Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 25

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 25

I. Mục tiêu:

1. Đọc:

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

2. Hiểu: - - Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thuỷ Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh.Qua đó truỵên cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt.(trả lời câu hỏi 1,2,4-HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3)

3.Thái độ :GDHS học tập ý chí kiên cường của cha ông ta

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
 Thứ 2 ngày 21 tháng 2 năm 2011.
Tập đọc: SơnTinh, Thuỷ Tinh.
I. Mục tiêu: 
1. Đọc: 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
2. Hiểu: - - Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thuỷ Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh.Qua đó truỵên cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt.(trả lời câu hỏi 1,2,4-HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3)
3.Thái độ :GDHS học tập ý chí kiên cường của cha ông ta 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1.
A. Kiểm tra bài cũ.
- 2 h/s đọc bài và trả lời câu hỏi bài Voi nhà.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu chủ điểm, bài.
Vào tháng 7, 8 hàng năm ở nước ta thường xảy ra lụt lội. Nhân dân ta giải thích hiện tượng lũ lụt đó như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp các con biết được điều đó.
2. Luỵên đọc.
a, Gv đọc mẫu.
- Lắng nghe, theo dõi.
H/d giọng đọc chung:
b, Luyện đọc đoạn trước lớp.
+) Hs đọc nối tiếp lần 1
- Gọi h/s đọc nối tiếp câu 
- h/s đọc nối tiếp, lớp theo dõi phát hiện từ khó đọc.
- Hướng dẫn từ khó phát âm.
- tuyệt trần,lễ vật, nệp bánh chưng, lũ lụt, .
GV phát âm từng từ, gọi hs phát âm lại
- Bài này chia thành mấy đoạn?
+) Hs đọc nối tiếp lần 2
- 3 đoạn.
- 3 hs đọc
- Y/c h/s đọc phần giải nghĩa từ “cầu hôn”
- 1 h/s đọc
- H/d ngắt giọng câu văn dài.
H/d: đây là đoạn giới thiệu truyện nên cần đọc với giọng thong thả, trang trọng.
- Y/c h/s đọc lại đ1
- Hùng Vương thứ 18/ có một người con gái đẹp tuyệt trần,/ tên là Mị Nương.// Nhà vua muốn kén cho công chúa /một người chồng tài giỏi.//
- 1 h/s đọc.
+ H/d đọc đoạn 2: Lời Vua Hùng đọc với giọng dõng dạc, trang trọng.
- 2 h/s đọc
H/d đọcđoạn 3. Đọc giọng cao, hào hùng.
+) Đọc nối tiếp lần 3.
c, Luyện đọc đoạn trong nhóm.
Y/c h/s đọc theo nhóm 3
d, Thi đọc giữa các nhóm.
e, Đọc toàn bài.
- 3 h/s đọc
- Đọc theo nhóm 3.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- 1 h/s đọc
 Tiết 2.
- Y/c h/s đọc đoạn 1.
- 1 h/s đọc to, lớp đọc thầm.
- Mị Nương là người thế nào?
GV Giảng từ: Đẹp tuyệt trần
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Đẹp tuyệt trần
TN: Đẹp tuyệt trần
- Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
TN: Cầu hôn(chú giải)
- Họ là những người đến từ đâu?
- Sơn Tinh đến từ vùng non cao còn Thuỷ Tinh đến từ vùng nước thẳm.
+ Sơn Tinh được gọi là thần Núi, Thuỷ Tinh được gọi là thần nước.
+Vua Hùng đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 2.
- Đọc thầm đoạn 2 để trả lời.
- Hùng Vương phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn như thế nào?
- Vua Hùng phân xét, ai mang lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón dâu Mị Nương về làm vợ.
- Lễ vật Hùng Vương y/c gồm những gì?
- Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa..
- Vì sao Thuỷ Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh?
- Vì Thuỷ Tinh đến sau Sơn Tinh nên không lấy được Mị Nương.
*Thủy Tinh đến muộn không đón được Mị Nương nên đùng đùng nổi giận cho quân đánh Sơn Tinh. Vậy cuộc chiến giữa hai vị thần diễn ra ntn chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 3.
- Thuỷ Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
1 Hs đọc lại đoạn 3
- Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước cuồn cuộn.
- Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh như thế nào?
- Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
- Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
- Sơn Tinh thắng.
- Câu văn nào cho thấy Sơn Tinh luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến này?
- Y/c h/s kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi lên cao bấy nhiêu.
