Thiết kế bài dạy lớp 1, kì II - Tuần 21 đến tuần 23

Thiết kế bài dạy lớp 1, kì II - Tuần 21 đến tuần 23

ÔN TẬP: XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:

_Hệ thống hóa các kiến thức đã học về xã hội

_Kể được với bạn bè về gia đình, lớp học và cuộc sống xung quanh nơi các em sinh sống

_Có ý thức giữ cho nhà ở, lớp học và nơi các em sống sạch, đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: HS : Sưu tầm tranh, ảnh về chủ đề xã hội

 GV : Tranh ảnh về gia đình, phố xá

 

doc 15 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1, kì II - Tuần 21 đến tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ HAI, ngày 21 tháng 01 năm 2013
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 21
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
_Hệ thống hóa các kiến thức đã học về xã hội
_Kể được với bạn bè về gia đình, lớp học và cuộc sống xung quanh nơi các em sinh sống
_Có ý thức giữ cho nhà ở, lớp học và nơi các em sống sạch, đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: HS : Sưu tầm tranh, ảnh về chủ đề xã hội
 GV : Tranh ảnh về gia đình, phố xá 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ ( 5’) Để tránh tai nạn xảy ra trên đường đi học , em phải làm gì? (thực hiện tốt LLGT)
B. Bài mới (25’) Giới thiệu bài
Hoạt động 1 Thi : “Hái hoa dân chủ”:
-Để một cây hoa có các câu hỏi và một cây hoa treo phần thưởng:
 Câu 1: Trong gia đình con có mấy người? Con hãy kể cho các bạn nghe về sinh hoạt củac gia đình con?
 Câu 2: Con đang sống ở đâu? Hãy kể vài nét về nơi con đang sống?
 Câu 3: Hãy kể về ngôi nhà mà con đang sống?
 Câu 4: Hãy kể về ngôi nhà mà con mơ ước trong tương lai?
 Câu 5: Hãy kể về những công việc hàng ngày con làm để giúp đỡ bố mẹ?
 Câu 6: Hãy kể cho các bạn người về người bạn thân của con?
 Câu 7: Hãy kể về cô giáo hoặc thầy giáo của con cho các bạn nghe?
 Câu 8: Con thích giờ học nào? Hãy kể lại cho các bạn nghe?
 Câu 9: Tr6en đường đi học con phải chú ý điều gì?
 Câu 10: Kể lại những gì con nhìn thấy trên đường đi đến trường?
 Câu 11: Hãy kể lại một lần đi chơi của con?
 Câu 12: Hãy kể về một ngày của con?
-Gọi từng HS xung phong lên hái hoa
Hoạt động 2 : GV tổng kết, tuyên dương
-HS trả lời
-HS lên hái câu hỏi
-Suy nghĩ và trả lời trước lớp
-Diễn văn nghệ
HS khá giỏi:Kể về một trong 3 chủ đề : gia đình, lớp học, quê hương
IV. Củng cố, dặn dò: (5’)
-Nhận xét tiết học_Dặn dò: Chuẩn bị bài 22 “Cây rau”
Thứ ba , ngày 22 tháng 01 năm 2013
THỦ CÔNG Tiết 21 : 
ÔN TẬP CHƯƠNG II– KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I.MỤC TIÊU: 
_ HS nắm được kĩ thuật gấp giấy và gấp được một trong những sản phẩm đã học
_ Các nếp gấp thẳng, phẳng
- GDHS ham thích học thủ công
-GDSDNLTK&HQ (liên hệ) GDHS tiết kiệm các loại giấy
II.NỘI DUNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài kiểm tra: (30’)
 Cho HS chọn một trong các sản phẩm đã học (cái ví, cái quạt, mũ ca lô, )
+Yêu cầu: Gấp đúng qui trình, nếp gấp thẳng, phẳng
 Trong lúc HS thực hiện gấp, GV quan sát cách gấp của HS, gợi ý giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm.]
2. Nhận xét, dặn dò: (5’) * Nhận xét: GV nhận xét về:
_ Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
* Đánh giá sản phẩm:
a) Hoàn thành:_ Gấp đúng quy trình.
