT 2
3. Tìm hiểu bà
- Đọc đoạn 1
1 em
+Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
- Đọc đoạn 2
1 em
+ Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà?
- Vì vừa đói, vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh.
+ Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
Gọi mẹ khản tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc
+ Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây, rồi hoa rụng quả xuất hiện,
+ Em hiểu trổ ra là như thế nào?
Nhô ra, mọc ra.
+ Thứ quả ở cây này có gì lạ?
Lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánh tự rơi vào lòng cậu bé. Khi môi cậu chạm vào bỗng xuất hiện một dòng sữa trắng trào ra.
- Đọc đoạn 3
1 em đọc
+ Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
+ Em hiểu “ đỏ hoe” như thế nào?
G/v đưa cành vú sữa cho h/s xem 2 mặt của lá
Màu đỏ của mắt đang khóc
+Em hiểu “ xoà cành” như thế nào?
xoè rộng cành để bao bọc.
- Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?
Thảo luận nhóm 2
Đại diện nhóm trả lời
4. Luyện đọc lại
-Đọc bài.
-HS khác nhận xét 
5. cũng cố dặn dò 
 Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây là vú sữa?
2 em thi đọc
- Vì trái cây chín có dòng nước trắng ngọt thơm như sữa mẹ.
+ Câu chuyện này nói lên điều gì?
Qua bài này các em rút cho mình bài học gì?
Nói lên tình thương yêu sâu nặng của mẹ đối với con
Ngoan ,nghe lời bố mẹ ,yêu thương kình trọng bố mẹ 
-Về đọc lại bài – Chuẩn bị cho tiết kể chuyện
 Toán: Tìm số bị trừ 
I.Yêu cầu: -Biết tìm Xtrong các bài tập dạng X-a=b(với a,b là các số có không quá hai chữ số )bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ )
-Vẽ được đoạn thẳng ,xác định điểm là giao của 2 đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó (giảm B1g,B2 cột4,5 B3)
-Rèn tính cẩn thận và ý thức tự giác trong học tập 
II. Đồ dùng dạy học:
Tờ bìa kẻ 10 vuông như bài học.
III. Hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1, Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết.
G/v gắn 10 ô vuông lên bảng.
- Có bao nhiêu ô vuông?
- 10 ô vuông.
- Cắt bớt 4 ô còn lại mấy ô?
- 6 ô vuông.
-Làm thế nào ra 6 ô?
- 10 - 4 = 6
- G/v ghi phép trừ
- h/s đọc
- Y/c h/s nêu têngọi các số trong phép trừ? 
- 2 h/s nêu
- G/v nêu bài toán2:Có một mảnh giấy được chia thành 2 phần. Phần thứ nhất có 6 ô vuông, phần thứ hai có 4 ô vuông. 
- Hỏi hai phần có bao nhiêu ô vuông?
- Muốn biết hai phần có bao nhiêu ô vuông ta làm thế nào?
- Làm phép cộng 6 + 4 = 10
G/v ghi phép tính. 10 = 6 + 4.
- Y/c h/s nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Nếu sốbị trừ chưa biết thì làm thế nào 
để tìm được?
- Ta gọi số bị trừ chưa biết là x, ta có:
- H/s nêu phép tính x - 4 = 6
- Nêu tên gọi chữ và số trong phép trừ.
Dựa vào mối quan hệ, nêu cách tìm x
- x = 6 + 4
 x = 10
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- G/v ghi quy tắc.
- 5 h/s nhắc lại
Lưu ý khi trình bày, chữ x viết thẳng dưới số trừ.
2. Thực hành.
Baì1: Tìm x
Gọi h/s làm miện bài a, các bài còn lại h/s làm bảng con.
- làm bài theo y/c.
x-4=8 x-9=18
x =8+4	 x =18+9 
x =12 x =27
- Y/c nhắc lại cách tìm số bị trừ.
Bài2: G/v treo bảng phụ gọi h/s đọc y/c
- 1 h/s đọc.
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Y/c h/s làm vào vở.
- Làm bài vào vở, 1 h/s làm bảng phụ.
- Nhận xét bài làm của h/s, ghi điểm.
2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
Bài4: Gọi h/s đọc y/c.
-.HS vẽ đoạn thẳng ABvà CDvào vở 
Rồ ghi tên điểm 2đoạn thẳng cắt nhau
3. Củng cố dặn dò. Nếu còn thời gian tổ chức cho h/s chơi trò chơi theo nội dung của bài 3 dưới hình thức thi tiếp sức.
1HS lên bảng vẽ 
.
- tự làm bài, 1 h/s lên bảng làm.
Đạo đức: Quan tâm giúp đỡ bạn ( T1)
I.Mục tiêu:
1. H/s biết- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Nêu được 1vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm ,giúp đỡ bạn bè trong học tập ,lao động và sinh hoạt hàng ngày 
2. H/s có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng 
3. H/s có thái độ:
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Đông tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học.
 Câu chuyện Trong gìơ ra chơi.
III. Các hoạt động dạy học.
Khởi động: Cả lớp hát bài. Tìm bạn thân.
Hoạt động 1: Kể chuyện Trong giờ ra chơi.
Mục tiêu: Giúp h/s hiểu được biểu hiện cụ thể thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
Cách tiến hành:
1. G/ kể chuyện Trong giờ ra chơi.
- Gọi h/s đọc lại câu chuyện, cả lớp đọc thầm.
2. Y/c h/s thảo luận theo các câu hỏi sau.
+ Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường bị ngã?
+Em có đồng tình với việc làm của các bạn ở lớp 2A không? Tại sao?
- Đại diện các nhóm trình bày
- G/v nhận xét: Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
Hoạt động2: Việc làm nào là đúng?
- Thảo luận nhóm bàn.
 Các nhóm khác nghe, góp ý.
Mục tiêu: Giúp h/s biết được một số biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Cách tiến hành: 
- Gọi h/s đọc y/c bài 2.
- G/v giao cho h/s làm việc theo nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi 2 h/s nhắc lại nội dung những bức tranh thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
+ Trong những biểu hiện của sự quan tâm giúp đỡ bạn con đã thực hiện được những việc làm nào?
- G/v khen ngợi các em có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
- G/v kl: Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- 2 h/s đọc
- Làm việc theo nhóm bàn.
Quan sát tranh và chỉ ra được những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn? Tại sao?
- Đại diện các nhóm trình bày. Lần lượt từng nhóm trình bày từng bức tranh.
- Nhiều h/s có ý kiến.
 Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?
Mục tiêu: Giúp h/s biết được lí do vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn.
Cách tiến hành: 
- Gọi h/s đọc y/c bài 3
- Y/c h/s làm bài vào vở.
- Bày tỏ ý kiến bằng thẻ, giải thích lí do tại sao?
- Con đã bao giờ nhận được sự quan tâm của bạn chưa, lúc đó con cảm thấy thế nào?
- 1 h/s đọc
- Nhiều ý kiến.
G/v kl: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi h/s. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó.
Thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2010
 Chính tả: Nghe - Viết) Sự tích cây vú sữa.
I. Mục tiêu:
 - Nghe và viết lại chính xác đoạn: Từ các cầnh lá..Như sữa mẹ trong bài tập đọc Sự tích cây vú sữa,trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
 - Làm đúng các bài tập chính tả BT2,BT3a
-Rèn ý thức giữ vở sạch ,viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng lớp ghi sẵn bài, bảng phụ ghi bài tập chính tả 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ. 
- G/v đọc, h/s viết một số từ vào bảng con.
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- g/v đọc đoạn viết.
- Đoạn văn nói về cái gì?
- Cây lạ được kể lại như thế nào?
b, Hướng dẫn nhận xét, trình bày.
- Tìm và đọc những câu văn có dấu phẩy trong bài?
- Dấu phẩy viết ở đâu trong câu văn?
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- G/v đọc một số từ khó,
d, Viết chính tả.
- G/v đọc thong thả cho h/s viết bài.
e, Soát lỗi.
-G/v đọc chậm, h/s soát lỗi bằng bút chì.
g, Chấm bài. Chấm 5 -7 bài nhận xét bài viết.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 1. Gọi h/s đọc y/c sau đó làm bài vào vở.
- Viết ngh trước các con chữ nào?
Bài 2: gọi h/s đọc y/c. 
