Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 28 - Trần Thị Hải Yến

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 28 - Trần Thị Hải Yến

Tập đọc

Ngôi nhà ( 2 tiết).

 I Mục tiêu:

 Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 Hiểu nội dung bài: Tình cảmcủa bạn nhỏ với ngôi nhà.

 Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK.

2. Đồ dùng và các hình thức tổ chức:

 Giáo viên: Tranh, máy tính, máy chiếu.

 Học sinh: Bảng tay, bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1.

 Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.

 

doc 53 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 28 - Trần Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28: ( Từ ngày 18 tháng 03 – 22 tháng 03 năm 2013).
Thứ hai ngày 18 tháng 03 năm 2013
Tập đọc
Ngôi nhà ( 2 tiết).
 I Mục tiêu: 
 Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
Hiểu nội dung bài: Tình cảmcủa bạn nhỏ với ngôi nhà.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK.
2. Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Tranh, máy tính, máy chiếu.
Học sinh: Bảng tay, bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc.
 a. Giáo viên đọc mẫu bài văn ( chậm rãi, tha thiết, tình cảm).
 b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
- Ghi bảng ( gạch chân).
- Nhận xét bổ sung, giải thích một số từ.
Luyện đọc câu.
- Nhận xét, bổ sung.
Luyện đọc đoạn, bài.
- Bài thơ được chia thành mấy khổ?
- Nhận xét, ghi điểm cho cá nhân và điểm thi đua cho các nhóm.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
 3.Ôn các vần: iêu - yêu. 
 a. Giáo viên nêu yêu cầu 1 trong SGK: Đọc những dòng thơ có tiếng yêu, nói với h/sinh vần cần ôn là vần yêu, vần iêu.
- Nhận xét, sửa.
 b. Giáo viên nêu yêu cầu 3 trong SGK: Nói câu chứa tiếng có vần iêu, yêu.
- Nhận xét bổ sung, ghi điểm thi đua.
Tiết 2.
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
 a.Tìm hiểu bài đọc. 
- Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy gì?
- Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nghe thấy gì ?
- Bạn nhỏ ngửi thấy gì?
- Nhận xét, ghi điểm. Treo tranh, giải thích.
- Con hãy đọc những dòng thơ nói lên tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét, ghi điểm.
 b. Hướng dẫn h/sinh học thuộc lòng một khổ mà mình thích.
 c. Luyện nói.Giáo viên nêu yêu cầu: Nói về ngôi nhà mà em mơ ước.
- Đưa tranh minh họa, gợi ý.
- Nhận xét bổ sung, bình chọn người nói về ngôi nhà mơ ước hay nhất.
- H/sinh đọc bài: Mưu chú Sẻ và trả lời các câu hỏi 1, 2.
- Nhận xét.
- 2 – 3 h/sinh đọc: Ngôi nhà.
- Nghe.
- Nhẩm thầm tìm, nêu các tiếng, từ khó dễ lẫn; hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức...
- Luyện đọc cá nhân kết hợp phân tích từng tiếng.
- Nhận xét.
- Đọc nối tiếp cá nhân từng dòng thơ.
- Nhận xét.
- Bài thơ chia thành 3 khổ.
- Nối tiếp đọc theo khổ cá nhân, nhóm.
- Nhận xét.
- Đọc cá nhân ( 1- 2 h/sinh).
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- Đọc theo yêu cầu của câu hỏi, nêu quy tắc chính tả ghi tiếng có vần yêu.
- Nhận xét.
- Đọc câu mẫu.
- Thảo luận nhóm đôi (1 phút).
- H/sinh thi nêu đáp án.
- Nhận xét.
- Mở SGK trang 82 nhẩm thầm.
- 1 h/sinh đọc 2 khổ thơ đầu, cả lớp đọc thầm.
- 1 h/sinh đọc câu hỏi 1.
- Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm.
- Bạn nhỏ nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót.
- Bạn thấy mùi thơm của rơm, rạ ở sân phơi, trên mái nhà.
- Nhận xét.
- Đọc cá nhân ( 2 -3 h/sinh).
- Nhận xét.
- 2 – 3 h/sinh đọc.
- Nhận xét.
- 1 h/sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 h/sinh khá, giỏi nói mẫu.
- H/sinh thi nói về ngôi nhà mà mình mơ ước.
IVCủng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học, tuyên dương những h/sinh đọc tốt.
Hướng dẫn h/sinh đọc chưa tốt về nhà luyện đọc. 
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Ôn tập.
 ________________________________
Toán 
Giải toán có lời văn ( tiếp theo).
I Mục tiêu: Giúp h/sinh: 
Hiểu bài toán có một phép trừ: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Bảng phụ, tranh bài 1, 2, 3 trang 148 SGK.
Bộ đồ dùng học toán 1.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
H/sinh làm bảng con: 
45  49 52 .. 67.
H/sinh nhận xét và nêu kỹ năng so sánh.
Nhận xét, ghi điểm.
2. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải.	
Giáo viên hướng dẫn h/sinh tìm hiểu bài toán:
H/sinh tự đọc bài toán rồi trả lời các câu hỏi.
Bài toán cho biết những gì?
Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà.
Bài toán hỏi gì?
Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
Giáo viên ghi tóm tắt bài toán lên bảng và cho học sinh đọc lại bài toán theo TT.
Tóm tắt
Có 	: 9 con gà.
Bán 	: 3 con gà
Còn lại ? con gà
Học sinh đọc đề toán theo tóm tắt trên bảng: cá nhân, nhóm, lớp.
Giáo viên h/ dẫn: Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm thế nào?
Lấy số gà nhà An có trừ đi số gà mẹ An đã bán.
Bài giải gồm những gì? 
Bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
Nhận xét bổ sung.
Học sinh thực hành:
Bài giải
Số gà còn lại là:
9 – 3 = 6 (con gà)
Hướng dẫn h/sinh xem tranh để kiểm tra lại kết quả và nêu lại câu trả lời.
Đáp số : 6 con gà
H/sinh tự viết bài giải rồi đối chiếu với bài giải trong SGK, nhận xét.
Nhận xét.
3. Thực hành:
Bài 1: H/dẫn h/sinh tự đọc bài, tự hoàn thiện tóm tắt và chữa bài. ( khuyến khích h/sinh nêu nhiều câu trả lời khác nhau, lựa chọn cách trả lời hay nhất).
Làm bài cá nhân.
Chấm một số bài.
2 học sinh chữa bài.
H/sinh nhận xét bài chữa.
Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa. 
Bài 2, : Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh đọc đề, tóm tắt và tự trình bày bài giải.
Chấm một số bài.
2 học sinh chữa bài.
Bài giải
Số chim còn lại là:
 8 – 2 = 6 ( con )
 Đáp số: 6 con
H/sinh nhận xét bài chữa.
Đưa đáp án, nhận xét bài chữa, ghi điểm.
Bài 3: Hướng dẫn tương tự.
IV Củng cố - Dặn dò: 
H/sinh nêu các bước giải toán có lời văn.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài : Luyện tập.
 _________________________________
Đạo đức 
Chào hỏi và tạm biệt ( tiết 1). 
I Mục tiêu: Giúp h/sinh:
Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
 H//sinh biết nói lờichào hỏi, tạm biệt trong những tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Vở bài tập đạo đức. 
Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.
Bài ca “Con chim vành khuyên”.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
1: Kiểm tra bài cũ:
Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?
Vì sao cần nói lời cám ơn, lời xin lỗi?
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng.
 Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” bài tập 4:
 Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
Lắng nghe.
Giáo viên nêu ra các tình huống dưới dạng các câu hỏi:
Lắng nghe, thảo luận và nêu cách xử lý tình huống.
Khi gặp nhau (bạn với bạn, học trò với thầy cô giáo, với người lớn tuổi) 
Học sinh đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau thành từng đôi một.
Khi chia tay nhau  .
Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi.
Ví dụ: Hai người bạn gặp nhau
Tôi chào bạn, bạn có khoẻ không?
Học sinh gặp thầy giáo (cô giáo) ở ngoài đường? 
Em chào thầy, cô ạ!
Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn 
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp:
Nội dung thảo luận:
1.Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?
2 Con cảm thấy như thế nào khi:
a. Được người khác chào hỏi?
b. Con chào họ và được đáp lại?
c.Con chào bạn nhưng bạn cố tình không đáp lại?
Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các câu hỏi.
Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
H/sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình.
Nhận xét bổ sung.
1. Cách chào hỏi trong mỗi tình huống khác nhau, do đối tượng khi gặp gỡ khác nhau nên cách chào hỏi khác nhau.
 2.Khi được người khác chào hỏi con cảm thấy tự hào, vinh dự, gần gũi.
 Khi con chào và được đáp lại con thấy vui vẻ, thoải mái. Còn khi con chào mà không được đáp lại con thấy bực tức và khó chịu.
GV kết luận: 
+ Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
IV Củng cố - Dặn dò: 
H/sinh tự liên hệ, rút ra cách ứng xử đúng cho bản thân và nhắc nhở người thân trong sinh hoạt thường ngày.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài 29: Chào hỏi và tạm biệt tiết 2.
 ______________________________
Chiều: 
Tập đọc
Ôn tập 
I Mục tiêu: H/sinh được: 
Luyện đọc bài: Ngôi nhà.
Làm đúng các bài tập trong vở: Thực hành Tiếng Việt trang 35 - 36.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Vở Thực hành Tiếng Việt quyển 1/2.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài.
 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm, đọc mẫu diễn cảm, hướng dẫn h/sinh sửa một số lỗi sai thường gặp hoặc hướng dẫn h/sinh cách đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
- Nhận xét, ghi điểm.
 4.Hướng dẫn h/sinh làm bài tập: 
Bài 1:
- Gợi ý hướng dẫn h/sinh dựa vào nội dung của bài tập đọc, lựa chọn và điền theo yêu cầu.
- Nhận xét bổ sung.
- Đưa đáp án, chấm một số bài.
 Bài 2: Tổ chức thành trò chơi.
- Gợi ý hướng dẫn h/sinh nối các từ ở cột A với các từ ở cột B phù hợp với ý trong bài tập đọc. 
- Nhận xét bổ sung chấm điểm thi đua.
 Bài 3: Treo bảng phụ:
- Hướng dẫn h/sinh thảo luận làm việc theo nhóm đôi.
- Đưa đáp án:
- Nhận xét, chấm một số bài.
- 3 h/sinh đọc nối tiếp bài: Ngôi nhà kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Mở SGK trang: 82.
- Đọc cá nhân ( 2 – 3 h/sinh ), phân tích.
- Nhận xét.
- 2 – 3 nhóm đọc nối tiếp.
- Nhận xét.
- 2 h/sinh đọc cả bài.
- Đọc đồng thanh.
- Mở Tiếng Việt thực hành trang 35.
- Nêu yêu cầu 1: Viết câu chứa tiếng có vần iêu.
- Nêu luật chính tả : Dùng iêu khi có âm đứng đầu.
- Nhận xét.
- Làm bài.
- 2 nhóm h/sinh lên chữa. Một số đọc bài làm.
- Nhận xét bài chữa.
- H/sinh nêu yêu cầu: Nối đúng
- Thảo luận nhóm 8.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- 1 – 2 h/sinh nêu yêu cầu: Viết những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
- Làm bài, giả ...  nhanh và nêu: đứt.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Nhận xét.
- Phân tích tiếng: đứt.
- Nhận xét.
- Thảo luận nhóm đôi (1 phút).
- 2 h/sinh đọc câu mẫu.
- Nói theo yêu cầu của giáo viên.
- Nhận xét.
- Mở SGK trang 88 nhẩm thầm.
- 1 h/sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Khi mới bị đứt tay cậu bé không khóc.
- Nhận xét.
- Mẹ về, cậu mới khóc. Vì cậu bé muốn làm nũng mẹ
- Nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm lại bài văn , tìm và nêu các câu hỏi trong bài.
- Con làm sao thế?
- Đứt khi nào thế?
- Sao đến bây giờ con mới khóc?
- Nhận xét.
- Đọc cá nhân ( 2 -3 h/sinh).
- Nhận xét.
- 2 – 3 nhóm đọc phân vai.
- Nhận xét.
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học, tuyên dương những h/sinh đọc tốt.
Hướng dẫn h/sinh đọc chưa tốt về nhà luyện đọc. 
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Ôn tập.
______________________________
Toán 
Luyện tập 
I Mục tiêu: H/sinh: 
Biết lập đề toán theo hình vẽ.
Biết tóm tắt đề toán rồi tự giải và trình bày bài giải.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức
Giáo viên: Bảng phụ, máy tính, máy chiếu.
Học sinh: Bảng tay, vở luyện thực hành.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh giải bài tập 4 trang36.
Giải:
Sợi dây còn lại là:
13 – 3 = 10 (cm)
Đáp số : 10 c m.
H/sinh, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
1.Giới thiệu bài: Ghi bảng 
2 – 3 h/sinh đọc tên bài.
Bài 1: 
H/sinh nêu yêu cầu của bài tập: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
Hướng dẫn h/sinh phân tích yêu cầu của bài. Có mấy yêu cầu ? 
Bài có 2 yêu cầu.
+ Yêu cầu 1 : Nhìn tranh vẽ, viết tiếp để có bài toán.
+ Yêu cầu 2 : Giải bài toán vừa hoàn thiện.
Hướng dẫn học sinh hoàn thiện từng yêu cầu của bài.
Làm bài.
Chấm một số bài.
1 h/sinh lên chữa. Một số h/sinh đọc kết quả.
H/sinh nhận xét.bài chữa.
Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa.
Phần a.
Bước 1 : H/ dẫn h/sinh đọc bài toán và phân tích đề. 
H/sinh tự đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? 
 Cây có 8 con chim đậu, sau đó 2 con bay đi.
Bài toán hỏi gì ? 
Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?
Sau khi 2 con chim bay đi số chim còn lại trên cây như thế nào? 
Ít hơn lúc đầu.
Để biết trên cây còn lại bao nhiêu con chim con làm tính gì? Vì sao ?
Làm tính trừ vì sau khi 2 con bay đi số chim còn lại trên cây ít hơn so với lúc đầu.
Hướng dẫn h/sinh hoàn thiện tóm tắt và trình bày bài giải.
H/sinh làm bài.
Chấm một số bài.
2 h/sinh lên chữa.
H/sinh nhận xét bài chữa. 
Giáo viên đưa đáp án :
Bài giải
Trên cây còn lại số chim là :
8 – 2 = 6 ( con)
Đáp số :6 con.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm bài chữa.
Phần b : Hướng dẫn tương tự.
Hướng dẫn h/sinh so sánh 2 dạng toán trên rút ra kết luận : 
Với những bài toán có chữ «  thêm » ở phần cho biết hoặc «  có tất cả » ở phần bắt đi tìm ta làm tính cộng.
Với những bài toán có chữ «  bớt, cho, biếu, bán đi... » ở phần cho biết thì ta thường làm tính trừ.
2 – 3 học sinh nhắc lại.
 Bài 2: 
H/sinh tự làm bài theo yêu cầu vào vở.
Theo dõi, giúp đỡ và chấm một số bài.
2 h/sinh lên chữa. Ở dưới đổi vở kiểm tra chéo.
H/sinh nhận xét bài chữa.
Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa.
IV Củng cố - Dặn dò:
2 H/sinh nhắc lại cách phân tích bài toán có lời văn.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Luyện tập.
 _____________________________
Thủ công
Cắt, dán hình tam giác ( tiết 1).
I Mục tiêu: H/sinh: 
Giúp HS biết kẻ, cắt và dán được hình tam giác.
Cắt dán được hình tam giác theo 2 cách.
Với h/sinh khéo tay có thể cắt, dán được thêm hình tam giác có kích thước khác.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức
Giáo viên: - Chuẩn bị 1 hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
 -Mẫu, bút chì, thước kẻ, kéo, một tờ giấykẻ ô kích thước lớn.
H/sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, một tờ giấy vở h/sinh, giấy màu có kẻ ô, vở thủ công.
Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, lớp.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ: 
Học sinh xếp đồ dùng lên bàn.
Nhận xét về việc chuẩn bị của học sinh.
2 . Giới thiệu bài, ghi đề .
3. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Giáo viên ghim hình vẽ mẫu lên bảng. H1
Quan sát.
A
B
C
Định hướng cho học sinh quan sát hình tam giác về: Hình dạng và kích thước mẫu (H1).
Hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh hình CN có độ dài 8 ô, còn 2 cạnh kia nối với 1 điểm của cạnh đối diện
Giáo viên nêu: Như vậy trong hình mẫu (H1), hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh có số đo là 8 ô theo yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
 Hướng dẫn học sinh cách kẻ hình tam giác: Giáo viên thao tác từng bước yêu cầu học sinh quan sát: 
Quan sát.
Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng và gợi ý cách kẻ: 
Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh, trong đó 2 đỉnh là 2 điểm đầu của cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình tam giác như H2. 
A
 H 2
Thực hành vẽ hình.
Giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
Hướng dẫn h/sinh cách kẻ, cắt hình tam giác đơn giản hơn.
 Ta có thể dựa vào các cạnh hình CN để kẻ hình tam giác đơn giản (H3) 
A
 ( H. 3)
Giáo viên h/dẫn học sinh cắt rời hình tam giác và dán. Cắt theo cạnh AB, AC.
Quan sát, thực hành vẽ hình.
Theo dõi, giúp đỡ.
4. Dán hình. Giáo viên thao tác mẫu.
Quan sát
Ướm hình cho cân đối.
Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng.
Thao tác từng bước để học sinh theo dõi cắt và dán hình tam giác.
Cho học sinh cắt dán hình tam giác trên giấy có kẻ ô ly.
Theo dõi, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng
IV Nhận xét đánh giá sản phẩm.
Nhận xét: 
Giáo viên nhận xét về thái độ học tập của h/sinh.
Nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng của h/sinh.
Trưng bày sản phẩm và đánh giá kết quả.
Dặn dò: Dặn h/sinh chuẩn bị giấy màu, kéo, bút chì, thước chuẩn bị cho bài: Cắt, dán hình tam giác tiết 2.
 __________________________________
Chiều: 
Tập đọc
Ôn tập
I Mục tiêu: H/sinh được: 
Luyện đọc bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
Làm các bài tập trang 38 vở: Thực hành Tiếng Việt..
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Vở.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài.
 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm, đọc mẫu diễn cảm, hướng dẫn h/sinh đọc đúng ở các câu có dấu chấm hỏi, câu có dấu chấm cảm.
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
- Nhận xét, ghi điểm.
 4.Hướng dẫn h/sinh làm bài tập: 
 Bài 1: 
- Gợi ý hướng dẫn h/sinh làm bài. 
- Đưa đáp án.
Thức khuya dậy sớm.
Ruộng đồng nứt nẻ.
Sức khỏe là vốn quý.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Nhận xét bổ sung chấm một số bài.
 Bài 2: Treo bảng phụ:
- Hướng dẫn h/sinh làm bài.
- Nhận xét, chấm một số bài.
 Bài 3: 
- Gợi ý hướng dẫn h/sinh làm bài.
- Đưa đáp án.
- Nhận xét, ghi điểm và chấm một số bài.
 Bài 4:
- Hướng dẫn h/sinh làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài.
- 3 h/sinh đọc nối tiếp bài: Vì bây giờ mẹ mới về kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Mở SGK trang: 88.
- Đọc cá nhân ( 2 – 3 h/sinh ).
- Nhận xét.
- 2 – 3 nhóm đọc nối tiếp.
- Nhận xét.
- 2 h/sinh đọc cả bài.
- Đọc đồng thanh.
- Mở Tiếng Việt thực hành trang 38
- Nêu yêu cầu: Điền vần ưt hay ưc?
- Thảo luận nhóm đôi , giải thích trong nhóm.
- 2 h/sinh lên chữa. Một số đọc bài làm của mình.
- H/sinh nhận xét.
- Sửa ( nếu sai).
- H/sinh nêu yêu cầu: Viết câu chứa tiếng:
Có vần ưt.
Có vần ưc.
- Làm bài.
- 2 h/sinh lên chữa. Một số đọc kết quả.
- Nhận xét bài chữa.
- Nêu yêu cầu: Vì sao truyện này buồn cười....
- Làm bài.
- Một số đọc bài làm.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu: Chép lại câu hỏi 
- Làm bài.
- Một số h/sinh đọc bài làm.
- Nhận xét.
IV: Củng cố - Dặn dò:
Đọc lại các vần, từ vừa được sửa sai.
 Nhận xét giờ học.
Dặn h/sinh đọc kỹ bài chuẩn bị bài: Đầm sen.
 _____________________________________
 Tập viết
Viết chữ hoa: I, K ( cỡ nhỏ).
1. Mục tiêu: 
H/sinh biết viết chữ hoa: I, K cỡ nhỏ.
Đưa bút theo đúng quy trình viết, giãn đúng khoảng cách.
2. Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Chữ mẫu, bảng phụ.
Học sinh: Vở tập viết.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét.
 2. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
 3.Hướng dẫn h/sinh viết chữ hoa: - Treo chữ I mẫu:
- Nêu quy trình viết, vừa nêu vừa dùng bút chỉ theo chiều mũi tên.
- Viết mẫu.
- Nhận xét, sửa.
- Chữ K hướng dẫn tương tự.
 4. Hướng dẫn h/sinh tập viết. 
- Nêu nội dung, yêu cầu bài viết.
 - Theo dõi, giúp đỡ những h/sinh còn lúng túng.
- Thu chấm một số bài, nhận xét.
- Nhắc lại quy trình tô các chữ hoa: I, K.
- Quan sát, nêu nhận xét về số nét (1 nét) chiều cao, độ rộng của chữ.
- Nhận xét.
- Theo dõi.
- Viết bảng.
- Nhận xét.
- H/sinh mở vở, sửa tư thế ngồi.
- Viết bài.
IV Củng cố - Dặn dò: 
H/sinh bình chọn người viết đẹp, tuyên dương.
Nhận xét giờ học. 
H/dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Hòn Gai, Ích Khiêm, Kiên Giang, Khánh Hòa.
 ________________________________
 Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp.
I Kiểm diện.Vắng mặt...... h/sinh.
II Nội dung.
 1. Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
2. Các tổ trưởng báo cáo.
3 . Giáo viên tập hợp.
Ưu:
Tồn tại: 
 4: Phát động phong trào tuần 29:
Khắc phục những tồn tại của tuần 28.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “ Rèn chữ, giữ vở”.
Nhân điển hình phong trào” Thân thiện với môi trường”.
Thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp.
Thi đọc nhanh, đọc không đánh vần.
Tăng cường kiểm tra bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 giờ truy bài.
 Hưởng ứng phong trào 4 không: 
 + Không nói ngọng.
 + Không dùng tay để tính.
 + Không viết ẩu, viết ngoáy.
 + Không vứt rác bừa bãi.
5. Các tổ thảo luận.
6. Tuyên dương
7. Nhắc nhở.
Sinh hoạt văn nghệ: Cán sự điều khiển.
___________________________________________________________________
 Tân Lập, ngày 18 tháng 3 năm 2013
 T/M BGH
 Đã kiểm tra và góp ý.
 Phó hiệu trưởng.
 Phan Thị Nga.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 nam hoc 2012 2013.doc