Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần dạy 7 - Trường Tiểu học Kiên Thọ 3

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần dạy 7 - Trường Tiểu học Kiên Thọ 3

TOÁN:

KIỂM TRA

I. Mục tiêu:

* Tập trung vào đánh giá:

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, đọc viết các số.

- Nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy các số từ 0 đến 10.

- Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.

II. Đề bài:

 

doc 21 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần dạy 7 - Trường Tiểu học Kiên Thọ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ
ngày
Tiết
Môn
tên bài dạy
Hai
30/ 09
1
2
3
4
5
Chào cờ
Thể dục
Toán
Học vần
Học vần
Tuần 7
Trò chơi vận động
Kiểm tra
Ôn tập
Ôn tập
Ba
01/ 10
1
2
3
4
5
Học vần
Học vần
Toán
TN -XH
Đạo đức
Âm và chữ ghi âm
Âm và chữ ghi âm
Phép cộng trong phạm vi 3
Thực hành đánh răng rửa mặt - GDKNS
Gia đình em - GDBVMT - GDKNS
Tư
02/ 10
1
2
3
4
Học vần
Học vần
Toán
Âm nhạc
Chữ thường, chữ hoa
Chữ thường, chữ hoa
Luyện tập
Học hát: Tìm bạn thân (Tiếp)
Năm
 03/ 10
1
2
3
4
Học vần
Học vần
Toán
Thủ công
Bài 29: ia
Bài 29: ia
Phép cộng trong phạm vi 4
Xé, dán hình quả cam
Sáu
04/ 10
1
2
3
4
5
Mỹ thuật
Tập viết
Tập viết
HĐNGLL
SHTT
Vẽ màu vào hình quả (trái) cây - BVMT
Tuần 5: cử tạ, thợ xẻ, ...
Tuần 6: nho khô, nghé ọ, ...
Chủ điểm: Vòng tay bè bạn
Sinh hoạt lớp tuần 7
KẾ HOẠCH TUẦN 7
Thứ hai ngày 30 tháng 09 năm 2013
THỂ DỤC:
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Cô Thanh dạy
TOÁN:
KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
* Tập trung vào đánh giá:
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, đọc viết các số.
- Nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy các số từ 0 đến 10.
- Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
II. Đề bài:
Bài 1: Số? (4 điểm)
0
1
2
5
5
7
8
1
2
3
2
1
7
6
4
9
7
Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm (4 điểm)
 4 . 5 2 . 5 8 .. 10 
 4 . 4 7. 5 	 10 .. 9 
Bài 3: Số? (2 điểm)
 Có ... hình tam giác Có ... hình tròn Có ... hình vuông
HỌC VẦN:
BÀI 27: ÔN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 bài 27.
- Viết được: p, ph, nh, g, gh, ngh, q, qu, gi, ng, y, tr, các từ ngữ ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn chuyện theo tranh: Tre ngà.
- HSKG kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh (Chưa yêu cầu tất cả HS kể được chuyện).
II. Đồ dùng dạy học:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ1-2; T1). Tranh minh họa phần kể chuyện (HĐ3; T2) Bảng ôn tập 
- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’) 	
- Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng: y tá, tre ngà 
- Lớp viết vào bảng con: tre ngà. GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài.	
Tiết 1
HĐ1: (7’) Các chữ và âm vừa học.
- GV gọi 1 HS G đọc âm, 1 HS K lên bảng viết các âm và chữ đã học trong tuần qua? 
- GV đọc âm, HS TB lên bảng chỉ chữ.
- Lớp đọc đồng thanh các âm đã học, nhóm, cá nhân.
- GV HD HS yếu đọc bài, nhận xét.
HĐ2: (8’) Ghép chữ thành tiếng.
- GV chỉ bảng ôn trên bảng lớp nói: ở cột dọc ghi các chữ vừa học trong tuần qua, hàng ngang là các chữ đã học. Hãy ghép các các chữ ở cột dọc với các chữ ở hàng ngang. 
- HS đồng loạt ghép và đọc tên các tiếng đã ghép. Làm tương tự cho hoàn thành bảng ôn. (GV gọi HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm đồng loạt, nhóm, cá nhân).
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV chỉ bảng 2 và hỏi: Bảng 2 ghi những gì? (HS TB, Y trả lời).
- GV cho HS ghép các từ ở cột dọc với các dấu thanh ở dòng ngang của bảng 2.
- HS đánh vần, đọc theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sửa cách đánh vần, đọc cho từng HS.
HĐ3: (8’) Đọc từ ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại các từ ứng dụng: nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩa.
 - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. GV giải nghĩa một số từ ứng dụng: nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩa.
HĐ4: (7’) Hướng dẫn viết chữ.
* Hướng dẫn viết chữ.
- GV viết mẫu chữ vừa viết vừa hướng dẫn cách viết chữ: ... , quả nho, tre già. (HS: quan sát). 
- GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung 
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Tiết 2
HĐ5: (10’) Luyện đọc.
- Luyện đọc lại các âm, từ và tiếng ứng dụng mới học ở tiết 1. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp).
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dõi NX.
* Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò. 
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS và giải thích: nghề xẻ gỗ, nghề giã giò 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS: Đọc lại).
- GVchỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS.
- HSK, G đọc trơn cả bài - cả lớp đọc theo
HĐ6: (10’) Luyện viết.
- GV hướng dẫn HS tập viết các từ tre già, quả nho vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét nối giữa chữ tr và chữ e. GV theo dõi giúp HS TB, Y vết bài theo đúng mẫu.
- GV nhận xét và chấm một số bài.
HĐ7: (10’) Kể chuyện: tre ngà
- HS G đọc tên bài kể chuyện: tre ngà (HS: TB, Y đọc lại). 
- GV kể chuyện và sử dụng tranh minh hoạ trong SGK. 
(Chuyện Tre ngà được lược trích từ chuyện Thánh Gióng)
Thánh Gióng
 Có một em bé lê ba tuổi vẫn chư biết cười nói. Bỗng một hôm có người rao: Vua đang cần người đánh giặc. Chú bé liền bảo với người nhà ra mời xứ giả vào rồi chú nhận lời đi đánh giặc.
 Từ đó chú bỗng lớn nhanh như thổi. Đợi đến lúc đã có đủ nón sắt, gậy sắt, ngựa sắt, chú liền chia tay cha mẹ, xóm làng, nhảy lên ngựa sắt ra trận. Ngựa sắt hí vang, phun lửa rồi phi thật nhanh.
 Chú và ngựa đi đến đâu, giặc chết như rạ, trốn chạy tan tác. Bỗng gậy sắt gãy. Tiện tay, chú liền nhổ luôn cụm tre cạnh đó thay gậy, tiếp tục đánh đuổi giặc.
 Giặc sợ khiếp vía, rút chạy. Đất nước trở lại bình yên. Chú dừng tay buông cụm tre xuống. Tre gặp đất trở lại tươi tốt lạ thường. Vì tre đã nhuộm khói lửa chiens trận nên vàng óng. Đó là giống tre ngà ngày nay vẫn còn mọc ở một vài nơi trên đất nước ta.
 Còn chú bé với con ngựa sắt thì vẫn tiếp tục phi. Đến một đỉnh núi cao , họ dừng chân. Chú ghìm cương ngựa, ngói nhìn lại làng xóm, quê hương, rồi chắp tay từ biệt. Ngựa sắt lại hí vang, móng đập xuống đá rồi nhún một cái, đưa chú bé bay thẳng về trời.
 Đời sau gọi chú là Thánh Gióng.
- GV cho HS QS tranh và trao đổi từng cặp kể lại nội dung theo tranh minh hoạ. 
Tranh 1: Em bé lên 3 vẫn chưa biết nói, biết cười.
Tranh 2: Có người rao vua cần người đánh giặc.
Tranh 3: Chú nhận lời và lớn nhanh như thổi.
Tranh 4: Đủ nón sắt, gậy sắt  chú đánh cho giặc chạy tan tác.
Tranh 5: Gậy sắt gãy, chú nhổ 1 bụi tre tiếp tục chiến đấu.
Tranh 6: Dẹp xong giặc chú bay về trời.
- GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu, chưa nhớ nội dung.
- Yêu cầu kể chuyện trước lớp (HS: Các cặp lần lượt kể chuyện, HS KG kể 2 - 3 đoạn theo tranh trước, HS TB, Y kể lại từng đoạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nói: Câu chuyện nói lên lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi có giặc ngoại xâm.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bài trên bảng không theo thứ tự. 
? Thi tìm những tiếng chứa âm vừa học có trong bài và ngoài bài. 
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. Căn dặn HS, TB, Y về nhà học bài chăm chỉ.
- Dặn HS học lại bài và xem trước bài 28.
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
HỌC VẦN:
ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết thành thạo âm và chữ vừa học: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr. Đọc thuộc bảng chữ cái và các âm ghép từ hai con chữ. 
- Đọc được đúng và trôi chảy các tiếng, từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện: tre ngà.
* Lưu ý: Học sinh khá, giỏi đọc trơn được cả bài
II. Đồ dùng dạy học:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ1, 2; T1). Tranh minh họa phần kể chuyện (HĐ3; T2). Bảng ôn tập 
- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng: củ nghệ, cá ngừ.
- Lớp viết vào bảng con từ: cá ngừ
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp)	
Tiết 1
HĐ1: Các chữ và âm vừa học.
- GV gọi HS đọc âm và chữ đã học? (HS K, G đọc, HS TB Y nhắc lại). GV viết lên bảng.
- GV đọc âm HS lên bảng chỉ chữ
- Lớp đọc đồng thanh các âm đã học, nhóm, cá nhân.
- GV giúp HS yếu đọc bài, nhận xét.
HĐ2: Ôn lại toàn bài 27
* Ghép chữ thành tiếng
- GV yêu cầu HS hãy ghép các các chữ ở cột dọc với từng chữ ở hàng ngang và đọc các tiếng vừa ghép được. GV ghi bảng chẳng hạn: kho, kha, nga, nghê 
- HS K, G phát âm trước, TB, Y HSKT phát âm lại, phát âm đồng loạt, nhóm, cá nhân, sau khi ghép xong. 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV treo bảng ôn 2 và hỏi: Bảng 2 ghi những gì? (HS K, TB trả lời).
- GV cho HS ghép các từ ở cột dọc với các dấu thanh ở dòng ngang của bảng 2.
- HS đánh vần, đọc theo nhóm, cá nhân, lớp.
- GV chỉnh sửa cách đánh vần, đọc cho từng HS.
* Đọc từ ứng dụng.
- HS HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại các từ ứng ụng: nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩa
- GV giải nghĩa một số từ ứng dụng, chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Hướng dẫn viết chữ 
- GV viết mẫu chữ vừa viết vừa hướng dẫn cách viết chữ: quả nho, tre ngà 
(HS: Q/S cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
	 Tiết 2
* Luyện đọc.
- Luyện đọc lại các âm, từ và tiếng ứng dụng mới học ở tiết 1.
- GV ghi bảng chữ cái lên bảng và gọi HS TB, Y lên đọc.
- HS K, G nêu các âm ghép bàng hai con chữ đã học: th, ch, kh, ph, nh, gh, qu, gi, ng, ngh, tr
- HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dõi nhận xét.
* Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò. 
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS và giải thích: nghề xẻ gỗ, nghề giã giò 
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS: Đọc lại).
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ đọc cho HS
Lưu ý: Học sinh khá, giỏi đọc trơn được cả bài
* Luyện viết.
- GV hướng dẫn HS tập viết các từ quả nho, tre ngà vào vở ô li.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét nối giữa chữ tr và chữ e GVHD HS TB, Y viết bài
- GV nhận xét và chấm một số bài.
* Kể chuyện: tre ngà
- HS G đọc tên bài kể chuyện: tre ngà (HS: TB, Y đọc lại). GV kể chuyện và sử dụng tranh minh hoạ trong SGK 
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp kể lại nội dung theo tranh minh hoạ.
Tranh 1:  ... iệu bài (trực tiếp).	 
HĐ1: (10’)Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4
Bước 1: Giới thiệu phép cộng 3 + 1 = 4.
- GV cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi: Có 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa nữa. Hỏi có tất cả mấy bông hoa?
- HS K, G trả lời: Tất cả có 4 bông hoa, HS TB, Y nhắc lại.
- GV cho HS nêu phép tính, GV ghi bảng: 3 + 1 = 4
- GV chỉ bảng cho HS đọc “ba cộng một bằng bốn”.
- HS TB, Y đọc lại “ba cộng một bằng bốn”. Lớp đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- GV hỏi khắc sâu phép tính: ba cộng một bằng mấy? (HS TB, Y trả lời).
Bước 2: Hướng dẫn HS phép cộng 2 + 2 = 4 
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Có hai quả cam thêm 2 quả cam. Hỏi có tất cả mấy quả cam? 
- HS K, G trả lời, HS TB, Y nhắc lại. (Tất cả có 4 quả cam).
- GV nói và ghi bảng: 2 + 2 = 4.
- HS đọc: “Hai cộng hai bằng bốn” (HS: đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân).
- GV giới thiệu tương tự với phép cộng: 1 + 3 = 4
Bước 3: Giới thiệu phép cộng: 3 + 1 = 4
- GV cho HS cầm lấy 3 que tính, thêm 1que nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính.
- HS K trả lời, HS TB, Y nhắc lại (3 que tính thêm 1que nữa. Tất cả 4 que tính).
- GV cho HS nêu phép cộng: 3 + 1 = 4 sau đó đọc phép cộng 
- HS đọc đồng thanh, nhóm. cá nhân .
Bước 4: HD HS thuộc bảng cộng trong pham vi 4.
- GV chỉ bảng các công thức mới lập và gọi HS đọc lại.
- HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân. 
- GV hỏi khắc sâu phép cộng cho HS: Hai cộng một bằng mấy?
 Hai cộng hai bằng mấy?
 Một cộng ba bằng mấy?
- HS thi đua đọc thuộc bảng cộng. (HS K, G đọc thuộc bảng cộng trước lớp).
Bước 5: GV cho HS quan sát hình cuối cùng và nêu hai bài toán. 
Bài thứ nhất: GV cho HS quan sát hình vẽ và nêu: Có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
Bài thứ hai: GV cho HS quan sát hình vẽ và nêu. Có 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
- HS K, G nêu phép tính và đọc phép tính tương ứng với hai bài toán trên:
 	3 + 1 = 4 và 1 + 3 = 4
