Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 10 năm 2012

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 10 năm 2012

Tiếng việt

Bài 39 : au - âu

I. MỤC TIÊU:

- HS đọc và viết được vần au, âu, cây cau, cái cầu. Đọc được câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên ( 2 đến 3 câu ) theo chủ đề : Bà cháu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bộ chữ ghép vần.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 16 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 10 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
 Soạn : ngày 3 tháng 11 năm 2012
 giảng : Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012 
Tiết 1 	Chào cờ
Tiết 2 + 3	 Tiếng việt
Bài 39 : au - âu
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được vần au, âu, cây cau, cái cầu. Đọc được câu ứng dụng. 
- Phát triển lời nói tự nhiên ( 2 đến 3 câu ) theo chủ đề : Bà cháu.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ chữ ghép vần.
III.Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- đọc bài ,viết: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.
2. Giới thiệu bài
- Chúng ta học tiếp vần au, âu
 b. Dạy vần 
* Nhận diện 
 - vần au được tạo nên từ âm nào?
- So sánh với ao
- Đánh vần mẫu au
- Tiếng khóa: cau 
 - Từ khoá: cây cau
* Dạy vần âu: tương tự
- Vần âu được tạo nên từ âm nào?
- So sánh au - âu: 
- Đánh vần
* HD viết vần
- Viết: au, cây cau. Chỉnh sửa cho HS.
- Viết: chú ý nét nối giữa â - u, c - âu và vị trí dấu thanh.
 * Đọc từ ứng dụng: HS đọc từ, GV viết lên bảng.
- Giải thích từ để các em dễ hiểu và dễ nhớ.
- Cả lớp đọc đồng thanh kết thúc tiết 1.
Tiết 2
c. Luyện tập
* Luyện đọc: 
- Đọc lại bài ở tiết 1 
- Đọc lại từ ứng dụng 
- HS đọc câu ứng dụng , HS thảo luận tranh minh hoạ: 5 em.
- Các tổ thi đọc, tìm chữ viết in hoa trong câu, tìm vần vừa học có trong các tiếng ở câu ứng dụng.
* Luyện viết: 
- Tập viết : au, âu, cây cau, cái cầu. 
* Luyện nói: Đọc tên: Bà cháu.
Gợi ý: 
+ Trong nhà em ai là người cao tuổi nhất?
+ Bà thường dạy bảo con cháu điều gì? em có nghe lời khuyên của bà không?
+ Em đã giúp đỡ bà chưa?
4. Củng cố, dặn dò:
HS đọc lại toàn bộ bài đã học trong sgk. Chuẩn bị bài sau: iu, êu
- HS đọc nối tiếp, cá nhân.
au - âu
- từ a và u
- Đánh vần 
- HS đọc nối tiếp.
- HS viết bảng con.
 au cõy cau 
 õu cỏi cầu 
- HS đọc lại: tổ, lớp
rau cải châu chấu
lau sậy 	 sáo sậu
- HS đọc nối tiếp từ. 
- Cá nhân , nhóm , lớp
- HS viết vào vở tập viết:
- Nhóm đôi
Tiết 4	 Toán
Tiết 36: Phép trừ trong phạm vi 4
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4. Biết làm tính trừ trong phạm vi 4.
- Bài 1 ( giảm cỏc phộp tớnh 4 - 1, 4 - 3, 3 - 1, 3 - 2 ) , bài 2, bài 3
II. Chuẩn bị:
 - Bộ đồ dùng học toán. Các hình vuông, tròn, tam giác, minh họa cho bài giảng.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng: 
1 + 2 = 3 3 - 2 = 1 3 - 1 = 2
3. Bài mới:
a. Giới thiệu phép trừ
 4 - 3 = 1 4 - 2 = 2 4 - 1 = 3
- Cài 4 con thỏ hỏi:
- Có mấy con thỏ? 
- Bớt đi 2 con: còn mấy con? 
Ngược lại: 4 - 2 = 2 
- Dùng 4 con vịt đính lên bảng và hỏi:
- Cô có mấy con vịt? 
- bớt đi 1 con, còn mấy con?
- Em làm thế nào?
4 trừ 1 bằng mấy?
 Ta viết: 4 - 1 = 3
- HS đọc lại cả bảng trừ.
- GV xoá dần kết quả, sau đó xoá dần cả công thức rồi cho các em thi đua lập lại công thức.
- HD các em nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Ví dụ: 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn được mấy?
Ta có: 3 + 1 = 4 đ 4 - 3 = 1
 1 + 3 = 4 đ 4 - 1 = 3
- 2 chấm tròn thêm 2 chấm tròn ta có: 
 2 + 2 = 4 đ 4 - 2 = 2
b. Thực hành:
Bài 1: Tính
2 + 2 = 4 4 - 1 = 3 4 - 3 = 1 
- GV hướng dẫn HS từng cột tính
Bài 2: Tính (Tương tự bài 1)
 _ 4 _ 4 _ 3 _ 4 _ 2 _ 3
 2 1 2 3 1 1
 2 3 1 1 1 2
- Lưu ý các em viết thẳng cột tính hàng dọc.
Bài 3: Viết phép tính
- HS quan sát tranh, nêu lại bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- Có 4 bạn đang chơi nhảy dây, 1 bạn chạy đi.
Hỏi còn lại mấy bạn?
 4. Củng cố, dặn dò: 
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài : luyện tập.
- QS và nêu bài toán
- QS và nêu bài toán
- Cá nhân ,
Nhóm , nhóm , lớp
- HS nêu cách làm bài và chữa bài.
- HS nêu cách làm bài và chữa bài.
- Nhiều cá nhân nêu
4
 -
 1
 =
 3
Tiết 5	Đạo đức
Lễ phép với anh chị, nhường nhịn
em nhỏ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn, có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
 - HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
II. Chuẩn bị: 
- Vở bài tập.
II. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. ổn định lớp: 
2. KTBC: Hãy kể về gia đình em?
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1:
 HS trình bày việc thực hiện hành vi ở gia đình.
- Gọi 1 số em có anh, chị, em trình bày trước lớp việc mình đã vâng lời anh chị hay nhường nhịn em nhỏ.
+ Em đã vâng lời hay nhường nhịn ai? khi đó việc gì đã xảy ra?
+ Em đã làm gì? Tại sao em lại làm như vậy? Kết quả thế nào?
- HS kể việc thực hiện hành vi của mình?
- GV nêu, nhận xét, khen ngợi.
b. Hoạt động 2: 
Nhận xét hành vi trong tranh (bài tập 3)
- HD các cặp HS làm bài tập 3 (tranh 3, 4, 5)
+ Trong tranh có những ai? họ đang làm gì?
- Việc nào làm đúng thì nối với chữ nên, việc không đúng thì nối với chữ không nên
- Từng cặp HS làm bài tập.
- Theo từng tranh, HS trình bày kết quả của mình trước lớp.
- GV kết luận từng tranh.
+ Tranh 3: Nối chữ: nên
+ Tranh 4: Nối không nên
+ Tranh 5: Nối: nên
c. Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai theo bài tập 2
- HD các nhóm phân tích tranh
+ Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
+ Người anh, người chị phải làm gì? cho đúng: với quả cam, ô tô.
- Hãy phân vai cho nhau để chơi trò chơi:
+ Các nhóm thảo luận, phân vai cho 1 số bạn trong nhóm?
+ Theo từng tình huống, HS thực hiện.
+ HS nhận xét trò chơi, GV nhận xét chung, kết luận.
Tranh 1: Chị em đang chơi với nhau thì được mẹ chia quả. Chị cảm ơn mẹ sau đó nhường em quả to, quả bé cho mình.
Tranh 2: Anh cho em mượn chiếc ô tô, khi anh đang chơi với chiếc ô tô thì em đòi mượn, anh phải nhường cho em.
d. Hoạt động 4: Ghi nhớ.
4. Củng cố dặn dò:
- Thực hành nhường nhịn em nhỏ như bài học.
- Nhiều cá nhân
- Cả lớp trao đổi bổ xung
Thảo luận, phân tích tình huống (bài tập 2).
- HS làm bai tập
- chia nhóm HS, yêu cầu thảo luận vì sao lại chọn cách đó?
- đóng vai , nhiều nhóm
Tiết 6	Tiếng việt
 (Ôn): au - âu
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS đọc và viết chắc chắn 2 vần au, âu, cây cau, cái cầu. Đọc đúng các câu ứng dụng. Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
II. Chuẩn bị: 
- SGK, vở ô li, vở bài tập TV, bộ chữ ghép.
III.Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ 
 au - âu, hỏi vần – tiếng - từ mới.
2. Bài mới:
a.Đọc sgk.
- GV đọc mẫu, HS chỉ tay theo cô đọc.
- HS yếu luyện đọc , phân tích tiếng từ
b .Làm BT
* Bài 1 
-Nối tiếng, từ vào sự vật, đồ vật tương ứng.
Nối tiếng thành từ:
Củ
tre
Quả
bầu
Lá
su hào
* Bài 2 :
- Viết đẹp 2 dòng cuối trang: lau sậy, châu chấu.
c .Viết vở ô li 
au: 1 dòng 	 âu: 1 dòng 
cây cau: 1 dòng lau sậy: 1 dòng 
cái cầu: 1 dòng 
- GV quan sát kiểm tra, giúp đỡ uốn nắn những em viết yếu. 
3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà đọc kĩ bài nhiều lần.
- HS đọc thầm, đọc cá nhân: 
- Cả lớp đọc đồng thanh: 
- Vở BTTVI
- Vở ô li
au lau sậy , cõy cau
õu chõu chấu, cỏi cầu
Tiết 7	Toán
 (Ôn) Phép trừ trong phạm vi 4
I. Mục tiêu:
 Củng cố cho HS về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 4. Biết so sánh giữa 2 số, nhìn tranh vẽ nêu lời bài toán, viết đúng phép tính.
II. Chuẩn bị:
 Bảng con, vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3 + 1 = 4 4 - 1 = 3 4 – 2 = 2
3. Bài mới:
Bài 1: HS nêu yêu cầu và làm bài. GV quan sát và kiểm tra
- 2 cột cuối nhằm củng cố mối liên hệ giữa phép cộng và trừ.
Bài 2: HS nêu yêu cầu và làm bài
+ Kết quả em phải viết thế nào? (thẳng cột)
Bài 3: Nêu yêu cầu: Điền dấu: >, <, =
 - GV làm mẫu cột 1. 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp .
 a. Có 3 con gà. Thêm 1 con gà. Hỏi có tất cả mấy con gà?
HS ghi: 3 + 1 = 4
 b. Có 4 con gà.1 con chạy đi. Hỏi còn lại mấy con gà?
HS ghi: 4 - 1 = 3
- HDHS nêu lời bài toán rồi tự ghi phép tính.
4. Củng cố dặn dò: 
 - Đọc lại bảng trừ 4. Về nhà học thuộc và làm đủ bài tập
- HS đọc bảng trừ 4
- Bảng con: 
- HS mở vở bài tập
- 1 em đọc lại bài, HS khác kiểm tra kết quả bài của mình.
HS đọc lại cá nhân, HS khác theo dõi kết quả.
 Soạn : Ngày 4 tháng 11 năm 2012
 Giảng : Chiều thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 Tự nhiên xã hội
Bài 10: Ôn tập con người và sức khoẻ.
I. Mục tiêu:
 Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan của con người, khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt. 
 Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh trong sgk.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc nhở các em về các tư thế đi, đứng, ngồi học.
3. Bài mới:
Khởi động: chơi trò chơi “chi chi chành chành”. 
Mục đích: gây hào hứng trước khi vào học.
a. Hoạt động 1
- Mục tiêu: 
Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể người và các giác quan.
- Tiến hành:
+ Bước 1: Gợi ý.
Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể người?
+ Cơ thể người gồm mấy phần?
+ Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào?
+ Nếu thấy bạn chơi bóng cao su, em sẽ khuyên bạn thế nào?.
 Bước 2: HS trả lời từng câu hỏi, 
b. Hoạt động 2 
- Nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong một ngày.
 - Mục tiêu:
- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khoẻ tốt. Khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. 
Bước 1: GV nêu câu hỏi 
+ Em hãy kể lại trong ngày em đã làm những việc gì?
+ Buổi sáng em thường ăn gì? có đủ no không?
Em làm gì trước khi đi ngủ?
Bước 2: Giành ít phút cho các em nhớ lại.
Bước 3: Gọi 1 số HS lên trả lời, GV uốn nắn, giải thích để các em hiểu sâu bài hơn.
* Kết luận: 
- Nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân nên làm hàng ngày để HS khắc sâu có ý thức thực hiện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Thực hiện tốt các công việc hàng ngày để có sức khoẻ tốt.
- Thảo luận cả lớp.
- em khác bổ sung.
- HS trả lời.
Tiết 2	Tiếng việt
(Ôn): iu - êu
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS đọc, viết các vần iu,  ... động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bảng cộng 4 
3. Bài ôn
Bài 1: HS nêu yêu cầu và tự làm bài.
Bài 2: Tính:
1 + 2 = 3 1 + 1 = 2 1 + 1 + 1 = 3 
3 - 1 = 2 3 - 1 = 2	3 - 1 - 1 = 1
3 - 2 = 1 1 + 1 = 2 3 - 1 + 1 = 3
- 4 em đọc nối tiếp 4 cột, em khác theo dõi kết quả.
Bài 3: Điền dấu + , -
1.......2 = 3	 1.......1 = 2 1.......4 = 5
3.......1 = 2 3.......2 = 1 2.......2 = 4
Bài 4: Viết kết quả phép cộng.
2
 3
1
3
	- 2	+ 1
4. Củng cố dặn dò:
- HDHS đọc bài ở nhà. Học thuộc hết các bảng cộng trong phạm vi 5.
- 3 em đọc lại, em khác theo dõi kết quả.
- Cả lớp đọc lại.
- HS tự nhẩm kết quả và điền vào. 
- HS tự nhẩm kết quả và điền vào. 
 Soạn : Ngày 5 tháng 11 năm 2012 
	 Giảng : Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 + 2 Tiếng việt
Bài 41: iêu - yêu
A/ Mục đích yêu cầu:
- HS đọc và viết được vần từ , câu ứng dụng. iêu - yêu; diều sáo, yêu quí.
- Phát triển lời nói tự nhiên ( 2 đến 3 câu ) theo chủ đề : Bé tự giới thiệu. 
B/ Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.
	 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, từ khoá
2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành tiếng việt.
C/ Các hoạt động Dạy học.
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ 
a. Giới thiệu bài
- Chúng ta học tiếp vần iêu, yêu
 b. Dạy vần 
* Nhận diện 
 - vần iêu được tạo nên từ âm nào?
- So sánh với au
- Đánh vần mẫu iêu
- Tiếng khóa: diều 
 - Từ khoá: cánh diều
* Dạy vần yêu: tương tự
- Vần yêu được tạo nên từ âm nào?
- So sánh yêu - iêu: 
- Đánh vần
* HD viết vần
- Viết: iêu, cánh diều. Chỉnh sửa cho HS.
- Viết: chú ý nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh.
 * Đọc từ ứng dụng: HS đọc từ, GV viết lên bảng.
- Giải thích từ để các em dễ hiểu và dễ nhớ.
- Cả lớp đọc đồng thanh kết thúc tiết 1.
Tiết 2
c. Luyện tập
* Luyện đọc: 
- Đọc lại bài ở tiết 1 
- Đọc lại từ ứng dụng 
- HS đọc câu ứng dụng , HS thảo luận tranh minh hoạ: 5 em.
- Các tổ thi đọc, tìm chữ viết in hoa trong câu, tìm vần vừa học có trong các tiếng ở câu ứng dụng.
* Luyện viết: 
- Tập viết đúng mẫu: iêu, yêu, cánh diều, yêu quý
* Luyện nói: Đọc tên phần luyện nói
Gợi ý: 
+ tranh vẽ gì.
+ Em đang học lớp nào.
+ Cô giáo nào đang dạy em.
- GV chốt lại nội dung luyện nói.
* Đọc SGK 
- GV đọc mẫu SGK và gọi HS đọc bài. 
IV. Củng cố, dặn dò 
- Luyện đọc trơn ở nhà
- HS đọc nối tiếp, cá nhân.
- Đánh vần 
- HS đọc nối tiếp.
- HS viết bảng con.
 Θłu cỏnh dΘłu 
 ΐłu ΐłu Ǖίý 
- HS đọc lại: tổ, lớp
- HS đọc nối tiếp từ. 
- Cá nhân , nhóm , lớp
- Cá nhân , nhóm , lớp
- HS viết vào vở tập viết:
- Nhóm đôi
Tiết 3 Toán
Tiết 38: Phép trừ trong phạm vi 5
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5. 
- Làm đúng các bài tập : Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3, bài 4 (a)
II. Chuẩn bị: 
- Bảng cài, bộ đồ dùng toán 
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc các phép trừ 4
3. Bài mới:
a. GV lần lượt giới thiệu các phép trừ.
 5 - 1 = 4 5 - 3 = 2
 5 - 4 = 1 5 - 2 = 3. 
