Thiết kế bài dạy lớp 1 - Hoàng Thị Hồng Lĩnh - Tuần 9

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Hoàng Thị Hồng Lĩnh - Tuần 9

A- MĐYC:

- HS đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Đọc được câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.

- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.

B- ĐDDH:

Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.

C- HĐDH: Tiết 1

I/KTBC: 2 HS viết và đọc: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.

 2 HS đọc câu ứng dụng.

II/BÀI MỚI:

1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.

 - GV gt và ghi bảng: uôi, ươi. HS đọc theo: uôi, ươi.

2. Dạy vần:

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Hoàng Thị Hồng Lĩnh - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TU¢N 9
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008
TIẾNG VIỆT
Bài 35: VẦN UÔI, ƯƠI
A- MĐYC:
- HS đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đọc: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.
	2 HS đọc câu ứng dụng.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
	- GV gt và ghi bảng: uôi, ươi. HS đọc theo: uôi, ươi.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần uôi:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần uôi có âm đôi uô ghép với âm i. Âm đôi uô đứng trước, âm i đứng sau.
So sánh uôi với ui: Giống: đều kết thúc bằng âm i.
	 Khác: uôi bắt đầu bằng âm đôi uô, ui bắt dầu bằng âm u.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đvần mẫu uôi: uô-i-uôi. HS nhìn bảng đ/vần, đọc trơn: uôi. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: chuối, và đọc: chuối. 
+ HS ptích: Trong tiếng chuối, có âm ch ghép với vần uôi, âm ch đứng trước, vần uôi đứng sau, thêm dấu thanh sắc trên đầu âm ô.
- GV đánh vần: ch - uôi - chuôi - sắc - chuối. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: nải chuối. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
- Ghép: HS ghép được: uôi, chuối, nải chuối.
b) Vần ươi: Tiến hành tương tự.
So sánh ươi với uôi: Giống: kết thúc bằng i.
	 Khác: ươi bắt đầu bằng ươ; uôi bắt đầu bằng uô.
- Đánh vần: ươ - i - ươi; bờ - ươi - hỏi - bưởi; múi bưởi.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần uôi được viết bắt dầu từ âm u nối liền với âm ô và âm i, cao 2 li. Tương tự: ươi, nải chuối, múi bưởi.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? 
? Trong ba thứ quả này em thích loại nào nhất? 
? Vườn nhà em trồng cây gì?
? Chuối chín có màu gì? 
? Vú sữa chín có màu gì?
? Bưởi thường có nhiều vào mùa nào? 
Trò chơi: Thi ghép nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 36.
ĐẠO ĐỨC
Bài 5: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (T1)
A- MỤC TIÊU: 
	1. Giúp HS hiểu: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh chị em mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng.
	2. HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
B- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Vở bt. Đồ dùng để chơi đóng vai. Các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học.
C- HĐDH: 
	HĐ1: HS xem tranh và nxét việc làm của các bạn nhỏ trong bt1.
	- GV yêu cầu từng cặp HS qsát tranh bt1 và nxét việc làm của các bạn nhỏ trong hai tranh. 
- Từng cặp HS trao đổi về nd mỗi bức tranh. 	
- 1 số HS nxét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV chốt lại nd từng tranh và kl:
T1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
T2: Hai chị em đang cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hòa thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
Anh chị em trong gđ phải thương yêu và hòa thuận với nhau.
	HĐ2: Thảo luận, phân tích tình huống (bt2).
	- HS xem các tranh bt2 và cho biết tranh vẽ gì?
T1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà. 
T2: Bạn Hùng có 1 chiếc ô tô đồ chơi.Nhưng em bé nhìn thấy &đòi mượn chơi
- GV hỏi: Theo em, bạn Lan ở T1 có thể có những cách g/q nào trong t/h đó?
- HS nêu tất cả các cách g/q có thể có của Lan trong t/huống. GV chốt lại 1 số cách ứng xử chính của Lan:
+ Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình.
+ Lan chia cho em quả bé và giữ lại cho mình quả to.
+ Lan chia cho em quả to, còn quả bé phần mình.
+ Mỗi người 1 nửa quả bé, 1 nửa quả to.	+ Nhường cho em bé chọn trước.
- GV hỏi: Nếu em là bạn Lan, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
GV chia HS thành các nhóm có cùng sự lựa chọn và y/cầu các nhóm thảo luận vì sao các em lại muốn chọn cách giải quyết đó.
- HS thảo luận nhóm.	- Đại diện nhóm trình bày. Lớp bổ sung.
- GV kl: cách ứng xử (5) trong tình huống là đáng khen thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ.
Tranh 2 tương tự tranh 1: + Hùng ko cho em mượn ô tô. + Đưa cho em mượn và để mặc em tự chơi. + Cho em mượn và hd em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi khỏi hỏng. 
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- VN học bài, thực hiện theo những gì đã học và chuẩn bị bài sau (t2).
TOÁN
Bài 32: LUYỆN TẬP.
A- MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng 1 số với 0.
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
- Tính chất của phép cộng (Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả vẫn không thay đổi).
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
HS làm bảng: 0 + 1	 0 + 5	2 + 0	4 + 0. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài và làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau.
Bài 3: Điền ><=.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hdẫn HS làm từng bài. 
2 ... 2 + 3 Ta làm như sau: Tính vế phải 2 + 3 = 5; 2 < 5 nên 2 < 2 + 3.
- HS làm bài. GV theo dõi, sửa sai.
Chữa bài: 3 HS làm bảng lớp. Lớp và GV nhận xét.
Bài 4: Viết kết quả phép cộng.
- HS nêu yêu cầu.
- GV hdẫn HS qsát mẫu: Lấy số ở cột dọc cộng với số ở cột ngang kết quả viết ở ô vuông tương ứng.
- HS làm bài vào vở. 
+
1
2
3
4
1
2
3
4
5
2
3
4
5
3
4
5
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008
TIẾNG VIỆT
Bài 36: VẦN AY, Â - ÂY
A- MĐYC:
- HS đọc và viết được: ay, â-ây, máy bay, nhảy dây.
- Đọc được câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đọc: quả bưởi, cưỡi ngựa, buổi tối, cái đuôi.
	2 HS đọc câu ứng dụng.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH. GV giới thiệu âm â: đọc là ớ. (âm ă và â nó ko đi 1 mình được, chúng chỉ xuất hiện khi đi với chữ khác để thể hiện vần).
	- GV gt và ghi bảng: ay, â-ây. HS đọc theo: ay, â-ây.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần ay:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ay có âm a ghép với âm y. Âm a đứng trước, âm y đứng sau.
So sánh ay với ai: Giống: đều bắt đầu bằng âm a.
	 Khác: ay kết thúc bằng âm y, ai = a.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đánh vần mẫu ay: a - y - ay. HS nhìn bảng đấnh vần, đọc trơn: ay. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: bay, và đọc: bay. 
+ HS ptích: Trong tiếng bay, có âm b ghép với vần ay, âm b đứng trước, vần ay đứng sau.
- GV đánh vần: bờ - ay - bay. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: máy bay. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
- Ghép: HS ghép được: ay, bay, máy bay.
b) Vần ây: Tiến hành tương tự.
So sánh ây với ay: Giống: kết thúc bằng y.
	 Khác: ây bắt đầu bằng â; ay bắt đầu bằng a.
- Đánh vần: ớ - y - ây, dờ - ây - dây, nhảy dây.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần ay được viết bắt dầu từ âm a nối liền với âm y, âm a cao 2 li, y 2 ly rưỡi. Tương tự: ây, máy bay, nhảy dây.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ay, ây, máy bay, nhảy dây. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? Em gọi tên từng hoạt động trong tranh.
? Khi nào thì phải đi máy bay? 
? Hằng ngày em đi xe hay đi bộ đến lớp?
? Bố mẹ em đi làm bằng gì? 
? Ngoài các cách như đã vẽ trong tranh, để đi từ chỗ này đến chỗ khác, người ta còn dùng các cách nào nữa? (bơi, bò, nhảy, ...) 
Trò chơi: Thi ghép nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo. ... S đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần, từ GV ghi ở bảng cho HS viết vào vở.
- GV đọc cho HS viết câu ứng dụng của bài: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
TOÁN
BÀI TẬP (L. T)
A- MĐYC:
- C. cố để HS nắm chắc các bt về cộng trong p/vi 5 và số 0 trong phép cộng.
- Làm tốt các bài tập ở vở bt.
- HS có ý thức và chịu khó làm bài tốt.
B- ĐDDH: Vở bt. Tranh ở vở bt.
C- HĐDH:
I/ KTBC: HS làm bảng: 2 + 3; 3 + 2; 1 + 4; 4 + 1; 0 + 5.
II/ BÀI TẬP: GVHDHS làm bài tập.
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS làm vào vbt. GV theo dõi, nhắc nhở, nhận xét.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp theo dõi, nhận xét. Đọc theo từng cột.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ thêm. 
- HS đọc bài. Lớp nhận xét.
	3 + 2 = 5	1 + 4 = 5	1 + 2 = 3	0 + 5 = 5
	2 + 3 = 5	4 + 1 = 5	2 + 1 = 3	5 + 0 = 5
Bài 3: Điền ><=?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài. GV theo dõi.
- 3 HS làm bảng lớp. Lớp và GV nhận xét, rút ra kl: 1 + 3 = 3 + 1.	
3 + 2 > 4	5 + 0 = 5	3 + 1 < 4 + 1
2 + 1 > 2	0 + 4 > 3	2 + 0 = 0 + 2
Bài 4: Viết kết quả phép cộng.
- HS nêu yêu cầu. 
- GVHDHS làm bài: Lấy số ở cột dọc cộng với số ở cột ngang rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình theo từng phép tính. Lớp nhận xét.
+
1
2
3
4
1
2
3
4
5
2
3
4
5
3
4
5
4
5
 CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài.
- GV nhận xét tiết học. VN làm lại các bt, học thuộc bảng cộng 5.
	Chiều thứ tư
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (Ôn tập)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: tay nải, cây cải, xay lúa, mây bay.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm từ, tìm và nối đúng câu.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Nhà bé nuôi bò lấy sữa. Khói chui qua mái nhà. Cây ổi thay lá mới.
Bài 2: Điền từ ngữ.
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền từ ngữ.
- HS qsát tranh, tìn từ ngữ viết vào chỗ chấm.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: cái chổi, tưới cây, cái gậy.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: đôi đũa, suối chảy. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các vần: ay, ây. Viết đúng lỗi chính tả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các vần: ay, ây. 
- HS tìm từ mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: mây bay, suối chảy, xay lúa, thay đổi, cây ổi, xây nhà, ...
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần và từ GV ghi ở bảng.
- GV đọc cho HS viết câu ứng dụng của bài: 
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả.
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
	TOÁN
BÀI TẬP (L. T. C)
A- MĐYC:
- Củng cố để HS nắm chắc các bài tập về cộng trong phạm vi 5.
- Làm tốt các bài tập ở vở bt.
- HS có ý thức và chịu khó làm bài tốt.
B- ĐDDH: Vở bt. Tranh ở vở bt.
C- HĐDH:
I/ KTBC: HS làm bảng: 2 + 3; 3 + 2; 1 + 4; 4 + 1.
II/ BÀI TẬP: GVHDHS làm bài tập.
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS làm vào vbt. GV theo dõi, nhắc nhở, n/xét. Chú ý thẳng cột dọc.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
 4 	 5	 4	 5	 5	 5
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu.
- GVHDHS làm vào vbt. 
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- 3 HS làm bảng. Lớp nhận xét.
2 + 1 + 1 = 4	3 + 1 + 1 = 5	2 + 2 + 1 = 5
1 + 3 + 1 = 5	4 + 1 + 0 = 5	2 + 0 + 3 = 5
 Bài 3: Điền ><=.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài. Chú ý tính kết quả ở vế trái rồi so sánh. Cột 3 phải tính cả 2 vế.
- GV chữa bài. Lớp tự chữa bài của mình ở vở.
2 + 2 < 5	2 + 1 = 1 + 2	3 + 1 < 3 + 2
2 + 3 = 5	2 + 2 > 1 + 2	3 + 1 = 1 + 3
5 + 0 = 5	2 + 0 < 1 + 2	1 + 4 = 4 + 1
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu bài toán, viết phép tính.
- 2 HS làm bảng lớp. Lớp và GV nhận xét. 
a) 1 + 2 = 3	1 + 3 = 4
b) 2 + 2 = 4	2 + 3 = 5 
 CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài.
- GV nhận xét tiết học. VN làm lại các bt, học thuộc bảng cộng 5.
ATGT
Bài 5: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
A- MĐYC: - Nhận biết những nơi AT khi đi bộ trên đường và khi qua đường. 
- N.biết vạch đi bộ qua đường là lối đi dành cho người đi bộ khi qua đường.
- Nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô, xe máy.
- Biết nắm tay người lớn khi qua đường.
- Biết qsát hướng đi của các loại xe trên đường.
- Chỉ qua đường khi có ng lớn dắt tay và qua đg nơi có vạch đi bộ qua đường.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Vé trên sân để HS thực hành.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HĐ1:Qsát đường phố.
*Mtiêu:	- HS biết qs, lắng nghe, phân biệt ÂT của động cơ, tiếng còi ô tô, xe máy. 	- Qsát , nhận biết hướng đi của các loại xe.
- Nhận biết và xđ những nơi AT và ko AT khi đi bộ trên đg phố và khi qua đg
* Tiến hành: - HS nhớ lại đoạn đường ở gần trường mà các em thường qua lại và TLCH:
+ Đường phố rộng hay hẹp? 	+ Đường phố có vỉa hè ko?
+ Em thấy người đi bộ đi ở đâu? 	+ Các loại xe chạy ở đâu? (Dưới lòng đg)
- Em có thể nghe thấy những tiếng động nào? (Tiếng đg cơ nổ, còi ô tô, xe máy).
- Em có nhìn thấy đèn tín hiệu hay vạch đi bộ qua đường nào KO? Đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường ở đâu?
GV bổ sung và nhấn mạnh: Khi ra đường phố có nhiều người và các loại xe đi lại, để đảm bảo an toàn các em cần: - Ko đi 1 mình mà phải đi cùng với ng lớn.
- Phải nắm tay người lớn khi qua đường.
- Phải đi trên vỉa hè, ko đi dưới lòng đường (khi đường ko có vỉa hè hoặc vỉa hè bị vật cản, có thể đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát vào mép đường).
- Nhìn tín hiệu đèn GT (đèn xanh mới được đi).
- Quan sát xe cộ cẩn thận trước khi qua đường.
- Nếu đg có vạch đi bộ qua đg, khi qua đg phải đi ở nơi có vạch đi bộ qua đg.
- Ko chơi đùa dưới lòng đường.
Kl: Đi bộ và qua đường phải an toàn.
HĐ2: Thực hành đi qua đường.
* Mục tiêu: HS biết cách đi bộ qua đường.
* Tiến hành: - GV chia 2 em 1 nhóm, đóng vai ng lớn và trẻ em, dắt tay đi qua đường. 1 vài cặp đi qua đường, các HS khác nhận xét: có nhìn tín hiệu đèn ko, cách cầm tay, cách đi (rảo bước nhưng ko chạy vội vã, ko vừa đi vừa nghịch...).
Kl: Cta cần làm đúng những quy định khi qua đường.
D- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Khi đi ra dường phố các em cần phải đi với ai? Đi ở đâu?
- Khi qua đường các em cần phải làm gì?
- Khi qua đường cần đi ở đâu? Vào khi nào? 
- Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải làm gì? 
Chiều thứ sáu
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (eo, ao)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: eo, ao, chào mào, leo trèo.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm các từ ngữ có trong bài, qsát tranh để nối đúng với tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét: mào gà, kéo lưới, tờ báo, cá nheo.
Bài 2: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm từ, suy nghĩ nối đúng từ thành câu.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: Chú khỉ trèo cây. Mẹ may áo mới. Chị Hà khéo tay.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: leo trèo, chào cờ. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các vần: eo, ao. Viết đúng lỗi ctả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các vần:ôe, ao. 
- HS tìm tiếng mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: kéo co, trao quà, đuôi nheo, nhà báo, khéo tay, cáo già, ... 
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần và từ GV ghi ở bảng.
- GV đọc cho HS viết câu: Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao
Bé ngồi thổi sáo. 
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3.Củng cố, dặn dò: - GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
TNXH
BÀI TẬP (Hoạt động và nghỉ ngơi)
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết những hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
- Giáo dục HS biết vận động để tăng cường sức khoẻ.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Sử dụng tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
- HS nêu yêu cầu: Tô màu vào các hình vẽ chỉ hoạt động có lợi cho SK.
- HS qsát tranh và làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV chấm và chữa bài: T1, T2, T3, T4.
- HS nêu ích lợi của các hình vẽ đó. Lớp nhận xét.
II/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. VN xem bài sau.
&
Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1(29).doc