- 2 h/s kể.
- Hs đọc câu hỏi 4(SGK)
- Câu chuỵên này nói lên điều gì có thật?
- Y/c h/s thảo luận nhóm bàn để trả lời.
- Nhiều nhóm trả lời.
GVKL: Đây là một câu chuỵên truyền thuyết, các nhân vật trong truyện như Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Hùng Vương, Mị Nương đều được nhân dân ta xây dựng nên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật. Tuy nhiên câu chuỵên lại cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
4. Luyện đọc lại bài.
- 1 h/s đọc lại toàn bài.
- Y/c h/s nhận xét bạn đọc 
- G/v ghi điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
- Con thích nhân vật nào nhất, vì sao?
- Câu chuyện này nhằm giải thích điều gì?
- Nhiều ý kiến: Con thích Sơn Tinh vì Sơn Tinh là vị thần tượng trưng cho sức mạnh của nhân dân./ Con thích Hùng Vương vì Hùng Vương tìm cách phân giải rất hợp lí. / Con thích Mị Nương vì nàng là một công chúa xinh đẹp.
- Giải thích nạn lũ lụt hằng năm ở nước ta.
Toán: Một phần năm.
I.Mục tiêu: Giúp h/s
- Bước đầu nhận biết được " Một phần năm"Biết đọc, viết 1/5
-Biết thực hành chia một nhóm đồvật thành 5 phần bằng nhau
II. Đồ dùng dạy học.
- Các hình vẽ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c hs/ làm vào giấy nháp.
- HS1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.5 x 2 ... 50 : 5
 30 : 5 ... 3 x 2
- Nhận xét, ghi điểm.
HS 2: Đọc thuộc bảng chia 5
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài. Hôm nay các con sẽ được làm quen với một số mới đó là số Một phần năm.
2. Giới thiệu " Một phần năm"
- GV lệnh cho hs: + Lấy tờ giấy HV đã chuẩn bị đưa lên bàn.
+ Chia hình vuông đó thành 5 phần bằng nhau.
- Cô cũng có 1 hình vuông. Bây giờ cô cũng chia hình này thành 5 phần bằng nhau.
? Cô và các con đã chia hình vuông đó thành mấy phần bằng nhau?
+ Gvnói: Như vậy chúng ta đã chia hình vuông thành năm phần bằng nhau
Y/c dùng bút màu tô màu 1 phần.
GV cũng tô màu một phần.
? Các con đã tô màu mấy phần của hình vuông?
Như vậy chúng ta đã too màu 1phần năm của HV( tức là lấy một phần
 được một phần năm hình vuông.)
HD đọc và viết: 
Một phần năm viết là: 1/5
- Thành 5 phần.
- g/v ghi bảng, hs nhắc lại.
- 1 phần.
- Gv ghi bảng, hs nhắc lại.
- Hs đọc và viết 1/5 vào bảng con.
- Mỗi phần còn lại đều bằng 1/5.
- Gv viết 1/5 vào các phần còn lại của HV.
- Trong toán học, để thể hiện một phần năm hình vuông, một phần năm hình tròn... ta dùng số một phần năm, viết là1/5.
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Gọi h/s đọc y/c
Gv đính các hình vẽ lên bảng.
- Đã tô màu 1/5 hình nào?
- Y/c h/s suy nghĩ và ghi kết quả vào bảng con.
- Trình bày kết quả và giải thích.
- Vì sao con cho rằng đã tô màu 1/5 hình A?
- Vì hình A chia thành 5 phần bằng nhau, người ta tô màu một phần.
- Tại sao không phải tô màu 1/5 hình B?
GV: Hình B  được 2/5 hình đó.
 Hình C . được 1/6 hình đó
- Vì hình B chia thành 5 phần bằng nhau nhưng người ta tô màu 2 phần.
KL: Chia bất kì hình nào thành 5 phần bằng nhau, lấy 1 phần ta đều được 1/ 5 hình đó.
Bài 2: Hs đọc y/c đề bài.
? Để tìm đúng được hình nào trước hết các con phảI làm gì?
? Hình nào có 1/5 số ô vuông được tô màu?
? Vì sao con biết ở hình A có 1/5 số ô vuông được tô màu?
GV hỏi tương tự với các hình còn lại.
GV đính hình lên bảng.
- PhảI đếm số ô vuông trong mỗi hình.
- Hình A,C 
- vì hình A có tất cả 10 ô vuông, đã tô màu 2 ô vuông.
Bài3: Y/c h/s thảo luận nhóm bàn và giải thích .
- Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng con.
3. Củng cố, dặn dò.
Thứ 3 ngày22 tháng 2 năm 2011.
Chính tả: ( Tập chép) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
I. Mục tiêu: 
- Nhìn bảng và chép lại đoạn Vua Hùng Vương.... cầu hôn công chúa.Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Làm đúng các bài tập chính tả.
-Rèn ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học.Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi h/s viết một số từ khó sau:
- Viết: huơ, quặp, xâu kim.
-Nhận xét bài viết.
B Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- Gọi 2 h./s đọc lại đoạn viết.
- 3 h/s đọc
- Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì?
- Vua Hùng thứ 18 có một người công chúa đẹp tuyệt trần.Khi nhà vua kén chồng cho công chúa thì đã có hai người đến cầu hôn.
b, Hướng dẫn cách trình bày.
- Y/c h/s nêu cách trình bày một đoạn văn?
- Chữ đầu phải viết hoa và lùi vào 1 ô.
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Tìm trong bài những chữ bắt đầu bằng r, d, gi, ch, tr và những chữ có dấu thanh hỏi.
- Tìm và viết vào bảng con một số tiếng khó
d, Viết chính tả.
- Y/c h/s nhìn bảng chép bài.
- Viết bài vào vở.
e, Soát lỗi.
g, Chấm bài. Thu và chấm một số bài.
3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài1:a, Y/c h/s làm vào vở, 1 h/s làm bảng phụ
- Làm bài theo y/c
Bài2: H/s làm bảng con.
4. Củng cố dặn dò.
Kể chuỵên: SơnTinh,Thuỷ Tinh.
I. Mục tiêu:
- Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuỵên với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp
- Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học.
3 tranh minh hoạ câu chuỵên.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra.Gọi 3 h/s lên bảng kể theo hình thức nối tiếp câu chuyện Quả tim khỉ.
- 3 h/s kể
- Nhận xét lời kể của bạn.
- Ghi điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn kể chuỵên.
a, Gọi h/s đọc y/c.
- Sắp xếp nội dung tranh sau cho đúng nội dung câu chuỵên.
- Treo tranh và cho h/s quan sát tranh.
- Bức tranh 1 minh hoạ điều gì?
- Minh hoạ trận đánh của hai vị thần.
- Đâylà nội dung đoạn nào của câu chuyện?
- Đoạn cuối.
- Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.
- Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3.
- Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
Y/c h/s thảo luận theo nhóm và sắp xếp các bức tranh cho đúng nội dung câu chuyện.
- Thảo luận nhóm bàn
- Gọi 1 nhóm lên sắp xếp.
Thứ tự 3, 2, 1.
b, Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Y/c h/s kể theo nhóm nhỏ, 
- Kể theo nhóm
- Gọi một số nhóm lên kể.
- Nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò h/s về  ... ng mỗi từ trên tiếng biển đứng trước hay đứng sau? 
? Vậy ngoài 2 từ trên chúng ta hãy tìm thêm các từ có tiếng biển.
- Hs nêu miệng – Gv ghi bảng.
Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.
( Gv giảI thích 1 số từ và cho hs xem một số tranh).
- Sóng biển:
- Bão biển:
- Lốc biển:
- Biển khơi:
- Biển cả: 
- Hs đọc lại những từ ở bài tập 1.
GV chốt: Qua bài tập 1 chúng ta đã tìm được 1 số từ có tiếng biển. Để giúp các em hiểu về 1 số từ về sông biển, chúng ta cùng sang bài tập 2.
Tìm các từ ngữ có tiếng biển.
Mẫu: Tàu biển, biển cả.
- Có 2 tiếng: tàu+ biển, biển + cả.
- Tàu biển: biển đứng sau.
- Biển cả: biển đứng trước.
- Gv cho hs thảo luận theo nhóm đôI và ghi kết quả ra nháp.
Tiếng biển đứng trước:
- Tàu biển, cá biển, tôm biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển,rong biển, bờ biển,
Tiếng biển đứng sau:
biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ, biển nước..
Bài 2: Cho hs đọc y/c bài.
Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Hs đọc nội dung gv ghi bảng.
- Hs đọc các từ trong ngoặc đơn.
GV : Tìm từ trong ngoặc để điền vào chỗ chấm cho thích hợp với mỗi nghĩa đã cho.
- Cho hs thảo luận theo cặp bàn( vở BT thay cho phiếu học tập).
- Đại diện các nhóm lên bảng điền.
- Tìm từ trong ngoặc đơn hoặc với mỗi nghĩa sau.
- G/v đưa tranh về sông, suối , hồ cho h/s xem.
? Sông và suối có gì giống và khác nhau?
? ở Quỳnh Lưu chúng ta có hồ nào lớn?
? So sánh hồ và ao?
- Hs đọc lại nội dung bài tập 2.
Gv chốt: Qua bài tập 1,2 chúng ta đã được mở rộng về từ chỉ sông, biển.
*) GV nêu câu: Bạn Mai học rất giỏi.
y/ c hs đặt câu hỏi cho cụm từ học rất giỏi. 
Chuyển: chúng ta đã biết đặt và trả lời một số câu hỏi ntn, ở đâu, hôm nay chúng ta cùng đặt và trả lời cho câu hỏi có cụm từ vì sao?
- GV: ghi phần 2 bài học lên bảng.
- Hs nhắc lại.
Hs quan sát.
Giống nhau: đều có nước chảy.
- Khác nhau: sông lớn,.
 Suối thường nhỏ hơn, nước chảy từ trên cao xuống.
- Hồ Vực Mấu( hồ Vực Mấu do con người tạo nên để dự trữ nước phục vụ cho XS nông nghiệp)
- Hồ có DT lớn, ao có DT nhỏ hơn và thường có trong mỗi gia đình.
Bài 3: Gọi h/s đọc y/c.
- Gv chép câu văn lên bảng.
? Trong câu trên bộ phận nào được gạch chân?
- Hs đặt câu hỏi cho phần gạch chân.
? Trong câu hỏi này có cụm từ nào dùng để hỏi?
- Phần gạch chân là lí do cho việc
 “ không được bơI ở đoạn sông này”
- Vậy khi khi đặt câu hỏi cho lí do của sự việc nào đó ta dùng cụm từ “ Vì sao?” để đặt câu hỏi.
Y/ c hs đặt câu hỏi khác có cụm từ vì sao.
Cụm từ vì sao có thể đặt ở đầu câu cũng có khi đặt ở cuối câu hỏi.
Chốt: Khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó chúng ta đặt câu có cụm từ vì sao?
- Cho hs đặt miệng câu hỏi có cụm từ vì sao?
- Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau.
Không được bơI ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
- Vì có nước xoáy.
- Không được bơI ở đoạn sông này vì sao?
- Cụm từ vì sao?
- Vì sao không được bơI ở đoạn sông này?
Bài 4: Gọi h/s đọc y/c.
- Hs đọc các câu hỏi , gv ghi bảng.
? 3 câu hỏi trên có cụm từ nào dùng để hỏi? 
- Dựa vào nội dung bài TĐ Sơn Tinh- Thủy Tinh . hãy nhớ lại nội dung để trả lời 3 câu hỏi trên.
- Y/c h/s thảo luận nhóm bàn.
- Gọi một số nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Vì sao?
- 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời.
Thứ 5 ngày 24 tháng2 năm 2011.
Chính tả: ( Nghe - Viết ) Bé nhìn biển.
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 8 khổ thơ đầu của bài “ Bé nhìn biển”
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng:
- Tranh, ảnh các loài cá: chim, chép, chày, trắm, ..
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Viết: Cọp chịu để bác nông dân trói vào gốc cây, rồi lấy rơm trùm lên mình nó.
1 em viết
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn chính tả:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc
Học sinh theo dõi
b. Tìm hiểu nội dung bài
- Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển ntn?
- Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?
c. Luyện viết chữ khó
Học sinh viết vào bảng con
d. Giáo viên đọc – Học sinh viết bài
Học sinh viết vào VBT
- Đọc khảo bài
Dùng bút chì để khảo
e. Chấm và chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Thảo luận nhóm
Làm việc theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm trả lời
a. Cá chim, cá chép, 
b. Cá trắm, cá trích, cá tràu, 
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Làm vào VBT
Học sinh làm bài
Trái nghĩa với khó: dễ
Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu: cổ
Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi: mũi
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
 Thứ 6 ngày 25 tháng 2 năm 2011.
Tập làm văn: Đáp lời đồng ý. 
 Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.(BT2,BT2)
- Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
-Bồi dưỡng lòng say mê môn học .
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ cảnh biển trong SGK
- Bảng phụ viết 4 câu hỏi BT3.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Luyện đáp lời phủ định
2 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Hà cần nói với thái độ như thế nào?