- Mỗi phép tính trừ theo tuần tự 3 bước, động viên các em tự nêu ra và giải bằng phép tính thích hợp.
- GV xoá dần kết quả, HS học thuộc.
- Lập lại bảng trừ bằng cách nói, viết.
- Hướng dẫn các em nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
b. Thực hành.
Bài 1: Củng cố bảng trừ trong phạm vi 5. 
Bài 2: Củng cố mối quan hệ cộng, trừ.
Bài 3: Tương tự bài 2 (viết kết quả thẳng hàng)
 Bài 4: HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp với tranh.
a)1 + 4 = 5 5 - 1 = 4
- Nếu các em chỉ nêu được phép cộng thì GV gợi ý cho các em làm phép tính trừ cho phù hợp với bài toán.
4. Củng cố, dặn dò:
- Đọc lai các phép trừ trong phạm vi 5 
- Chuẩn bị bài luyện tập.
- Gọi nhiều HS đọc lại bảng trừ, em khá giỏi thuộc tại lớp.
- HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài.
Tiết 4 Thủ công
Bài 9: Xé, dán hình con gà con (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé dán hình con gà con đơn giản.
- Xé được hình con gà con, dán cân đối phẳng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫu, giấy, hồ, giấy trắng làm nền, khăn lau.
- HS: Giấy thủ công, vở thủ công, giấy nháp, bút chì, thước kẻ, khăn.
II. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- vở, dụng cụ thủ công của các em.
2. Bài mới:
a- HS quan sát mẫu: 
- Đặt câu hỏi để HS trả lời về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con gà con, các bộ phận của nó (thân, đầu, mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi).
b- Hướng dẫn mẫu:
- Xé hình thân gà: giấy màu vàng, đếm ô đánh dấu HCN dài 10 ô ngắn 8 ô, xé HCN ra khỏi tờ giấy. Xé lượn 4 góc chỉnh cho giống hình thân gà. 
- Xé hình đầu gà: Hình vuông cạnh 5 ô, vẽ xé 4 góc chỉnh cho tròn.
- Xé đuôi gà: Hình vuông cạnh 4 ô vẽ, xé hình tam giác nhỏ.
- Xé hình mỏ, chân và mắt gà.
- Dùng giấy khác màu để xé mỏ, mắt, chân gà (vì bộ phận nhỏ nên xé ước lượng không theo ô hoặc có thể cho các em tô màu mắt, mỏ gà.
c- Dán hình: Thao tác bôi hồ và lần lượt theo thứ tự: thân gà, đầu, mỏ, mắt, chân trên nền giấy.
- HS quan sát con gà hoàn chỉnh.
3. HS thực hành: 
- Xé trên giấy nháp từng bộ phận đã nêu ở trên.
- GV giúp đỡ những em thao tác chậm, lúng túng.
IV. Nhận xét dặn dò:
 - Chuẩn bị đủ đồ dùng để tiết sau học tốt hơn.
- Kiểm tra.
- Dùng ngôn ngữ giải thích, khơi gợi.
- Làm mẫu , 
HS quan sát.
- HS quan sát
- Thực hành.
 Soạn : ngày 6 tháng 11 năm 2012
 Giảng : Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 + 2 	 Tiếng việt 
 (Ôn): ưu - ươu
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS đọc và viết chắc chắn ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. Đọc dúng các câu ứng dụng. Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
II. Chuẩn bị: 
- SGK, vở ô li, vở bài tập TV, bộ chữ ghép.
III.Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài trong sgk.
2. Bài mới:
a. Thực hiện cài vần, tiếng, từ mới 
- GV đọc mẫu 
- HD HS yếu luyện đọc
b. Nối tiếng, từ vào đồ vật, con vật tương ứng.
- Nối từ thành câu
Trái lựu
mưu trí
Cô khướu
đỏ ối
Chú bé
líu lo
- Viết đúng, đẹp 2 dòng cuối trang 43.
c. Viết vở ô li 
- Viết vở ô li: 
 ưu: 1 dòng 
 trái lựu: 1 dòng mưu trí: 1 dòng
 ươu: 1 dòng 
 hươu sao: 1 dòng bướu cổ: 1 dòng
- GV quan sát kiểm tra, giúp đỡ uốn nắn những em viết yếu. 
3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà đọc kĩ bài nhiều lần.
- Viết lại bài vào vở ở nhà.
- HS đọc thầm, đọc cá nhân: nhiều em.
