Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 5 năm 2009

Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 5 năm 2009

Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009

TẬP ĐỌC

CHIẾC BÚT MỰC

(Tiết 1)

I-Mục đích, yêu cầu

 * Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ : nức nở, loay hoay, ngạc nhiên .

 - Biết nghỉ hợp lý sau dấu chấm, dấu phảy ở giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.(cô giáo, Mai, Lan)

II- Đồ dùng dạy học:

 GV tự làm : - Tranh minh họa bài tập đọc.

 Sẵn có : - Bảng phụ ghi các câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III-Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1 :Kiểm tra bài đọc :”Trên chiếc bè”

Mục tiêu : Giúp học sinh đọc tốt và hiểu nội dung bài .

 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Trên chiếc bè” và trả lời câu hỏi.

• Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?

• Trên đường đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ?

* Nhận xét bài cũ:

 

doc 42 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 5 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC
(Tiết 1)
I-Mục đích, yêu cầu
	* Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
	- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ : nức nở, loay hoay, ngạc nhiên .
	- Biết nghỉ hợp lý sau dấu chấm, dấu phảy ở giữa các cụm từ. 
	- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.(cô giáo, Mai, Lan) 
II- Đồ dùng dạy học:
 GV tự làm : - Tranh minh họa bài tập đọc.
 Sẵn có : 	 	- Bảng phụ ghi các câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.	
III-Các hoạt động dạy học: 
	Hoạt động 1 :Kiểm tra bài đọc :”Trên chiếc bè”
Mục tiêu : Giúp học sinh đọc tốt và hiểu nội dung bài . 
 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Trên chiếc bè” và trả lời câu hỏi.
Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?
Trên đường đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ?
* Nhận xét bài cũ:
	Hoạt động 2 : Dạy bài “Chiếc bút mực”
Mục tiêu : Giới thiệu chủ điểm và bài đọc . GV hướng dẫn HS luyện đọc . 
 1-Giới thiệu chủ điểm và bài học :
 - HS mở SGK/39 quan sát tranh minh họa chủ điểm.
 - GV giới thiệu: Tuần 5,6 , các em sẽ học bài với chủ điểm có tên gọi là Trường học.Bài đọc chiếc bút mực mở đầu chủ điểm. 
 - HS quan sát tranh minh họa bài.
 + GV hỏi :
Bức tranh vẽ cảnh gì ?
(vẽ giờ học tập viết )
Các bạn tập viết bằng bút gì ? ( .viết bằng bút mực )
Vì sao em biết ? (.vì trước mỗi bạn có một lọ mực). 
 * GV:Để hiểu chuyện gì xảy ra trong lớp học và câu chuyện muốn nói với em điều gì? Hôm nay chúng ta cùng đọc chuyện “Chiếc bút mực” 
 2-Luyện đọc.
	 1- GV đọc mẫu:
 2-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
	a- Đọc câu kết hợp luyện phát âm.
	- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
	- Chú ý đọc đúng các từ có vần khó: bút mực, lớp, nức nở, nước mắt,loay hoay, ngạc nhiên.	
b- Đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - GV kết hợp đọc câu và giúp các em giải nghĩa từ.
Đoạn 1: 1 HS đọc
Đoạn 2: 1 HS đọc.
 - Luyện đọc câu dài: “ Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì //”
 - Đọc chú giải từ : hồi hộp
Đoạn 3: HS đọc chú giải từ : loay hoay 
Đoạn 4:1 HS đọc.
 -Luyện đọc câu dài : “ Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi//”
 - HS đọc chú giải: Ngạc nhiên. 
 c- Đọc từng đoạn trong nhóm
 d-Thi đọc giữa các nhóm: (đoạn, cả bài )
 * Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC 
( Tiết 2)
I-Mục đích, yêu cầu
	* Rèn kỹ năng đọc hiểu.
	- Hiểu nghĩa các từ mới .
	- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai là cô bé ngoan biết giúp bạn .
