Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 27 năm học 2009

Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 27 năm học 2009

Tuần 27

Thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2009.

Tập đọc:

BÀI : HOA NGỌC LAN.

 I. MỤC TIÊU:

 +Học sinh đọc trơn cả bài; đọc đúng các từ : hoa lan, lá dày, láp ló,bạc trắng, khắp vườn, búp. Ôn vần ăm, ăp; hiểu nội dung bài.

 +Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu.

 +Học sinh thích tìm hiểu về các loài hoa.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Sách GK, Vở BTTV.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 27 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2009.
Tập đọc:
BÀI : HOA NGỌC LAN.
	I. MỤC TIÊU:
	+Học sinh đọc trơn cả bài; đọc đúng các từ : hoa lan, lá dày, láp ló,bạc trắng, khắp vườn, búp. Ôn vần ăm, ăp; hiểu nội dung bài.
	+Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu.
	+Học sinh thích tìm hiểu về các loài hoa.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách GK, Vở BTTV.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1.Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét bài kiểm tra của HS.
	2.Bài mới:	
 *TIẾT 1.
2.1/Giới thiệu bài:Hoa ngọc lan
2.2/Hoạt động chính:
a.HD đọc:
GV đọc mẫu,y/c HS đọc thầm.
Cho HS xác định từng câu.
+Luyện đọc từ:
GV gạch chân các từ cần luyện đọc,y/c HS đọc và nêu cấu tạo một số tiếng.
+Luyện đọc câu:
Cho HS đọc nối tiếp theo câu, HD ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu:
VD: “Thân cây cao,/ to,/ vỏ bạc trắng.//”
“ Vào mùa lan,/ sáng sáng,/ bà thường cài một búp lan lên mái tóc em.//”
+Luyện đọc đoạn:
GV HD chia đoạn: Có 3 đoạn:
Đ.1:Từ đầu đến xanh thẫm.
Đ.2:Tiếp theo đếnkhắp nhà.
Đ.3:Phần còn lại.
Cho HS luyện đọc theo nhóm 3 em.
GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho từng em.
+Luyện đọc cả bài:Y/c HS đọc cả bài .(lưu ý cách ngắt hơi, nhấn giọng ở một số từ)
b.Ôn vần : ăm, ăp.
Cho HS nêu y/c 1.
y/c HS tìm tiếng trong bài có vần ăp: khắp
nêu y/c 2: Nói câu chứa tiếng có vần ăm; vần ăp. 
Cho HS nói theo mẫu:
-Vận động viên đang ngắm bắn.
-Bạn học sinh rất ngăn nắp.
Cho HS thi đua nói thành câu.
GV ghi một số câu, HD sửa cho hoàn chỉnh.
c.Củng cố bài tiết 1: Cho HS đọc lại bài trên bảng.
TIẾT 2.
a.Luyện đọc:
-y/c học sinh đọc bài trong SGK.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
Nhận xét, tuyên dương.
b.Tìm hiểu bài:
Y/c học sinh đọc đoạn 1.
H:Cây hoa ngọc lan có đặc điểm gì?
GV cho HS quan sát cành cây ngọc lan.
-Y/c học sinh đọc đoạn 2.
HD chọn ý đúng.
H:Nụ hoa lan màu gì?
a) bạc trắng
b)xanh thẫm
c)trắng ngần.
H:Hương hoa lan thơm như thế nào?
c.Luyện nói:
Cho HS quan sát tranh (SGK)
-Hãy gọi tên các loài hoa trong ảnh.
Cho HS hđ nhóm đôi.Gọi một số em lên nói trước lớp.
-Em còn biết các loại hoa nào nữa?
-Trồng hoa để làm gì?
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS đọc lại bài trong SGK.
HD về nhà làm bài tập (VBTTV)
-Nhận xét tiết học.tuyên dương những em luyện đọc tốt.
-Dặn HS chuẩn bị bài: “Ai dậy sớm”
HS nhắc lại đề bài.
HS đọc thầm bài tập đọc trên bảng. Xác định từng câu .
HS đọc từ ,nêu cấu tạo một số tiếng:
Hoa lan, lá dày, lấp ló,khắp vườn,bạc trắng.
Luyện đọc nối tiếp theo câu: (cn-dãy bàn)
Xác định từng đoạn.
Luyện đọc theo đoạn (nhóm 3 HS )
Luyện đọc cả bài: (cn –tổ –đt )
HS nêu : Tìm tiếng trong bài có vần ăp.
Học sinh tìm và đọc tiếng: khắp.
HS luyện nói theo mẫu:
(cn )
Thi đua nói thành câu:
VD:-Mẹ tắm cho em bé.
-em về quê thăm ông bà.
-bé viết từng hàng thẳng tắp.
-bố gắp thức ăn cho em.
*HS dọc lại bài trên bảng (cn-đt)
Luyện đọc bài trong SGK (cn- tổ- nhóm)
Các nhóm thi đọc.
Đọc đoạn 1. (3 em)
-thân cây cao, to, vỏ bạc trắng. Lá dày, cỡ bằng bàn tay, xanh thẫm.
HS quan sát.
Đọc đoạn 2. (4 em)
HS đọc yêu cầu và chọn ý đúng.
- ý c
-Hương lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà.
HS quan sát và nói tên các loài hoa.
( nhóm đôi)
-hoa đồng tiền,dâm bụt,đào, sen, hồng.
-HS tự kể thêm các loài hoa khác.
-Trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa
 HS đọc lại bài trong SGK (cn-đt)
TOÁN: Tiết:105/ct.
 Bài Dạy : LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : 
	+ Giúp học sinh: 
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số; về tìm số liền sau của số có 2 chữ số 
- Bước đầu biết phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị 
 	+Rèn kỹ năng đọc, viết ,so sánh, phân tích các số có 2 chữ số.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	+ Bảng phụ ghi các bài tập. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ : 
	+ Gọi học sinh lên bảng ( >, < ,= ? ) 34  50 ; 78 69 ; 72 .. 81 
+ Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 
 19 ; 40 ; 38 ; 77.
+ Nhận xét bài cũ 
 2. Bài mới 
Hoạt động 1 : Củng cố đọc viết và so sánh số
-Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài 1 
-Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 1a, 1b, 1c . Yêu cầu học sinh mỗi tổ làm 1 bài vào bảng con 
-Giáo viên cho học sinh cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. Giáo viên chỉ vào các số yêu cầu học sinh đọc lại 
-GV kết luận : Đọc số : ghi lại cách đọc
-Viết số : ghi số biểu diễn cho cách đọc số 
+Bài 2 : Cho học sinh tự nêu yêu cầu 
-Giáo viên treo bảng phụ có bài tập 2 
-Muốn tìm số liền sau 80 em phải làm gì ? 
-Cho học sinh tự làm bài vào vở bài tập 
-Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 
-Giáo viên nhận xét, kiểm tra bài làm của học sinh 
-Kết luận : Muốn tìm số đứng liền sau của 1 số ta thêm 1 đơn vị vào số đã cho trước. 
-Ví dụ : 23 thêm 1 là 24 . Vậy liền sau 23 là 24 
+Bài 3 : Điền dấu , = vào chỗ chấm 
-Giáo viên treo bảng phụ ghi 3 bài tập 3a, 3b, 3c
-Cho học sinh phân 3 đội, mỗi đội cử 4 học sinh tham gia chơi tiếp sức. Từng em sẽ điền dấu , = vào chỗ chấm.
-Đội nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc.
-Nhận xét bài làm của học sinh. Tuyên dương đội thắng cuộc.
-Hỏi học sinh : Muốn so sánh các số có 2 chữ số em cần chú ý điều gì ? 
-Giáo viên kết luận theo ý kiến của học sinh 
+Bài 4 : Viết ( theo mẫu ) .
-Giáo viên hướng dẫn theo mẫu : 
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị .
 Ta viết 87 = 80 + 7 .
-Cho học sinh làm bài vào vở
-GV chấm 1 số bài của học sinh 
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài .
-Giáo viên cho học sinh nhận xét cách phân tích so,á tách tổng số chục và số đơn vị 
 3.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực.
- Dặn học sinh ôn lại bài học, làm các bài tập vào vở Bài tập .
- Chuẩn bị xem trước bài : Bảng các số từ 1 š 100
3 hs lên bảng làm
Cả lớp làm bảng con
-Học sinh nhắc lại đầu bài 
-Học sinh nêu yêu cầu bài 1 
-Lớp chia 3 tổ, mỗi tổ làm 1 bài : a,b,c trên bảng con 
-3 em đại diện 3 tổ lên bảng sửa bài:
Viết các số:
a)30 , 13 , 12 , 20.
b)77 , 44, 96 , 69.
c)81 , 10 ,99, 48. 
-Vài em đọc lại các số theo yêu cầu của giáo viên 
-Cho học sinh đọc lại các số ( đt)
-Viết số theo mẫu 
-Học sinh đọc mẫu : số liền sau của 80 là 81 
-Thêm 1 vào 80 ta có số 81 vậy số liền sau 80 là 81 
a.số liền sau của 23 là 24
b.số liền sau của 84 là 85
c.số liền sau của 54 là 55
d.số liền sau của 39 là 40.
-Học sinh nêu yêu cầu bài 3 
> , <, = ?
a. 34 50 b.47  45 c. 55 56
 78  69 81  82 44  33
 72  81 95  90 77  99
 62  62 61  63 88  22.
-Học sinh cử 4 em / đội lên tham gia chơi 
-Học sinh lớp cổ vũ cho bạn 
-So sánh số hàng chục trước. Số hàng chục nào lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu 2 số hàng chục bằng nhau thì ta so sánh số ở hàng đơn vị 
Học sinh tự làm bài vào vở.
b.59 gồm 5 chục và 9 đơn vị;
 ta viết :59 = 50 + 9
c.20 gồm 2 chục và 0 đơn vị;
 ta viết: 20 = 20 + 0
d.99 gồm 9 chục và 9 đơn vị;
 ta viết : 99 = 90 + 9.
Môn : ĐẠO ĐỨC: Tiết 27/ct.
Bài Dạy : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (TT)
	I . MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu : Khi nào cần nói lời cảm ơn , khi nào cần nói lời xin lỗi . Vì sao cần nói lời cảm ơn xin lỗi . Trẻ em có quyền được tôn trọng , được đối xử bình đẳng .
- Học sinh biết nói lời cảm ơn xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày .
- Học sinh có thái độ tôn trọng chân thành khi giao tiếp . Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn xin lỗi .
	II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các nhị và cánh hoa để chơi trò chơi ghép hoa.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
Khi được ai giúp đỡ em phải nói gì ? 
Khi em làm phiền lòng người khác em phải làm gì ?
- Nhận xét bài cũ .
 2.Bài mới :
TIẾT : 2
HĐ 1 : Thảo luận nhóm bài tập 3 
 Học sinh biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống ở BT3 
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 3 
Giáo viên cho học sinh chọn cách ứng xử đúng nhất .
* Giáo viên kết luận : 
+ ỞT/h 1: Cách ứng xử “ Nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi là đúng nhất ”
+ Ở T/h 2 : cách ứng xử “ Nói lời cảm ơn bạn là đúng ”
Hoạt động 2 : Chơi ghép hoa (BT5)
 Học sinh biết ghép các tình huống phù hợp với cách ứng xử 
Giáo viên chia nhóm : phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa ( mỗi nhị có ghi một từ “ Cảm ơn ” hoặc “ Xin lỗi ”) và các cánh hoa trên đó có ghi nội dung các tình huống .
Nêu yêu cầu ghép hoa 
*GV nhận xét bổ sung , chốt lại các tình huống cần nói lời cảm ơn , xin lỗi .
Hoạt động 3: Học sinh làm BT6 
 Học sinh biết điền từ đúng , thích hợp với tình huống :
- Giáo viên đọc bài tập , nêu yêu cầu , giải thích cách làm bài 
- Gọi Học sinh đọc lại từ đã chọn để điền vào chỗ trống 
* Giáo viên tổng kết : Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ điều gì , dù nhỏ . Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền lòng người khác . Biết cảm ơn , xin lỗi là thể hiện tự ... n đọc đoạn ( nhóm 3 hs)
Đọc cả bài (cn-đt)
HS tìm tiếng có vần uôn: muộn
HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần uôn và uông (viết vào bảng con):
VD: cuốn, tuôn, suôn, chuồn
 Muống, cuống, chuồng, 
HS nói câu mẫu:
Bé đưa cho mẹ cuộn len.
Bé lắc chuông.
-HS luyện nói (cn)
Đọc lại bài (cn)
Luyện đọc bài trong SGK(cn- nhóm)
Các tổ thi đọc.
3 em đọc bài .
HS trả lời bằng cách viết vào bảng con: ý b.
HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi: Sẻ vụt bay đi.
2 nhóm thi đua ghép thành câu.
Sẻ thông minh.
Sẻ nhanh trí.
--------------------------------------------------------
Toán: Tiết 108/ ct.
Bài : LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
+Giúp HS củng cố về đọc ,viết ,so sánh các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn.
+Học sinh rèn kỹ năng đọc, viết,so sánh các số có 2 chữ số và giải toán thành thạo, chính xác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sử dụng Sgk và bảng phụ để ghi bài tập .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
+Gọi học sinh đếm các số từ 60®80 ; từ 80®100.
+Hỏi các số liền trước ,liền sau của 53 ,69 ,81 ,99
 Nhận xét bài cũ
2.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a.HD luyện tập:
Bài 1:yêu cầu HS làm vào Bảng con:
 Gọi HS đọc lại dãy số.
GV củng cố về số liền trước, số liền sau của 1 số.
Bài 2:Yêu cầu HS làm vào vở.
Gvkiểm tra,chữa bài.
Bài 3:GV treo bảng phụ,tổ chức cho 3 nhóm thi đua.
Nhận xét,củng cố cách so sánh.
Bài 4:cho HS đọc bài toán,HD tìm hiểu bài toán.
GV tóm tắt lên bảng,HD giải vào vở.
Gọi 1 em lên giải trên bảng lớp.
Chữa bài, nhắc lại các bước giải toán.
Bài 5:GV nêu yêu cầu :Viết số lớn nhất có 2 chữ số.
Cho HS viết kết quả vào bảng con.
Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại các bước giải toán.
Cách so sánh các số có 2 chữ số.
-Nhận xét tiết học;Dặn HS chuẩn bị bài: “Giải toán có lời văn(TT)”
1/Viết các số: (HS viết vào bảng con)
a.15, 16, 17, 18, 19 ,20, 21, 22, 23, 24, 25.
b.69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79.
2/ Đọc mỗi số sau: (hs làm vào vở)
35:ba mươi lăm 85:tám mươi lăm.
41:bốn mươi mốt 69:sáu mươi chín.
64:sáu mươi tư 70: bảy mươi.
3/ >, <, = ? (3 nhóm thi đua )
72. 76 85. 65 15 10 + 4.
85 81 42  76 16  10 + 6.
45  47 33  66 18  15 + 3 
4/ HS giải vào vở; 1 em lên chữa bài trên bảng.
 Bài giải:
 Số cây có tất cả là:
 10 + 8 = 18 (cây)
 Đáp số :18 cây.
5/ HS viết số lớn nhất có 2 chữ số:
 99
---------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 19 tháng 3 năm 2010
Chính tả: Tiết 6 /ct. (tập chép)
Bài : Câu đố.
	I.MỤC TIÊU:
+Học sinh chép lại chính xác câu đố về con ong.
+Rèn kỹ năng viết đúng chính tả,Biết trình bày thể thơ 4 chữ.
+HS có ý thức luyện chữ viết.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ, vở chính tả,vở BTTV.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho HS viết vào bảng con: đồng ca, kéo co, con kiến.
Nhận xét.
2.Bài mới:
a.HD tập chép:
GV chép sẵn câu đố lên bảng lớp, cho HS đọc câu đố:
 Câu đố.
 Con gì bé tí
 Chăm chỉ suốt ngày
 Bay khắp vườn cây
 Tìm hoa gây mật ?
Yêu cầu HS giải đố.
-HD viết tiếng, từ + phân tích một số tiếng:chăm chỉ, suốt, khắp, gây mật
-Cho HS chép bài vào vở chính tả.
GV theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng mẫu chữ.
-Chấm bài, nhận xét, sửa lỗi sai phổ biến.
b.HD làm bài tập:
GV treo bảng phụ, cho HS đọc yêu cầu bài tập:
Điền chữ ch hay tr:
 Thi  ạy . anh bóng.
-Y/c học sinh làm bài tập ( VBTTV)
-Gọi 2 em lên bảng chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS đọc lại bài chính tả.
Tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về tập viết lại những chữ bị sai.
HS viết từ vào bảng con
Đọc lại từ ( cn )
HS đọc bài trên bảng: (cn-đt)
-con ong.
HS viết bảng con + phân tích tiếng:
Chăm = ch + ăm +thanh ngang.
Suốt = s + uôt + thanh sắc.
Gây = g + ây 
-HS tập chép bài vào vở chính tả.
Soát lỗi.
Nêu yêu cầu bài tập.
Làm bài tập vào vở BTTV.
2 em lên chữa bài.đọc lại các từ đã điền: Thi chạy , tranh bóng.
HS đọc lại bài chính tả: (cn)
------------------------------------------------------
Kể chuyện: Tiết 3/ ct.
Bài : TRÍ KHÔN.
	I. MỤC TIÊU:
	+Học sinh nghe- nhớ và kể lại theo tranh câu chuyện “Trí khôn”
	+Rèn kỹ năng nghe- ghi nhớ và kể lưu loát, đủ ý.
	+Học sinh hiểu nhờ có trí khôn, sự thông minh mà con người làm chủ được muôn loài.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện kể (phóng to)
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu truyện: Trí khôn.
:2.Kể chuyện
a.GV kể lần 1 cho HS biết truyện.
+Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
-Tr.1:Trên cánh đồng, có một con trâu đang kéo cày.Người đi phía sau thỉnh thoảng quất cho trâu 1 roi.Một con hổ nấp ở bìa rừng thấy vậy rất ngạc nhiên.
-Tr.2:Vào lúc nghỉ trưa,hổ mon men lại gần trâu hỏi: “Anh to khoẻ thế kia sao để cho người đánh?”.Trâu bảo: “Người tuy bé nhưng người có trí khôn.”Hổ hỏi trâu về trí khôn, Trâu bảo đi mà hỏi người ấy.
-Tr.3:Hổ lại gần bên người hỏi về trí khôn,người bảo để quên ở nhà.Khi Hổ muốn xem trí khôn, người bảo Hổ chịu khó để người trói lại rồi về lấy trí khôn cho Hổ xem.
-Tr.4: Hổ đồng ý cho người trói vào gốc cây.Sau khi trói Hổ xong, người chất rơm quanh mình Hổ rồi châm lửa đốt Từ đó lông Hổ có vằn đen.
b.HD học sinh kể chuyện nối tiếp theo tranh.
-GV gợi ý cho HS kể lại nội dung từng tranh.
-HD kể theo nhóm (4 HS)
GV theo dõi giúp các nhóm kể đủ ý.
-Gọi các nhóm lên kể.
Nhận xét, bổ sung.
c.HD kể toàn bộ câu chuyện:
Gọi một số em lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét, bổ sung.
-HD nắm ý nghĩa truyện:Vì sao con người làm chủ được muôn loài?
GV liên hệ, gdhs.
3.Củng cố ,dặn dò:
-Nhắc lại ý nghĩa truyện.
-Tuyên dương tổ, nhóm kể tốt.
-Nhận xét tiết học.
HS nhắc lại tên truyện.
HS nghe cô kể chuyện.
Nghe + quan sát tranh.
HS tập kể lại nội dung từng tranh.
Luyện kể theo nhóm (kể nối tiếp theo tranh)
Các nhóm lên thi đua kể chuyện.
Lớp nhận xét ,bổ sung.
HS kể toàn bộ câu chuyện (3 em)
*Con người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn nên làm chủ được muôn loài.
------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội : Tiết 27/ct
Bài : Con Mèo
	I. MỤC TIÊU:
	+ HS biết: quan sát, nói được các bộ phận chính của Mèo.Nói về đặc điểm của con Mèo và ích lợi của việc nuôi Mèo.
	+Học sinh có kỹ năng quan sát và nhận biết nhanh.
	+HS có ý thức chăm sóc Mèo.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Aûnh chụp con Mèo (phóng to) ;Tranh trong SGK.	 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các em học bài gì?	(Con Gà)
 - Gà có những bộ phận chính nào?	(Đầu, mình, 2 chân, 2 cánh)
 -Nuôi gà có ích lợi gì? 
 - Nhận xét .
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài mới: Con Mèo
HĐ1: Quan sát con mèo
GV hỏi:
 - Nhà bạn nào nuôi Mèo?
 - Nói với cả lớp nghe về con Mèo của nhà em
 - Cho HS quan sát con Mèo trong tranh vẽ
 - Mô tả lông, chỉ, nói rõ các bộ phận bên ngoài của con Mèo, lông màu gì?
 - Con Mèo di chuyển như thế nào?
 - GV theo dõi sửa sai cho những em chưa biết
 - GV cho 1 số em lên 1 em hỏi, 1 em trả lời với nội dung như đã yêu cầu?
 - GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
Kết luận: Toàn thân Mèo được bao phủ 1 lớp lông mềm. Mèo có đầu, mình, đuôi và 4 chân, mắt Mèo to, tròn và sáng, trong bóng tối con ngươi dãn ra nhìn rất tinh. Mèo có mũi và tai rất thính.
 - Răng Mèo sắc để xẻ thức ăn. Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi.
 HĐ2: Ích lợi của việc nuôi Mèo.
GV nêu câu hỏi,cho HS thảo luận chung cả lớp.
 - Người ta nuôi Mèo để làm gì?
 - Mèo dùng gì để săn mồi?
 - GV cho HS quan sát 1 số tranh và chỉ ra đâu là tranh con Mèo đang săn mồi?
 - Em cho Mèo ăn bằng gì? Chăm sóc nó như thế nào?
Kết luận: Nuôi Mèo để bắt chuột, làm cảnh.
 - Móng chân Mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu móng lại, khi vồ mồi nó mới giương ra.
 - Em không nên trêu chọc Mèo làm cho Mèo tức giận, nếu bị Mèo cắn phải đi chích ngừa ngay.
3.Củng cố, dặn dò: 
 - Mèo có những bộ phận chính nào? 
 - Lông Mèo như thế nào? -Nuôi Mèo để làm gì?
Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài:Con muỗi”
-Đầu, mình, chân, cánh, đuơi.
-Cho thịt, trứng ăn rất bổ dưỡng
HS nhắc lại đề bài.
- HS nói về con Mèo của mình.
HS quan sát Mèo trong tranh. HS thảo luận nhóm đôi.
HS hỏi –đáp theo cặp.
HS theo dõi
- Thảo luận chung
- Bắt chuột.
- Móng vuốt chân, răng.
Mèo ăn cơm, rau, cá.
HS nhắc lại nội dung bài học.
HS trả lời 
---------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27.
I.Nhận xét hoạt động trong tuần:
1.Hạnh kiểm:
-Thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp và 5 nhiệm vụ của người HS.
-Chấp hành ATGT.
-Tham gia các phong trào thi đua do Đội phát động.
2.Học tập:
-Chuẩn bị bài, xây dựng bài.
-Giúp đỡ bạn trong học tập
-thông qua chất lượng kiểm tra giữa HK.2
II.Sinh hoạt TT.
--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 27chuan.doc