Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 7 năm 2009

Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 7 năm 2009

Tập đọc

Sự xụp đổ của chế độ a-pác-thai

A. Mục đích yêu cầu

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm, các số liệu thống kê

- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm bền bỉ của nhân dân Nam Phi

- Hiểu bài văn phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi

B. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh minh hoạ sách giáo khoa

- Sưu tầm tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc

 

doc 50 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 7 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tập đọc
Sự xụp đổ của chế độ a-pác-thai
A. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm, các số liệu thống kê
- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm bền bỉ của nhân dân Nam Phi
- Hiểu bài văn phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ sách giáo khoa
- Sưu tầm tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra : đọc thuộc lòng khổ thơ 2, 3 của bài Ê-mi-li, con... và trả lời câu hỏi
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : SGV trang 134
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi hai học sinh nối tiếp đọc toàn bài
- GV giới thiệu cựu tổng thống Nam Phi Nem-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ bài
- Đọc nối tiếp ( 3 đoạn )
- Giáo viên hỏi để giới thiệu với học sinh về Nam Phi; Giải thích để học sinh hiểu các số liệu thống kê
 Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa các từ khó
- Luyện đọc theo cặp và phát âm từ khó
- Hai học sinh đọc cả bài
- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn
b) Tìm hiểu bài
- Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?
- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ?
- Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hướng dẫn lớp đọc diễn cảm đoạn 3
- Gọi học sinh luyện đọc
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn cần ghi nhớ các thông tin các em có được từ bài 3
- Hát
- Vài em đọc bài và trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh đọc nối tiếp toàn bài
- Học sinh lắng nghe và theo dõi
- Học sinh đọc nối tiếp ( 3 lượt )
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc chú giải
- Luyện đọc theo cặp và phát âm từ khó
- Hai học sinh đọc toàn bài
- Học sinh lắng nghe
- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu... bị trả lương thấp, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào
- Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng và cuối cùng họ đã giành được thắng lợi
- Vì mọi người sinh radù màu da khác nhau nhưng đều là con người nên mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng không thể có dân tộc thống trị và dân tộc đáng bị thống trị khinh miệt
- Học sinh trả lời
- Học sinh luyện đọc diễn cảm
Học sinh lắng nghe và thực hiện
Chính tả ( nhớ viết )
Ê-mi-li, con...
A. Mục đích yêu cầu
- Nhớ viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê-mi-li, con...
- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ
B. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập
- Một số tờ phiếu ghi nội dung bài tập 3
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra : vài học sinh lên bảng viết các tiếng suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn viết chính tả ( nhớ viết )
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4
- Cho lớp đọc thầm lại
- Hướng dẫn học sinh chú ý các dấu câu, tên riêng
- Cho học sinh viết bài
- Giáo viên chấm và chữa
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh nêu các tiếng chứa ươ/ưa
- Gọi học sinh nhận xét cách ghi dấu thanh
- Giáo viên nhận xét và bổ xung
Bài tập 3 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững nội dung yêu cầu
- Học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày
- Giáo viên giúp học sinh hiểu được nội dung thành ngữ tục ngữ
- Gọi học sinh thi đọc thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ
- Nhận xét và tuyên dương
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét và đánh giá tiết học
- Dặn học sinh học thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở bài tập 3 và chuẩn bị bài sau
- Hát
- Vài học sinh lên bảng viết và nêu quy tắc
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Vài em đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4
- Lớp đọc thuộc lòng thầm bài viết
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh tự nhớ lại bài và viết
- Học sinh đọc soát lỗi
- Học sinh thu vở để chấm
- Học sinh đọc yêu cầu
Các tiếng chứa ưa/ươ là : lưa, thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, tươi, ngược
- Học sinh nêu quy tắc đánh dấu thanh
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh tự điền vào vở
- Học sinh nối tiếp trình bày :
 + Cầu được ước thấy
 + Năm nắng mười mưa
 + Nước chảy đá mòn
 + Lửa thử vàng gian nan thử sức
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Hữu nghị - Hợp tác
A. Mục đích yêu cầu
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác
- Biết đặt câu với các từ các thành ngữ đã học
B. Đồ dùng dạy học
- Từ điển học sinh
- Một số tờ phiếu ghi nội dung bài tập 1, 2
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra : nêu định nghĩa về từ đồng âm
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm việc theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét và bổ xung
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm việc theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên bảng làm
- Nhận xét và chữa
Bài tập 3 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên nhắc ít nhất mỗi em phải đặt được 2 câu, một câu với từ ở bài tập 1, một câu với từ ở bài tập 2
- Cho học sinh làm bài vào vở bài tập
- Gọi học sinh đọc bài
- Giáo viên nhận xét và chữa
Bài tập 4 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ
a) Người ở khắp nơi đoàn kết như trong một gia đình, thống nhất về một mối
b) Sự đồng tâm hợp lực cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung một công việc
c) Tương tự kề vai sát cánh
- Cho học sinh làm bài
- Gọi học sinh đọc bài
- Giáo viên nhận xét và chữa
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét đánh giá giờ học
- Dặn học sinh ghi nhớ những từ mới học
- Hát
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận và làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
 + Hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu
 + Hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng
- Học sinh đọc yêu cầu
- Thảo luận và làm bài theo nhóm
- Đại diện trình bày
 + Hợp tác, hợp nhất, hợp lực
 + Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh đọc yêu cầu
- Thực hành làm bài vào vở
- Học sinh nối tiếp đọc bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
- Thực hành đặt câu
- Học sinh nối tiếp đọc bài
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
A. Mục đích yêu cầu
- Rèn kĩ năng nói: HS tìm được câu chuyện đã chứng kiến, tham gia đúng với yêu cầu của đề bài. Kể tự nhiên chân thực
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết đề bài
- Tranh ảnh nói về tình hữu nghị
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Kể câu chuyện đã được nghe, đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YCcủa tiết học
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề
- Gọi học sinh đọc đề bài
- GV gạch chân từ quan trọng: Kể lại câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước
Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh
- Gọi HS đọc gợi ý sách giáo khoa
- Gọi HS giới thiêu câu chuyện mình định kể
- Cho HS lập dàn ý câu chuyện định kể
3. Thực hành kể chuyện
a) Kể chuyện theo cặp
- GV đi tới từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Gọi HS khá kể mẫu
- Gọi học sinh thi kể 
- GV đặt câu hỏi về nội dung và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Hướng dẫn HS nhận xét về các mặt: 
 + Nội dung câu chuyện có hay không?
 + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ...
- Nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Khuyến khích các em về kể cho mọi người nghe
- Chuẩn bị trước bài học lần sau
- Hát
- Vài em kể chuyện 
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc đề bài
- Học sinh theo dõi
- Vài em đọc gợi ý SGK
- HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện định kể
- HS thực hành lập dàn ý
- Thực hành luyện kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Hai học sinh khá kể mẫu
- Các nhóm cử đại diện thi kể, trả lời câu hỏi và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét bạn kể theo hướng dẫn của GV
- Nhận xét bình chọn bạn có câu chuyện thú vị nhất, bạn kể hay nhất
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Tập đọc
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
A. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng. Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật
- Hiểu chuyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa
- Sưu tầm thêm tranh ảnh
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra : đọc bài sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai và trả lời câu hỏi
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : SGV trang 142
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi học sinh khá nối tiếp đọc toàn bài
- Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu về Si-le
- Cho học sinh nối tiếp đọc bài ( 3 đoạn )
- Cho học sinh đọc theo cặp
- Giáo viên đọc diễn cảm
b) Tìm hiểu bài
- Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ ? Tên phát xit nói gì khi gặp những người trên tàu
- Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ?
- Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào ?
- Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ?
- Lời  ...  của cô giáo 
- Học sinh đọc bài tập
- Học sinh lắng nghe và thảo luận về tính cách của nhân vật :
* Dì Năm : bình tĩnh nhanh trí, khôn khéo dũng cảm bảo vệ cán bộ 
* An : thông minh nhanh trí và biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ
* Chú cán bộ : bình tĩnh tin tưởng vào lòng dân
* Lính : hống hách
* Cai : xảo quyệt vòi vĩnh
- Học sinh tự phân vai
- Lần lượt các nhóm lên trình diễn
- Nhận xét và bổ xung
- Bình chọn nhóm diễn hay có diễn viên xuất sắc
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Luyện từ và câu
Ôn tập: Luyện từ và câu ( tiết 6 )
A. Mục đích yêu cầu
	- Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
	- Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kỹ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
B. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ kẻ bảng phân loại bài tập 4
	- Một số phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra : kết hợp với bài học
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của bài học
2. Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập 1 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác ?
- Phát phiếu cho học sinh làm việc độc lập
- Gọi học sinh trình bày và giải thích
- Nhận xét và góp ý
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung
- Gọi học sinh lên thi điền từ vào chỗ trống
- Nhận xét và bổ xung
- Gọi học sinh thi đọc thuộc các câu tục ngữ
Bài tập 3 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm bài cá nhân
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc các câu văn
- Nhận xét và bổ xung
Bài tập 4 :
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập
- Cho học sinh làm việc cá nhân
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét và bổ xung
- Cho học sinh viết vào vở 3 câu mỗi câu mang một nghĩa của từ đánh
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Về nhà tiếp tục ôn bài và chuẩn bị giấy bút cho tiết kiểm tra giữa học kì
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Vài học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Vì các từ đó được dùng chưa chính xác
- Học sinh nhận phiếu và làm bài
- Thay bằng các từ : bê ( bưng ), bảo ( mời), vò ( xoa ), thực hành ( làm ) 
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Học sinh đọc bài tập
- Các từ cần điền : no, chết, bại, đậu, đẹp, 
- Học sinh thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ
- Học sinh đọc bài tập
- Học sinh thực hành đặt câu
+ VD : quyển truyện này giá bao nhiêu tiền 
+ Trên giá sách của bạn Lan có rất nhiều truyện hay 
+ Chị Hồng hỏi giá tiền chiếc áo treo trên giá
- Học sinh đọc 
- Học sinh làm bài và trình bày
- Học sinh viết bài vào vở
VD : Đánh bạn là không tốt
 Hùng đánh trống rất cừ
 Em thường đánh ấm chén giúp mẹ
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Kể chuyện
Kiểm tra đọc ( tiết 7 )
A. Mục đích yêu cầu
	- HS đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu văn bán trong SGKTV 5: Mầm non
	- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong SGK( trong đó có 5 câu kiểm tra sự hiểu bài, 5 câu kiểm tra về từ và câu gắn với các kiến thức đẫ học )
	- Giáo dục học sinh tính tự giác trong học tập
B. Đồ dùng dạy học
	- Đề kiểm tra ( cho từng học sinh )
	- Đáp án chấm ( cho giáo viên )
C. Các hoạt độg dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC của tiết học
2. Tiến hành kiểm tra:
- GV phát đề đến từng HS theo số báo danh chẵn, lẻ với nội dung đề gồm 2 phần:
 Phần đọc thầm
 Phần trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề 
- Cho HS thực hiện làm bài ( 30 phút )
- Trong khi HS làm bài giáo viên quan sát để nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc
- Hết giờ thu bài về chấm
3. Đáp án phần TLCH( ý trên là chẵn, ý dưới lẻ) 
* Câu 1: ý d( Mùa đông)
ý b( dùng những động từ chỉ hành độngcủa người để kể, tả về mầm non)
* Câu 2: ý a(dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non); ý b( Mùa đông)
* Câu3: ý a( Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân) ; ý a( Rừng thưa thớt vì cây không có lá) 
* Câu 4: ý b(Rừng thưa thớt vì cây không có lá); ý c( Nhờ những âm thanh...xuân) 
* Câu 5: ý c( Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên); ý a( Miêu tả...nhiên)
* Câu 6: ý c( Trên cành cây có những mầm non mới nhú); ý a( Tính từ)
* Câu 7: ý a( Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh); ý c( Rất vội ...nhanh)
* Câu 8: ý b ( Tính từ); ý b( Trên ...nhú)
* Câu 9: ý c( Nho nhỏ...); ý c( Lặng im)
* Câu 10: ý a( Lặng im); ý b( Nho nhỏ...)
IV. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
- Về nhà tiếp tục ôn bài để giờ sau kiểm tra
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nhận đề
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc thầm và làm bài
- Thu bài cho cô giáo
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Tập làm văn
Kiểm tra viết ( tiết 8 )
A. Mục đích yêu cầu
	- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh về môn tiếng việt được thể hiện qua việc vận dụng để viết một bài văn : Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bố với em trong nhiều năm qua
	- Rèn kĩ năng trình bày bài văn đủ 3 phần
	- Giáo dục học sinh tính tự giác trng quá trình làm bài