	- Giáo dục HS vệ sinh chung khi sử dụng bút mực thể hiện ở tiết 2 họat động 1 câu hỏi 4 
	- Câu 1+2+4 dành cho HS khá giỏi , câu 3+5 chủ yếu rèn HS trung bình yếu . 
	- GDMT thể hiện ở câu hỏi 4 . 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn tim hiểu bài 
 - 1 HS đọc cả bài – Lớp đọc thầm. 
 +Câu 1 : 1 HS nêu – Lớp đọc thầm đoạn 2.
Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực ?dành cho HS khá – giỏi 
 (Mai hồi hộp nhìn cô .Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.)
 +Câu 2: 1HS nêu câu hỏi – lớp đọc thầm đoạn 3. dành cho HS khá – giỏi
Chuyện gì xảy ra với Lan ?
 (Lan đượv viết bút mực nhưng lại quên bút Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở.)
 +Câu hỏi 3: 1 HS đọc đoạn 3. Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu 
Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút ?
(nửa muốn cho bạn mượn bút nửa lại tiếc )
+ GV nêu :
Cuối cùng Mai quyết định ra sao ? Chủ yếu gọi HS trung bình – yếu 
 (lấy bút cho Lan mượn)
 +Câu hỏi 4: 1 HS đọc đoạn 4. dành cho HS khá – giỏi
Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào ?
(  Mai thấy tiếc nhưng rồi em cũng nói: “cứ để bạn Lan viết trước”
- Khi viết bút mực em có thể giây mực ra bàn ghế , quần áo , sàn nhà không ? vì sao ?
 +Câu hỏi 5: 1 HS nêu câu hỏi.
Vì sao cô gíao khen Mai ? Chủ yếu gọi HS trung bình – yếu
 ( Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè).
* GV nêu: Mai là một cô bé tốt bụng, chân thật . Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực ( mà mình đã cho bạn mượn bút mất rồi ) nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
Hoạt động 2:Luyện đọc lại:
Mục tiêu : Giúp HS đọc phân vai cho tốt 
+ GV đọc lại bài – Lưu ý HS cách đọc.
- 2 nhóm tự phân vai thi đọc toàn truỵên 
- Cả lớp và GV bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Mục tiêu : Giúp HS liên hệ bản thân qua bài đọc
Câu chuyện này nói về điều gì ?
( .nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau )
Em thích nhân vật nào trong truỵên nào trong truyện ? Vì sao ?
( HS tự do phát biểu )
*VD: Thích Mai vì Mai biết giúp đỡ bạn bè./ Vì Mai là người tốt , thương bạn.
	Thích cô giáo vì cô giáo yêu thương học sinh./
- Liên hệ giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò : Chuẩn bị tiết kể chuyện.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TOÁN
38 + 25
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25( cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
- Củng cố phép tính cộng để học dạng 8 + 5 và 28 + 5.
- Bài 1 : Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu .
- bài 3+4 : dành cho HS khá – giỏi
- GDMT ở phần ghi bảng con 
II- Đồ dùng dạy học:
	Gv Sẵn có :	- 5 bó 1 chục que tính và 13 tính rời	
	- Bảng phụ	
III-Các hoạt động dạy học 	
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài :28+5
Mục tiêu : Kiểm tra vở học sinh làm bài +rèn tính cộng viết cho HS . 
	- GV kiểm tra vở 5 HS.
	- 1 HS làm bảng lớp - Cả lớp làm vào bảng con:
	* Tính: 58 48 79
 + 9 + 7 + 5
* Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2 : Dạy bài 38 + 25 .
Mục tiêu : Giới thiệu phép cộng 38 + 25 và cách tính . 
 1-Giới thiệu phép cộng 38 + 25.
* GV nêu bài toán : Có 38 que tính thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- 1 HS đọc đề bài:
 Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính em làm thế nào? ( lấy 38+25)
+ GV 38 + 25 là tựa bài hôm nay. GV ghi bảng 38 + 25 
2- Hướng dẫn HS thao tác trên que tính 
+ GV và HS cùng làm .
- Lấy ra 3 bó 1 chục que tính và 8 que tính, lấy tiếp 2 bó 1 chục que tính 
và 5 que tính rời, rồi tìm cách tính tổng số que tính đó.
-HS tự nêu cách tính.
* GV chốt lại cách tính .
 + Gộp 8 que tính với 2 que tính thành một bó 1 chục que tính.
 + Ba bó 1 chục với 2 bó 1 chục là 5 bó 1 chục.
 + 5 bó 1 chục thêm 1 bó 1 chục là 6 bó 1 chục.
 + 6 bó 1 chục với 3 que tính rời là 63 que tính.
 Vậy 38 + 25 = ? ( 38 + 25 = 63 )
 3 - Hướng dẫn HS đặt tính và tính:
- 1 HS nêu cách đặt tính và tính.
- Cả lớp làm bảng con – 1 HS làm bảng phụ.
* Nhận xét:
- 1 HS nêu cách đặt tính.
 38 : viết 38 trước , viết 25, viết 5 và 8 thẳng cột với nhau, viết 2 và 3 
 + 25 thẳng cột với nhau, viết dấu + ,kẻ vạch ngang.
- 1 HS nêu cách tính:
	 38 * 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1.
	+ 25 * 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6 viết 6.
	 63
* Lưu ý: Có nhớ một vào tổng các chục. 	
 3 -Thực hành
Mục tiêu : 
Bài 1 : Rèn kỹ năng tính viết 
Bài 3 : Rèn kỹ năng giải tóan có lời văn 
Bài 4 : Giúp HS so sánh số 
Bài 1 :GV treo bảng phụ. Chủ yếu rèn HS trung bình – yếu
 - 1 HS đọc yêu cầu.
 - Cả lớp làm vào bảng con GV nhắc HS lau bảng bằng khăn - 5 HS làm bảng phụ. ( HS trung bình + Yếu )
 - Nhận xét – Sửa bài.
	Cá nhân 
 38 58 28 48 38
 + 45 + 36 + 59 + 27 + 38 	
 83 94 87 75 76 
	Tập thể 
 68 44 47 68 48
 + 4 + 8 + 32 + 12 + 33
 72 52 79 80 81
Bài 3: 1 HS đọc đề bài - Cà 3 đối tượng .
 + GV hỏi: 
 Bài toán cho biết gì ? 
 Bài toán hỏi gì ? 
 - Cả lớp giải vào vở - 1 HS giải vào bảng phụ.
 - Cả lớp và GV nhận xét bảng phụ - Sửa bài.
 Bài giải
	Con kiến phải đi đoạn đường là:
 28 + 34 = 62(dm)
	Đáp số: 62dm
Bài 4: GV treo bảng phụ. Ca 3 đối tượng .
HS xác định yêu cầu .
GV hướng dẫn HS thực hiện 2 bước.
+ Bước 1: Tính kết quả 2 vế.
+ Bước 2: So sánh 2 vế.
- CA lớp làm vào vở - 1 HS làm vào bảng phụ.
	- Cả lớp và GV nhận xét – Sửa bài:
	8+4 < 8+5 
 12 13
 9+8 = 8+9 
 17 17
 9 + 7 > 9 + 6 
 16 15
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò.	
 - Trò chơi: Ai nhanh nhất, cả lớp thi đặt tính và tính 49 + 28 vào bảng con.
 - Nhận xét – Tuyên dương
 -Dặn về sửa bài, chuẩn bị bài luyện tập – làm bài 2 trang 21 .
*Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
( Tiết 1 )
I- Mục tiêu: HS hiểu:
Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp
Biết phân biệt g ... ẽ lên tường. / Bức ve. / Đẹp mà không đẹp./Bảo vệ của công.
Bài tập 3: (Miệng ) chủ yếu rèn HS trung bình – yếu
 -1 HS đọc yêu cầu: “Đọc mục lục các bài ở tuần 6.”
- HS mở mục lục sách TV2 tập 1 trang 153 . Tìm tuần 6.
 - 3 ,4 HS đọc toàn bộ nội dung mục lục tuần 6 theo hàng ngang
 - 2, 3 HS đọc các bài tập đọc ở tuần 6.
+ VD:
	+ Mẩu giấy vụn trang 48
	+ Ngôi trường mới Trang 50 
	+ Mua kính trang 53
Hoạt động 3 : Trò chơi “Hỏi - Đáp”
Mục tiêu : Giúp HS kỹ năng đọc mục lục sách 
	- Cho HS chơi trò chơi: “Hỏi đáp”
	- HS thi hỏi – đáp nhanh về từng nội dung trong mục lục( Tuần 6 )
	- GV nêu yêu cầu trò chơi – Cách chơi.
	+ VD: HS1:Bài tập đọc Mẫu giấy vụn ở trang nào ?
	HS2 :Trang 48
	HS2 :Luyện từ và câu tuần 6 học bài gì ?
	HS3 :Câu kiểu ai là gì ? Khẳng định ,phủ định.
	 Mở rộng vốn từ :Từ ngữ về đồ dùng học tập.
	+ Nhận xét trò chơi.
	- GV nhận xét tiết học.
	- Nhắc HS thực hành tra mục lục sách khi đọc truyện, xem sách.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I - Mục đích: Gíúp HS.
- Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn .
- Bài 1+2+4 : Cả 3 đối tượng ; Bài 3 : dành cho HS giỏi + khá làm thêm ở vở . 
II- Đồ dùng dạy học :
 - Sẵn có : Bảng phụ 
III - Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài : Bài toán về nhiều hơn.
Mục tiêu : Kiểm tra vở của HS và giải dạng tóan về nhiều hơn . 
- GV Kiểm tra 5 vở HS.
- 1HS giải bảng phụ – Cả lớp giải bài toán vào bảng con theo tóm tắt: GV nhắc HS lau bảng bằng khăn .
 	 Tâm có	: 21 hòn bi
 	 Lan nhiều hơn Tâm : 6 hòn bi
 	 Lan có : .hòn bi ?
* Nhận xét chung.
Hoạt động 2 : Dạy bài mới:
Mục tiêu : Giúp HS giải bài tóan về nhiều hơn . 
1-Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ-YC tiết học, ghi tựa.
2- Luyện tập
Bài tập 1: 1 HS đọc đề.
GV hỏi: 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Bài toán thuộc dạng toán gì ?
1 HS giải bảng phụ – Cả lớp giải bảng con.chỉ ghi phép tính – Gv nhắc HS lau bảng bằng khăn . 
Nhận xét – Sửa bài.
Tóm tắt:
Cốc :6 bút chì
 Hộp nhiều hơn cốc :2 bút chì
 Hộp : bút chì?
Bài giải:
Số bút chì trong hộp có
6 + 2 = 8 ( bút)
 Đáp số 8 bút chì
Bài tập 2: GV treo tóm tắt
	- HS nhìn tóm tắt và nêu đề toán
	- HS tự giải vào vở – 1 HS giải bảng phụ.
 - HS đọc bài giải cả lớp nhận xét – Sửa bài
Bài giải:
Số bưu ảnh Bình có là:
 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
 Đáp số: 14 bưu ảnh.
Bài 3 : HS khá – giỏi làm thêm ở vở - 
1 HS đọc đề bài 
HS giải ra vở . 
Bài tập 4: 1HS nêu bài toán. 
Bài toán cho biết gì ? 
Bài toán hỏi gì ?
 - GV gợi ý cho HS vẽ tóm tắt: 
 A 10 cm B 
 2cm
 C D
 ? cm
Gợi ý HS tính độ dài đoạn thẳng C D:
1 HS làm bảng phụ – Cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét – Sửa bài.
Bài giải:
Đoạn thẳng C D dài :
10 + 2 = 12cm
 Đáp số: 12cm
 Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò 
 * Cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”.
 - GV nêu tóm tắt bài toán - Cả lớp thi tìm kết quả vào bảng con. 
	 37 dm
 Vải xanh 9 dm
 Vải đỏ 
	?dm
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Dặn chuẩn bị bài sau. 
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
An toàn giao thông:
Bài 3 : Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu lệnh 
của cảnh sát giao thông và biển báo giao thông đường bộ .
 A/ Mục tiêu 1 .Kiến thức :
ª Học sinh biết : - Cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh ( bằng tay , còi , gậy ) để điều khiển xe và người đi lại trên đường . Biết hình dáng , màu sắc , đặc điểm của nhóm biển báo cấm . Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông . 
2.Kĩ năng : 
-Biết quan sát và thực hiện đúng khi có hiệu lệnh của CSGT . Phân biệt nội dung của 3 biển báo cấm 101 , 102 , 112 .
3.Thái độ :
-Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT . Có ý thức tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông . 
- Giáo dục HS giữ gìn các lọai biển báo giao thông ( thể hiện ở phần củng cố ) 
B/ Chuẩn bị : 
- GV tự làm : 	- 2 Tranh 1, 2 và ảnh số 3 trong SGK .
- 3 biển báo 101 , 102 , 112 phóng to .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A ) Hoạt động 1: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Con đường như thế nào là đường an toàn ?
-Con đường như thế nào là đường không an toàn ?
- Gặp đường không an toàn em cần đi như thế nào ? 
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về 
 “Hiệu lệnh của CSGT và Biển báo hiệu giao thông đường bộ “.
b)Hoạt động 2 : - Hiệu lệnh của CSGT
a/ Mục tiêu : HS biết được hiệu lệnh của CSGT và thực hiện theo hiệu lệnh đó . 
b / Tiến hành : 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ . 
- Treo 5 bức tranh của H1 , 2 , 3, 4 , 5 hướng dẫn lớp quan sát , tìm hiểu về tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết thực hiện theo hiệu lệnh đó như thế nào 
- Yêu cầu thảo luận và trả lời .
- GV làm mẫu từng động tác và giải thích về hiệu lệnh của mỗi động tác .
- Mời một vài học sinh lên làm lại .
* Kết luận : - Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường .
 Hoạt động 3: -Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông
a/ Mục tiêu : - Biết hình dáng , màu sắc , đặc điểm nhóm biển báo cấm . Biết ý nghĩa , nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm biển báo cấm .
a/ Tiến hành : 
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát biển báo và nêu đặc đểm và ý nghĩa của mỗi biển báo về : Hình dáng - Màu sắc - Hình vẽ bên trong ?
- GV mời lần lượt từng nhóm lên trình bày về Hình dáng - Màu sắc - Hình vẽ bên trong của nhóm mình .
-Giáo viên kết luận và viết lên bảng những đặc điểm của từng nhóm biển báo mà học sinh nêu ra . 
* GV tóm tắt : -Biển báo cấm có đặc điểm : - Hình tròn , viền màu đỏ , nền trắng , hình vẽ màu đen . Biển này có nội dung là đưa ra điều cấm với người và phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn .
- Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và các loại xe cộ phải thực hiện như thế nào ? 
c/Hoạt động 4 : -Trò chơi : Ai nhanh hơn 
-a/ Mục tiêu : - Học thuộc tên các biển báo đã học .
b/ Tiến hành : - Tổ chức cho 2 đội chơi . 
- GV đặt ở hai bàn từ 5 - 6 biển báo ,úp mặt biển báo xuống bàn , giáo viên hô bắt đầu học sinh phải nhanh chóng lật các mặt biển báo lên .
- Mỗi đội phải chọn ra 3 biển báo vừa học và đọc tên biển báo . Đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc .
-Giáo viên theo dõi nhận xét bình chọn đội thắng cuộc là đội viết đước nhiều tên đường và đúng.
 d)củng cố –Dặn dò :
- Giáo dục HS giữ gìn các lọai biển báo giao thông .
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Yêu cầu nêu lại các đặc điểm của biển báo cấm .
-Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế .
- 3 em lên bảng trả lời .
- HS1 và HS2 mỗi em trả lời một ý về đặc điểm của đường an toàn và đường không an toàn 
-Ta phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải để đảm bảo an toàn . 
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài 
-Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên .
- Quan sát trả lời :
- H1 : Hai tay dang ngang ; H2 và H3 : -Một tay dang ngang ; H4 và H5 : - Một tay giơ trước mặt theo chiều thẳng đứng .
- Cử một vài em lên thực hành làm CSGT và thực hành đi theo hiệu lệnh của CSGT.
- Các nhóm quan sát biển báo thảo luận sau khi hết thời gian các nhóm cử đại diện lên trả lời .
- Biển 101 : Hình tròn có viền đỏ nền trắng hình vẽ màu đen (Cấm người và xe cộ đi lại)
- Biển 102 : Hình tròn có viền đỏ nền trắng hình vẽ màu đen (Cấm đi ngược chiều )
- Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và các loại xe cộ phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó .
- Lớp cử ra 2 đội mỗi đội 2 em .
- Lần lượt mỗi em lên lật một biển báo và đọc tên biển báo rồi chạy xuống đến lượt em khác .
- Lớp nhận xét bình chọn đội chiến thắng
-Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . 
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I- Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Biết được ưu nhược điểm của mình trong học tập, sinh hoạt để có vốn phát huy cũng như khắc phục.
- Bước đầu làm quen cách làm việc có kế hoạch.
- Rèn tính thật thà, bạo dạn, dũng cảm.
- HS nắm được phương tiện giao thông đường bộ.
- Giáo dục ngòai giờ lên lớp .
III- Các hoạt động sinh hoạt:
A- Kiểm tình hình trong tuần.
1- Các tổ trưởng báo cáo lớp nhận xét bổ sung.
2- Giáo viên nhận xét:
Học tập.
- Có cố gắng học bài hơn tuần trước,biết cách chuẩn bị bài ở nhà, sách vở sạch sẽ.
 *Khen : Kim Anh, Nghĩa,Văn Linh, Phương Linh.
-1 số còn lười học, chữ viết cẩu thả sai lỗi nhiều: .
Nề nếp:
-Đi học còn trễ: Thế Anh.
- Đồng phục chưa đúng quy định: quên thắt lưng: 
- Vệ sinh cá nhân: Sạch sẽ.
- Trực nhật: Tốt
- Trong giờ học.còn nói chuyện nhiều: .
- Ra vào lớp trật tự.	
- Ôn lại các bài hát tuần 2,3,4,5 
B-Nhiệm vụ tuần tới
- Học chương trình tuần 6.
- Học bài làm bài đầy đủ, chuẩn bị trước khi đến lớp.
- Đồng phục đúng quy định.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc