TUẦN 27
Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC
HOA NGỌC LAN
I. MỤC TIÊU
- Đọc đứng nhanh được cả bài Hoa Ngọc Lan
- Đọc các từ ngữ Hoa Ngọc Lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, xòe ra, tỏa, búp.
- Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phảy.
- HS tìm được tiếng có vần ăp trong bài.
- Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
- HS hiểu nội dung bài: Tình cảm của em bé đối với cây Ngọc Lan
- HS nói theo đề tài kể tên một số hoa mà em biết.
Tuần 27 Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Hoa ngọc lan I. Mục tiêu - Đọc đứng nhanh được cả bài Hoa Ngọc Lan - Đọc các từ ngữ Hoa Ngọc Lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, xòe ra, tỏa, búp. - Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phảy. - HS tìm được tiếng có vần ăp trong bài. - Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp. - HS hiểu nội dung bài: Tình cảm của em bé đối với cây Ngọc Lan - HS nói theo đề tài kể tên một số hoa mà em biết. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sách giáo khoa.. III. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi đọc bài cái Bống H : Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm ? H : Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về ? - GV nhận xét và cho điểm B.Bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài - GV treo tranh của phần tập đọc và hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì? GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc - GV đọc chậm nhẹ nhàng, tình cảm . a. GV đọc mẫu - Gọi HS đọc bài. b. Hướng dẫn HS luyện đọc * Luyện đọc các tiếng, từ ngữ : hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, trắng ngần, xòe ra, tỏa, búp... - Phân tích tiếng khó. - Giải nghĩa từ: Ngan ngát ( mùi thơm ngát, rễ chịu lan tỏa rộng ) * Luyện đọc câu: H: Bài đọc gồm có mấy câu ? - Cho HS đọc nối tiếp * Luyện đọc đoạn H: Bài này gồm có mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc theo bàn. - Đọc toàn bài - Thi đọc trơn cả bài - GV nhận xét ghi điểm. 3. Ôn lại các vần: ăm, ăp. - Nêu yêu cầu 1 (SGK) - Tìm tiếng trong bài có ăp - GV gạch chân tiếng HS vừa nêu - Yêu cầu HS phân tích tiếng ( khắp) - Nêu yêu cầu 2 ( SGK) - Yêu cầu HS nhìn tranh đọc câu mẫu - GV cho HS nói miệng 1 số câu có tiếng chứa vần ăm, ăp - 2 HS đọc thuộc lòng. - HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Tranh vẽ cảnh bà đang cài búp lan lên tóc bé. - HS nhắc lại tên bài. - HS nghe đọc mẫu - 1 HS khá giỏi đọc - HS đọc: CN - Lớp - HS phân tích tiếng xòe, lấp ló, trắng ngần. - Bài đọc gồm có : 8 câu - Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu - Bài này gồm có 3 đoạn - 2 bàn đọc 1 đoạn. - 3 HS đọc toàn bài (cá nhân ) - Đọc đồng thanh. - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc. - HS theo dõi - HS tìm ( khắp ) - HS phân tích - Nói câu có tiếng chứa vần: ăm, ăp - HS nhìn tranh và đọc câu mẫu - HS nêu miệng ( cá nhân ) Tiết 2 4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài đọc: - GV đọc mẫu bài lần 2 - H : Nụ hoa lan có màu gì ? -H : Hương hoa lan thơm như thế nào ? - GV: Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống. Những cây hoa như vậy cần được bảo vệ - HS theo dõi đọc thầm. - HS đọc đoạn 1 + 2. trả lời câu hỏi - Nụ hoa lan trắng ngần - HS đọc đoạn 2 + 3 và trả lời câu hỏi - Hương lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà. b. Luyện đọc - Gọi HS đọc - Gọi HS đại diện các tổ thi đọc. c.Luyện nói: - Đề tài: Gọi tên các loài hoa trong ảnh - GV cho HS quan sát tranh. - H : Kể tên các loài hoa ? - GV : tất cả các loài hoa này đều góp phần làm cho môi trường thêm đẹp, cuộc sống của con người thêm ý nghĩa. - GVhướng dẫn HS nói thêm về những hiểu biết về loại hoa đó : hoa có màu gì, cánh to hay nhỏ, lá như thế nào, nở vào mùa nào ? - GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại toàn bài - GV nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị bài sau: Ai dậy sớm - HS đọc toàn bài ( cá nhân) . - HS thi đọc diễn cảm toàn bài - HS đọc tên bài luyện nói - HS quan sát tranh, trao đổi nhanh về tên các loài hoa trong ảnh. - HS kể tên các loài hoa : hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen - HS tự nói thêm về các loài hoa khác... - 1 HS đọc lại bài. - HS lắng nghe. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 105: Luyện tập I.Mục tiêu: - Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. - Biết tìm số liền sau của một số. - Biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - Bài tập cần làm: 1,2 ( a,b), 3 (cột a,b), 4 II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập 3, 4 III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: *Điền dấu ( >, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm: 37... 32 54... 57 43... 29 86... 79 - GVnhận xét, cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi bảng. 2.Luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu : Viết số a) - GVhướng dẫn HS làm bài, chữa bài Ba mươi 30 Mười hai 12 Mười ba 13 Hai mươi 20 b) Bảy mươi bảy 77 Chín mươi sáu 96 Bốn mươi tư 44 Sáu mươi chín 69 + Trong các số trên, số nào là số tròn chục? Bài 2 (a,b):- Viết số - GV hướng dẫn: Muốn tìm số liền sau của - 2 HS lên bảng làm bài - HS khác nhận xét. - 1 HS nhắc lại tên bài. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài tập - HS chữa bài theo 3 đội, mỗi đội - 2HS: 1 HS đọc số, 1 HS viết số theo yêo cầu. - HS viết xong , đọc lại các số. - HS nêu: 30, 20, 10 - HS nêu yêu cầu - Muốn tìm số liền sau của một số ta một số ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS làm bài, chữa bài a) Số liền sau của 23 là 24 Số liền sau của 70 là 71.... Bài 3(cột a,b): Điền dấu >, <, = - GV hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS chữa bài. - Gọi HS nhận xét Bài 4: Viết (theo mẫu) - GV hướng dẫn: 8 chục còn gọi là bao nhiêu? + GV nêu : Ta thay chữ “và” bằng dấu ( +) ta được phép tính 87 = 80 + 7. Đây chính là cách phân tích số. - GVhướng dẫn HS làm bài, chữa bài: a)87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết: 87 = 80 + 7 b)59 gồm 5 chục và 9 đơn vị; ta viết: 59 = 50 + 9 - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố lại các kiến thức các bài tập. - Dặn HS về nhà làm lại các bài tập . cộng thêm 1 vào số đó. - HS làm bài . - HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 cột. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở - 2 HS chữa bài trên bảng. -HS nhận xét bài của bạn, giải thích cách so sánh. - HS nêu yêu cầu. HS đọc mẫu. - HS nêu: 80 - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS làm bài - HS chữa bài trên bảng lớp - HS đọc bài làm. - HS lắng nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................... ============================= Chính tả Nhà bà ngoại I.Mục tiêu: - HS chép đúng, đoạn văn nhà bà ngoại - Điền đúng vần ăm, ăp chữ c, k vào chỗ trống. - Bài tập 2, 3 (SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép và bài tập . III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Bài 1: Điền chữ n hay l ? nấu ướng con ươn ạc rang thịt ạc - GV nhận xét, đánh giá. II. Bài mới : 1.Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hướng dẫn HS tập chép. - GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn cần chép. - GV ghi bảng các từ ngữ khó viết: ngoại, rộng rãi, thoáng, loà xoà, trái, thoang thoảng. VD: loà xoà : lưu ý viết dấu trên đầu con chữ a - H: Trong bài có mấy dấu chấm ? - GV nhận xét HS viết - Hướng dẫn HS chép bài vào vở. - GV hướng dẫn HS viết bài - Viết tên bài vào 3 ô, chữ đầu đoạn n viết hoa và lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa. -GV hướng dẫn HS cách ngồi, cách đặt vở, cầm bút và nhắc HS cách trình bày. -GV theo dõi, nhắc nhở. -GV đọc đoạn văn cho HS soát lỗi, đến chữ khó viết GV chú ý đánh vần. -GV chấm một số vở, nhận xét, thu bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2 : Điền vần ăm hoặc ăp? - GVHDHS làm bài, chữa bài. - Gọi HS đọc bài làm. Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một. Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết sắp xếp sách vở ngăn nắp. Bài 3: Điền chữ c hoặc k? hát đồng ....a chơi ....éo co - GV cho HS tự làm bài. - Gọi HS nhắc lại quy tắc điền c, k ? - GVgọi HS chữa bài, nhận xét. 4.Củng cố - Dặn dò: - GV hỏi lại HS tên bài viết, khen HS viết đẹp, cẩn thận. - GV dặn HS về nhà sửa lại lỗi sai trong bài chính tả.. - 2 HS lên bảng làm - HS nhận xét. - HS nêu tên bài học - 2,3 HS đọc đoạn cần viết - HS viết bảng con các từ ngữ khó ,dễ viết sai – nhận xét - HS nêu: 4 dấu chấm - HS chép bài chính tả vào vở. - HS trình bầy bài chính tả. - HS ngồi ngay ngắn, đúng tư thế. - HS đổi vở cho nhau để chữa bài. - HS theo dõi, ghi lỗi ra lề vở. - HS nghe nhận xét. - HS đọc yêu cầu . - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở -HS chữa miệng. - HS nêu yêu cầu . - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở. HS đổi vở chữa bài. - HS nêu lại quy tắc điền c, k: + k đứng trước các nguyên âm : i, ê, e còn c đứng trước các nguyên âm còn lại ( a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ). - HS tự nêu - HS lắng nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................... ============================= Tập viết Tô chữ hoa E, Ê, G I. Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa: e, ê, g - Viết đúng các vần: ăm, ắp, ươn, ương, các từ ngữ: vườn hoa, ngát hương. - Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa đúng mẫu chữ đều nét. - HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ. 1.Chữ hoa E, Ê, G 2. Các vần , các ... S ghi số lỗi ra lề vở - GV chấm 1 số bài, nhận xét 3. HDHS làm BT: - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc kết quả. - GV sửa lỗi phát âm cho HS 4. Củng cố – Dặn dò: - GV khen ngợi những HS viết đúng, đẹp - Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại - HS nghe nhận xét - HS nhắc lại tên bài. - HS nhìn bảng đọc câu đố ( 2- 3em) - Cả lớp xem tranh minh hoạ giải câu đố - Cả lớp đọc thầm lại câu đố, tìm những tiếng, từ trong câu đố các em dễ viết sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp - HS viết bảng con các từ ngữ trên - HS chép câu đố vào vở - HS soát lại bài - HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở - HS ghi số lỗi ra lề vở - Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 2(a) - 4 HS lên bảng thi làm nhanh (2 HS bên trái bảng, 2 HS bên phải bảng) - Từng HS đọc kết quả - Lớp nhận xét. - HS nghe - HS về nhà viết Kể Chuyện Tiết 3: Trí khôn I.Mục tiêu: 1.HS nghe GV kể dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó, kể lại được toàn bộ câu chuyện. 2.HS biết phân biệt và thể hiện được lời của Hổ, Trâu, Người và lời của người dẫn chuyện. 3.Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ; nhờ trí khôn và sự thông minh , con người đã làm chủ được muôn loài. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ câu chuyện Trí khôn. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện: Rùa và Thỏ - H: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - GV nhận xét, đánh giá. B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài: - Con có biết vì sao Hổ có bộ lông vằn vằn, trâu chỉ có một hàm răng không? Nhờ trí hô mà con ngưòi đã thắng đựoc Hổ dữ. Vậy trí khôn là gì? Theo dõi câu chuyện ngày hôm nay con sẽ rõ. - GV giới thiệu bài, ghi bảng. a.GV kể chuyện: Trí khôn - GV kể chuyện lần 1. - GV kể lần 2 (kết hợp tranh minh hoạ) + Lời người dẫn chuyện: chậm rãi + Lời Hổ: tò mò, háo hức + Lời Trâu: an phận, thật thà + Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan b. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - GV treo từng tranh, HS quan sát, và trả lời câu hỏi. * Tranh 1:H:Tranh vẽ cảnh gì ? H: Thấy cảnh ấy, Hổ đã làm gì ? - Gọi HS kể lại nội dung tranh 1. * Tranh 2: H: Hổ hỏi gì trâu ? H: Trâu đáp như thế nào ? - Gọi HS kể lại nội dung tranh 2. * Tranh 3. - Gọi HS kể lại nội dung tranh 3. - H: Muốn biết được trí khôn Hổ đã làm gì? - H: Bác nông dân đã trả lời như thế nào ? * Tranh 4. - Gọi HS kể lại nội dung tranh 4 H: Bức tranh vẽ cảnh gì? H: Bác nông dân đã làm gì ? H: Câu chuyện kết thúc như thế nào? c.Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện. -Thi kể chuyện Phân vai: Hổ, Trâu , bác nông dân và người dẫn chuyện. H: Câu chuyện cho chúng ta biết điều gì? 3.Củng cố - Dặn dò: H: Sau khi nghe chuyện, con thích nhân vật nào ? Vì sao ? - Dặn dò: Kể chuyện cho người thân nghe. - HS kể từng đoạn câu chuyện, và trả lời câu hỏi - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS nhắc lại tên bài. - HS nghe và nhớ câu chuyện. - HS nghe, kết hợp xem tranh. - HS trả lời câu hỏi. - Hổ thấy bác nông dân và Trâu đang cày ruộng - Hổ lấy làm lạ, ngạc nhiên tới hỏi Trâu vì sao lại thế. - HS kể lại nội dung bức tranh 1 - Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người? - Người bé nhưng có trí khôn. - HS kể lại nội dung bức tranh 2 - HS theo dõi, nhận xét - HS kể lại nội dung bức tranh 3 - HS theo dõi, nhận xét - Hổ hỏi bác nông dân để mượn trí khôn xem. - Bác nông dân nói trí khôn để ở nhà, nếu Hổ ưng thuận, bác sẽ về nhà lấy trí khôn cho Hổ xem nhưng phải trói Hổ - HS kể lại nội dung bức tranh 4 - Hổ bị trói, ..... - Bác nông dân đang châm lửa .... - HS trả lời. HS theo dõi, nhận xét - HS kể lại toàn bộ câu chuyện - HS khác NX, bổ sung - HS kể chuyện phân vai. - Nhờ trí thông minh con người đã làm chủ muôn loài - 2 HS trả lời - HS nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................... ============================= Toán Tiết 108: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. - Giải toán có lời văn. - Bài tập : 1,2,3(b,c), 4,5. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phấn. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu tên bài và ghi lên bảng. 2.Luyện tập Bài 1: Viết các số - GV hướng dẫn: Yêu cầu viết số theo thứ tự, - Số đầu tiên là số 59, vậy số tiếp theo là bao nhiêu ? - Các số hơn ( kém ) nhau bao nhiêu đơn vị? Bài 2: viết theo mẫu. - Gọi HS đọc mẫu. - GVHDHS làm bài, chữa bài. - GV cho bổ sung thêm các số khác. - 59: năm mươi chín. - 44: bốn mươi tư... Bài 3(ý b,c): Điền dấu >, <, = - Lưu ý: phần c so sánh số với phép tính, cần tính kết quả cụ thể mới so sánh. Bài 4: - GV ghi tóm tắt lên bảng: Tóm tắt Có : 10 cây cam Có : 8 cây chanh Tất cả có: ...cây? - Gọi HS đọc bài giải. Bài 5: Viết số lớn nhất có hai chữ số ? - Gọi HS nêu. 3.Củng cố –Dặn dò: - GV củng cố lại các kiến thức qua các bài tập - Dặn VN làm lại các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài sau - HS nhắc lại tên bài - HS nêu yêu cầu - Số 60 - 1 đơn vị - HS làm bài vào vở , 2HS lên bảng. - HS chữa miệng, kết hợp phân tích số. - HS nêu yêu cầu. - HS phân tích mẫu: 35: ba mươi lăm. - HS làm bài. - HS chữa bài. - HS nêu yêu cầu bài - HS làm bài vào vở, 1 số HS lên bảng làm bài - HS chữa bài. - HS đọc đề bài ( 2HS). - HS phân tích đề. - HS làm bài vào vở. Bài giải Số cây có tất cả là: 10 + 8 = 18 (cây) Đáp số: 18 cây - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào bảng con :99 - HS nghe và ghi nhớ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................... ============================= Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Bài 9: Mưu chú Sẻ I. Mục tiêu: - HS đọc đúng, nhanh được cả bài: Mưu chú Sẻ. - Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu l, n: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ; luyện ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. - Tìm được tiếng có vần uôn trong bài và tìm được tiếng có vần uôn, uông ngoài bài; nói được câu có tiếng chứa vần uôn , uông. - Hiểu từ ngữ: chộp , lễ phép, hoảng - Hiểu nội dung bài sự thông minh nhanh trí của chú sẻ, đã giúp chú tự giúp được mình thoát nạn. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc . III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: - Gọi đọc bài : Ai dậy sớm - H: Điều gì chờ đón em: ở ngoài vườn, trên cánh đồng, trên đồi khi dậy sớm? - GV nhận xét, cho điểm B.Bài mới Tiết 1 1. Giới thiệu bài: - GV treo tranh và đặt câu hỏi -Bức tranh vẽ cảnh gì? - GV ghi bảng tên bài học. 2.Hướng dẫn HS luyện đọc: a. GV đọc mẫu lần 1. b. Hướng dẫn HS luyện đọc. *Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: + hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch - HS tìm từ, GV gạch chân. *Luyện đọc câu: - Bài này có mấy câu? -GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ + Thưa anh,/ tại sao một người sạch sẽ như anh/ trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?// + Mèo rất tức giận / nhưng đã muộn mất rồi. *Luyện đọc đoạn, bài : - Bài có mấy đoạn? - Cho HS đọc theo đoạn. * Thi đọc trơn cả bài: - GV nhận xét 3. Ôn các vần uôn, uông a.Tìm tiếng trong bài có vần uôn ? - Gọi HS đọc, phân tích. b.Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần uôn, uông. - Cho HS xem tranh - H: Bức tranh vẽ gì? c.Nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông - Gọi HS đọc câu mẫu Tiết 2 4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : - GV đọc mẫu lần 2 * Đoạn 1. H: Buổi sớm, điều gì đã xảy ra? * Đoạn 2. - H: Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? * Đoạn 3. - H: Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất? + Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài. 2. Luyện đọc phân vai - GV hướng dẫn HS đọc phân vai: + Giọng người dẫn chuyện: hồi hộp, căng thẳng ( đoạn đầu), giọng thoải mái ( đoạn sau ) + Giọng Sẻ: nhẹ nhàng, lễ độ. - GV nhận xét. III. Củng cố - Dặn dò. - Gọi 1 HS đọc lại bài. - H: Sẻ thông minh, nhanh trí như vậy có ích gì? - H: Mèo là nhân vật thư thế nào? - Dặn về nhà :Kể chuyện cho người thân nghe. - HS đọc thuộc lòng bài thơ + Trả lời câu hỏi. - HS quan sát và trả lời. - HS nêu lại tên bài. - HS nêu các từ ngữ. - HS đọc ( CN, ĐT). - HS nêu: 6 câu - HS đọc câu: CN - Lớp - HS đọc từng câu ( nối tiếp) - 3 đoạn - Mỗi em 1 đoạn. - HS đọc trơn cả bài. - Tiếng: muộn - HS đọc, phân tích tiếng - HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần uôn và uông. - HS mở SGK và xem tranh. - HS tự nêu chuồn chuồn, buồng chuối - HS đọc câu mẫu. - HS nghe đọc. - HS đọc đoạn 1, TLCH. + Một con mèo chộp được một chú Sẻ. - HS đọc đoạn 2 - Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt? - HS đọc đoạn 3 - Sẻ vụt bay đi. - HS xếp : Sẻ nhanh trí. Sẻ thông minh. - HS luyện đọc phân vai - HS nhận xét các nhóm đọc - 1 em đọc toàn bài - Sẻ thông minh nhanh trí nên đã tự giúp mình thoát nạn - Còn mèo ngốc nghếch khi đã tin vào lời của sẻ. - HS nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................... =============================
Tài liệu đính kèm: