Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 26 đến tuần 30

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 26 đến tuần 30

I- Mục tiêu:

 -HS luyện đọc đúng , nhanh nội dung bài tập đọc.

- Biết ngắt , nghỉ sau dấu phẩy , dấu chấm.

- Nói đuợc từ , câu chứa tiếng có vần an, at.

- HS hiểu được nội dung bài : Tình cảm của Bình đối với bàn tay mẹ. Hiểu được tấm lòng yêu quý , biết ơn mẹ của Bình.

-Luyện nói theo đề tài : Trả lời câu hỏi theo tranh.

II- Chuẩn bị:

-GV: SGK, tranh minh hoạ: Theo tranh SGK.

- HS : Bảng con , vở BT tiếng việt .

 

doc 87 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 26 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ ngày tháng
Thời khoá biểu
Tên bài học
Thứ 2/ 08 / 3
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Ôn Toán
Ôn Tiếng việt
Bàn tay mẹ
Các số có 2 chữ số
Cảm ơn và xin lỗi
Thứ 3/ 09 / 3
Tập viết
Chính tả
Toán 
Mỹ thuật
Tô chữ hoa: C, D, Đ
Bàn tay mẹ
Các số có 2 chữ số ( tiếp)
Vẽ chim và hoa
Thứ 4/ 10 / 3
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Ôn Tiếng việt
Ôn toán
Cái Bống
Các số có 2 chữ số( tiếp)
Học hát: bài Hoà bình cho bé
Thứ 5/ 11 / 3
Tập đọc 
Tập đọc
Toán
Thể dục
Ôn tập
So sánh các số có 2 chữ số
Bài thể dục. Trò chơi vận động
 Thứ 6/ 12 / 3
Chính tả
Toán
Tự nhiên xã hội
Thủ công
Ôn Toán
Ôn Tiếng việt
Cái Bống
Kiểm tra định kỳ lần 3
Con gà
Cắt dán hình vuông
 Thứ 2 ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc :
Bàn tay mẹ
I- Mục tiêu: 
 -HS luyện đọc đúng , nhanh nội dung bài tập đọc.
- Biết ngắt , nghỉ sau dấu phẩy , dấu chấm.
- Nói đuợc từ , câu chứa tiếng có vần an, at.
- HS hiểu được nội dung bài : Tình cảm của Bình đối với bàn tay mẹ. Hiểu được tấm lòng yêu quý , biết ơn mẹ của Bình.
-Luyện nói theo đề tài : Trả lời câu hỏi theo tranh.
II- Chuẩn bị: 
-GV: SGK, tranh minh hoạ: Theo tranh SGK.
- HS : Bảng con , vở BT tiếng việt .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết I:
1. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS lên đọc bài: Cái nhãn vở và trả lời câu hỏi:
- Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
- Bố bạn Giang khen bạn ấy như thế nào?
2. Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn luyện đọc:
-HS quan sát tranh SGK -Nêu nhận xét :
-GV đọc mẫu. Tóm tắt nội dung bài: Tình cảm của Bình đối với bàn tay mẹ .
-HS đọc mẫu - Đọc thầm, tìm tiếng khó: chậu tã lót, rám nắng, xương xương.
-HS đọc phân tích tiếng khó. GV đọc mẫu - Đồng thanh.
-Từ ngữ: tã lót, rám nắng , xương xương .
- HS nêu từ , giảng từ - Đọc lại câu có chứa từ trên.
HS luyện đọc nối tiếp theo câu, theo đoạn cả bài- Đồng thanh.
* HS nghỉ giải lao 3 phút
HĐ2: Ôn vần an, at:
-So sánh 2 vần an, at- Đồng thanh.
-Tìm tiếng trong bài có vần an, at 
-HS nêu tiếng phân tích tiếng đó. GV ghi bảng HS đọc .
-Tìm tiếng ngoài bài ( thực hiện tương tự tiếng trong bài )
-Nói câu chứa tiếng có vần an, at: ( các tổ thi nói tiếp sức )
-Đọc câu mẫu - tập nói câu mới.- Nhận xét.
Tiết II:
 HĐ1: Tìm hiểu bài đọc 
- GV đọc mẫu lần 2- HS đọc theo đoạn - trả lời câu hỏi.
-2 em đọc câu 1- 2 và trả lời câu hỏi: Bàn tay mẹ làm những việc gì cho 2 chị em Bình ? ( Đi làm về , mẹ lại đi chợ , nấu cơm , tắm cho em bé , giặt một chậu tã lót đầy )
-2 em đọc câu 3 và trả lời câu hỏi: Bàn tay của mẹ như thế nào?( bàn tay rám nắng , các ngón tay gầy gầy , xương xương )