Lời Hà lễ phép
- Bố Dũng nói với thái độ ntn?
Lời bố Dũng niềm nở
+ Học sinh đóng vai
Làm việc nhóm 2
+ Nhận xét các nhóm thể hiện
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Làm việc theo nhóm
Thảo luận theo nhóm2
+ Các nhóm lên đóng vai trước lớp
a. Cảm ơn bạn
b. Em ngoan quá.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh để trả lời câu hỏi
Học sinh quan sát
+ Làm việc theo nhóm
Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện nhóm trả lời
a. Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
b. Sóng biển xanh nhấp nhô.
c. Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn.
d. Mặt biển đang dâng lên, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm BT3 vào vở.
Toán: Thực hành xem đồng hồ.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng xem đồng hồ ( kim phút chỉ số 3 ,số 6 )
- Củng cố, nhận biết các đơn vị đo thời gian: giờ, phút; Phát triển biểu tượng về khoảng thời gian 15 phút và 30 phút
-Bồi dưỡng tư duy lô gicvà tư duy sáng tạo .
II. Đồ dùng: Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ:
- Một giờ bằng bao nhiêu phút?
1 em trả lời
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện nhóm trả lời
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Hướng dẫn học sinh làm bài
Thảo luận nhóm vừa
Các em phải đọc và hiểu các hoạt động, thời điểm diễn ra các hoạt động
VD: HĐ: tưới rau
Thời điểm: 5 giờ 30 phút chiều
+ 2 nhóm lên thi “ Tiếp sức”; Mỗi nhóm 3 em. Trong cùng 1 thời gian nhóm nào làm đúng là thắng cuộc chơi
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh thực hành xem đồng hồ
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà thực hành xem đồng hồ
Tự nhiên và Xã hội: Một số loài cây sống trên cạn
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Nói tên và nêu ích lợi của một số cây trên cạn.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II. Đồ dùng:
- Hình vẽ trong SGK trang 52, 53
- 1 số cây sống trên cạn.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Quan sát cây cối ở sân trường, vườn trường
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, mô tả.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ ngoài hịên trường
- Chia lớp làm 3 tổ
+ Tổ 1: Quan sát cây cối ở sân trường.
+ Tổ 2: Quan sát vườn hoa.
+ Tổ 3: Quan sát vườn thực hành.
- Các nhóm tìm hiểu cây, đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát.
Phiếu hướng dẫn quan sát.
- Tên cây
- Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây hoa, cây cỏ:
+ Thân cây và cành lá có đặc điểm gì?
+ Cây đó có hoa hay không?
+ Có thể nhìn thấy phần rễ không? Tại sao? Đối với cây mọc trên cạn rễ cây có vai trò gì đặc biệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm nói tên, mô tả đặc điểm và ích lợi của các cây mọc ở khu vực được phân công.
- Khen ngợi các nhóm có khả năng quan sát và nhận xét tốt. 
Hoạt động 2: Làm việc SGK
Mục tiêu: Nhận biết một số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Quan sát tranh và thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm 2
+ Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình?
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện các nhóm trả lời
Hình 1: Cây mít: ăn quả
Hình 2: Cây phi lao: lấy gỗ.
Hình 3: Cây ngô: lương thực.
Hình 4: Cây đu đủ
Hình 5: Cây thanh long
Hình 6: Cây sả: gia vị
Hình 7: Cây lạc: thực phẩm.
Kết luận: Có rất nhiều loại cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi nói tên cây và lợi ích của chúng.
- Học sinh đưa cây lên đóng vai nói tên cây và ích lợi của chúng.
+ Nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta cần bảo vệ và chăm sóc cây như thế nào?
Học sinh kể
Thể dục: Ôn một số bài rèn luyện.
I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Vệ sinh an toàn nơi tập
- Chuẩn bị một còi, kẻ vạch và ô vuông như bài trước.
III. Phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Tập một số động tác khởi động: 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên: 80 – 90 m
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút.
- Ôn một số động tác của bài TD phát triển chung: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
B. Phần cơ bản:
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông: 1 – 2 lần 15 m
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang: 1 – 2 lần 15 m.
- Đi nhanh chuyển sang chạy: 1 – 2 lần 18 – 20 m.
+ Thi đi nhanh chuyển sang chạy 
- Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”: 2 lần
C. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 1 – 2 phút.
- Một số động tác thả lỏng.
- Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”: 1 phút.
- Giáo viên hệ thống bài và dặn dò: 2phút.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 25.doc