_ Nếp gấp thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được.
b) Chưa hoàn thành:_ Gấp chưa đúng quy trình.
- Nếp gấp chưa thẳng, phẳng. Sản phẩm không dùng được. GDSDNLTK&HQ: :Tiết kiệm giấy khi thực hành - Thu gom giấy vụn sau khi làm thủ công, tái sử dụng đốt giấy làm phân bón hoặc làm kế hoạch nhỏ
* Dặn dò: Học bài: “Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo” Chuẩn bị: Mang 1 đến 2 tờ giấy vở HS, kéo, bút chì, thước kẻ.
_ HS chọn và thực hiện gấp
_ HS gấp xong em hãy sắp xếp, dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối, đẹp.
_ Giữ trật tự khi làm bài, khi dán thận trọng, bôi hồ vừa phải, tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo
Thứ năm, ngày 24 tháng 01 năm 2013
THỂ DỤC
Tiết 21: BÀI THỂ DỤC : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
MỤC TIÊU: 
 - Biết cách thực hiện ba động tác vươn thở, tay, chân của bài thể dục PTC
 - Bước đầu biết cách thực hiện động tác vặn mình của bài TD PTC
 - Biết cách điểm số đúng hàng dọc theo từng tổ.
 - Giáo dục ý thức rèn luyện sức khoẻ
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Trên sân trường. -GV chuẩn bị 1 còi vàkẻ sân chơi 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
Đ. LƯỢNG
TỔ CHỨC L.TẬP
1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
_ Đứng tại chỗ vỗ tay, hát
-Khởi động:
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
2/ Phần cơ bản: 
a) Ôn 3 động tác thể dục đã học:
 Ở động tác vươn thở nhắc HS thở sâu.
b) Động tác vặn mình:* GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác cho HS tập bắt chước. 
 + Sau 2 lần, Mỗi lần 2 x 8 nhịp, GV nhận xét uốn nắn động tác. 
 + Lần 3: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
 + Lần 4-5: Chỉ hô nhịp không làm mẫu.
* Cách thực hiện: 
 _ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp.
 _ Nhịp 2: Vặn mình sang trái, hai bàn chân giữ nguyên, tay phải đưa sang trái vỗ vào bàn tay trái.
 _ Nhịp 3: Như nhịp 1.
 _ Nhịp 4: Về TTCB.
 _ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang và ở nhịp 6 vặn mình sang phải, vỗ tay trái vào bàn tay phải.
c) Ôn 4 động tác đã học: _ Xen kẽ giữa 2 lần, GV nhận xét, sửa chữa uốn nắn động tác sai.
 + Lần 1: GV làm mẫu và hô nhịp cho HS làm theo.
 + Lần 2: Chỉ hô nhịp không làm mẫu. Hô liên tục từ động tác trước sang động tác tiếp theo, trước khi sang động tác tiếp theo, cần nêu tên động tác. Lần 2, có thể tổ chức dưới dạng thi xem tổ nào tập đúng, cá nhân nào thực hiện động tác đẹp. GV khen ngợi động viên.
d) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số:
_ Lần 1: Từ đội hình thể dục GV cho giải tán sau đó tập hợp.
_ Lần 2-3: Cán sự diều khiển GV giúp đỡ.
3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng._ Trò chơi hồi tĩnh, thư giãn.
_ Củng cố._ Nhận xét giờ học.
2-3 phút
1 phút
1-2 phút
40-60m
1 phút
2-3 lần
4-5 lần
2-4 lần
2-3 lần
4-5 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Ôn 3 động tác và học động tác vặn mình và ôn cách điểm số.
- Từ hàng ngang chạy nhẹ nhàng thứ tự từ tổ 1-4 thành vòng tròn
- Thực hiện 2 x 4 nhịp mỗi động tác.
- Thực hiện 2 x 8 nhịp
‚‚‚‚‚‚
 ‚‚‚‚‚‚
 ‚‚‚‚‚‚
 ‚‚‚‚‚‚
 ‚
- Mỗi động tác thực hiện: 2 x 4 nhịp.
‚‚‚‚
‚‚‚‚
‚‚‚‚
‚‚‚‚
‚‚‚‚
‚‚‚‚
‚
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng).
- HS đi thường theo nhịp - GV cùng HS hệ thống bài học.
Thứ sáu ngày 25 tháng 01 năm 2013
ĐẠO ĐỨC 
 Tiết 21 	 EM VÀ CÁC BẠN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết được : trẻ em cần được học tập , được vui chơi và được kết giao bạn bè .
- Biết cần phải đồn kết thân ái , giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi .
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi 
- Đồn kết , thân ái với bạn bè xung quanh
- Giáo dục lòng yêu thương , quí trọng bạn bè
- GDKNS :- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trong quan hệ bạn bè.- Kỹ năng giao tiếp/ứng xử với bạn bè. Kỹ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
-GDTTHCM (liên hệ)
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Mỗi học sinh chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
 A.Bài cũ :(3’) +Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo?’
 B. Bài mới ( 25’)
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Họat động 1: Phân tích tranh (bài tập 2)
GDKNS:- Kỹ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
-Thảo luận, phân tích tranh ở bài tập 2:
 Trong từng tranh, các bạn đó đang làm gì?
 Các bạn đó có vui không? Vì sao?
 Noi theo các bạn đó, các em cần cư xử như thế nào với bạn bè?
-Kết luận: Các bạn trong các tranh cùng học, cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các bạn đó, các em cần vui vẻ, đoàn kết, cư xử tốt với bạn bè của mình.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp
GDKNS: Kỹ năng giao tiếp/ứng xử với bạn bè.
-GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
 Để cư xử tốt với bạn, các em cần làm gì?
 Với bạn bè, cần tránh những việc gì?
 Cư xử tốt với bạn có lợi gì?
-Kết luận: Để cư xử tốt với bạnm các em cần học, chơi cùng nhau, nhường nhịn, giúp đỡ nhau mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, làm bạn giận, Cư xử tốt như vậy sẽ được bạn bè quý mến, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó.
Hoạt động 3: Giới thiệu bạn thân của mình
GDKNS- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trong quan hệ bạn bè.
-GV khuyến khích HS kể về người bạn thân của mình.
 Bạn tên gì? Sống ở đâu?
 Em và bạn ấy chơi với nhau như thế nào?
 Các em yêu quý ra sao?
-Kết luận: GV khen ngợi các em đã biết cư xử tốt với bạn của mình và đề nghị cả lớp hoan nghênh, học tập những bạn đó 
GDTTHCM: Đoàn kết, thân ái với các bạn và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
-Hát
-Thảo luận nhóm 2 HS.
-Trình bày ý kiến theo từng tranh 
-Lớp bổ sung ý kiến.
-HS thảo luận- trả lời- bổ sung ý kiến của nhau.
-Thảo luận nhóm 2 HS, tự chuẩn bị
-Thể hiện cách ứng xử qua việc sắm vai
-HS kể về bạn của mình trước lớp.
 HSKG- Biết nhắc nhở bạn bè phải đồn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. _Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 “ Em và các bạn”
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 21
SINH HOẠT LỚP – SINH HOẠT SAO
1) Nhận xét ưu khuyết điiểm trong tuần qua.
- Nề nếp : Các em đã thực hiện nghiêm túc 
– Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân- vệ s ... công cộng
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, cây cảnh
-GDKNS: .-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC_GV và HS đem cây hoa (hoa) đến lớp 
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A.Bài cũ : (5’) Cây rau : +Các em thường ăn loại rau nào?+Tại sao ăn rau lại tốt?
+Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì? 
 B. Bài mới :(25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Họat động 1: Quan sát cây hoa
-Mục tiêu: HS biết các bộ phận của cây hoa. Phân biệt được các loại hoa khác nhau
GDKNS:.-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa.
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: Cho HS quan sát cây hoa mà mình mang tới lớp
 +Chỉ vào các bộ phận lá, thân, rễ của cây hoa?
 +Vì sao ai cũng thích ngắm hoa?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động 
 Kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau, có loại hoa có màu sắc đẹp, có loại hoa có sắc mà lại không có hương, có loại vừa có hương vừa có màu sắc đẹp.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo hình SGK
 Biết ích lợi của việc trồng hoa
GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa.
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
 +Các ảnh trong sách có các loại hoa nào?
 +Con còn biết loại hoa nào nữa không?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là hoa gì?”
-Tự giới thiệu đặc đểm hoa – HS đoán tên 
C. Củng cố:dặn dò:(5’)_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 24 “Cây gỗ”
-Hát
-HS quan sát, trao đổi
-HS lên trình bày kết quả về cây hoa của mình
-Lớp bổ sung, nhận xét
HS khá giỏi: Kể về một số cây hoa theo mùa : ích lợi, màu sắc, hương thơm
HS làm việc theo nhóm,trả lời câu hỏi, lớp bổ sung và nhận xét
-HS trả lời theo ý hiểu của mình.
-HS thực hiện trò chơi
Thứ ba , ngày 19 tháng 02 năm 2013
THỦ CÔNG Tiết 23
 KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I.MỤC TIÊU: -Kẻ được đoạn thẳng - Kẻ được các đoạn thẳng cách đều 
	 - Giáo dục tính cẩn thận , óc thẩm mỹ ,yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ: Giáo viên:Hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều
 .Học sinh: -Bút chì, thước kẻ, kéo-1 tờ giấy vở HS có kẻ ô
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét(5’)
_Treo hình mẫu lên bảng
A	 B
C	 D
_GV hỏi: 2 đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô?
_Em hãy kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều nhau?
2.Hướng dẫn thực hành:(25’)
* Cách kẻ đoạn thẳng:
_Lấy 2 điểm A, B bất kì trên cùng một dòng kẻ ngang
_Đặt thước, kẻ qua 2 điểm A, B. Giữ thước cố định bằng tay trái, tay phải cầm bút dựa vào cạnh thước, đầu bút tì trên giấy vạch nối từ điểm A sang B ta được đoạn thẳng AB
*Cách kẻ 2 đoạn thẳng cách đều:
_Trên mặt giấy có kẻ ô, ta kẻ đoạn thẳng AB
_Từ điểm A và điểm B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô tùy ý. Đánh dấu điểm C và D. Sau đó nối C với D được đoạn thẳng CD cách đều với AB
3.Học sinh thực hành:
_Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô
_GV quan sát kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho HS còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ
4. Nhận xét- dặn dò(5’)
_ Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình chữ nhật”
_Quan sát đoạn thẳng AB và rút ra nhận xét: hai đầu của đoạn thẳng có 2 điểm
_2 ô
_Thực hành
+Đánh dấu 2 điểm A và B, kẻ nối 2 điểm đó, được đoạn thẳng AB (kẻ từ trái sang phải)
+Đánh dấu 2 điểm C, D và kẻ tiếp đoạn thẳng CD cách đều đoạn thẳng AB
Thứ năm, ngày 21 tháng 02 năm 2013
THỂ DỤC Tiết 23:
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
MỤC TIÊU:
 - Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thơ,û tay, chân, bụng , vặn mình của bài thể dục PTC
 - Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài TD PTC
 - Biết cách điểm số đúng hàng dọc theo từng tổ.
 - Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. 
 - GD ý thức giữ gìn sức khoẻ
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Trên sân trường. _ GV chuẩn bị 1 còi vàkẻ sân chơi 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
Đ.LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
-Khởi động:
 + Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu. 
2/ Phần cơ bản: 
a) Động tác phối hợp:
* GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác cho HS tập bắt chước. 
 + Lần 1-3: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
 + Lần 4-5: Chỉ hô nhịp không làm mẫu 
 b) Ôn 6 động tác thể dục đã học:
_ Vươn thở._ Tay._ Chân._ Vặn mình.
_ Bụng. _ Phối hợp.
 -GV tổ chức các tổ thi đuaxem tổ nào tập đúng và đẹp, có đánh giá và tuyên dương của GV 
c) Điểm số hàng dọc theo tổ:
 GV tổ chức cho HS tập hợp ở những địa điểm khác nhau trên sân. 
3/ Phần kết thúc:
_ Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
_ Thả lỏng._ Củng cố.
_ Nhận xét giờ học.
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
40-60m
1 phút
1-2 phút
2-3 lần
4-5 lần
1-2 lần
4-5 phút
4-5 phút
1-2 phút
2 phút
2 phút
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc. Các tổ trưởng tập báo cáo.
- Học động tác phối hợp và ôn trò chơi “ nhảy đúng nhảy nhanh”.
- Từ hàng ngang chạy nhẹ nhàng thứ tự từ tổ 1-4 thành vòng tròn
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng).
- Thực hiện 2 x 8 nhịp
- Mỗi động tác thực hiện: 2 x 4 nhịp.
 - Các tổ trưởng cho tổ mình điểm số, sau đó báo cáo sĩ số của tổ mình cho lớp trưởng.
- Lớp trưởng báo cáo cho GV.
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
-HS đi thường trên và hát.
- Tập lại các động tác đã học.
Thứ sáu ngày 22 tháng 02 năm 2013
ĐẠO ĐỨC
Tiết 23: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:. HS hiểu:
- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương .
- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định .
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cụng thực hiện 
- Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
- GDKNS : - Kỹ năng thực hiện an toàn khi đi bộ.- Kỹ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Ba chiếc đèn hiệu ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A.Bài cũ (5’) +Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi, em cần phải đối xử với bạn như thế nào? (Đối xử tốt với bạn)
 B. Bài mới (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
- GDKNS : - Kỹ năng thực hiện an toàn khi đi bộ.-
_Giáo viên treo tranh và hỏi:
+ Ở thành phố, đi bộ phải đi ở phần đường nào? 
+Ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào? Tại sao? GV kết luận:
 Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường, cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
- GDKNS :- Kỹ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định
_Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả.
GV kết luận:+Tranh 1: Đi đúng qui định
+Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai quy định
+Tranh 3: Hai bạn sang đường đi đúng quy định
* Hoạt động 3: Trò chơi “Qua đường”.
_Giáo viên vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn HS vào các nhóm: người đi bộ, người đi xe ô tô, đi xe máy, xe đạp. Học sinh có thể đeo biển vẽ hình ô tô trên ngực hoặc trên đầu.
C.Nhận xét –dặn dò(5’)_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 11: “Đi bộ đúng qui định”
_Học sinh trình bày ý kiến. 
+Ở nông thôn cần đi sát lề đường. 
+Ỏû thành phố cần đi trên vỉa hè. Khi đi qua đường, cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định. 
_Học sinh làm bài tập
HS khá giỏi:- Phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định .
_Học sinh trình bày ý kiến
Lớp nhận xét, bổ sung
_HS tiến hành trò chơi
_Cả lớp nhận xét khen thưởng những bạn đi đúng quy định
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TIẾT 23
SINH HOẠT LỚP- SINH HOẠT SAO
1. Kiểm điểm cuối tuần
 - Hs nhận xét ưu khuyết điiểm trong tuần qua. GV nhận xét chung 
- Nề nếp : Các em đã thực hiện nghiêm túc 
– Truy bài đầu giờ còn ồn 
- Xếp hàng : xếp hàng nhanh nhẹn thẳng.
– Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Học tập : Có chuẩn bị bài ở nhà, có phát biểu xây dựng bài. Thể dục ; Tập trung còn chậm
Tuyên dương : Phương Trâm, Huân, Việt, Nghi , Bích Anh đã có nhiều cố gắng trong học tập
Nhắc nhở : Hậu, Hùng cần cố gắng hơn trong học tập 
2.Phương hướng tuần 24
- Duy trì nề nếp cũ
- Khắc phục những khuyết điểm trong tuần qua
- Nhắc nhở về ATGT-ATTP- Phòng bệnh dịch 
-Đóng các khoản tiền qui định
3.Sinh hoạt Sao Nhi đồng 
-Tiếp tục GDHS về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em : Phòng chống ngộ độc thực phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • doccacmon 21-23.doc