Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 31

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 31

I. MỤC TIÊU:

1. - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc phân biệt lời của các nhân vật

2. - Hiểu nội dung của bài: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rẽ mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác lại nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.(HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5)

- Giáo dục học sinh có ý thức trồng và bảo vệ cây cối.(Lồng BVMT)

II. ĐỒ DÙNG: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc: Chiếc rễ đa tròn
I. Mục tiêu: 
1. - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc phân biệt lời của các nhân vật
2. - Hiểu nội dung của bài: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rẽ mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác lại nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.(HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5)
- Giáo dục học sinh có ý thức trồng và bảo vệ cây cối.(Lồng BVMT)
II. Đồ dùng: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc thuộc bài “ Cháu nhớ Bác Hồ”
3 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc:
Học sinh theo dõi
c. Luyện đọc đoạn
- Giáo viên chia đoạn
-Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1
Rút từ khó –HS luyện đọc 
3 đoạn
3HS đọc 
- Đọc đoạn 1
+ Hướng dẫn ngắt giọng: Đến gần cây đa Bác chợt thấy mọt chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngèo nằm trên mặt đất.
1 em
- Đọc lại đoạn 1
2 em
- Đọc đoạn 2: 
3 em đọc
- Đọc đoạn 3
2 em
d. Đọc đoạn nối tiếp
3 em
e. Luyện đọc theo nhóm
Đọc theo nhóm 3
g. Thi đọc
Các nhóm đọc thi
3. Tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn 1
1 em đọc
+ Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?
Trồng cho chiếc rễ mọc tiếp
+ Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng ntn?
+ Khi bác h/d chú cần vụ trồng chiếc rễ đa thì chú cần vụ cảm thấy thế nào?
+ Giải nghĩa từ thắc mắc:
- Điều mà chú cần vụ thắc mắc đã được giải đáp như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu đoạn tiếp theo.
Bác hướng dẫn chú trồng, cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn buộc chiếc rễ vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
- Chú cần vụ thắc mắc.
+ Chiếc rễ này mọc thành cây có hình dạng ntn?
- GV h/d h/s quan sát hình vẽ trong tranh.
Thành một cây đa con có vòng lá tròn.
- Đọc đoạn 3
1 em
+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
Vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.
+ Đọc câu hỏi 5
2 em
- Em hãy nói 1 câu nói về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi?
Làm việc nhóm 2
- Bác luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng.
+ Đại diện nhóm trả lời
- Thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh ntn?
- Bác yêu mọi vật, yêu cây cối, dù một chiếc rễ đa rơi xuống Bác cũng muốn trồng cho mọc thành cây. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài học này giúp con hiểu thêm điều gì?
- Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.
- Nhiều ý kiến.
- Về nhà ôn lại bài
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ)các số trong phạm vi 1000,cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Ôn tập về chu vi của hình tam giác và giải toán về nhiều hơn.(làm B1,B2 cột 1 3,b4,B5)
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
Đặt tính rồi tính:
Làm vào bảng con
456 + 132; 547 + 311
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn về phép tính cộng:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
- Học sinh làm bài
Học sinh làm miệng
+ Yêu cầu học sinh nắm được cách cộng trừ phải sang trái
+ Nhận xét và cho điểm
Bài 2 : Đọc yêu cầu bà
2 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 số em nêu cách làm
+ Nhận xét và chữa bài
Bài 4: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Học sinh tự tóm tắt và giải vào VBT
- Muốn biết sư tử nặng bao nhiêu kg – lô -gam ta làm ntn?
+ Chấm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2010.
Chính tả: (Nghe viết ): Việt Nam có Bác.
Mục đích yêu cầu:
- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài thơ thể lục bát Việt Nam có Bác. Làm đúng các bài tập phân biệt r/ d/ gi.
-Rèn ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra: 
GV đọc một số từ, y/c h/s viết 
- Viết vào bảng con: chói chang,
trập trùng, kẻ lệch.
- NX
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn nghe viết.
a, H/d h/s chuẩn bị.
- GV đọc bài lần 1
- Theo dõi ở sgk.
- Y/c 2 h/s đọc lại.
- 2 h/s đọc.
+ Nêu nội dung bài thơ?
+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì?
+ Nhân dân ta coi trọng và kính yêu Bác ntn?
- Bài thơ ca ngợi Bác là người tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam.
- Với trời mây, non nước và đỉnh Trường Sơn ( rất cao)
- Coi Bác là Việt Nam, VN là Bác.( Bác là linh hồn của đất nước)
- Tìm các tên riêng có trong bài?
- Bác, Việt Nam, Trường Sơn 
Giảng từ: Trường Sơn là một dãy núi dài,có nhiều đỉnh núi cao ở miền Trung nước ta.
- Bài thơ này thuộc thể thơ gì? Vì sao con biết?
- Thể thơ lục bát, 1 câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng.
- Trình bày thể thơ lục bát ntn cho đẹp?
b, H.d h/s viết một số tiếng khó.
2. GV đọc cho h/s chép bài.
3. Chấm, chữa bài.
4. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài1: Gọi h/s đọc y/c.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài, h/d h/s làm.
- Gọi h/s đọc lại bài thơ.
- Nêu nội dung bài thơ.
Bài2: Điền tiếng thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét, chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
- Viết bảng con một số tiếng: chung đúc, đỉnh.
- Làm vào vởBT.
- Lớp làm vào vở BT, 1 h/s làm bảng phụ.
Toán: Phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) theo cột dọctrong phạm vi 1000
-Biết trừ nhẩm các số tròn trăm ..
- Ôn về giải toán ít hơn.
II. Đồ dùng: Biểu diễn trăm, chục và đơn vị
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ: Đặt tính và tính:
456 + 124 673 + 212
Làm bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số:
a. Giới thiệu phép trừ:
- GV gắn hình vuông lên bảng và giới thiệu bài toán hình thành phép trừ: 635 – 214
b. Tìm kết quả:
- Phần còn lại có mấy trăm, chục, đơn vị?
4 trăm 2 chục và 1 đơn vị
- 4 trăm 2 chục 1 đơn vị là bao nhiêu hình vuông?
Là 421 hình vuông
- Vậy 635 – 214 bằng bao nhiêu?
411 hình vuông
c. Đặt tính và thực hiện phép tính:
- Nêu cách tính
Học sinh nêu
Kết luận: đặt tính: viết trăm dưới trăm, chục dưới chục và đơn vị dưới đơn vị.
-
 635
 214
 421
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Nêu miệng kết quả
Học sinh làm miệng
+ Nhận xét và cho điểm
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Học sinh làm vào bảng con
+ Nêu cách làm
+ Nhận xét và cho điểm
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Chơi trò chơi “ Tiếp sức”
Hai nhóm lên tham gia chơi
+ Các số trong bài là các số ntn?
500 – 200 = 300 900 – 300 = 600
+ Nhận xét và đánh giá
600 – 100 = 500 1000 – 500 = 500
600 – 400 = 200 1000 – 400 = 600
Bài 4: đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Học sinh tóm tắt và giải vào VBT
+ Chấm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Kể chuyện: Chiếc rễ đa tròn.
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói, kể chuyện, sắp xếp lại trật tự ba tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện.
- Kể lại được từng doạn và toàn bộ câu chuyện một cach tự nhiên.(HS khá giỏi )
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra: 3 h/s kể nối tiếp câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.
- 3 h/s kể.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
 1: Sắp xếp thứ tự các bức tranh.
Gọi h/s đọc y/c bài 1.
- 1 h/s đọc. Sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện
- Y/c h/s quan sát và nêu nội dung mỗi bức tranh.
- Quan sát tranh.
- Nêu nội dung bức tranh 1;
- Bác Hồ đanng h/d chú cần vụ trồng chiếc rễ đa.
- Bác h/d chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
- Cuộn rễ đa thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào 2 cái cọc, sau đó mới vùi 2 đầu rễ xuống đất.
- Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Các em nhỏ chơi trò chui qua chui lại vòng tròn của cây đa.
- Lúc đó mọi người mới hiểu ra điều gì?
- Vì sao Bác lại cho trông chiếc rễ đa có vòng tròn.
- Nội dung bức tranh 3 thể hiện điều gì?
- Bác chỉ chiếc rễ đa và bảo chú cần vụ trồng.
- Y/c h/s thảo luận nhóm bàn để sắp xếp lại thứ tự các bức tranh.
- thảo luận nhóm bàn.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm ghi kết quả vào bảng con.
- Thứ tự đúng là 3, 1, 2.
Chuỷên: các con dã biết cách sắp xếp đúng thứ tự các bức tranh, chứng tỏ các con đã nắm vững nội dung câu chuyện. Bây giờ kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
2. Kể lại từng đoạn theo tranh.
- Y/c h/s kể từng đoạn theo nhóm.
- Gọi một số nhóm kể
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 2 - 3 h/s giỏi kể lại toàn bộ nội dung chuỵên.
- Lớp nhận xét, GV ghi điểm.
C. Củng cố: 
 - Qua câu chuyện ta hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?
- Kể theo nhóm 3.
- các nhóm khác nghe, nhận xét lời kể, nội dung, thái độ, điệu bộ.
Tập viết: Chữ hoa N
I. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết chữ.
1. Biết viết chữ hoa N theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng cụm từ “Ngwời ta là hoa đất ” theo cỡ nhỏ.
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
3.Rèn ý thưc giữ vở sạch ,viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ N đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li
III. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ:
- Viết chữ M Học sinh viết vào bảng con
+ Nhận xét và cho điểm
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ 
-Chữ N hoa cao mấy li? Rộng máy ô? Gồm có mấy nét?
Cao 5 li gồm có 2 nét: 1 nét móc 2 đầu và 1 nét kết hợp nét lượn ngang và nét cong trái
- Giáo viên hướng dẫn cách viết
Học sinh theo dõi.
b. Học sinh viết chữ N 
Viết vào bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
2 em
+ Em hiểu: “Ngwời ta là hoa đất ” là ntn?
Là ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam.
b. Hướng dẫn học sinh quan sát cụm từ ứng dụng:
- Nhận xét độ cao của các con chữ 
Học sinh nêu
- Nêu khoảng cách giữa các con chữ bằng chừng nào?
c. Viết vào bảng con:
- Viết chữ “Mắt ”
Viết bảng con
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Viết 1 dòng chữ N cỡ vừa, 1 dòng  ...  đáp lại lời khen của người khác chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ vẻ kiêu căng.
Bài 2: Đọc yêu cầu bàI
- Quan sát ảnh Bác
1 em
Học sinh quan sát
- H ọc sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
+ Nhận xét bài của học sinh
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Hướng dẫn làm bài: Dựa vào câu trả lời ở BT2 các em viết thành đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ. Chú ý cách chấm câu, dùng từ.
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên làm vào bảng phụ
+ Chấm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Toán: Tiền Việt Nam
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Nhận biết các loại tờ giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng ( 100 đồng, 200 đồng,  )
- Nắm được mối quan hệ trao đổi, mối quan hệ giữa giá trị của nó.
- Biết làm phép tính cộng trừ tên với các đơn vị là đồng.
II. Đồ dùng: Các hình biểu diễn trăm, chục và đơn vị
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000
- Trong cuộc sống hàng ngày, khi cần mua hàng hoá. Chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Học sinh tìm tờ giấy bạc 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 
Học sinh lấy
- Vì sao em biết đó là tờ giấy bạc 200 đồng, .
- Ngoài các tờ giấy bạc còn có các tiền xu có mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng.
3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
2 em
- GV nêu: Mẹ có 1 tờ giấy bạc là loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng
Học sinh trả lời
- Tương tự câu b, c
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT - Đổi vở kiểm tra chéo nhau
- Đọc bài làm lên
+ Nhận xét và chữa bài
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?
- Học sinh làm bài
Thảo luận nhóm 2
+ Đại diện nhóm trả lời
Bài 4: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào bảng con
+ Nhận xét và chữa bài
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Đạo đức: Bảo vệ loài vật có ích. ( T2 )
I. Mục tiêu: Như tiết 1
II. Các hoạt động dạy –học:
A. Bài cũ:
- Hãy nêu các con vật có ích?
- Cần phải làm gì để bảo vệ chúng?
+ Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Giúp hoc sinh biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
Nêu yêu cầu: Khi đi chơi vườn bách thú, em thấy 1 số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây:
- Mặc các bạn không quan tâm.
- Đứng xem, hùa theo trò nghịch.
- Khuyên ngăn các bạn.
- Mách người lớn.
+ Học sinh thảo luận nhóm 2
+ Đại diện nhóm lên trình bày
Kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Học sinh biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích
GV nêu yêu cầu: em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể 1 vài việc làm cụ thể.
- Học sinh tự liên hệ
Kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho người: vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong moi trường lành mạnh.
3. Củng cố, dặn dò:- Thực hiện tốt các điều đã học.
Thể dục: Chuyền cầu. Trò chơi: Ném vòng vào đích
I. Mục tiêu: Làm quen với trò chơi “ Tung vòng vào đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tương đối chủ động 
 - Ôn chuyền cầu. Yêu cầu biết thực hiện động tác 
II. Đồ dùng:
- Chuẩn bị một còi; 3 – 10 quả bóng nhỏ và 1 cái rổ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông ,vai: 1 – 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 90 – 100 m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút
- Ôn các động tác tay, chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển.
b. Phần cơ bản:
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người: 8 – 10 phút.
- Chơi trò chơi: Ném bón trúng đích: 8 – 10 phút
+ GV nêu tên trò chơi – hướng dẫn cách chơi.
+ Học sinh chơi theo tổ.
C. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút.
Thể dục: Chuyền cầu. Trò chơi:Ném vòng vào đích 
I. Mục tiêu: Tiếp tục học trò chơi “Ném vòng vào đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tương đối chủ động 
 - Ôn chuyền cầu. Yêu cầu biết thực hiện động tác và nâng cao khả năng thực hiện đón và chuền cầu cho bạn.
II. Đồ dùng:
- Chuẩn bị một còi; 3 – 10 quả bóng nhỏ và 1 cái rổ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông ,vai: 1 – 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 90 – 100 m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút
- Ôn các động tác tay, chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển.
b. Phần cơ bản:
- Chuyền cầu theo nhóm hai người: 8 – 10 phút
-Trò chơi “Ném vòng vào đích”: 10 – 12 phút.
+ GV nêu tên trò chơi – hướng dẫn cách chơi.
+ Học sinh chơi theo tổ.
C. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút.
- Một số động tác thả lỏng: 1 – 2 phút.
- Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
- Củng cố, dặn dò.
Tự nhiên và Xã hội: Mặt Trời
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết được:
- Khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời với sự sống trên Trái Đất.
- Học sinh có ý thức: đi nắng luôn đọi mũ nón, không nhìn trực tiếp vào mặt trời.
II. Đồ dùng: giấy, bút màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Khởi động: chúng ta đã biết cây, con người sống ở khắp nơi: như vậy nếu như trong bóng tối vào ban đêm chúng ta có thể dễ dàng quan sát chúng không?
- Vào lúc nào chúng ta mới dễ dàng quan sát chúng?
Ban ngày
- Nhờ đâu chúng ta có được ban ngày?
Nhờ mặt trời
2. Hoạt động 1: Hát và vẽ mặt trời theo hiểu biết
- HS hát bài “ Cháu vẽ ông mặt trời”
Cả lớp hát
- Vẽ ông mặt trời theo hiểu biết của em
3 em lên vẽ thi – cả lớp vẽ vào VBT
b. Hoạt động 2: Em biết gì về mặt trời
Mục tiêu: Học sinh biết được hình dạng và tác dụng của mặt trời.
- Em biết gì về mặt trời?
Thảo luận nhóm 2
- Mặt trời có hình dạng gì?
Mặt trời có hình dạng khối cầu giống như một quả bóng lửa khổng lồ.
- Tại sao lại dùng màu đỏ hay màu vàng để tô màu của mặt trời?
Mặt trời có màu đỏ và màu vàng giống quả bóng lửa.
- Mặt Trời ở gần hay xa tráI đất?
Rất xa TráI Đất
- Mặt Trời còn có tác dụng gì nữa?
Chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất
- Tại sao khi đi nắng chúng ta phải đội mũ nón hay che ô?
- Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao?
Không vì rất tối lúc đó không có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào.
- Vậy vào những ngày nhiệt độ cao nhất thấy nóng hay lạnh?
Ngày nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời cung cấp sức nóng cho Trái Đất.
Kết luận: Mặt Trời tròn giống một quả bóng khổng lồ. Chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
c. Hoạt động 3: Thảo luận tại sao chúng ta cần Mặt Trời.
Mục tiêu: Học sinh biết 1 cách khái quát về vai trò của mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất
- Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất của chúng ta ntn?
Trái Đất chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống của con người, vật, cây cối sẽ chết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh về Mặt Trời.
Sinh hoạt: Nhận xét trong tuần 31
I. Mục tiêu:
- Học sinh vạch ra được ưu và khuyết điểm trong tuần.
- Vạch ra được kế hoạch của tuần tới.
II. Lên lớp:
A. Lớp trưởng nhận xét:
B. Giáo viên nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Các em đi học chuyên cần
+ Nề nếp ra vào lớp nhanh nhẹn, nghiêm túc.
+ Ăn mặc đúng qui định
+ Vệ sinh trường lớp kịp thời, sạch sẽ.
+ Trang trí lớp đẹp đạt kết quả cao.
 - Tồn tại: 
+ 1 số em còn đi học chậm giờ.
 Kế hoạch:
+ Khắc phục tồn tại trên.
+ Thực hiện tốt kế hoạch của trường và đội đề ra.
Thủ công: Làm con bướm.( T1)
I. Mục tiêu: Học sinh biết làm con bướm một cách thành thạo.
- Thích làm đồ chơi, rèn đôi tay khéo léo
II. Đồ dùng: Con bướm mẫu gấp bằng giấy
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn quan sát nhận xét
- Quan sát vật mẫu.
+ Con bướm làm được bằng gì? Có những bộ phận nào?
3. Hướng dẫn gấp mẫu:
+ Bước 1: Cắt gấp
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô
- Cắt nan giấy chữ nhật màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô làm râu bướm.
+ Bước 2: Gấp cánh bướm.
- Tạo đường nếp gấp
+ Bước 3: Buộc thân bướm
Dùng chỉ buộc chặt đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hướng ngược chiều nhau
+ Bước 4: Làm râu bướm
- Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút dài hoặc mũi kéo vuốt cong.
4. Thực hành:
- Học sinh làm con bướm
+ Giáo viên theo dõi để uốn năn giúp đỡ các em yếu.
5. Đánh giá nhận xét:
- Về nhà luyện làm thêm.
Thể dục: Chuyền cầu. Trò chơi:Ném vòng vào đích 
I. Mục tiêu: Tiếp tục học trò chơi “Ném vòng vào đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tương đối chủ động 
 - Ôn chuyền cầu. Yêu cầu biết thực hiện động tác và nâng cao khả năng thực hiện đón và chuền cầu cho bạn.
II. Đồ dùng:
- Chuẩn bị một còi; 3 – 10 quả bóng nhỏ và 1 cái rổ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông ,vai: 1 – 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 90 – 100 m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút
- Ôn các động tác tay, chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển.
b. Phần cơ bản:
- Chuyền cầu theo nhóm hai người: 8 – 10 phút
-Trò chơi “Ném vòng vào đích”: 10 – 12 phút.
+ GV nêu tên trò chơi – hướng dẫn cách chơi.
+ Học sinh chơi theo tổ.
C. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát: 2 – 3 phút.
- Một số động tác thả lỏng: 1 – 2 phút.
- Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
- Củng cố, dặn dò.
Thứ 6 ngày 24 tháng 4 năm 2009.
Chính tả: ( Nghe viết) Cây và

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 31.doc