B. Đồ dùng dạy học:
	- GV chuẩn bị đề bài và đáp án
	- HS chuẩn bị giấy kiểm tra
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC của tiết học
2. Tiến hành kiểm tra
- Giáo viên đọc đề bài
- Chép đề bài lên bảng: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua
- GV nêu yêu cầu và hời gian làm bài
- Cho học sinh thực hành làm bài
- Trong khi HS làm bài giáo viên quan sát để nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc
- Thu bài về nhà chấm
3. Cách đáh giá:
- Bài viết đạt 5 điểm khi:
* Nội dung kết cấu đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; trình tự miêu tả hợp lí
* Hình thức diễn đạt: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật
- Đạt 4 điểm khi:
Phần nội dung phải đầy đủ; Hình thức diễn đạt còn hơi lúng túng...
- Các thang điểm sau tuỳ theo từng bài và ứng với thang điểm 5 mà trừ bớt...
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
- Về nhà tiếp tục ôn bài và chuẩn bị cho bài sau
- Hát
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi và đọc thầm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh làm bài
- Thu bài cho cô giáo
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Tuần 10
Tiếng việt ( tăng )
Ôn tập: Tập đọc – Học thuộc lòng
A. Mục đích yêu cầu
	- Tiếp tục cho học sinh được ôn luyện các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học ở 9 tuần đầu thuộc 3 chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, lưu loát, trôi chảy và học thuộc lòng cho học sinh
	- Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ học
B. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu ghi tên bài
	- Sách giáo khoa
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Kết hợp với bài học
III. Dạy bài mới
1. Giới hiệu bài: nêu MĐYC của giờ học
2. Bài học 
- Nêu tên ba chủ điểm đã học?
- Trong ba chủ điểm có tất cả bao nhiêu bài tập đọc và học thuộc lòng?
- Trong ba chủ điểm đã học có bao nhiêu bài tập đọc là bài văn?
- Có bao nhiêu bài tập đọc là bài học thuộc lòng?
- Giáo viên để phiếu lên bàn và nêu yêu cầu
- Giáo viên cho từng học sinh lên bốc thăm chọn bài theo các phiếu đã chuẩn bị
- Gọi học sinh trình bày
- Giáo viên đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc
Nhận xét và nhắc nhở học sinh cần phải rèn luyện thêm
IV. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục ôn luyện lại bài và chuẩn bị cho giờ học sau
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Gồm ba chủ điểm là:
 Việt Nam Tổ quốc em
 Cánh chim hoà bình
 Con người với thiên nhiên
- Có 17 bài
- Có 11 bài
- Có 6 bài
- Lần lượt mỗi nhóm 3 em lên bốc thăm bài và trở về chỗ chuẩn bị trong khoảng 2 phút
- Lần lượt học sinh lên đọc bài trong sách giáo khoa hoặc đọc một đoạn thuộc lòng theo chỉ định của phiếu và trả lời câu hỏi của cô giáo
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Tiếng việt ( tăng )
Ôn tập: Luyện từ và câu- Chính tả
A. Mục đích yêu cầu
	- Tiếp tục củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về luyện từ và câu, từ đó các em biết vận dụng các kiến thức đó vào làm bài tập
	- Tiếp tục luyện cho học sinh kĩ năng nghe viết chính tả, rèn kĩ năng viết đúng , sạch đẹp và đúng cỡ chữ
	- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập
B. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu học tập
	- Vở viết bài
	- Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Kết hợp với bài học
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC của giờ học
2. Bài học:
a) Luyện từ và câu:
Bài tập 1 :( trang 96 )
- Cho học sinh đọc yêu cầu và mẫu của bài tập
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài học
- Cho học sinh làm việc theo nhóm
- Gọi đại diện các nhóm lên gián phiếu và trình bày
- Nhận xét và bổ xung
b) Chính tả
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe đoạn đầu của bài Mầm non( 98 )
- Nêu cách trình bày?
- Các chữ đầu dòng viết như thế nào?
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết
- Đọc soát lỗi
- Chấm một số bài và nhận xét
IV. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục ôn luyện bài và chuẩn bị bài học giờ sau
- Hát
- Học sinh lắng nghe
- Vài học sinh đọc nội dung bài tập
- Học sinh lắng nghe
- Các nhóm nhận phiếu và thảo luận
* Danh từ : tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non,...; Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống....; Bầu trời, biển cả, sông ngòi, rừng núi, vườn tược....
* Động từ : bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, cần cù, anh dũng....; Hợp tác, bình yên, tự do, vui vầy, xum họp....; Bao la, vời vợi, cuồn cuộn, hùng vỹ, tươi đẹp....
* Thành ngữ, tục ngữ : quê cha đất tổ, quê hương bản quán, yêu nước thương nòi....; Bốn biển một nhà, kè vai sát cánh, nối vòng tay lớn,.....; Lên thác xuống ghềnh, muôn hình muôn vẻ, cày sâu cuốc bẫm...
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nêu
- Học sinh viết bài vào vở
- Tráo vở soát lỗi
- Thu bài chấm
- Học sinh lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(71).doc