- Gọi h/s đọc bài làm, lưu ý đọc phân biệt rõ âm tr, ch, vần at, ac
- Giải nghĩa một số từ h/s khó hiểu.
4. Củng cố dặn dò.
- Viết: cây xoài, gạo trắng, ghi lòng.
- Nghe, theo dõi. 1 h/s đọc lại.
- Nói về cây lạ trong vườn.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra..
- Viết ở chỗ ngắt câu, ngắt ý.
- Viết vào bảng con.
- Viết bài vào vở.
- Làm bài theo y/c, 1 h/s làm ở bảng phụ.
- e, ê, i
- Làm bài.
 Toán: 13 trừ đi một số: 13 - 5.
I. Mục tiêu.
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5. Lập được bảng công thức 13 trừ đi một số .
-Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13-5 (giảm B1b,B3)
-Rèn tính cẩn thận và ý thức tự giác ...  quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà.
Mục tiêu: - Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp.
Cách tiến hành:
Y/c h/s quan sát các hình trang 26 và 27 nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? Việc làm của các bạn có tác dụng gì?
- Gọi h/s trình bày.
- Mặt bàn được làm bằng gì?
- Muốn sử dụng các đồ dùng bằng thuỷ tinh, sứ được bền đẹp ta cần lưu ý điều gì?
- Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện chúng ta cần lưu ý điều gì?
G/v nhắc nhở h/s một số điều khi sử dụng đồ dùng bằng điện.
- H/s làm việc theo nhóm.
- Tranh 1: bạn đang lau bàn, việc làm của bạn có tác dụng làm cho mặt bàn sạch.
- Tranh 2: Bạn đang rửa ấm chén, làm cho ấm chén được sạch sẽ uống nước cảm thấy ngon hơn.
- Lau, rửa sạch sẽ, khi rửa cần chú ý cẩn thận tránh vỡ.
- Tranh 3: Bạn đang cất thức ăn vào tủ lạnh.
Kl: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải sắp xếp ngay ngắn. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận.
-
 .
 Toán: 53 -15 
I. Mục tiêu: Giúp h/s :
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 53 - 15.
- áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố tên gọi các số trong phép trừ, tìm số bị trừ.
- Củng cố biểu tượng về hìn vuông.
II. Đồ dùng dạy học. Que tính.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 h/s lên bảng thực hiện các y/c sau
H/s 1: đặt tính rồi tính 73 - 6; 43 -5
H/s 2: Tìm x: x + 7 = 53
Nhận xét và thực hiện.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu phép trừ 53 - 15.
G/v nêu bài toán: Có 53 que tính, bớt 15 
bớt 15 que. Hỏi còn lại bao nhiêu que?
Tìm kết quả. Y/c h/s tìm kết quả bằng que tính.
- Thao tác trên que tính để tìm kết quả
- Gọi h/s nêu kết quả và cách tìm.
- 2 h/s nêu.
Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính?
- 15 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Vậy để bớt được 15 que tính trước hết 
chúng ta bớt 5 que tính.Để bớt 5 que tính trước hết ta bớt 3 que tính rời sau
đó tháo một bó que tính và bớt tiếp 2 
que. Ta còn 8 que tính rời. Tiếp theo bớt
1 chục que tính nữa, còn lại 3 chục que tính và 8 que tính rời là 38 que tính.
- 53 que tính bớt 15 que tính còn lại bao 
nhiêu que tính?
- Vậy 53 trừ 15 bằng bao nhiêu?
+ Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi h/s nêu cách đặt tính và thực hiện.
- 2 h/s nêu.
- Y/c một số h/s nêu cách đặt tính và 
thực hiện 
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1: H/s làm vầo vở.
- Làm bài theo y/c.
- Gọi một số h/s lên bảng làm bài.
Nhận xét cho điểm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là.
- h/s làm bảng con
- G/v lưu ý cách đặt tính và thực hiện.
Bài 3. Gọi h/s đọc y/c
- 2 h/s đọc
- X trong phép tính a là thành phần gì?
- Số bị trừ
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- 2 h/s nhắc.
- X trong phép tính b,c là thành phần gì
Y/c h/s làm vào vở, 3 h/s lên bảng làm.
- Đánh giá bài làm của h/s.
Bài 4: Gọi h/s đọc bài, tìm hiểu, nhận dạng bài toán.
- Y/c h/s tóm tắt, giải bài vào vở.
- Chấm một số bài.
Bài 5: Y/c h/s tự vẽ, tô màu.
- Có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?
Kl; hình vuông có 4 đỉnh và 4 cạnh bằng nhau.
4. Củng cố, dặn dò. Y/c h/s nhắc lại cách thực hiện phép tính 53 - 15.
- Làm vào vở, một em làm bảng lớp.
- các cạnh bằng nhau.
 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ:
 Từ ngữ về tình cảm.Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ ngữ về tình cảm cho h/s.
- Biết cáh đặt câu theo mẫu Ai( cái gì, con gì) làm gì?
- Biết cáh đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
- Nhìn tranh, nói về hoạt động của ngườ trong tranh.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III, Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ. 
Gọi h/s nêu tên một số đồ dùng trong nhà và tác dụng của chúng.
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới.
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2 ghi tên các từ tìm được vào vở nháp.
- Đại diện nhóm trả lời
- Những từ này là những từ nói về điều gì?
Yêu thương, thương yêu, yêu quý, yêu mến, kính yêu, mến yêu, thương mến, mến thương, mến quý, quý mến .
- Nói về tình cảm.
Bài 2: Treo bảng phụ y/c h/s đọc đề.
Làm vào VBT-
- Gọi h/s đọc từ cần điền.( Lưu ý một chỗ trống có thể điền được nhiều từ)
- Kl: Đối với ông bà, bố mẹ nên dùng từ chỉ tình cảm tỏ sự kính trọng.
- 2 h/s đọc
Học sinh làm bài
Bài 3: Làm miệng.
- Gọi h/s nêu lần lượt từng hoạt động của mỗi người.
- Mẹ đang làm gì?
- Lan đang làm gì?
- Em bé đang làm gì?
Bài 4: Y/c h/s đọc lại các từ ở bài 1.
Y/c h/s làm vào vở.
- Gọi h/s trình bày, nếu h/s làm sai g/v có thể đặt dấu phẩy ở nhiều chỗ khác nhau và rút ra đáp án đúng.
KL: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu.Giữa các bộ phận giống nhau ta phải đặt dấu phẩy.
3. Củng cố dặn dò. Tìm thêm các từ ngữ về tình cảm.
1 em lên bảng làm
- Mẹ vừa bế em bé vừa xem bài kiểm tra của Lan. Mẹ rất vui khi Lan được điểm 10.
- Lan khoe với mẹ bài kiểm tra của mình.
- Em bé ngủ trong lòng mẹ.
Thứ 5 ngày 18 tháng 11 năm 2010
 Chính tả: ( Tập chép ) Mẹ 
I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác đoạn từ Lời ru..suốt đời.
- Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng các tập chính tả.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ cần chép, nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
G/v đọc một số từ y/c h/s viết bài vào bảng con: sữa mẹ, chọn nghé, bãi cát.
- Nhận xét bài viết.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a, Ghi nhớ nội dung.
- G/v đọc toàn bài một lượt.
- Lắng nghe.
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
- Mẹ được so sánh với những ngôi sao, với ngọn gió.
b, Hướng dẫn cách trình bày.
Y/c h/s đếm số chữ trong các dòng thơ.
- H/d cách viết thơ lục bát.
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- G/v đọc, h/s viết vào bảng con
- Viết: quạt, giấc tròn, suốt đời.
- Nhận xét, sửa lỗi.
d, Viết chính tả.
- Nhìn bảng chép bài.
e, Soát lỗi.
g, Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên làm
Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm đôi
+ Đại diện nhóm trả lời
a. ru, gió, giấc.
+ Nhận xét
b. nhưng, chẳng, đá, ngủ, của.
 Thứ 6 ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn: Gọi điện
I.Mục tiêu
- Đọc và hiểu bài Gọi điện,biết và ghi nhớ một số thao tác khi gọi điện. Trả lời các câu hỏi và các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại.(B1)
- Viết được 3- 4trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung ở B2
-Rèn ý thức tự giác và lòng say mê môn học 
II. Đồ dùng dạy học.
Máy điện thoại.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
Gọi 3 h/s lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài1: Y/c h/s đọc bài Gọi điện.
- 2 h/s đọc to, lớp đọc thầm.
- Gọi h/s đọc câu a.
- 1 h/s đọc
- Y/ch/s làm miệng, 1 h/s lên sắp xếp.
- Gọi h/s đọc câu b.
- Gọi h/s trả lời từng tín hiệu.
-Gọi h/s đọc ý c. Trình bày.
- Em cần giới thiệu tên, quan hệ với bạn
- G/v nhắc nhở h/s một số điều cần lưu ý khi nói chuyện qua điện thoại.
và xin phép bác sao cho lễ phép, lịch sự
Bài 2:Gọi h/s đọc y/c.
Gọi 1 h/s khác đọc tình huống a.
- Khi bạn em gọi điện đến bạn có thể nói gì?
- A lô! Ngọc đấy à. Mình là Lan đây. Bạn Hoa lớp mình vừa bị ốm. Mình rủ cậu đi thăm bạn ấy.
- Nếu em đồng ý, em sẽ nói gì và hẹn ngày giờ thế nào với bạn?
- Tiến hành tương tự với ý b. Nhắc h/s từ chối khéo để bạn không phật ý.
- Y/c h/s viết vào VBT sau đó gọi một số h/s đọc bài.
C. Củng cố dặn dò.
 Nhắc các em những điều cần chú ý khi gọi điện thoại.
- Đến 6 giờ chiều nay mình đến nhà cậu rồi chúng ta cùng đi nhé!
- Thực hành viết bài.
Toán: Luyện tập 
I. Mục tiêu
 -Thuộc bảng 13 trừ đi một số 
- Thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 13 -5; 33 - 5 ; 53 - 15.
- Giải bài toán có một phép trừ dạng 53-15 (giảm B3, B5)
.-Rèn tính độc lập và ý trức tự giác trong học toán 
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi bài tập 5.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài.
2. Dạy học bài mới.
Bài 1: Gọi h/s đọc y/c sau đó làm vào vở
- làm bài theo y/c
Gọi mỗi em đọc 1 cột.
13-4=9 13-7=6
13-5=8 13-8=5
13-6=7 13-9=4
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
Y/c h/s nhắc lại cách đặt tính và thực hiện.
 - 2 h/s nhắc lại.
-Y/c h/s làm vào vở, 2 h/s lên bảng làm.
Bài 4: Gọi h/s đọc đề bài.
Y/c h/s tìm hiểu bài toán.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Có 63 quyển vở ,cô phát 48 quyển vở 
Cô còn bao nhiêu quyển vở 
-Y/c h/s tự tóm tắt và giải bài toán.
 Giải 
Cô giáo còn số quyển vở là :
 63-48=15 (quyển )
 Đáp số:15 quyển vở 
- Chấm một số bài, nhận xét bài làm.
.3. Củng cố, dặn dò
Thủ công: Ôn tập chương I: Kĩ thuật gấp hình
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn tập, đánh giá kiến thức đã học. Kĩ thuật gấp hình.
-Hs gấp được ít nhất 1 hình đã học 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Các mẫu hình gấp của bài 1 đến bài 5.
- Giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Nội dung ôn tập:
- Em hãy gấp lại 1 trong những hình đã học
+ Học sinh làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu: Hình gấp phải đúng quy trình, cân đối, các nếp gấp phải thẳng, phẳng.
2. Đánh giá sản phẩm:
3. Nhận xét, dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết học “ Cắt, dán hình tròn”
 Sinh hoạt: Nhận xét trong tuần qua
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu và khuyết điểm trong tuần.
- Vạch ra được kế hoạch của tuần tới.
II. Lên lớp:
A. Lớp trưởng nhận xét
B. Giáo viên nhận xét chung:
- Ưu điểm:
+ Các em đi học chuyên cần, đúng giờ.
+ Ăn mặc đúng quy định, gọn gàng.
+ Nề nếp trong giờ học và ngoài giờ học tương đối tốt.
+ Các em đã đạt nhiều điểm mười để mừng thầy cô.
- Tồn tại: Xếp hàng vào lớp còn chậm.
- Kế hoạch tuần tới:
+ Khắc phục tồn tại trên.
+ Thực hiện tốt theo lịch của trường và đội đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 12.doc