Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 25 - Trường tiểu học Vĩnh Tân

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 25 - Trường tiểu học Vĩnh Tân

Tập đọc

ND:25/2/2013 Bài: TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU:

-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

-Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

 Trả lời câu hỏi 1,2 SGK

-HS yêu thích môn tập đọc, ham đọc sách, báo, truyện.

 HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK)

 -SGK, bảng con, vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 25 - Trường tiểu học Vĩnh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25: TỪ 25/2/2013 ĐẾN 1/3/2013
Thứ ngày
Số tiết
Môn
Tiết PPCT
Tên bài dạy
 ND
Tích hợp
 Thứ 2
25/2/2013
1
2-3
4
5
HĐTT
TĐỌC
TOÁN
AVĂN
1-2
97
Bài:Trường em
Luyện tập
Thứ 3
26/2/2013
1
2
3
4
5
CTẢ
TVIẾT
 TD
TOÁN
AVĂN
1
23-24
98
Bài:Trường em
Tô chữ hoa A, Ă, Â
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
Thứ 4
27/2/2013
1-2
3
4
5
TĐỌC
TOÁN
HÁT
MT
3-4
99
Bài : Tặng cháu 
Luyện tập chung
Thứ 5
28/2/2013
1
2
3
4
5
CTẢ
KC
TOÁN
TNXH
Đ ĐỨC
2
1
100
25
25
Bài : Tặng cháu
Rùa và Thỏ
Kiểm tra GKII 
Con cá
Thực hành kĩ năng GKI
(KNS)
(KNS)
Thứ 6
1/3/2013
1-2
3
4
TĐỌC
TCÔNG
SHL
ATGT
5-6
25
Cái nhãn vở
Cắt dán hình chữ nhật (T 2)
Bài 7 : Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền
THỨ HAI
NS: 22/2/2013 Tập đọc
ND:25/2/2013 Bài: TRƯỜNG EM	
I. MỤC TIÊU: 
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
-Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
 Trả lời câu hỏi 1,2 SGK
-HS yêu thích môn tập đọc, ham đọc sách, báo, truyện...
 HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK)
 -SGK, bảng con, vở bài tập TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
-Hàng ngày các em đến trường học. Trường học đối với em thân thiết như thế nào? Ở trường có ai? Trường học dạy em điều gì?
 Trong chủ điểm Nhà trường em các em sẽ được học bài Trường em để biết điều đó
-Treo tranh (giống SGK), giới thiệu về nội dung tranh
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
 a) GV đọc mẫu bài văn:
Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
 b) HS luyện đọc:
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
-HD HS đọc từ ngữ khó kết hợp phân tích tiếng
-GV giải nghĩa từ khó 
 +cô giáo: là người dạy em học
 +Ngôi nhà thứ hai: hằng ngày 1 buổi các em ở trường để học
 +Thân thiết: rất thân, rất gần gũi
 *Luyện đọc câu:
-GV chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất
-Cho HS đọc trơn câu thứ nhất
-Tiếp tục với các câu 2, 3, 4, 5
-Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu 
*Luyện đọc đoạn, bài:
-Bài chia làm 3 đoạn
-GV nhận xét tính điểm thi đua
*Hoạt động 2: Ôn vần ai - ay
 a. GV nêu yêu cầu 1 trong sgk
 -Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay
 b. GV nêu yêu cầu 2 trong sgk:
 -Tìm tiếng ngoài bài có vần ai-ay
 -GV treo tranh HD HS 
-GV nhận xét tính điểm thi đua
 c.GV nêu yêu cầu 3 trong sgk:
 -Nói câu chứa tiếng có vần có vần ai-ay
-GV treo tranh lên bảng giới thiệu với HS 
-GV gợi ý:
+ ai: Ở trường, em có hai bạn thân. 
 Em luôn chải tóc trước khi đến trường
 Hoa mai vàng rất đẹp 
+ ay: Phải rửa tay trước khi ăn
 Ăn ớt rất cay
 Em thích lái máy bay
-GV nhận xét khen những tổ tìm được nhanh và nhiều câu.
 TIẾT 2
*Hoạt động 3: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
 a. Tìm hiểu bài đọc:
+Trong bài trường học được gọi là gì?
+Trường học là ngôi nhà thứ hai của em .Vì?
-GV đọc diễn cảm lại bài văn 
b. Luyện nói: Hỏi nhau về trường lớp
GV cho HS đọc câu mẫu 
Cho HS thảo luận nhóm đôi 
GV gợi ý:
+ Trường của bạn là trường gì?
+ Bạn thích đi học không?
+ Ở trường, bạn yêu ai nhất?
+ Ở trường, bạn thích cái gì nhất?
+ Ai là bạn thân nhất của bạn ở trong lớp?
+ Hôm nay ở lớp bạn thích học nhất môn gì?
+ Hôm nay bạn học được điều gì hay?
+ Hôm nay có điều gì ở trường làm bạn không vui?
-GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu của các em về trường, lớp; tính điểm thi đua
-GV chốt lải ý kiến
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Khen những học sinh học tốt
-Yêu cầu một số HS đọc chưa thật tốt về nhà luyện đọc tiếp cho thật lưu loát, trôi chảy bài Trường em
-Chuẩn bị bài tập đọc: Tặng cháu
-HS hát 
-Quan sát
-cô giáo, dạy em, rất yêu, rất hay, thứ hai, mái trường, điều hay
- HS đọc cá nhân, cả lớp
-HS chú ý lắng nghe
-HS cả lớp đọc thầm
- 2- 3 HS đọc thành tiếng
-Đồng thanh cả lớp
-HS đọc tiếp nối từng câu
-HS thi đua đọc đoạn, mỗi em 1 đoạn tiếp nhau đọcđọc theo đơn vị bàn, nhóm, tổ.
-1,2 HS đọc cả bài
-HS đồng thanh toàn bài 1 lần
-HS tìm nhang tiếng trong bài: hai, mái, hay
-HS quan sát tranh đọc từ ngữ 
con nai máy bay
-HS phân tích tiếng có vần ai-ay
-HS thi đua tìm nhanh tiếng có vần ai-ay
ai: cái rìu, mai sau, hải cảng, lỗ tai...
ay : bàn tay, thứ bảy, hát hay
-HS quan sát tranh đọc câu mẫu
-HS thi đua nói câu 
- 1 HS đọc câu hỏi 1
-2 HS đọc câu văn thứ nhất sau đó trả lời câu hỏi
+Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
-3 HS đọc tiếp nối nhau đọc các câu văn 2, 3, 4. 
+Vì : Ở trường có cô giáo hiền như mẹ...
+Trường học dạy em thành người tốt.
+Trường học dạy em những điều hay
-2,3 HS thi đua đọc diễn cảm
-HS đóng vai hỏi dáp theo mẫu
*HS khá giỏi hỏi đáp được các câu hỏi
Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 -Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục 
 -Biết giải toán có phép cộng.
 Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
 -HS yêu thích môn học toán. Có tính cẩn thận khi làm toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các bó, mỗi bó có một chục que tính (hay các thẻ một chục que tính trong bộ đồ dùng học Toán lớp 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
-Cho HS lên bảng làm bài tập
-HS dưới nhận xét, GV NX
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu ngắn gọn tên bài
b.HD HS làm bài tập trong sgk
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
 70 – 50 60 – 30 90 – 50
 80 – 40 40 – 10 90 – 40 
-GV nhận xét
-Nhắc HS phải viết các số sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị
Bài 2: Số
 -20 
 90 -20 
 +10
 -30 
-GV nhận xét
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s
HS tự nêu yêu cầu của bài toán
 a) 60cm – 10cm = 50
 b) 60cm – 10cm = 50cm
 c) 60cm – 10cm = 40cm
Khi HS chữa bài: yêu cầu HS giải thích vì sao điền S
sai vì trong kết quả thiếu “cm”
(c) sai vì tính sai
Bài 4: 
-Cho HS nêu đề toán, tự tóm tắt bài toán và chữa bài
-Trước khi giải toán cho HS đổi:
1 chục cái bát = 10 cái bát
(Không bắt buộc phải nêu phần tóm tắt)
*Nếu còn thời gian cho HS làm thêm bài tập 5
Bài 5: +, - ?
 50  10 = 40 30  20 = 50 40  20 = 20 
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài : Điểm ở trong, điểm ở ngồi một hình
-HS hát. 
-HS nêu yêu cầu
-HS làm bảng con
-HS làm bài trong sgk
-HS sửa bài 
-HS tự nêu yêu cầu của bài toán
Đúng ghi Đ sai ghi S
Làm và chữa bài
 Bài giải
 Số cái bát nhà Lan có tất cả là:
 20 + 10 = 30 (cái bát)
 Đáp số:30 cái bát
-HS làm chữa bài 
THỨ BA
NS: 23/2/2013
ND:26/2/2013	Chính Tả
Bài: TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU:
 -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “Trường học là ..anh em” 26 chữ trong khoảng 15 phút
 -Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống
 Làm được bài tập 2,3 (SGK)
 -HS yêu thích nôm chính tả, rèn luyện để viết đúng chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài chính tả
 -Vở viết chính tả, bảng con, vở bài tập TV,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới:
 *Hạt động 1: Giới thiệu bài Chúng ta đã đọc bài Trường em. Hôm nay các em sẽ viết 1 đoạn của bài này nhé
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép:
-GV viết bảng đoạn văn cần chép
-GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng khó các em dễ sai dễ lẫn
-GV nhận xét sửa sai cho HS
HD viết vào vở
-GV chữa những lỗi phổ biến trên bảng
-GV thu tập chấm điểm
-NX sửa sai
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Điền vần: ai hoặc ay
-GV nói: Mỗi từ có một chỗ trống phải điền vần ai hoặc vần ay vào từ mới hoàn chỉnh
-GV tổ chức cho thi làm bài tập đúng, nhanh
-GV chốt lại trên bảng
Giải: gà mái, máy ảnh
b) Điền chữ: c hoặc k
-Tiến hành tương tự như trên
Giải: cá vàng, thước kẻ, lá cọ
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp. 
-Về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
-Chuẩn bị bài: Tặng cháu
-HS hát
-2,3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn
-HS tự nhẩm đánh vần viết vào bảng con.
-HS chép bài vào vở
Chép xong tự sửa lỗi ghi số lỗi ra lề vở
-HS đổi tập chữa lỗi cho nhau
-HS đọc yêu cầu ở trong vở bài tập điền vần vào chỗ trống.
-1 HS lên bảng làm mẫu
-2,3 HS đọc kết quả làm bài 
-Cả lớp sửa vào vở bài tập theo kết quả đúng 
-HS làm bài, chữa bài
Tập Viết
Bài: TÔ CHỮ HOA : A, Ă, Â, B
I. MỤC TIÊU:
 -Tô được các chữ hoa: A, Ă, Â, B.
 -Viết đúng các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
 HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
 -HS yêu thích môn Tập viết, rèn luyện chữ viết đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ, chữ mẫu.
 -Bảng con, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Bài cũ:
-GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
3. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Hôm nay ta học bài: A, Ă, Â, ai, ay, mái trường, điều hay. GV viết lên bảng
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
-GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
 +Chữ hoa A gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
+ Chữ hoa Ă, Â có cấu tạo và cách viết như chữ hoa A, chỉ thêm dấu trên đầu mỗi chữ 
 *Hoạt động 3: Viết từ ngữ ứng dụng
+ mái trường:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “mái trường”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “mái trường” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng mái điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng trường, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ điều hay:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “điều hay”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “điều hay” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng điều điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc b ... c em biết những bộ phận nào của con cá?
 +Bộ phận nào của con cá đang chuyển động? 
 +Tại sao con cá lại đang mở miệng?
 +Tại sao nắp mang của con cá luôn luôn mở ra rồi khép lại?
 Bước 3:
-Đại diện nhóm trình bày
 Lưu ý: Mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung
Kết luận
 -Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây
-Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng các vây để giữ thăng bằng.
-Cá thở bằng mang (cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang cá, ôxi tan trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ôxi để thở).
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK
 Mục tiêu: 
-HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dưạ trên các hình ảnh trong SGK.
-Biết một số cách bắt cá.
-Biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ.
 Cách tiến hành:
 Bước 1:
-GV hướng dẫn HS tìm bài 25 SGK.
-GV giúp HS và kiểm tra hoạt động của HS
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi va øtrả lời các câu hỏi trong SGK. GV có thể sử dụng những câu hỏi phụ sau để gợi ýtrong khi đi đến với HS:
+Người ta dùng cái gì khi đi câu cá?
+Nói về một số cách bắt cá khác.
 Bước 2:
-GV yêu cầu cả lớp tập trung thảo luận các câu hỏi sau:
+Nói về một số cách bắt cá ?
+Kể tên các loại cá mà em biết ?
+Em thích ăn loại cá nào?
+Tại sao chúng ta ăn cá?
Kết luận:
-Có nhiều cách bắt cá: bắt cá bằng lưới trên các tàu, thuyền; kéo vó (như ảnh chụp trang 53 SGK), dùng cần câu để câu cá,
-Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển chóng lớn 
3. Thực hành
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
 Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu biểu tượng về con cá.
 Cách tiến hành:
+GV phát phiếu bài tập cho HS hoặc +GV hướng dẫn: đọc yêu cầu trong phiếu bài tập (hoặc trong bài 25 Vở bài tập) và tìm xem cần phải làm gì.
+GV theo dõi và hướng dẫn.
-HS trình bày lên xem con cá tổ nào vẽ đẹp nhất, khen
4. Vận dụng
-Nêu lợi ích của việc ăn cá ?
-Về ghi lại các bộ phận của con cá 
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 27 “Con mèo”
-HS trả lời câu hỏi
-HS trả lời câu hỏi
-HS nói tên cá và nơi sống của cá
-HS quan sát con cá thật và trả lời câu hỏi
-HS làm việc theo nhóm
-Học sinh nhìn vào con cá và mô tả được những gì các em thấy. 
-Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi
-Các nhóm khác bổ sung
-HS theo cặp quan sát tranh đọc và trả lời câu hỏi trong sgk
-Xem ảnh chụp người đàn ông đang bắt cá trang 53 SGK và nói với bạn người đó đang sử dụng cái gì để bắt cá?
-HS thảo luận nhóm
-HS trả lời câu hỏi
-HS lấy Vở bài tập của các em. Vẽ con cá
-Vài HS nói về con cá của mình
Đạo Đức
Bài: THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HKII
THỨ SÁU
NS: 26/2/2013 Tập đọc
ND:1/3/2013 Bài: CÁI NHÃN VỞ	
I. MỤC TIÊU: 
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen...
-Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
 Trả lời câu hỏi 1,2 SGK
 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.
 HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK)
 -SGK, bảng con, vở bài tập TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu ghi tên bài 
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
 a) GV đọc mẫu bài văn:
Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
 b) HS luyện đọc:
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
-Luyện đọc tiếng từ ngữ khó kết hợp phân tích tiếng
-GV giải nghĩa từ khó 
 +Nhãn vở: dùng để ghi tên trường lớp, họ và tên
 +Nắn nót: Viết cẩn thận từng nét.
 +Ngay ngắn: thẳng hàng, ngay ngắn
 *Luyện đọc câu:
-GV chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất
-Cho HS đọc trơn câu thứ nhất
-Tiếp tục với các câu 2, 3, 4, 5
-Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu 
*Luyện đọc đoạn, bài:
-Bài chia làm 3 đoạn
-GV nhận xét tính điểm thi đua
*Hoạt động 2: Ôn vần ai - ay
 a. GV nêu yêu cầu 1 trong sgk
 -Tìm tiếng trong bài có vần ang
 b. GV nêu yêu cầu 2 trong sgk:
 -Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac
 -GV treo tranh HD HS 
-GV nhận xét tính điểm thi đua
 TIẾT 2
 *Hoạt động 3: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
 a. Tìm hiểu bài đọc:
+Bạn Giang viết gì trên nhãn vở?
+Bố khen bạn ấy như thế nào?
-GV nói thêmvề tác dụng của nhãn vở:nhãn vở dùng để ghi tên trường, lớp, họ và tên để khi nhì vào quyển vở ta ta biết ngay đó là vở của ai.
-GV đọc lại bài 
b. HD HS tự làm nhãn vở và trang trí nhãn vở
4. Củng cố- dặn dò:
-HS đọc lại bài trong sgk. Trả lời câu hỏi
-Về đọc lại bài tập đọc xem trước bài “Bàn tay mẹ”
-HS hát 
-HS phân tích tiếng khó 
Quyển vở, nhãn vở, trang trí, ngay ngắn, khen
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-HS chú ý lắng nghe
-HS cả lớp đọc thầm
-2- 3 HS đọc thành tiếng
-Đồng thanh cả lớp
-HS đọc tiếp nối từng câu
-HS thi đua đọc đoạn, mỗi em 1 đoạn tiếp nhau đọc đọc theo đơn vị bàn, nhóm, tổ.
-1,2 HS đọc cả bài
-HS đồng thanh toàn bài 1 lần
-HS tìm nhanh tiếng trong bài:Giang
-HS quan sát tranh đọc từ ngữ 
 cái bảng con hạc bản nhạc
-HS phân tích tiếng có vần ang, ac
-HS thi đua tìm nhanh tiếng có vần ang, ac
ang: cây bàng, cái thang, hải cảng, dang tay, đang, mang...
ac : bác cháu, bạc, các bạn, rác, mạc, thác.
-HS khá giỏi tìm được nhiều tiếng.
- 1 HS đọc 3 câu đầu cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+Viết tên trường tên lớp, học và tên của em vào nhãn vở.
-2 HS đọc đoạn cuối
+Khen bạn ấy đã tự viết nhãn vở
-3,4 em thi đua đọc cả bài
-Mỗi HS phải làm cho mình 1 nhãn vở và tranh trí 
-HS khá giỏi biết tự viết được nhãn vở
Thủ Công
Bài: CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 -Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
 -Kẻ ,cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. 
 -HS có ý thức sử dụng và giữ gìn đúng các đồ dùng học thủ công
 Với HS khéo tay
 .Kẻ và cắt dán, được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.
 .Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhậtcó kích thước khác.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
-Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô
-Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
 2. Học sinh:
 -Giấy màu có kẻ ô Bút chì, thước kẻ, kéo
-1 tờ giấy vở HS có kẻ ô,vở thủ công
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới: 
Nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật:
-Cho HS nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật (theo hai cách)
* Cách 1: Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D
+Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B, C
+Nối lần lượt các điểm A à B; Bà C; CàD; Dà A, ta được hình chữ nhật ABCD
* Cách 2: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB, AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. Hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD
Học sinh thực hành:
-GV nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng
4. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS
-Chuẩn bị: giấy màu, bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô. 
- Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình vuông”
-HS hát 
-HS thực hành kẻ, cắt, dán theo trình tự sau:
+Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách
+Cắt rời hình
+Dán sản phẩm vào vở thủ công
ATGT
Bài 7: KHÔNG ĐÙA NGHỊCH KHI NGỒI TRÊN THUYỀN
I. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm nếu đùa nghịch khi ngồi trên thuyền..
 -Biết vận dụng bài học vào thực tế.
 -Hình thành cho Hs luôn có ý thức khi ngồi trên thuyền không đùa nghịch và luôn mặc áo phao.
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh trong SGK phóng to.Tranh các bạn đang ngồi trên thuyền để đi học.
 -Sách truyện tranh “Rùa và Thỏ cùng em học ATGT”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm bài cũ:
+Nếu đi đường gặp trời em phải làm gì? Vì sao?
-GV NX
2. Dạy học bài mới:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Bước 1: GV cho HS quan tranh đặt câu hỏi tình huống
+Em có thích ngồi trên thuyền để đi chơi không?
+Chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đùa nghịch không mặc áo phao?
+Khi ngồi trên thuyền em phải làm gì để đảm bảo an toàn?
 Bước 2:
 Bước 3: GV đưa ra kết luận giới thiệu vào bài
-GV ghi tên bài
*Hoạt động 2: qua sát tranh trả lời câu hỏi
 Bước 1: 
-GV chia lớp làm 3 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
-GV NX
 Bước 2: GV nêu câu hỏi
 +Khi về thăm bà ngoại mẹ và hai anh em An đi bằng phương tiện gì?
+Mẹ đã làm gì cho 2 anh em trước khi xuống thuyền?
+Khi ngồi trên thuyền 2 anh em An đã làm gì?
+Việc làm của hai em có nguy hiểm không? Tại sao?
 Bước 3: 
-Yêu cầu một số HS trả lời
-GV chỉnh sửa, uốn nắn thêm.
 Bước 4: GV kết luận
-Khi đi lại bằng thuyền tất cả mọi người phải mặc áo phao.
-Khi ngồi trên thuyền các em phải ngồi ngsy ngắn không được đùa nghịch.
*Hoạt động 3: Tổ chức trò chơiđi thuyền an toàn
 Bước 1: GV tổ chức trò chơi
 Bước 2:GV nhận xét HD cách mặc áo phao, khen những đội mặc áo phao nhanh, đúng
 Bước 3: HD đọc thuộc lòng ghi nhớ
3. Củng cố - Dặn dò:
Hỏi học bài gì?
-Vài HS đọc lại ghi nhớ
-Về học lại cho thuộc ghi nhớ và thự hiện tốt khi ngồi trên thuyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
-HS trả lời
-HS suy nghĩ trả lời
 +N1,2: QS tranh và kể nội dung của mỗi tranh 
 +N1: tranh1, N2: tranh 2, N3 tranh 3
-HS thảo luận, kể nội dung tranh 
-Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận NX bổ sung
-HS suy nghĩ trả lời
- HS trả lời các câu hỏi
-Các HS khác bổ sung
-HS thực hành chơi trò chơi
-HS đọc thuộc lòng câu ghi nhớ 
SINH HOẠT LỚP
-Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp tuần qua.
-GV nhắc nhở một số nề nếp 
 +Vệ sinh:
 Không xả rác bừa bãi, bỏ rác vào sọt rác.
 Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 Không leo trèo lên bàn ghế.
 Không nói tục chửi thề.
 Không đánh lộn
 +Học tập :
 Vào lớp thuộc bài, về nhà viết bài làm bài đầy đủ.
 Giữ trật tự khi chào cờ đầu tuần.
 Đi học đúng giờ 
 Nhắc nhỡ HS một số luật về an toàn giao thông.
Soạn xong tuần 25
GVCN
 Trương Thị Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 25.doc