Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần lễ 27

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần lễ 27

 Tập đọc: HOA NGỌC LAN

I.Mục tiêu:

+ Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu.

+ Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

Trả lời câu hỏi 1,2 (sgk)

II.Chuẩn bị :

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 19 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần lễ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 27
Thứ hai
Ngày dạy :11/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
 Tập đọc: HOA NGỌC LAN
I.Mục tiêu:
+ Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườnBiết nghỉ hơi khi gặp dấu câu.
+ Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
Trả lời câu hỏi 1,2 (sgk)
II.Chuẩn bị : 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
GV
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2HS đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài.
Hỏi thêm: Em bé trong truyện đáng cười ở điểm nào?
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
+ GV g/t tranh, g/t bài và rút tựa bài ghi bảng.
+ Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
+Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho HS thảo luận để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Hoa lan: (an ¹ ang), lá dày: (lá: l ¹ n), lấp ló.
Ngan ngát: (ngát: at ¹ ac), khắp: (ăp ¹ âp)
HS luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là lấp ló. Ngan ngát.
+ Luyện đọc câu:
Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu.
Khi đọc hết câu ta phải làm gì?
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với 
các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối 
tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
+ Ôn các vần ăm, ăp.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần ăp ?
Bài tập 2:
Nói câu có chứa tiếng mang vần ăm, ăp:
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Nụ hoa lan màu gì? (chọn ý đúng)
Hương hoa lan như thế nào?
Nhận xét học sinh trả lời.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
5/ Luyện nói:
Gọi tên các loại hoa trong ảnh
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh thảo luận theo cặp trao đổi nhanh về tên các loại hoa trong ảnh.
Cho học sinh thi kể tên đúng các loại hoa.
+ Củng cố:
+Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
HS
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Có 8 câu.
Nghỉ hơi.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Khắp.
Đọc mẫu từ trong bài (vận động viên đang ngắm bắn, bạn học sinh rất ngăn nắp)
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức:
Ăm: Bé chăm học. Em đến thăm ông bà. Mẹ băm thịt. ..
Ăp: Bắp ngô nướng rất thơm. Cô giáo sắp đến. Em đậy nắp lọ mực. 
2 em.
Hoa ngọc lan.
2 em.
Chọn ý a: trắng ngần.
Hương lan ngan ngát toả khắp nhà, khắp vườn.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Lắng nghe.
Học sinh trao đổi và nêu tên các loại hoa trong ảnh (hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen)
Thực hành ở nhà, ở trường, trồng hoa, bảo vệ, chăm sóc hoa.
Thứ hai
Ngày dạy :11/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Đạo đức 
 CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (Tiết2)
I.Mục tiêu:
Giống tuần 26
II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.
	-Đồ dùng để hoá trang khi chơi sắm vai.
	-Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ghép hoa”.
III. Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.KTBC: 
HS nêu đi bộ như thế nào là đúng quy định.
Gọi 3 học sinh nêu.
GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Quan sát tranh bài tập 1:
Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh quan sát tranh bài tập 1 và cho biết:
Các bạn trong tranh đang làm gì?
Vì sao các bạn lại làm như vậy?
Gọi học sinh nêu các ý trên.
Giáo viên tổng kết:
Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 2:
Nội dung thảo luận:
Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
Gọi đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận: 
Hoạt động 3: Đóng vai (bài tập 4)
GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm. Cho học sinh thảo luận nhóm và vai đóng.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
3 HS nêu 
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh hoạt động cá nhân quan sát tranh và trả lời các câu hỏi trên.
