Thiết kế bài dạy môn học lớp 7 - Tuần 7

Thiết kế bài dạy môn học lớp 7 - Tuần 7

Đạo đức: ( Tiết 7 )

NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( T. 1 )

 I/Mục tiêu: - Học xong bài này học sinh biết:

+ Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên

+ Nêu dược những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên

+ Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên

+ Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

II/ Phương tiện:

- Các tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.

- Tranh minh hoạ sgk .

 III/Các hoạt động dạy học

1/ Khởi động

2/Kiểm tra bài cũ :

- Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ của bài Có chí thì nên.

 - Giáo viên nhận xét .

 

doc 41 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 7 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Tuần 7 
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
28.9 
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
7
7
13
31
7
Tuần 7
Nhớ ơn tổ tiên ( Tiết 1 )
Những người bạn tốt
Luyện tập chung
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Ba
29.9
Thể dục
Toán
Chính tả
LTVC
Khoa học
13
32
7
13
13
ĐHĐN. TC: “Trao tín gậy”
Khái niệm số thập phân
Dòng kinh quê hương
Từ nhiều nghĩa
Phòng bệnh sốt xuất huyết 
Tư
30.9
Toán
Kể chuyện
Tập đọc
Địa lý
33
7
14
7
Khái niệm số tyhập phân ( TT )
Cây cỏ nước Nam
Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà
Ôn tập
Năm 
01.10
Toán
TLV
LT và câu
Kĩ thuật
34
13
14
7
Hàng của STP. Đọc, viết số thập phân
Luyện tập tả cảnh
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Nấu cơm ( Tiết 1 )
Sáu
02.10
Thể dục
Toán
Khoa học
TLV
Sinh hoạt
14
35
14
14
7
ĐHĐN. TC: “Trao tín gậy” 
Luyện tập 
Luyện tập tả cảnh
Phòng bệnh viêm não
Tuần 7
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Đạo đức: ( Tiết 7 )
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( T. 1 )
 I/Mục tiêu: - Học xong bài này học sinh biết:
+ Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên
+ Nêu dược những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
+ Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên
+ Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
II/ Phương tiện:
- Các tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Tranh minh hoạ sgk .
 III/Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động 
2/Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ của bài Có chí thì nên.
 - Giáo viên nhận xét .
3/Bài mới :
a/Giới thiệu bài: Chúng ta ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ, dù đi đâu chúng ta cũng luôn nhớ về tổ tiên, hôn nay qua bài học Nhớ ơn tổ tiên chúng ta sẽ hiểu được điều đó.
b/ Giảng bài mới: 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện Thăm mộ.
- Gv cho cả lớp hoạt động .
- Gọi học sinh đọc diễn cảm truyện: Thăm mộ.
- Gv treo tranh yêu cầu học sinh quan sát tranh và hỏi :
+ Trong tranh vẽ gì ? 
+ Có những ai ?
+ Bố Việt đang làm gì ?
+ Nhân dịp đón tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để ỏt lòng nhớ ơn tổ tiên?
+ Theo em bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên ?
+ Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ ?
+ Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên ông bà ?
- Gọi học sinh nêu phần ghi nhớ sách giáo khoa .
Hoạt động 2 : Thế nào là biết ơn tổ tiên.
- Gv tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập trong phiếu.
 - Học sinh làm và các nhóm trình bày về những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Gv nêu kết luận :
Chúng ta cần thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà bằng những việc làm cụ thể, thiết thực phù hợp với khả năng của mỗi người như những việc các em đã nêu.
Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân.
- Gv tổ chức cho học sinh hoạt động cặp đôi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, đưa ra
cho bạn cùng nhóm biết những việc mình đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Học sinh thảo luận xong đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Học sinh nhóm khác nhân xét bổ sung.
- Gv khuyến khích và khen ngợi những học sinh đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
Hoạt động tiếp nối : Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Về nhà sưu tầm các bài báo, tranh ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn tổ tiên. Tìm hiểu về những truền thống tốt đẹp của đòng họ mình.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
+ Trong tranh vẽ hai người đang đứng trước mộ và thắp hương trước mộ.
+ Trong tranh có bố bạn Việt và bạn Việt.
+ Bố bạn Việt đang chắp tay khấn trước mộ tổ tiên, ông bà.
+ Nhân dịp tết cổ truyền bố của Việt đã đi thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang , bố của Việt còn mang xẻng để xắn những vạt cỏ phiá xa để đem về đắp lên mộ ông nội, rồi kính cẩn thắp hương lên mộ ông.
+ Bố muốn nhắc nhở Việt phải nhớ ơn tổ tiên và phát huy và giữ gìn truyền thống của gia đình.
+ Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ vì + Việt muốn thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
+ Qua câu chhuyện cho chúng ta thấy mỗi người cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
2-3 học sinh nêu phần ghi nhớ sách giáo khoa .
- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả .
* Những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên là :
+ Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên, ông bà vào ngày tết thanh minh, ngày giỗ...
+ Cố gắng học tập và nghê lời thầy cô giáo.
+ Giữ gìn các di sản của dòng họ, gia đình.
+ Giữ gìn và phát huy những nề nếp tốt của gia đình, dòng họ.
+ Đi đâu cũng nhớ về tổ tiên.
+ Ước mơ trở thành người có ích cho gia đình ,đất nước.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh làm và trình bày kết quả thảo luận của mình.
Ví dụ: - Học sinh có thể nêu.
Việc đã làm 
Việc sẽ làm
Thăm mộ tổ tiên.
Cố gắng học tập, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
Luôn nhớ về tổ tiên mặc dù ở xa...
Cố gắng học giỏi hơn nữa để đạt kết quả cao hơn.
Phấn đấu trở thành người có ích cho gia đình.
Sẽ phát huy những ruyền thống tốt đẹp của gia đình...
- Học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị tiết sau thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tập đọc: ( Tiết 13 )
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 I/Mục tiêu: 
- Bước đầu đọc diễn cảm bài văn 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3
 II/Phương tiện: Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc
 III/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động 
2/Kiểm tra bài cũ: - Hs kể lại câu chuyện tác phẩm của Si-le và tên phát xít rồi trả lời câu hỏi:
+ Vì sao tên sĩ quan người Đức lại có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ đánh giá như thế nào?
3/Dạy bài mới:
a/Giới thiệu bài:
- Gv treo Tranh minh hoạ chủ điểm : Con người với thiên nhiên.
- Gv giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm: Những người bạn tốt. Qua bài đọc này các em sẽ hiểu được về nhiều loài động vật. Tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn rất tốt của con người.
b/Hướng dẫn học sinh đọc :
- Gv gọi học sinh đọc toàn bài.
- Gv chia đoạn: Bài này chia làm 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp lần 1.
- Gv hướng dẫn học sinh đọc các từ phiên âm nước ngoài và những từ khó như: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu, dong buồm, hành trình.
- Gv gọi học sinh đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ ở phần chú thích.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3.
- Gv đọc mẫu toàn bài:
+ Đoạn 1: đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm.
+ Đoạn 2: Giọng đọc sảng khoái tả sự thán phục cá heo.
c/Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài :
- Gọi học sinh đọc đoạn 1 và trả lời:
+ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
- Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Điều gì lạ kỳ đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
- Học sinh đọc đoạn 3 và 4.
+ Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu đáng quý ở chỗ nào?
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của cá heo và đám thuỷ thủ với nghệ sĩ?
d/Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Gv đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 cần luyện đọc lên bảng lớp.
- Gv đọc mẫu. Lưu ý học sinh nhấn mạnh các từ: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức , đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin. Nghỉ hơi sau từ: nhưng, trở về đất liền.
- Gọi học sinh đọc diễn cảm đoạn văn.
4/Củng cố dặn dò: - Gọi học sinh nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
- Nêu những điều mình biết thêm về cá heo.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài 14.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
1 học sinh đọc to-Cả lớp đọc thầm
+ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông.
1 học sinh đọc to-Cả lớp đọc thầm.
+ Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời thì đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu ông khi ông nhảy xuống biển và đưa ông vào đất liền.
1 học sinh đọc to-Cả lớp đọc thầm.
+ Cá heo biết thưởng thức tiếng hát, biết cứu giúp A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là người bạn tốt của con người. 
+ Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh và tốt bụng biét cứu giúp người khi gặp nạn.
- Học sinh đọc nối tiếp. Lưu ý nhấn giọng và nghỉ hơi ở một số từ. 
- Học sinh luyện đọc diễn cảm. 
- Hai học sinh thi đọc.
2-3 học sinh nêu nội dung của bài
* Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá cá heo với con người. 
- Hs về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
Toán : ( Tiết 31 )
LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ Mục tiêu: 
- Giúp học sinh tiếp tục củng cố về quan hệ giữa 1 và ;;
 và .
- Tìm thành phần cha biết của phép tính với phân số .
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
- Làm bài tập 1, 2, 3
 II/ Phương tiện
Bảng phụ để học sinh làm bài. 
 III/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động 
2/Kiểm tra bài cũ: 
+ Phân số thập phân là những phân số nh thế nào ? 
+ Cho ví dụ về phân số thập phân.
+ Hs nêu : Phân số thập phân là những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 ...
Ví dụ : ; ...
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3/Bài mới :
a/Giới thiệu bài: Bài học hôm nay qua tiết luyện tập chúng ta sẽ ôn về cách tìm thành phần cha biết của phép tính đối với phân số và giải toán liên quan đến số trung bình cộng.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
b/ Luyện tập :
Bài 1 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gv gọi học sinh trình bày miệng theo các câu hỏi gợi ý sau :
+ Muốn biết 1 gấp bao nhiêu lần ta làm nhh thế nào ?
+ Tương tự muốn biết gấp bao nhiêu lần ta làm nh thế nào ?
+ Muốn biết gấp bao nhiêu lần ta làm nh thế nào ?
Bài 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gv gọi học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết.
+ Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết.
+ Nêu cách tìm thừa số chưa biết,
+ Nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
- Học sinh dựa vào cách tìm trên để làm bài tập vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
- Gọi học sinh nhắc lại cách làm.
Bài 3 : - Gọi họ ... ỗ tay và hát. 
- Gv hệ thống lại nội dung bài học
- Dặn về nhà luyện tập.
6-10’
2’
2 - 3’
 1’
2-3’
18-22’
12-14'
6-8’
4-6'
2-3'
2'
1'
1’
*
 x x x x
 x
 x x
 x * x
 x x
 x
*
x
x.
x.
x
x 
x 
x 
x 
 *
 x
 x x
 x * x
 x x
 x
Toán : ( Tiết 35 )
LUYỆN TẬP
 I/Mục tiêu: - Biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số
- Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- Làm bài tập: Bài 1, Bài 2 ( 3 phân số thứ: 2, 3, 4); Bài 3 
 II/ Phương tiện
III/Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động
2/Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu cấu tạo của số thập phân ?
+ Nêu cách đọc và viết số thập phân.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3/ Bài mới : 
a/Giới thiệu bài: Trong tiết Luyện tập hôm nay sẽ giúp các em biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân và cách chuyền số đo dạng đơn giản.
b/ Luyện tập :
Bài 1 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gv hướng dẫn bài mẫu theo hai bước .
+ Lấy tử số chia mẫu số.
+ Thương tìm được là phần nguyên của hốn số. Số dư là tử số của phân số còn mẫu số giữ nguyên.
- Vậy ta có kết quả như sau.
- Học sinh viết thành số thập phân: = 16,2
- Tương tự gv cho học sinh làm các bài còn lại vào bảng con.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm .
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng . 
Bài 2 /: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Gv yêu cầu học sinh chuyển phân số thập phân thành số thập phân và đọc các số thập phân đó.
 - Gv cho học sinh làm vào vở và trình bày kết quả.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Bài 3 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gv giới thiệu mẫu : 2,1m = 21 dm 
- Cho học sinh tự làm bài và chữa bài .
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Bài 4 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gv cho học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
4/Củng cố dặn dò: 
- Gv hệ thống lại nội nội dung bài học.
- Học sinh nhắc lại cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số, cách chuyển hỗn số thành số thập phân.
- Dặn học sinh về nhà làm bài và học bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Học sinh làm và trình bày kết quả các bài còn lạ
a/ 
b/ Sau khi học sinh viết thành hỗn số rồi thì chuyển thành số thập phân.
= 73,4 = 6,05
= 56,08
Bài 2 : - Học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Học sinh làm bài và trình bày kết quả :
- Hs đọc :
4,5 : Bốn phẩy năm.
83,4 : Tám ba phẩy tư.
0,2020 : Không phẩy hai nghìn hai trăm limh hai.
19,54 : Mười chín phẩy năm tư.
2,167 : Hai phẩy một trăm sáu bảy.
Bài 3 : - Học sinh làm bài và trình bày kết quả :
5,27 m = 527 cm 8,3 m = 830 cm
 3,15 m = 315 cm
Bài 4 : - Học sinh làm bài và chữa bài : 
a/ 
b/ 
c/ viết được thành các số thập phân như : 0,6 ; 0,60 ; 0,600 ....
2 Học sinh nhắc lại .
- Hs về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau : Số thập phân bằng nhau.
Khoa học : ( Tiết 14 )
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO.
 I/Mục tiêu: - Sau bài học học sinh biết :
+ Nguyên nhân bệnh viêm não.
+ Cách phòng tránh bệnh viêm não.
+ Có ý thức ngăn chặn trong việc không cho muỗi sinh sản và đốt người.
 II/ Phương tiện
- Tranh minh hoạ sgk .
 III/Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động
2/Kiểm tra bài cũ : 
+ Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết.
+ Để đề phòng bệnh sốt xuất huyết chúng ta phải làm gì ?
+ Em hãy nêu mục bạn cần biết.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3/Bài mới : 
a/Giới thiệu bài: Trẻ em thường mắc rất nhiều bệnh như viêm phổi, viêm não, sởi...trong đó khi trẻ em mắc bệnh viêm não thì rất nguy hiểm . Nó không chỉ có thể gây tử vong mà còn có thể để lại di chứng lâu dài. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh viêm não, tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm và con đường lây truyền, cách phòng chống bệnh viêm não.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
b/ Giảng bài mới :
Hoạt động 1 : Tác nhân gây bệnh viêm não.
- Gv tổ chức cho học sinh đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì ?
* Gv kết luận: Bệnh viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu các gia súc như chim, chuột, khỉ... gây ra. Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh. Bệnh viêm não rất nguy hiểm. 
Hoạt động 2 : Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não :
- Gv cho học sinh hoạt động cá nhân:
- Học sinh quan sát tranh sách giáo khoa trang 30, 31 trả lời câu hỏi :
+ Người trong hình minh hoạ đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì ?
+ Theo em cách tốt nhất để đề phòng bệnh viêm não là gì ?
Hoạt động 3 : Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não.
- Gv cho học sinh tham gia thi tuyên truyền về phòng bệnh viêm não theo nội dung đã học.
- Gv nhận xét và tuyên dương học sinh tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất
4/Củng cố dặn dò: 
- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Học sinh trình bày 
+ Bệnh viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu các gia súc như chim, chuột, khỉ... gây ra.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày cứ mỗi học sinh nói về một hình.
+ Hình 1 : Bạn nhỏ đang ngủ trong màn. Ngủ trong màn để không bị muỗi đốt để phòng các bênh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não...
+ Hình 2 : Bác sĩ đang tiêm cho em bé. Tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não.
+ Hình 3: Một người đang lấy nước từ bể. Bể nước kín, có nắp đậy để, có chỗ thoát nước để muỗi không đẻ trứng.
+ Chuồng gia súc để xa nhà ở để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người.
+ Hình 4: Mọi người đang dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chốt rác thải.
+ Làm như vậy để muỗi không chỗ ẩn nấp và đẻ trứng, đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang đến.
+ Cách đề phòng tốt nhất để tránh được bệnh viêm não là gữ vệ sanh nhà ở và mói trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, ngủ trong màn. Nên tiêm phòng viêm não theo đúng chỉ địng của cán bộ y tế.
- Học sinh tham gia thi tuyên truyền viên.
- Học sinh cả lớp có thể đặt thêm câu hỏi để cho bạn trả lời.
- Học sinh đọc mục bạn cần biết.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Phòng bệnh viêm gan A
Tập làm văn: ( Tiết 14 )
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
 I/Mục tiêu: 
- Biết chuyển một phần dàn ý ( thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả
 II / Phương tiện
- Dàn ý tả cảnh sông nước..
- Một số bài văn ,đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
 III/Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động 
2/Kiểm tra bài cũ: 
- Hs nêu tác dụng của câu mở đoạn trong mỗi đoạn văn và trong bài văn.
- Gọi học sinh đọc câu mở đoạn của bài tập 3 tiết tập làm văn trước.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3/Bài mới :
a/Giới thiệu bài: Trong tiết tập làm văn hôm nay, chúng ta sẽ chuyển một phần dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước thành một đoạn văn hoàn chỉnh thể hiện rõ đối tượng miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
b/ Hướng dẫn học sinh làm luyện tập :
- Gv kiểm tra phần dàn ý của học sinh .
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý làm bài trong sách giáo khoa .
- Gọi học sinh nói phần mình chọn để viết đoạn văn.
- Gv nhắc học sinh : 
+ Phần thân bài có nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. 
+ Các em nên chọn phần tiêu biểu của phàn thân bài để viết thành một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có câu văn nêu ý bao trùm của mỗi đoạn.
+ Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc người viết.
- Học sinh tự viết đoạn văn vào vở.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau trình bày đoạn văn vừa viết xong.
- Cả lớp bình chọn đoạn văn viết hay nhất.
Ví dụ: Quê hương có nhiều cảnh đẹp nhưng em yêu nhất là con sông vì nó đã gắn bó với em bao kỉ niệm của tuổi thơ.
 Vào mỗi buổi sáng đẹp trời, dòng sông mới tấp nập nhộn nhịp làm sao! Nhứng đoàn thuyền đánh cá nối đuôi nhau giăng lưới trắng toát cả mặt sông. Khi ánh nắng mặt trời lên cao, những tia nắng chiếu xuống dòng sông, làm cho mặt nước của dòng sông gợn sóng lấp lánh. Những buổi trưa hè nóng nực thì dòng sông là nguồn nước mát lạnh để cho lũ trẻ chúng em tha hồ mà vùng vẫy, chơi đùa. Ban đêm, khi ông trăng tròn nhô lên khỏi rặng tre soi bóng xuống dòng sông, lúc này dòng sông trở nên lung linh, huyền ảo và thơ mộng biết bao 
 Em rất yêu dòng sông quê em. Mai đây dù đi xa em vẫn luôn nhớ về con sông với những kỉ niệm khó quên.
4/Củng cố dặn dò: - Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Dặn học sinh về nhà quan sát cảnh đẹp của địa phương để tiết sau học.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 7
 I/ Mục tiêu: 
Nhận xét công tác tuần 7 và đề ra công tác tuần 8.
 II/Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1 : Học sinh sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 2 : Các tổ trưởng và các lớp phó, lớp trưởng báo cáo, ý kiến của các HS trong lớp 
Hoạt động 3 : Gv nhận xét công tác tuần 7 
a/ Đạo đức : Đa số học sinh ngoan ngoãn, thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra, có ý thức tự giác trong việc thực hiện các nề nếp, có tinh thần đoàn kết với bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.Thực hiện tốt an ninh học đường và an toàn giao thông.
* Tồn tại : Một số em còn vi phạm nề nếp như nói tục chửi thề, mua quà vặt trước cổng trường, ra về đi chưa nghiêm túc.....
b/ Học tập : Hs có ý thức học tập tốt, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đi học chuyên cần, trong tuần không có trường hợp nào nghỉ. Có ý thức giữ sách vở và đồ dùng học tập. Thực hiện tốt phong trào vở sạch chữ đẹp.
- Tuyên dương học sinh thực hiện tốt : .......................................................................................................... 
* Tồn tại : + Một số học sinh còn ham chơi, lười học:................................................................
+ Một số học sinh viết chữ còn cẩu thả:........................................................................................................
c/ Công tác khác : 
+ Thực hiện tốt nề nếp giữa giờ, thể dục giữa giờ.
+ Có ý thức giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
III/Công tác tuần 8 : 
- Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp.
- Thực hiện tốt an ninh học đường và an toàn giao thông.
- Khắc phục tồn tại tuần 7 để đạt kết quả cao hơn trong tuần 8.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 7 CKTKN.doc