-Đọc câu văn tả tình cảm của Bình đối với bàn tay mẹ.( Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng)
 -2em đọc cả bài và trả lời câu hỏi -Tại sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ? 
-Vì sao bàn tay mẹ lại trở nên gầy gầy , xương xương ?
-GV chốt lại nội dung bài .
* HS nghỉ giải lao 3 phút
 HĐ2: HD luyện nói:Trả lời câu hỏi theo tranh :
-HS quan sát tranh - Đọc câu mẫu-Hỏi đáp theo mẫu ( SGK )
-Ai nấu cơm cho bạn ăn ? 
-Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn .
( Các câu khác thực hiện tương tự )
IV- Củng cố: - 1em đọc cả bài. 
Em có yêu quý bàn tay mẹ không? Em phải làm gì để giúp mẹ ?
V- Dặn dò:
Về nhà : luyện đọc bài.
-----------------------------------------------------------------
Toán
Các số có 2 chữ số 
I - Mục tiêu: 
-HS nhận biết về số lượng trong phạm vi 20, đọc,viết các số từ 20 đến 50.
-Đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
 HS : Bảng con ,bộ cài toán lớp 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Đặt tính rồi tính: 80 + 10 = 60 - 40 = 70 + 20 = 50 – 50 =
 - Lớp làm bảng con ( 4 em lên bảng)
2. Bài mới 
 HĐ1: Giới thiệu các số 20 đến 50: 
Gài 2 bó que tính ( 2 chục): Cô có bao nhiêu que tính? ( HS đếm - 2chục)
HS gài bảng : 20 ( Đọc số )- GV viết số 20 thành 2 cột : chục - đơn vị .
Gài thêm 1 que tính: Cô có tất cả bao nhiêu que tính? ( HS đếm- hai mươi mốt )
HS gài : 21( Đọc số)
Số 21 có mấy chữ số ? Mấy chục ? Mấy đơn vị ?( 2 chục 1 đơn vị)- GV viết: 21
GV nêu cách viết số 21 : Viết chữ số chục ( 2) trước rồi viết chữ số đơn vị (1)sau 
Tiếp tục thực hiện với số 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29,tương tự.
* Lưu ý: cách đọc số :21, 24, 25, 27.
* Lưu ý : 10 que rời là 1 chục ( HS thực hành lấy 10 que tính = 1 chục que tính)
HS gài : 30( Đọc số)
Số 30 có mấy chữ số ? Mấy chục ? Mấy đơn vị ?( 3 chục 0 đơn vị)- GV viết: 30
GV nêu cách viết số 30 : Viết chữ số chục ( 3) trước rồi viết chữ số đơn vị (0)sau 
HS luyện đọc các số từ 20 đến 30.
+ GV vẽ tia số giới thiệu: 1 em lên bảng viết các số vào tia số :từ 20 đến 30.
+ Các số từ 30 đến 40:( Thực hiện tương tự các bước trên) 
* Lưu ý: cách đọc số :31, 34, 55, 37.
+ Các số từ 40 đến 50:( Thực hiện tương tự các bước trên) 
*Lưu ý: cách đọc số :41, 44, 45, 47.
HĐ2: Thực hành - Luyện tập :
Bài 1:Viết ( Theo mẫu):HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét.
Bài 2: Viết số : HS viết các số 30 đến 40.
Bài 3 : Viết số: HS làm bài - 2 em chữa bài 
Bài 4: 
Viết số thích hợp vào ô trống: 
HS Viết số theo thứ tự đếm từ 27 đến 39; Từ 30 đến 41; Từ 39 đến 50.
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
HĐ3: Trò chơi : đếm số từ 10 đến 50.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà: Làm các bài tập SGK.
---------------------------------------------------------
đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi 
I - Mục tiêu
-HS hiểu được cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm , giúp đỡ , cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền đến người khác .
-Biết cảm ơn , xin lỗi là tôn trọng bản thân , là tôn trọng người khác.
-HS có thái độ tôn trọng những người xung quanh .
-HS biết nói cảm ơn , xin lỗi khi cần trong cuộc sống hàng ngày. 
II- Chuẩn bị :
GV: Tranh bài tập phóng to.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ : Vì sao phải đi đúng luật giao thông?
2. Bài mới 
HĐ1: Làm bài tập 1: 
+ HĐ nhóm 2 em : 
-Trong tranh có những ai ? Họ đang làm gì? Họ đang nói gì?
+HĐ cả lớp:
-Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung - nhận xét.
*Kết luận : Tranh 1 : Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
 Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn .
-Khi được người khác quan tâm , giúp đỡ ta phải nói lời cảm ơn , khi có lỗi , làm phiền người khác thì phải xin lỗi.
HĐ2: Làm bài tập 2: 
+HĐ nhóm 2 em : 
-Trong từng tranh có những ai ?Họ đang làm gì?Từng bạn trong tranh phải nói gì? Vì sao?
+HĐ cả lớp: Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung - nhận xét.
HĐ3: Liên hệ thực tế: HS liên hệ bản thân:
 +HĐ nhóm 2 em : Em đã cảm ơn hay xin lỗi ai . Chuyện gì xảy ra khi đó ? Em đã nói gì để cảm ơn hay xin lỗi.Vì sao lại nói như vậy ?Kết quả là gì?
+HĐ cả lớp: Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung - nhận xét.
*Kết luận : - Khen ngợi những em biết nói lời cảm ơn , xin lỗi.
IV - Củng cố: - Nhận xét giờ học .
V - Dặn dò: Hằng ngày thực hiện nói cảm ơn , xin lỗi phù hợp .
********************************************************************
Buổi chiều
ôn toán
I - Mục tiêu: 
-Tiếp tục củng cố , rèn luyện cho HS kỹ năng giải toán có lời văn và củng cố các số từ 20 đến 50
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Bài 1: 
- Khoanh vào số bé nhất: 11, 27, 50, 49, 48
Khoanh vào số lớn nhất : 31, 48, 50, 42 , 41
HS làm bài - 2 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài2-Tính: 20 + 30 - 40 = 50 - 50 + 30 = 20 + 20 -10 =
 30 + 0+ 40 = 40 + 40 - 30 = 90 – 50 +20 =
Bài 3 : - HS nêu cách làm bài giải và giải bài toán theo tóm tắt sau :
 Có : 30 quả trứng 
Mua thêm : 1chục quả trứng
Có tất cả : quả trứng? 
-HS làm bài - 1 em chữa bài - Lớp nhận xét. 
Bài giải
1 chục quả trứng = 10 quả trứng
Có tất cả số quả trứng là:
30 + 10 = 40 ( quả trứng)
Đáp số : 40 quả trứng
- Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
III- Củng cố- Dặn dò:
---------------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt 
I - Mục tiêu: 
Tiếp tục giúp học sinh đọc thông thạo bài học. Bàn tay mẹ
Viết một đoạn trong bài. Bàn tay mẹ
II- Chuẩn bị: 
 - SGK, vở ô li
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : Học sinh luyện đọc
GV gọi 1 học sinh đọc bài và nêu cách đọc
Học sinh đọc cá nhân, đọc đồng thanh,
GV theo dõi học sinh đọc và sửa sai cho học sinh 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh viết chính tả
GV viết mẫu trên bảng
HS nhìn bảng và viết theo mẫu
GV hướng dẫn học sinh cách trình bày vàsửa sai cho học sinh
Hoạt động 3: Thi đọc diễn cảm
Các tổ cử 1 số bạn thi đọc diễn cảm
- Chọn hs đọc hay nhất khen thưởng
IV-Củng cố 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 09 tháng 3 năm 2010
Tập viết 
Tô chữ C. d. đ
I- Mục tiêu: 
- HS biết tô đúng nét chữ C. D. Đ
-Viết theo chữ thường cỡ vừa, đúng mẫu chữ: an, at , bàn tay, hạt thóc.
-Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết chữ C, D, Đ an, at, bàn tay, hạt thóc.
 - HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ : 
-Viết các từ : sao sáng, mai sau.
-2 em lên bảng viết - Lớp viết bảng con.
2. Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn tô chữ C 
-GV treo bảng phụ - HS nhận xét :
-Chữ C gồm những nét nào? (1 nét cong trên và 1 nét cong trái )
 -GV nêu quy trình viết chữ C ( từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) 
 -GV viết mẫu - HS viết trên không - viết bảng con .
* Các bước tô chữ D, Đ dạy tương tự các bước tô chữ C
HĐ2: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng : an , at , bàn tay, hạt thóc.
-HS đọc cá nhân - đồng thanh :
- HS nhận xét - nêu cấu tạo vần , tiếng trên .
-HS nhắc lại cách viết nối giữa các con chữ ( khoảng cách giữa 2 con chữ giữa 2 chữ 
-GV viết mẫu - HS viết bảng con .
HĐ3: HD viết vào vở :
-HS nhắc lại tư thế ngồi viết - cách cầm bút , để vở.
-GV viết mẫu - HS viết bài vào vở 
- Tô chữ C , D, Đ- viết chữ: an, at , bàn tay, hạt thóc.
IV- Củng cố: - Chấm bài - chữa bài - nhận xét .
V- Dặn dò:
-Về nhà luyện viết phần B cho hoàn chỉnh.
-------------------------- ... hẳng đơn vị với đơn vị , chục với chục. 
Bài 3 : 4 em đọc lại đầu bài toán- 2 em nêu tóm tắt bài toán .
HS làm bài giải vào vở - 1 em lên bảng chữa bài sau khi làm - Lớp nhận xét.
Bài giải:
Số học sinh có tất cả là:
23 + 25 = 48 ( học sinh )
Đáp số : 48 học sinh.
Bài 4 : Các bước như bài 3 
IV- Củng cố :Chấm bài - Chữa bài - Nhận xét .
V- Dặn dò:-Về nhà: Làm các bài tập SGK.
---------------------------------------------------------
Thể dục 
Trò chơi vận động 
I - Mục tiêu : 
- Tiếp tục chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu chơi . ở mức tương đối chủ động .
- Tiếp tục học trò chơi ( Kéo cưa lừa xẻ). Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi có kết hợp vần điệu . 
II- Chuẩn bị : 
GV: 1 cái còi. 2- 4 lá cờ.
HS: Dọn sân bãi sạch, kẻ sân.
III-Nội dung và phơng pháp lên lớp 
HĐ1: Phần mở đầu 
- GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang .
- GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
- Đứng vỗ tay hát ( 1 - 2 phút)
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trờng( 50- 60 m)
HĐ2: Phần cơ bản:
 *Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ :( 8 - 10 phút)
 - HS tập hợp 2 hàng dọc mỗi hàng cách nhau 1 m, 
 - 2 em cùng hàng cách nhau 1 cánh tay, 2 hàng đứng quay mặt vào nhau từng đôi một . GV nêu tên trò chơi- Cho HS ôn lại vần , điệu .
 - Cán sự điều khiển lớp chơi trò chơi -GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
* Trò chơi : Chuyền cầu theo nhóm 2 ngời: HS tập hợp 2- 4 hàng dọc mỗi hàng cách nhau 1,5 - 3 m.
 - 2 em cùng hàng cách nhau 1 cánh tay, 2 hàng đứng quay mặt vào nhau từng đôi một cách nhau 3 m.
 - Cán sự điều khiển lớp chơi trò chơi . GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
* Thi chuyền cầu theo nhóm 2 ngời , hoặc tâng cầu cá nhân( 3- 4 phút)
HĐ3: Phần kết thúc 
- Đi thờng theo nhịp 2 - 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút)
- Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút)
- Hệ thống bài . Nhận xét giờ học( 1 phút).
- Về nhà : Ôn luyện lại các động tác đã học.
--------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 09 tháng 4 năm 2010
Chính tả
Mèo con đi học
I-Mục tiêu: 
- HS viết đúng nội dung bài , điền đúng chữ r , d, gi vần in, iên 
- Viết đúng cự ly , tốc độ . Biết trình bày bài viết sạch , đẹp.
II-Chuẩn bị: 
- GV: bảng phụ viết nội dung 8 dòng đầu bài thơ : Mèo con đi học .
- HS : Bảng con , vở chính tả ,bút, vở BT. 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ:
- Viết các từ : túi kẹo, quả cam , bó kê.
- 3 em lên bảng- Lớp viết vào bảng con.
- Kiểm tra 1 số bài viết ở nhà của HS.
2.Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn tập chép: 8 dòng đầu bài thơ: Mèo con đi học
- GV treo bảng phụ viết nội dung 8 khổ thơ: 
- 2 em đọc bài ở bảng phụ viết nội dung 8 khổ thơ .
- HS tìm tiếng khó phân tích tiếng khó: trường , kiếm cớ, đuôi, be toáng .
- Cất bảng phụ HS viết vào bảng con: trường , kiếm cớ, đuôi, be toáng .
- HS chép bài vào vở.
- GV lưu ý: Chữ đầu dòng các câu thơ viết thẳng cột, lưu ý cách ngồi, cầm bút , đúng tư thế .
- GV đọc cho HS soát lỗi - Thu bài -Chấm bài .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 2: Điền r, d, gi :1 em nêu yêu cầu HS quan sát tranh và điền : thầy giáo dạy học,bé nhảy dây, đàn cá rô lội nước
Bài tập 3: Điền vần in ,iên :
 ( Thực hiện như bài 2 ) : Điền từ : đàn kiến đang đi, nồi cơm đã chín.
IV-Củng cố: -Về nhà : Viết lại những chữ còn sai.
-----------------------------------------------------------
Kể chuyện 
Sói và sóc 
I-Mục tiêu: 
- HS nhớ được nội dung câu chuyện , dựa vào tranh kể lại được câu chuyện .
- Biết đổi giọng kể - thể hiện các nhân vật trong truyện. .
- HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Sói và sóc .
II-Chuẩn bị: 
GV: SGK, tranh minh hoạ câu chuyện: Sói và Sóc. HS : Tập tranh minh hoạ .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS kể lại một đoạn em thích trong câu chuyện : Niềm vui bất ngờ..
2. Bài mới 
HĐ1 : GV kể chuyện : Sói và sóc .
- GV kể toàn bộ câu chuyện. GV kể lần 2 kể theo tranh minh hoạ .
HĐ2: Hướng dẫn HS tập kể theo tranh 
- GV đặt câu hỏi dựa theo tranh minh hoạ . HS tập kể theo gợi ý câu hỏi :
- Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây?
- Lão sói định làm gì sóc? Sóc đã làm gì? 
- Sói yêu cầu sóc làm gì? Sóc nói với sói nh thế nào ?
- Được sói thả sóc đã làm gì ? Sóc nói gì với sói ?
- Các nhóm thi kể chuyện theo từng đoạn . Các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Từng cá nhân kể toàn bộ câu chuyện.
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Sói và sóc ai thông minh? ( Sóc )
- Nhờ thông minh sóc đã thoát nạn. Muốn thông minh chúng ta phải chăm học , vâng lời ông bà cha mẹ .
IV-Củng cố: - GV nhận xét giờ học .
- Về nhà : Kể lại câu chuyện cho cha mẹ nghe.
-------------------------------------------------------------
Thủ công
Cắt dán hàng rào đơn giản 
I - Mục tiêu: 
- HS biết cách cắt các nan giấy đều nhau .
- Biết dán , ghép các nan giấy thành hàng rào đơn giản.
II- Chuẩn bị :
GV: giấy trắng kẻ ô, bút chì , thước kẻ,bài làm mẫu . 
HS: Giấy nháp, giấy trắng kẻ ô,vở thủ công, bút chì , thước kẻ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ:
- 3 em lên kẻ, cắt , dán hình tam giác.
2. Bài mới 
HĐ1: HS quan sát và nhận xét: 
- GV treo bài cắt dán mẫu lên bảng - HS nhận xét:
- Hàng rào được dán bởi các nan giấy ( cắt đều nhau )
- Có mấy nan đứng ? mấy nan ngang ? Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
HĐ2: GV hướng dẫn kẻ cắt các nan giấy:
- GV treo quy trình kẻ, cắt các nan giấy : GV - HS nêu các bước thực hiện. 
- Lật mặt trái của tờ giấy màu , kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều .
- Kẻ 4 nan đứng dài 6 rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô.
- Cắt theo các đường thẳng cách đều để được các nan giấy( hình 1) 
- GV làm mẫu - HS thực hành kẻ , cắt các nan giấy.
- GV uốn nắn cho HS.
 IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức,kỷ luật của HS trong giờ học.
 Chọn 1 số bài làm đẹp tuyên dương.
 + Đánh giá: - Dòng kẻ phải thẳng , các nan giấy phải đều nhau .
 V- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Thực hành cắt dán hàng rào đơn giản.
--------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Trời nắng và trời mưa
I - Mục tiêu: 
- Những dấu hiệu chính của trời nắng , trời mưa
- Có ý bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng và trời mưa
II- Chuẩn bị: 
- Sưu tầm tranh ảnh về trời nắng và trời mưa
- Giấy bìa,giấy vẽ, bút vẽ
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Nhận biết dấu hiệu trời nắng và trời mưa
- GV cho học sinh làm việc theo nhóm
- Dán các tranh ảnh theo 2 cột:
Trời nắng
Trời mưa
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
- GV thu bài của học sinh
- GV cho học sinh lên bảng nhìn vào bức tranh thảo luận của nhóm mình và trình bày những dấu hiệu về trời nắng và trời ma 
- GV nêu các câu hỏi và học sinh trả lơì:
+ Nêu các dấu hiệu về trời nắng và trời mưa?
+Khi trời nắng bầu trời và những đám mây như thế nào?
+Khi trời mưa bầu trời và những đám mây như thế nào?
*GV kết luận:Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có nhiều mây trắng có mặt trời sáng chói nắng vàng chiếu xuống cảnh vật...
 Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen xám xịt, không có mặt trời những giọt mưa rơi xuống làm ướt mọi cảnh vật
Hoạt động 2: Thảo luận cách giữ gìn sức khoẻ khi trời nắng hay trời mưa
- GV cho học sinh thảo luận theo cặp đôi quan sát 2 hình ở trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong đó
+ Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải đội mũ , nón ?
+ Để không bị ướt khi đi ngoài trời ma chúng ta cần làm gì?
- HS trả lời
*Kết luận GV: khi đi trời nắng, bạn phải đội mũ , nón để khỏi bị ốm , để không bị ướt khi đi ngoài trời mưa chúng ta cần phải mặc áo mưa
- GV cho học sinh liên hệ với thời tiết của ngày hôm nay
- Còn thời gian cho học sinh vẽ tranh 
IV-Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh học và chẩn bị bài học sau
----------------------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Toán
I-Mục tiêu: 
- Tiếp tục giúp học sinh củng cố về viết số và cộng , trừ các số trong phạn vi 100 không nhớ
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài 1 :Đặt tính và tính
11+65 45-14 46+14 66-14 89+1 
Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống
21
22
25
29
30
32
42
43
45
49
52
Bài 3:
Linh có 23 cái bánh, bố cho Linh thêm 20 cái bánh . Hỏi Linh có tất cả bao nhiêu cái bánh?
Tóm tắt bài giải
Có : 23 cái bánh Linh có tất cả số cái bánh là:
Thêm :20 cái bánh 23+20 = 43( cái bánh )
Có tất cả.... cái bánh? Đáp số: 43 cái bánh) 
III- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
---------------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt
I-Mục tiêu: 
- Tiếp tục giúp học sinh đọc thông thạo bài học :Người bạn tốt
- Viết bài Người bạn tốt
II- Chuẩn bị: 
 - SGK, vở ô li
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1 : Học sinh luyện đọc
GV gọi 2 học sinh đọc bài và nêu cách đọc
Học sinh đọc đồng thanh, đọc cá nhân
GV theo dõi học sinh đọc và sửa sai cho học sinh 
Hoạt động 2: Thi đọc diễn cảm
Các tổ cử một số bạn lên thi đọc diễn cảm
- Giáo viên nhận xét- tuyên dương bạn đọc hay, đọc đúng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết chính tả
GV viết mẫu trên bảng
HS nhìn bảng và viết theo mẫu
GV hướng dẫn học sinh cách trình bày và sửa sai cho học sinh
IV-Củng cố 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26-30.doc