Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần thứ 6

Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần thứ 6

TUẦN 6

 Ngày soạn: 12. 9. 200

 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14. 9. 2009

HỌC VẦN - Tiết 51 + 52

 q – qu – gi

I/ Mục đích yêu cầu

- HS đọc và viết được q - qu - gi; chợ quê, cụ già.

- Đọc được câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: quà quê.

Tăng cường TV: Nói về Quà quê.

II/ Đồ dùng dạy - học

- Giáo viên: Sách tiếng việt 1, tập 1.

 Tranh minh hoạ .

 - Học sinh: SGK

III/ Các hoạt động dạy -học

 

doc 28 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần thứ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Ngày soạn: 12. 9. 200
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14. 9. 2009
Học vần - Tiết 51 + 52 
 q – qu – gi
I/ Mục đích yêu cầu
- HS đọc và viết được q - qu - gi; chợ quê, cụ già.
- Đọc được câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: quà quê.
Tăng cường TV: Nói về Quà quê.
II/ Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: Sách tiếng việt 1, tập 1.
 Tranh minh hoạ .
 - Học sinh: SGK
III/ Các hoạt động dạy -học
Tiết 1
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Viết và đọc.g, gà, gh, ghế
 2. Dạy học bài mới.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài.
- Cho h/s quanh sát tranh
- Giáo viên ghi bảng cho học sinh đọc q-qu - gi
b. Dạy chữ ghi âm 
*Hoạt động 1:
- Nhận diện chữ q
+ Chữ q gồm những nét nào?
+ so sánh q và a
+ GV phát âm mẫu ( cu hoặc quy)
+ GV theo dõi và sửa sai cho HS.
- Nhận diện chữ qu
+ Ghi bảng qu và hỏi.
+ Chữ qu được ghép bởi những con chữ nào?
+ Nêu vị trí của các con chữ trong âm?
+ So sánh qu và q?
 quê
+ Nêu cấu tạo tiếng quê
+Đánh vần: quờ - ê - quê.
- Đọc trơn: chợ quê
- Đọc tổng hợp q - qu - quê - quê. 
* Hoạt động 2: Trò chơi nhận diện.
-Trò chơi.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 1 hộp ( hộp A) có sẵn các tiếng chứa chữ qu, 1 hộp ( hộp B ) có các hình, vật minh hoạ cho các tiếng có chứa chữ qu. 
+ Cách chơi và luật chơi. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm có nhiệm vụ nhặt các tiếng có ở hộp A và đối chiếu với các hình ở hộp B. Nhóm nào nhặt được nhiều tiếng đối chiếu đúng với hình, vật hơn, nhóm đó thắng.
d.Hướng dẫn viết chữ.
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình.
- Gọi h/s sinh nhắc lại quy trình viết chữ q, qu, quê.
- Cho h/s viết bảng con
GV nhận xét sửa sai cho h/s
* Hoạt động 2: Trò chơi viết đúng.
Trò chơi: 
- GV nêu cách chơi và luật chơi
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm có nhiệm vụ viết đúng các tiếng chứa chữ qu mà mình đã nhặt ra từ chiếc hộp do giáo viên chuẩn bị trước. Ai nhặt đợc tiếng nào viết tiếng ấy. Nhóm nào có nhiều chữ viết đúng và đẹp nhóm đó thắng.
- Cả lớp theo dõi.
- Chữ q gồm nét cong hở phải, nét sổ thẳng.
- Giống nhau: nét cong hở phải.
- Khác nhau: Chữ q có sổ dài.
- HS phát âm: CN - N - ĐT 
- Chữ qu được ghép bởi chữ q và u
- Chữ q đứng trước, chữ u đứng sau.
- Giống nhau: Đều có chữ q
- Khác nhau: Chữ qu có thêm chữ u đứng sau. 
- qu đứng trớc ê đứng sau.
- Đọc CN - N - ĐT
- Đọc CN - ĐT
- Đọc CN - ĐT
- Học sinh chơi trò chơi.
- Cả lớp viết b/c
- Chơi trò chơi.
 3. Củng cố.
 - Nhận xét giờ học.
 Tiết 2
 1.Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi học sinh đọc lại bài tiết 1.
 2. Bài mới
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
b. Dạy chữ ghi âm 
*Hoạt động 1: nhận diện chữ gi
- Gồm 2 con chữ g và i ( g đứng trước i đứng sau) 
 + So sánh gi với g
- Phát âm và đánh vần tiếng
+ Phát âm gi
 già
+ Nêu cấu tạo tiếng già 
+Đánh vần: di - a - gia - huyền già.
- Đọc trơn: cụ già
- Đọc tổng hợp gi- già - già.
- Đọc tổng hợp 2 âm.
* Hoạt động 2: Trò chơi nhận diện.
-Trò chơi.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa ghi sẵn các tiếng chứa chữ gi. 
+ Cách chơi và luật chơi. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm nhóm A và nhóm B. Khi nhóm A giơ các tấm bìa có tiếng chứa chữ gi, nhóm B phải đọc lên. Nếu đọc đúng nhóm B đợc 1 điểm, nếu sai thì A đợc 1 điểm. Nếu bên nào được 3 điểm trước, bên đó thắng cuộc. Sau đổi bên tiếp tục chơi.
d.Hướng dẫn viết chữ.
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình.
- Gọi h/s sinh nhắc lại quy trình viết chữ gi, già.
- Cho h/s viết bảng con
GV nhận xét sửa sai cho h/s
* Hoạt động 2: Trò chơi viết đúng.
Trò chơi: 
- GV nêu cách chơi và luật chơi
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm có nhiệm vụ viết đúng các tiếng chứa chữ gi mà mình đã nhặt ra từ chiếc hộp do giáo viên chuẩn bị trước. Ai nhặt được tiếng nào viết tiếng ấy. Nhóm nào có nhiều chữ viết đúng và đẹp nhóm đó thắng.
- Cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh nhắc lại.
- Giống: Chữ g
- Khác: gi có thêm i. 
- CN - N- ĐT
- Tiếng già gồm 2 âm ghép lại âm gi đứng trước a đứng sau, dấu huyền trên a.
- Đọc CN - N - ĐT
- Đọc CN - ĐT
- Đọc CN - ĐT
- Đọc CN - ĐT
- Học sinh chơi trò chơi.
- Cả lớp viết b/c
- Chơi trò chơi.
 3. Củng cố.
 - Nhận xét chung tiết học
Tiết 3
 1. Kiểm tra bài cũ.
 - 2 học sinh đọc bài tiết 1 và 2
 2. Luyện tập.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: 
Luyện đọc chữ và tiếng khoá.
- Cho học sinh luyện đọc trên bảng lớp.
- Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa cho HS đọc sai
Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên đa các từ ngữ ứng dụng lên bảng.( Cần có tranh minh hoạ đính kèm)
- Cho học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên đọc và giải nghĩa.
Đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên treo hình minh hoạ và câu ứng dụng lên bảng.
- Cho học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học.
- Cho học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên đọc và giải nghĩa
* Hoạt động 2: Luyện viết vở tập viết.
- Hướng dẫn cách tô chữ trong vở Tập viết.
 + Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết
 + GV quan sát và giúp đỡ những HS yếu
- Chấm điểm một số bài viết
- Nhận xét chung bài viết của HS, chữa một số lỗi sai phổ biến
* Hoạt động 3: Luyện nói 
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về chủ đề luyện nói. 
- Giáo viên hớng dẫn học sinh thảo luận
- Tranh vẽ gì?
- Quà quê gồm những thứ gì?
- Kể tên một số quà quê mà em biết?
- Con thích quà gì nhất?
- Ai hay mua quà cho con?
- Mùa nào có những quà từ làng quê?
- Gọi vài nhóm lên trình bày.
- HS đọc cá nhân - nhóm - đồng thanh.
- HS theo dõi
- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
- HS tập tô chữ trong vở tập viết theo HD của GV
- Cả lớp quan sát tranh.
- Đọc chủ đề luyện nói.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
- Tranh vẽ mẹ và hai chị em
- Quà quê gồm quả vải, quả nhãn, mía, hồng, na, 
- Con thích quả nhãn nhất, 
- Mẹ hay mua quà cho con
- Mùa hè
- Lớp theo dõi, bổ xung.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Cho HS đọc lại toàn bài trong SGK.
 - NX chung giờ học.
 - Đọc lại bài và xem trước bài ng, ngh
 -----------------------------------------------------------------
Toán - Tiết 21 
 Số 10
I/ Mục tiêu
 - Có khái niệm ban đầu về số 10.
- Biết đọc, viết số 10. Biết đếm, so sánh các số trong phạm vi 10.
- Vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 -> 1.
- Tăng cường TV: Số liền sau.
- HOcj sinh:
II/ Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng là 10.
- Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 0 < 1 2 <8
 3 < 5 0 < 9
 9 > 0 7 >6
 2. Bài mới
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài 
b. Giới thiệu số 10
 Lập số 10:
- Cho HS lấy ra 9 que tính và hỏi:
- Trên tay em bây giờ có mấy que tính?
- Cho HS thêm 1 que tính nữa và hỏi:
- Trên tay bây giờ có mấy que tính?
- Cho HS nhắc lại "9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính".
- GV lấy ra 9 chấm tròn rời lấy thêm 1 chấm tròn nữa và hỏi:
- Có tất cả mấy chấm tròn?
- Cho HS nhắc lại "9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 10 chấm tròn".
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Có bao nhiêu bạn làm rắn?
- Có bao nhiêu bạn làm thầy thuốc?
- Cho HS nhắc lại "9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn".
- Cho HS quan sát hình thứ 2 để nêu được "9 con tính thêm 1 con tính là 10 con tính".
- GV nói: Các nhóm này đều có số lượng là 10 nên ta dùng số 10 để chỉ các nhóm đó.
 Giới thiệu chữ số 10 in và viết:
- GV treo mẫu chữ số 10, nêu "đây là chữ số 10".
- Số 10 gồm mấy chữ số ghép lại?
- Đó là những chữ số nào?
- Nêu vị trí của các chữ số trong số?
- Chỉ vào chữ số 10 cho HS đọc.
- Viết mẫu và nêu quy trình.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
 Nhận xét vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 1.
- Cho HS đếm từ 0 -> 10 & từ 10 -> 0.
- Cho 1 HS lên bảng viết: 0,1,2,3,4,5,6,7,8 9,10.
- Số nào đứng liền trước số 10?
- Số nào đứng liến sau số 9?
c. Luyện tập
Bài 1: (36).
- Bài yêu cầu gì?
- HS viết số 10 ngay ngắn vào từng ô.
- GV theo dõi, NX.
Bài 2 (36).
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Làm thế nào để điền được số vào  ?
- Làm bài vào vở
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu
Bài 3 (37)
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Đặt câu hỏi cho HS nêu cấu tạo của số 10.
- Số 10 gồm 9 và 1, gồm 8 và 2,
Bài 4 (37).
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn và giao việc.
- 10 đứng sau những số nào?
- Những số nào đứng trước số 10?
Bài 5 (37) - Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS quan sát phần a và hỏi:
- Trong 3 số 4,2,7 người ta khoanh vào số nào?
- Số 7 là số lớn hay bé trong 3 số đó?
- Vậy bài yêu cầu ta điều gì?
- GV NX và chữa.
- 9 que tính.
- 10 que tính.
- 10 que tính
- HS theo dõi
- 10 chấm tròn.
- 1 số em nhắc lại.
- 9 bạn.
- 1 bạn.
- 1 số em nhắc lại.
- HS quan sát.
- 2 chữ số.
- Số 1 & số 0.
- Số 1 đứng trước, số 0 đứng sau.
- HS đọc : 10
- HS tô và viết lên bảng con.
 - HS đếm.
- HS viết.
- Số 9.
- Số 10.
- Viết số 10.
- HS viết số 10 
Số
- Đếm số lượng cái nấm ở mỗi hình rồi điền số vào .
- HS làm bài rồi nêu miệng kết quả.
 Điến số.
- HS làm bài sau đó dựa vào kết quả để nêu số 10.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài.
- 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- Tìm số lớn nhất
- Số 7.
- Số lớn.
- Khoanh vào số lớn theo mẫu.
- HS làm vở
- 1 HS lên bảng.
- HS đếm cả lớp.
 3. Củng cố - dặn dò
 - Cho HS đếm từ 0 -> 10, từ 10 -> 0.
 - NX chung giờ học.
 - Xem trước bài 22.
 ----------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 13.9. 2009
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15. 9. 2009 2009
Học vần - Tiết 53 + 54 
 ng – ngh
I/ Mục đích yêu cầu
- Đọc và viết được: ng, ngh, ngừ, nghệ, cá ngừ, củ nghệ.
- Đọc được câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bê, nghé, bé.
Tăng cường TV: Nói theo chủ đề.
II/ Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh hoạ 
- Học sinh: SGK
III / Các hoạt động dạy học
Tiết 1
 1.Kiểm tra bài cũ
 - Viết và đọc:quả thị, qua đò, giỏ cá.
 - Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng.
 - Nhận xét sau kiểm tra.
 2. Bài mới
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 ...  tre nhộm .
* Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Cá nhân.
- Có 2 dòng thơ.
- Đọc cá nhân- đồng thanh.
- HS theo dõi
- HS tập tô chữ trong vở tập viết theo HD của GV
- Cả lớp quan sát tranh.
- Nêu tên chuyện: Tre ngà
- Nghe
- Đại diện nhóm thi kể lại chuyện (kể từng phần theo tranh)
- 1 nhóm 4 học sinh kể
Truyền thống đánh giặc của tre Việt Nam.
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - Hôm nay chúng ta học bài gì?
 - Đọc bài trong SGK.
 - Học bài, xem bài sau.
 --------------------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết 24 
 Luyện tập chung
I/ Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về:
- Thứ tự của dãy số từ 0 đến 10, xắp xếp các số theo thứ tự đã xác định.
 - So sánh các số trong phạm vi 10.
- Nhận biết hình đã học.
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Một số hình đã học
Học sinh: Sách học sinh, bộ đồ dùng toán 1.
III/ Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Viết các số 1, 4, 5, 7, 6, 1 theo thứ tự từ bé đến lớn; từ lớn đến bé.
 - Số nào là lớn nhất? bé nhất?
 2. Luyện tập
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Bài 1 : Số?
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS dựa vào thứ tự từ bé đến lớn của các số trong phạm vi 10 để điền số thích hợp vào ô trống.
- GV chữa bài
Bài 2: > < = ?
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV cho HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Số?
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- Hướng dẫn HS dựa vào thứ tự đó để điền số thích hợp vào .
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: Viết các số 8, 5, 2, 9, 6
 - Theo thứ tự từ lớn đến bé?
 - Từ bé đến lớn?
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 5: Hãy nêu yêu cầu của bài?
 - Treo tranh lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát kỹ và lên miệng.
- GV nhận xét & đưa ra kết luận
- HS làm bài
 - HS nhận xét bài của bạn.
- Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
- HS làm bài sau đó lên bảng chữa.
4 < 5 2 < 5 8 < 10 
7 = 7 3 > 2 7 > 5 
4 = 4 10 > 9 7 < 9 
1 > 0
- HS đọc
- 3 HS lên bảng làm.
 0 9 
 3 < 4 < 5
- Dưới lớp nhận xét kết quả của bạn.
- HS làm vở, 2 HS lên bảng.
+ 2, 5, 6, 8,9
+ 9, 8, 6, 5,2
- Đếm xem có mấy hình .
- Có 3 hình , lên bảng chỉ từng hình.
 3. Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------------------
Thủ công - Tiết 6 
 Xé, dán hình quả cam ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu
- Biết cách xé dán hình quả cam từ hình vuông.
- Xé được hình quả cam có cuống, lá và dán cân đối phẳng.
- Học sinh có ý thức trong giờ học.
II/ Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bài mẫu xé dán hình quả cam, một tờ giấy màu da cam. Một tờ giấy màu xanh.
- Học sinh: Giấy thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
 2.Dạy bài mới
N.dung, K. thức, T. gian
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
* Quan sát , nhận xét
 ( 5- 7 phút)
* Hướng dẫn mẫu
 ( 15- 17 phút)
* Cho HS thực hành
 ( 10- 15 phút)
- Cho HS quan sát bài mẫu.
- Em có biết những quả nào giống hình quả cam?
- Hướng dẫn.
+ Xé hình quả cam
- Xé hình vuông.
- Xé 4 góc cho giống hình quả cam.
+ Xé hình lá.
+ Xé cuống lá.
+ Dán hình.
- Hướng dẫn HS xé lần lượt theo qui trình.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Quan sát mẫu
- Quả táo, quả quýt, quả ổi
- Theo dõi.
- Thực hành xé dán hình quả cam.
3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị giấy, bút chì, hồ dángiờ sau thực hành xé dán quả cam.
 Ngày soạn: 16. 9. 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18. 9. 2009 
Học vần - Tiết 59+60	
 Ôn tập âm và chữ ghi âm
I/Mục đích yêu cầu.
- Củng cố và rèn kỹ năng đọc cho học sinh những âm đã học trong phần học âm.
- Đọc đợc từ, câu ứng dụng.
- Viết đợc những âm đã học vào trong vở ô li.
II/ Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.
	 Bảng ôn tập các âm đã học, tranh minh hoạ
- Học sinh: 	Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học
 Tiết 1
 1. Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi học sinh đọc bài trong SGK
 2. Bài mới 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài:
 Ôn tập âm và chữ ghi âm.
 * Hoạt động 1: Ôn tập
a. Các chữ và âm vừa học
- Giáo viên kẻ bảng ôn và ghi các âm đã học lên bảng cho học ôn lại.
 + Giáo viên đọc âm 
- Gọi học sinh lên bảng, chỉ các chữ vừa học ở bảng ôn 
- Giáo viên nhận xét
b. Ghép chữ thành tiếng
- Chỉ bảng cho học sinh đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn .
- Cho học sinh đọc lại bảng ôn.
 Hoạt động 2: Trò chơi nhận diện.
-Trò chơi.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa ghi sẵn các tiếng vừa ôn. 
+ Cách chơi và luật chơi. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm nhóm A và nhóm B. Khi nhóm A giơ các tấm bìa có chữ và dấu, nhóm B phải đọc lên. Nếu đọc đúng nhóm B được 1 điểm, nếu sai thì A được 1 điểm. Nếu bên nào đợc 3 điểm trước, bên đó thắng cuộc. Sau đổi bên tiếp tục chơi.
- Học sinh theo dõi.
- l, h, ch, k, kh, gh, ng, ngh, qu, gi, tr.
- Học sinh chỉ chữ
- Học sinh chỉ chữ và đọc âm
- Cá nhân - nhóm - đồng thanh
- Các nhóm chơi trò chơi.
 3. Củng cố.
 - Nhắc lại nội dung bài. 
 Tiết 2
 1.Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đọc bài tiết 1.
 2. Bài mới
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên đa các từ ngữ ứng dụng lên bảng.( Cần có tranh minh hoạ đính kèm)
- Cho học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên đọc và giải nghĩa.
* Hoạt động 2: Tập viết chữ trên bảng con.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết: nho khô, gồ ghề, qua đò, nghệ sĩ. 
- Cho HS viết trên không và trên bảng con. 
- GV thu một số bảng viết tốt và cha tốt cho HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Trò chơi viết đúng.
Trò chơi: 
- GV nêu cách chơi và luật chơi
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm có nhiệm vụ viết đúng các tiếng mà mình đã nhặt ra từ chiếc hộp do giáo viên chuẩn bị trước. Ai nhặt đợc tiếng nào viết tiếng ấy. Nhóm nào có nhiều chữ viết đúng và đẹp nhóm đó thắng.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
- HS viết chữ trên không và viết trên bảng con. 
- HS nhận xét bảng.
- Các nhóm chơi trò chơi.
 3. Củng cố.
 - Nhắc lại nội dung bài
 Tiết 3
 1. Kiểm tra bài cũ.
 - 2 học sinh đọc bài tiết 1 và 2
 2. Luyện tập.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: 
Luyện đọc bảng ôn.
- Cho học sinh luyện đọc lại bài trên bảng lớp.
- Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa cho HS đọc sai.
Đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên treo hình minh hoạ và câu ứng dụng lên bảng.
+ Có mấy dòng thơ?
- Cho học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên đọc và giải nghĩa
* Hoạt động 2: Luyện viết vở ô li.
- Hướng dẫn cách tô chữ trong vở Tập viết.
 + Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết
 + GV quan sát và giúp đỡ những HS yếu
- Chấm điểm một số bài viết
- Nhận xét chung bài viết của HS, chữa một số lỗi sai phổ biến
* Hoạt động 3: Kể chuyện. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về nêu tên chuyện. 
- Giáo viên kể lại chuyện kèm theo tranh minh họa trong SGK.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và thi kể chuyện.
+ Tranh 1: Có một em bé trên 3 tuổi vẫn cha biết nói, cời.
- Cá nhân.
- Có 2 dòng thơ.
- Đọc cá nhân- đồng thanh.
- HS theo dõi
- HS tập tô chữ trong vở tập viết theo HD của GV
- Cả lớp quan sát tranh.
- Nêu tên chuyện: Tre ngà
- Nghe
- Đại diện nhóm thi kể lại chuyện (kể từng phần theo tranh)
- 1 nhóm 4 học sinh kể
 3. Củng cố,dặn dò.
 - Cho học sinh đọc lại bài.
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau: Chữ thường chữ hoa.
 --------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội - Tiết 6 
 Chăm sóc và bảo vệ răng
I/ Mục tiêu
- Giúp HS biết cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng chắc khoẻ.
- Chăm sóc răng đúng cách.
- Tự giác xúc miệng sau khi ăn và đánh răng hằng ngày.
- Tăng cường TV: Thảo luận việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng.
- Học sinh: 
II/ Đồ dùng dạy học 
 - Giáo viên: Bàn chải người lớn, trẻ em.
 Kem đánh răng, mô hình, muối ăn.
 1 số tranh vẽ về răng miệng.
 - Học sinh : Bàn chải, kem đánh răng.
III/ Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải vệ sinh thân thể?
 2.Dạy bài mới
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Khởi động: Trò chơi: “Ai nhanh, ai khéo”
* Hoạt động1: Làm việc theo cặp.
Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ, răng sún, bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho HS quan sát răng của nhau.
Bước 2: Cho HS trình bày kết quả quan sát của mình.
Kết luận: Việc giữ gìn và bảo vệ răng là cần thiết.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: HS biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng.
Cách tiến hành
 Bước 1: GV nêu yêu cầu.
+ Trong từng hình các bạn đang làm gì ?
+ Việc làm nào đúng, việc làm nào sai ?
- Cho HS quan sát mô hình hình răng và một số tranh ảnh về răng miệng.
- Giới thiệu một số bàn chải và hướng dẫn trẻ đánh răng.
GV kết luận: SGK
- 2 HS ngồi quan sát răng của nhau.
- Nhận xét răng của bạn.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét.
-
 Quan sát hình SGK.
- Làm việc theo cặp.
- Trả lời theo tranh SGK.
- Quan sát
- HS theo dõi.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về chuẩn bị bài Thực hành đánh răng và rửa mặt.
--------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt - Tiết 6 
 Sơ kết tuần 6
I/ Yêu cầu
- Sơ kết các hoạt động tuần 6.
- Kế hoạch phương hướng cho tuần 7.
II/ Nội dung
 1- Sơ kết các hoạt động tuần 6.
+ Tỉ lệ chuyên cần chưa tốt ngày mưa các em nghỉ học quá nhiều. Lớp đi học đúng giờ, nhiều em vẫn còn nghỉ học tự do: Thuận, Quang, Nam.
+ Thực hiện tương đối tốt giờ truy bài đầu giờ.
+ Các em ngoan, đoàn kết, lễ phép với thầy cô.
+ Nhiều em học yếu: 
+ ý thức học tập của các em chưa tốt, không có đủ đồ dùng học tập , nhiều khi còn hay quên không mang.
+ Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
+ Vệ sinh cá nhân nhiều em bẩn: Hợp, Muộn, Chanh.
 2- Kế hoạch tuần 7.
- Duy trì nề nếp, số lượng. Khắc phục các mặt còn tồn tại trong tuần.
- Thi đua học tập giữa các cá nhân tong tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgoc VAD T 3.doc