ình bày trước lớp ý kiến của mình.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Từng nhóm học sinh quan sát và thảo luận. Theo từng tranh học sinh trình bày kết quả, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh thực hành đóng vai theo hướng dẫn của giáo viên trình bày trước lớp.
Học sinh nhắc lại.
 Thứ ba
Ngày dạy :12/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Chính tả: NHÀ BÀ NGOẠI
I.Mục tiêu:
+ Nhìn sách hoặc bảng , chép lại đúng bài Nhà bà ngoại : 27 chữ trong khoảng 10-15 phút.
+ Điền đúng vần ăm , ăp; chữ c, k vào chỗ trống. Bài tập 1, 3 (SGK)
 II.Chuẩn bị : 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT.
III.Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HS
1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2HS lên bảng làm lại BT 2 và 3 .
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi HS nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: ngoại, rộng rai, loà xoà, hiên, khắp vườn.
GV nhận xét chung về viết bảng con của HS.
* Thực hành bài viết (chép chính tả).
HD các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
Cho HS nhìn bài viết ở bảng để viết.
GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát và sữa lỗi, HD các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến, HD các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
+ Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi HS làm bảng theo hình thức thi đua 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
Học sinh nhắc lại.
-2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
-HS đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai.
-HS viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
-Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
-Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
-Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
-Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh nêu yêu cầu của bài 
-Điền vần ăm hoặc ăp.
-Điền chữ c hoặc k
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm
 Thứ ba
Ngày dạy :12/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : 
 + Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; bieets phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
II.Chuẩn bị :
-Bộ đồ dùng toán 1. Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.KTBC: 
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3 và 4.
Lớp làm bảng con: So sánh :	
 87 và 78
	55 và 55
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh đọc mẫu:
Mẫu: Số liền sau số 80 là 81
Gọi học sinh nhắc lại cách tìm số liền sau của một số (trong phạm vi các số đã học)
Cho học sinh làm VBT rồi chữa bài.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm VBT và nêu kết quả.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh đọc và bài mẫu:
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết:
87 = 80 + 7
Học sinh thực hiện ở VBT rồi kết quả.
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
2 học sinh làm bài tập 3 và 4 trên bảng.
87 > 78
55 = 55
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh viết số:
Ba mươi (30); mười ba (13); mười hai (12); hai mươi (20); bảy mươi bảy (77); 
Học sinh đọc mẫu.
Tìm số liền sau của một số ta thêm 1 vào số đó. Ví dụ: 80 thêm 1 là 81
Học sinh đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
* câu (c,d)
Làm VBT và nêu kết quả.
* Cột(c)
Học sinh đọc và phân tích.
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết:
87 = 80 + 7
Làm VBT và chữa bài trên bảng.
Nhiều học sinh đếm:
1, 2, 3, 4 , ..99.
Đọc lại các số từ 1 đến 99.
Thứ ba
Ngày dạy :12/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Tập viết: TÔ CHỮ HOA E – Ê, G 
I.Mục tiêu: 
+Giúp HS biết tô chữ hoa E, Ê, G .
+Viết đúng các vần ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa , ngát hương kiểu chữ viết thường , cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai.( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
II.Chuẩn bị :
-Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: E, Ê đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ)
III.Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. 
Gọi 2 em lên bảng viết các từ trong nội dung bài viết tiết trước.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: 
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
Cho học sinh so sánh cách viết chữ E và Ê, G có gì giống và khác nhau.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).
 ...  giáo viên đọc:
Ba mươi ba (33); chín mươi (90); chín mươi chín (99);  . Học sinh đọc lại các số vừa viết được.
Học sinh nêu cách tìm số liền trước; số liền sau một số:
Tìm số liền trước: Ta bớt 1 ở số đã cho.
Tìm số liền sau: Ta thêm 1 vào số đã cho.
Số liền trước 62 là 61; vì 62 bớt 1 là 61.
Số liền sau của 20 là 21; vì 20 thêm 1 là 21.
Phần còn lại học sinh tự làm.
Học sinh làm vào VBT:
* Bài 4
Nhắc lại tên bài học.
Đọc lại các số từ 1 đến 100.
 Thứ năm
Ngày dạy :14/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Kể chuyện: TRÍ KHÔN
I.Mục tiêu : 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện : Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài.
- XĐ giá trị bản thân, tự tin, tự trọng – Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn, xác định giải pháp, phân tích điểm mạnh, yếu. – Suy nghĩ sáng tạo – Phản hồi, lắng nghe tích cực.
II.Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
-Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. 
III.Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.KTBC: Yêu cầu HS mở SGK bài kể chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”, xem lại tranh. Mời 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
2/ Kể chuyện: GV kể với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ 
3/HD HS kể từng đoạn theo tranh: 
Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì ?
GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
4/ HD học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em (vai Hổ, Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân.
Kể lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện,
lần khác giao cho HS thực hiện với nhau.
Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
3.Củng cố dặn dò: 
4 HS xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”.
HS khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
Bác nông dân đang cày, con trâu dang rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên.
Hổ nhìn thấy gì?
4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1.
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Thứ sáu
Ngày dạy :15/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Tập đọc
MƯU CHÚ SẺ
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: chộp được , hoảng lắm, nén sợ , lễ phép.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự mình cứu mình thoát nạn. Trả lời câu hỏi 1,2(SGK)
- Xác định giá trị bản thân, tự tin, kiên định. – Ra quyết định, giải quyết vấn đề. – Phản hồi, lắng nghe tích cực.
II.Chuẩn bị : 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
GV
1.KTBC: Gọi 2 HS đọc bài: “Ai dậy sớm” và trả lời các ý của câu hỏi SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
a/ GV g/t tranh, g/t bài và ghi bảng.
b/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng kể hồi hộp, căng thẳng ở hai câu văn đầu (Sẻ rơi vào miệng Mèo); nhẹ nhàng, lễ độ (lời của Sẻ), thoải mái ở những câu văn cuối (Mèo mắc mưu, Sẻ thoát nạn).
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2, đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho HS thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Hoảng lắm: (oang ¹ oan, l ¹ n) Nén sợ: (s ¹ x), sạch sẽ: (ach ¹ êch)
HS luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là chộp, lễ phép?
+ Luyện đọc câu:
HS đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn:
Chia bài thành 3 đoạn và cho đọc từng đoạn.
Cho học sinh đọc nối tiếp nhau.
Thi đọc đoạn và cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần uôn, uông:
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần uôn ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông?
Giáo viên nêu tranh bài tập 3:
Nói câu chứa tiếng có mang vần uôn hoặc uông.
Gọi học sinh đọc lại bài, GV nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi HS đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? HS chọn ý đúng trả lời.
Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?
Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài?
- Gọi học sinh đọc các thẻ chữ trong bài, đọc cả mẫu. Thi ai nhanh ai đúng.
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn
5.Củng cố:
HS
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Học sinh đọc, chú ý phát âm đúng các âm và vần: oang, lắm, s, x, ach 
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Chộp: Chụp lấy rất nhanh, không để đối thủ thoát khỏi tay của mình.
Lễ phép: ngoan ngoãn, vâng lời.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
3 em đọc nối tiếp 3 đoạn (khoảng 4 lượt)
2 em, lớp đồng thanh.
 Nghỉ giữa tiết
Muộn.
2 HS đọc mẫu trong bài: chuồn chuồn, buồng chuối.
Học sinh nêu cá nhân từ 5 -> 7 em.
Học sinh khác nhận xét bạn nêu và bổ sung.
Đọc mẫu câu trong bài.
Bé đưa cho mẹ cuộn len.
Bé lắc chuông.
Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.
2 em đọc lại bài.
Mưu chú Sẻ.
sHọc sinh chọn ý b (Sao anh không rửa mặt).
Sẻ bay vụt đi.
Học sinh xếp: Sẻ + thông minh.
Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
1 học sinh đọc lại bài.
Thứ sáu
Ngày dạy :15/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Thủ công
CẮT DÁN HÌNH VUÔNG (Tiết 2)
I.Mục tiêu:	
+Giống tuần 26
II.Đồ dùng dạy học: 
-Chuẩn bị tờ giấy màu hình vuông dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
	-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
III.Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
2/Giáo viên nhắc lại 2 cách cắt hình vuông để học sinh nhớ lại khi thực hiện.
Gọi học sinh nhắc lại 2 cách cắt hình vuông có cạnh 7 ô đã học trong tiết trước.
Học sinh thực hành kẻ, cắt và dán hình vuông có cạnh 7 ô vào vở thủ công.
Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu kém giúp các em hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
3/ Thực hành
4.Củng cố: 
Thu bài chấm 1 số em.
5.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng..
Chuẩn bị bài học sau: Mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nhắc lại cách cắt và dán hình vuông có cạhn 7 ô.
Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình vuông.
-HS cắt và dán hình vuông cạnh 7 ô.
Chuẩn bị tiết sau.
 Thứ sáu
Ngày dạy :15/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : 
+ Biết đọc, viết ,so sánh các số có hai chữ số ; biết giải toán có một phép cọng.
II.Chuẩn bị :
-Bộ đồ dùng toán 1.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi học sinh giải bài tập 2c, bài tập 3 trên bảng lớp.
Nhận xét KTBC cũ học sinh.
2.Bài mới :
a/Giới thiệu bài:
b/ Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Cho học sinh viết các số từ 15 đến 25 và từ 69 đến 79 vào VBT rồi đọc lại.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh đọc các số theo yêu cầu của BT, có thể cho đọc thêm các số khác nữa.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Làm vào VBT và nêu kết quả.
* Cột a
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đọc đề toán và nêu tóm tắt bài toán rồi giải vào tập.
Bài 5: Gọi nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh cả lớp viết vào bảng con.
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các BT, chuẩn bị tiết sau.
Bài 2c: 1 học sinh làm.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
44
45
46
68
69
70
98
99
100
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh viết vào VBT và đoc lại:
15, 16, 17, ..25
69, 70, 71, .79
Học sinh đọc:
35 (ba mươi lăm); 41 (bốn mươi mốt); ..70 (bảy mươi)
7265	15>10+4
85>81	42<76	16=10+6
45<47	33<66	18=15+3
Tóm tắt:
	Có : 10 cây cam
	Có : 8 cây chanh
	Tất cả có : ? cây
Giải
Số cây có tất cả là:
10 + 8 = 18 (cây)
	Đáp số : 18 cây
Số lớn nhất có hai chữ số là 99.
Nêu lại cách so sánh hai số và tìm số liền trước, số liền sau của một số.
Thứ sáu
Ngày dạy :15/03/2013
Người dạy: Văn Thị Hiền Trang
Sinh ho¹t tËp thÓ.
KiÓm ®iÓm tuÇn 27
 I/ Môc tiªu.
 1/ HS thÊy ®­îc trong tuÇn qua m×nh cã nh÷ng ­u, khuyÕt ®iÓm g×.
 2/ §Ò ra néi dung ph­¬ng h­íng, nhiÖm vô trong tuÇn tíi.
 3/ Gi¸o dôc ý thøc phª vµ tù phª.
 II/ ChuÈn bÞ.
 - Gi¸o viªn: néi dung buæi sinh ho¹t.
 - Häc sinh: ý kiÕn ph¸t biÓu.
 III/ TiÕn tr×nh sinh ho¹t.
 1/ §¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng cña líp trong tuÇn qua.
 + C¸c tæ th¶o luËn, kiÓm ®iÓm ý thøc chÊp hµnh néi quy cña c¸c thµnh viªn trong tæ.
 - Tæ tr­ëng tËp hîp, b¸o c¸o kÕt qu¶ kiÓm ®iÓm.
 - Líp tr­ëng nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ chung c¸c ho¹t ®éng cña líp.
 - B¸o c¸o gi¸o viªn vÒ kÕt qu¶ ®¹t ®­îc trong tuÇn qua.
 - §¸nh gi¸ xÕp lo¹i c¸c tæ. 
 - Gi¸o viªn nhËn xÐt ®¸nh gi¸ chung c¸c mÆt ho¹t ®éng cña líp .
 + VÒ häc tËp:
 +VÒ ®¹o ®øc:
 +VÒ duy tr× nÒ nÕp, vÖ sinh, móa h¸t, tËp thÓ dôc gi÷a giê:
 +VÒ c¸c ho¹t ®éng kh¸c.
 - Tuyªn d­¬ng, khen th­ëng. 
 - Phª b×nh.
 2/ §Ò ra néi dung ph­¬ng h­íng, nhiÖm vô trong tuÇn tíi.
 - Ph¸t huy nh÷ng ­u ®iÓm, thµnh tÝch ®· ®¹t ®­îc.
 - Kh¾c phôc khã kh¨n, duy tr× tèt nÒ nÕp líp.
 3/ Cñng cè - dÆn dß.
 - NhËn xÐt chung.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27(1).doc