? Em có nhân xét gì vè kết quả của hai phép tính (HS K, G trả lời).
? Vị trí của các số trong phép tính có giống hay khác nhau.
- GV nói: Vị trí của các số trong hai phép tính là khác nhau nhưng kết quả của phép tính đều bằng 4. Vậy 3 + 1 = 1 + 3. 
HĐ2: (18’) Luyện tập.
Bài 1: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài toán. (Tính).
- GV HD HS cách làm bài và giúp HS TB, Y làm bài.
- HS làm bài vào VBT. GV gọi HS K, TB đọc kết quả bài làm. HS đối chiếu KT. GV chữa bài và nhận xét.
Bài 2: HS K, G đọc yêu cầu bài tập và nêu cách làm (Tính).
- GV nhắc HS viết kết quả sao cho thẳng cột
- HS làm vào bảng con. HS K, TB, Y lên bảng làm bài. 
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: HS K G nêu yêu cầu bài toán (Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm)
- GV gọi HS K G nêu cách làm, làm bài vào vở cột 1, 2.
- 2 HS K, G làm bài, GV quan sát HD HS 
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
Bài 4: (Viết phép tính thích hợp).
- GV cho HS quan sát tranh 
- HSKG “Trên cành có 3 con chim thêm 1 con bay đến ”
- lớp nhắc lại; GV? có tất cả bao nhiêu con 
HS làm bài bảng con, GV KT
C. Củng cố, dặn dò: (2’) GV gọi HS đọc lại các phép cộng trong phạm vi 4.
- GV nhận xét, tuyên dương tốt. Dặn HS về nhà ôn bài và xem trước tiết 28
THỦ CÔNG:
BÀI 4: XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình quả cam.
- Xé được hình quả cam. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán phẳng.
Có thể dùng bút màu để vẽ cuống lá.
- HS khéo tay:
+ Xé dán hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng
+ Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Có thể kết hợp được vẽ trang trí quả cam.
II. Chuẩn bị:	
- GV: Bài mẫu về xé, dán hình quả cam: Giấy, bìa, kéo, keo ...
- HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, bút chì, keo, khăn lau tay.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’) GV kiểm tra đồ dùng của HS.	
B. Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp).
HĐ1: (10’) Dán hình.
- GV HD HS dán hình quả cam và cuống lá trên giấy nền. 
- GV HD thao tác gián hình (H7)
- GV làm thao tác mẫu lấy một ít hồ dán dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
- Xếp hình cho cân đối trước khi dán.
Chú ý: GV có thể làm 1- 2 lần cho đối tượng HS TB, Y nắm vững thao tác.
- GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và tập xé hình vuông, hình tròn.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
HĐ2: (15’) HS thực hành.
- GV yêu cầu HS lấy giấy thủ công ra thực hành.
- HS K, G nhắc lại quy trình xé, dán quả cam.
- GV làm lại thao tác xé hình quả cam, cuống lá để HS quan sát vì đây là thao tác khó. (GV chú ý tới HS TB, Y). 
- HS tự làm. GV nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé 4 góc và sửa cho giống hình quả cam, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa.
- GV nhắc HS dán hình quả cam vào vở thực hành thủ công.
* GV đánh giá sản phẩm:
- GV thu bài và đánh giá: (đánh giá theo 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa 
hoàn thành).
- Các đường nét xé tương đối đều, xé được đường cong ít răng cưa.
- Hình xé cân đối, gần giống mẫu.
- Dán đều không nhăn.
- GV nhận xét tuyên dương HS thực hiện tốt.
C. Củng cố,dặn dò: (5’)
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ và xé hình quả cam.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo, hồ dán ... để tiết sau học bài “Xé dán hình cây đơn giản”.
Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2013
MỸ THUẬT:
BÀI 7: VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ
Cô Dung dạy
TẬP VIẾT: (2 tiết)
cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê
I. Mục tiêu:
- Viết đúng, đẹp các từ: Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê
- Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa viết theo vở tập viết 1.
- HSKG viết được đủ số dòng qui định trong vở Tập viết 1
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết các từ: Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, nghé ọ, chú ý, cá trê
- HS: Vở tập viết, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’) 
- GV gọi 2HS K bảng viết các từ: Tre ngà, củ nghệ. Dưới lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp).
HĐ1: (5’) Giới thiệu các từ cần viết. 
- GV cho học sinh quan sát các từ đã chuẩn bị trên bảng phụ.
- GV gọi 2HS K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại. GV nhận xét.
HĐ2: (10’) hướng dẫn học sinh tập viết.
- GV cho HS quan sát các chữ mẫu đã viết trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “thợ xẻ” gồ có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “thợ” gồm có những âm và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm th âm ơ và dấu nặng. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh, độ cao của các con chữ).
? Từ “nghé ọ”gồm có mấy tiếng ghép lại (HS K, TB trả lời. HS G nhận xét).
? Tiếng “nghé” gồm có những âm và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm ngh và âm e và dấu sắc. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
? Từ “nho khô”gồm có mấy tiếng ghép lại (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “khô” gồm có những âm và dấu gì. (HS K, G trả lời: âm kh và âm ô. HS TB, Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
- GV HD HS viết vào bảng con lần lượt từng từ một. GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết. 
- HS đồng loạt viết vào không trung, sau đó viết lần lượt vào bảng con. 
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.	
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
HĐ3: (15’) HS viết bài vào vở tập viết.
- GV HD HS viết bài vào vở tập viết, GV nhắc HS viết bài vào vở cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế.
- HSKG viết đủ số dòng trong vở tập viết
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y
- GV thu một số bài chấm, nhận xét về chữ viết, cách trình bày.
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng, từ. (HS K, G nêu)
- Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
- HS luyện viết bài vào vở ô li cho đúng mẫu chữ. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP:
 NGHE KỂ CHUYỆN GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
I. Mục tiêu:
- HS biết cảm thông với những khó khăn của các bạn HS nghèo vượt khó.
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của các HS nghèo vượt khó.
- Giáo dục HS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. Chuẩn bị: 
- Các mẩu chuyện sưu tầm ở lớp, ở trường hoặc qua sách báo, truyện, mạng Internet  về tấm gương HS nghèo vượt khó.
- Hình ảnh hoặc đoạn phim tư liệu (nếu có) về những tấm gương HS nghèo vượt khó.
III. Cách tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 - 2 tuần GV phổ biến yêu cầu HS sưu tầm những gương HS vượt khó ở lớp, ở trường hoặc những câu chuyện, bài viết, mẫu tin, băng hình, tranh ảnh,  sưu tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng về gương HS nghèo vượt khó. Ai sưu tầm được sẽ đăng kí để thầy cô giáo sắp xếp tiết mục kể chuyện trong tuần tới.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Kể chuyện
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện.
- MC lần lượt giới thiệu và mời các bạn lên kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh, 
băng hình về HS nghèo vượt khó mà mình đã sưu tầm được.
- Sau mỗi phần kể của HS, MC/ GV có thể tổ chức cho lớp cùng trao đổi: Bạn có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó đó?
- Xen kẽ giữa các phần kể của HS là các tiết mục văn nghệ và một số câu chuyện, băng hình mà GV đã sưu tầm được.
Bước 3: Nhận xét - Đánh giá
- GV khen ngợi những HS đã sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó của các bạn HS nghèo. Nhắc nhở HS hãy học tập gương vượt khó vươn lên trong học tập của các bạn.
- Khuyến khích HS trong lớp hãy thu gom sách vở, đồ dùng, đồ chơi, quần áo,  của mình để giúp đỡ cho các bạn nghèo ở lớp, ở trường hay các bạn nghèo trong cả nước có điều kiện vượt qua những khó khăn.
- Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt.
SINH HOẠT LỚP:
1. Tổng kết các hoạt động trong tuần:
- Gọi lần lượt ba tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân.
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy mặt mạnh đã đạt được.
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt, nề nếp tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7 Lop 1.doc