- Cả lớp đọc đồng thanh: 1 lần.
- Vở BT
- Vở ô li
Tiết 3	 Toán
(Ôn) Phép trừ trong phạm vi 5
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 5, nhìn tranh vẽ nêu lời bài toán, viết đúng phép tính.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng con, vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ 
3 + 1 = 4 4 - 1 = 3 4 - 2 = 2
 3. Bài ôn
- HS mở vở bài tập 
Bài 1: 
- GV quan sát và kiểm tra
- 2 cột cuối nhằm củng cố mối liên hệ giữa phép cộng và trừ.
Bài 2: HS nêu yêu cầu và làm bài
+ Kết quả em phải viết thế nào? (thẳng cột)
Bài 3: Nêu yêu cầu: Điền dấu: >, <, =
 - GV làm mẫu cho các em cột 1. HS đọc lại cá nhân, HS khác theo dõi kết quả.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp .
a. Có 3 con gà. Đến thêm 2 con gà. Tất cả có mấy con gà?
HS ghi: 3 + 2 = 5
b. Có 5 con gà. Có 1 con chạy đi. Còn lại mấy con gà?
HS ghi: 5 - 1 = 4
- HDHS nêu lời bài toán rồi tự ghi phép tính.
4. Củng cố dặn dò: 
 - Đọc lại bảng trừ 5. Về nhà học thuộc và làm đủ bài tập
- HS đọc bảng trừ 4
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- 1- 2 em đọc lại bài, HS khác kiểm tra kết quả bài của mình.
- Nêu BT và viết phép tính
- Nêu BT và viết phép tính
 Soạn : Ngày 7 tháng 11 năm 2012
 Giảng : Chiều thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 + 2	Tiếng việt
(Ôn) Bài 43: Ôn tập
I. Mục tiêu:
 Củng cố cho HS đọc, viết chắc chắn các vần, các tiếng, từ có vần kết thúc bằng o - u. Đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Làm đúng bài tập trong vở bài tập.
II. Chuẩn bị: 
- SGK, vở bài tập TV.
II. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1.ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc: ao bèo, cá sấu, kì diệu, con hươu
3. Bài mới:
a. Đọc sgk 
- GV đọc mẫu 1 lần, HS chỉ tay theo dõi.
- HS đọc thầm, đọc cá nhân: nhiều em .
- GV chỉnh sửa cho HS ngọng dấu thanh.
- Đọc đồng thanh: 1 lần.
b. Viết vở ô li và làm bài tập:
Viết vở ô li: 
cá sấu: 1 dòng kì diệu: 1 dòng ao bèo: 1 dòng 
- HS thực hành viết, GV quan sát giúp đỡ em viết yếu.
c. Làm bài tập: 
Nối từ thành câu có nghĩa. 
Bé yêu mẹ 
đi qua cầu
Hươu cao cổ 
chú mèo
Chó đuổi theo 
và cô giáo
- Viết đẹp 2 dòng cuối trang: cá sấu, trái lựu, ao bèo, cái gầu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Đọc kĩ các bài đã học trong SGK. Viết lại 2 dòng vào vở.
- HS đọc thầm, đọc cá nhân: nhiều em.
- Cả lớp đọc đồng thanh: 1 lần.
- Vở ô li
- Vở BT
Tiết 3	Toán
(Ôn) Tiết 39: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 5. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
- Làm các bài tập ở vở BTT I, viết vở ôly
II. Chuẩn bị:
 - Bộ thực hành toán. SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài 
- Đọc bảng trừ 5: 
5 - 1 = 4 5 - 3 = 2 5 – 2 = 3 5 – 4 = 1
3. Bài tập
- HDHS làm bài
c. Thực hành
Bài 1: 
- Khi chữa bài GV cho HS nhận xét kết quả. 
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, =
Bài 4: Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng.
Bài 5: Yêu cầu HS tính bên trái dấu =
5 – 1 = 4 rồi nêu 4 cộng mấy bằng 4. Từ đó ta điền được số 0 vào chỗ chấm. 
- Thu vở chấm bài, nhận xét bài làm của HS
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhắc nhở các em làm dạng trừ: 
 5 – 2 – 2 = 1
 - Chuẩn bị bài : số 0 trong phép trừ.
- Bảng con: 
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài. 
 5 – 1 – 1 = 3
 5 – 1 = 4 + 0
Tiết 3	 Sinh hoạt lớp
*************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc