HỌC VẦN
BÀI 86 : ÔP -ƠP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS đọc và viết được:ôp ,ơp ,hộp sữa , lớp học ,
- Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng.Đám mây xốp trắng. rừng xa.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề :Các bạn lớp em
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh sách giáo khoa.
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1
Tuần 21 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013 Học vần Bài 86 : ôp -ơp I. Mục đích yêu cầu: - HS đọc và viết được:ôp ,ơp ,hộp sữa , lớp học , - Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng.Đám mây xốp trắng. rừng xa. - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề :Các bạn lớp em II.Đồ dùng dạy học - Tranh sách giáo khoa. - Bộ đồ dùng Tiếng Việt III.Các hoạt động dạy học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết các từ: ngăn nắp ,tập múa - Nhận xét, cho điểm B. Bài mới 1.Giới thiệu bài - Giới thiệu bài, ghi bảng: ôp - ơp 2. Dạy vần: ôp a. Nhận diện vần: + Phân tích vần ôp ? + So sánh ôp với op ? b. Đánh vần: - Hướng dẫn HS đánh vần: ô - pờ- ôp - Sửa phát âm + Muốn có tiếng “hộp” phải thêm âm và dấu gì? + Phân tích tiếng “hộp” ? - Hướng dẫn HS đánh vần: hờ - ôp - hôp - nặng - hộp - Nhận xét, sửa phát âm * Hướng dẫn HS quan sát tranh: + Tranh vẽ gì? - Ghi bảng : hộp sữa - Sửa nhịp đọc cho HS * ơp (qui trình tươngtự) c. Đọc từ ngữ ứng dụng - GV cho HS tự tìm từ mới. tốp ca hợp tác bánh xốp lợp nhà - Giải thích, đọc mẫu: d. Viết bảng con - Viết mẫu lần lượt các từ.lên bảng vừa nêu qui trình viết. *Lưu ý :điểm đặt bút, dừng bút, độ cao độ rộng của các chữ. - Nhận xét, chữa lỗi. - 2HS viết bảng các từ : ngăn nắp ,tập múa - 2 HS đọc câu ứng dụng. . - HS đọc ôp - ơp - Vần ôp được ghép bởi âm ôvà âm p + Vần ôp có âm ô đứng trước âm p đứng sau. + Giống nhau: kết thúc bằng p + Khác nhau :ôp bắt đầu bằng ô - Cả lớp ghép vần : ôp - Đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp - Thêm âm h vào trước vần ôp dấu nặng ở dưới âm ô - Cả lớp ghép tiếng hộp” - Tiếng “hộp” có âm h đứng trước, vần ôp đứng sau và thêm dấu nặng ở dưới âm ô - Đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp - Quan sát tranh rút ra từ khoá: hộp sữa - Đọc trơn: hộp sữa - Đọc:cá nhân, nhóm, lớp - HS nghe. - Viết bảng con.:ôp,ơp, hộp sữa ,lớp học Tiết2 3.Luyện tập a. Luyện đọc bảng lớp - Gọi đọc bài tiết 1 - Sửa phát âm cho HS b. Luyện đọc SGK - Gọi HS đọc bài * Đọc câu ứng dụng: - Giới thiệu tranh sách giáo khoa - Nhận xét, giới thiệu câu ứng dụng: - Đọc mẫu câu ứng dụng: - Sửa phát âm và nhịp đọc c. Luyện nói - Tranh vẽ những gì ? - Tên của bạn là gì? - Bạn học giỏi về môn gì hoặc có năng khiếu về môn gì? d .Luyện viết - Hướng dẫn viết vào vở Tập viết - Nêu lại cách viết. - Quan sát, uốn nắn 4. Củng cố- dặn dò - Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học. - HS đọc toàn bài 1 lần - Về học bài. Chuẩn bị bài sau - Lần lượt phát âm:ôp,hộp ,hộp sữa ,ơp, lớp, lớp học - 3 HS đọc bài tiết 1 ( SGK) - Cả lớp quan sát, nhận xét - Đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học; xốp ,đớp - Đánh vần, đọc trơn: nhóm, lớp - Đọc trơn: cá nhân, lớp - Nêu chủ đề luyện nói:Các bạn lớp em - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân - Viết vào vở Tập viết 1 - tập 2 - Thi đua tìm tiếng, từ chứa vần vừa học. - HS đọc lại toàn bài 1 lần - HS nghe. =========================== Toán Tiết 79: Phép trừ dạng 17 - 7 A. Mục tiêu:- Biết làm các phép trừ , biết trừ nhẩm dạng 17- 7 ; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt. - Bài tập cần làm: 1 ( cột 1,3,4), 2 ( cột 1,3), 3. B. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng gài, que tính. - Học sinh: Que tính, giấy nháp. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng đặt tính và tính. 17 - 3; 19 - 5; 14 - 2. - Gọi học sinh dưới lớp tính nhẩm. 12 + 2 - 3 = 17 - 2 - 4 = - Nhận xét và cho điểm. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2 .Hướng dẫn thực hành. a: Thực hành trên que tính. - Yêu cầu học sinh dùng 17 que tính (gồm 1 bó trục que tính và 7 que tính rời). - Giáo viên đồng thời gài lên bảng sau đó yêu cầu học sinh cất 7 que tính rời (giáo viên cũng cất 7 que tính rời ở bảng gài). - Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - GV giới thiệu phép trừ 17 - 7. b: Đặt tính và làm tính trừ. - Tương tự như phép trừ dạng 17 - 3 các em có thể đặt tính và làm tính trừ. - Yêu cầu học sinh nêu miệng cách đặt tính và kết quả. 3. Luyện tập: Bài 1 ( cột 1, 3, 4) - HS nêu yêu cầu? - Cho học sinh làm vào vở - Nhận xét chữa bài Bài 2 ( cột 1,3): - Học sinh nêu yêu cầu? - Cho HS làm bài. - Gọi học sinh nêu miệng kết quả. - Nhận xét cho điểm Bài 3: - Bài yêu cầu gì? - Cho học sinh đọc phần tóm tắt. - Hỏi học sinh kết hợp ghi bảng. - Đề bài cho biết gì? - Đề bài hỏi gì? - Muốn biết có bao nhiêu cái kẹo ta làm phép tính gì? - Ai nêu được phép trừ đó? - Ai nhẩm nhanh đuợc kết quả? - Vậy còn bao nhiêu cái kẹo? + Hướng dẫn viết vào ô: Các con hãy viết cả phép trừ đó vào các ô(có cả dấu = ). - Nhận xét chỉnh sửa. 5. Củng cố dặn dò: - Giúp HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ dạng 17 - 7. - Nhận xét giờ học. Ôn bài vừa học. - 3 học sinh lên bảng. - - - 17 119 14 3 5 2 14 14 12 - Học sinh tính và nêu kết quả. - Học sinh thực hiên theo yêu cầu. - Còn lại một chục que tính. - Học sinh đặt tính và thực hiện phép tính ra bảng con. - Học sinh nhận xét. - HS nêu: Tính - Học sinh làm vào vở - 2 học sinh lên bảng làm - HS nêu:Tính.nhẩm - Học sinh làm bài. - 3đến 4 học sinh đọc, chữa bài. - HS nêu:Viết phép tính thích hợp. - 1đến 2 học sinh đọc. - Có 15 cái kẹo, ăn mất 5 cái. - Hỏi còn mấy cái. - Phép trừ. - 15 - 5. - 15 - 5 = 10 - Còn 10 cái kẹo. - Viết phép tính.15 -5 = 10 - 1 HS nêu, 1 học sinh khác nhận xét. - Học sinh nghe và ghi nhớ. ============================ Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013 Học vần Bài 87 : ep - êp I. Mục đích yêu cầu: - HS đọc và viết được:ep ,êp ,cá chép , đèn xếp . - Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng:Việt Nam đất nước sớm chiều. - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề :Xếp hàng vào lớp II.Đồ dùng dạy học - Tranh sách giáo khoa. - Bộ đồ dùng Tiếng Việt III.Các hoạt động dạy học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh AKiểm tra bài cũ: - Cho HS viết các từ: bánh xốp , hợp tác - Nhận xét, cho điểm B. Bài mới 1.Giới thiệu bài - Giới thiệu bài, ghi bảng: ep - êp 2. Dạy vần: ep a. Nhận diện vần: + Phân tích vần ep? + So sánh ep với ôp ? b. Đánh vần: - Hướng dẫn HS đánh vần: e – pờ- ep - Sửa phát âm + Muốn có tiếng “chép” phải thêm âm và dấu gì? + Phân tích tiếng “chép” ? - Hướng dẫn HS đánh vần: chờ – ep –chep –sắc- chép - Nhận xét, sửa phát âm * Hướng dẫn HS quan sát tranh: + Tranh vẽ gì? - Ghi bảng : cá chép - Sửa nhịp đọc cho HS * êp (quy trình tươngtự) c. Đọc từ ngữ ứng dụng - GV cho HS tự tìm từ mới lễ phép gạo nếp xinh đẹp bếp lửa - Giải thích, đọc mẫu: d. Viết bảng con - Viết mẫu lần lượt các từ.lên bảng vừa nêu quy trình viết. *Lưu ý : điểm đặt bút, dừng bút, độ cao độ rộng của các chữ. - Nhận xét, chữa lỗi sai cho HS - 2HS viết bảng từ : bánh xốp ,hợp tác - 2 HS đọc câu ứng dụng. - HS khác nhận xét . - HS đọc: ep - êp - Đọc : ep - Vần ep được ghép bởi âm e và âm p + Vần ep có âm e đứng trước âm p đứng sau. + Giống nhau: kết thúc bằng p + Khác nhau :ep bắt đầu bằng e - Cả lớp ghép vần : ep - Đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp - Thêm âm ch vào trước vần ep dấu sắc ở trên âm e - Cả lớp ghép tiếng “chép” - Tiếng “chép” có âm ch đứng trước, vần ep đứng sau và thêm dấu sắc ở trên âm e - Đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp - Quan sát tranh rút ra từ khoá:cá chép - Đọc trơn: cá chép - HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới. - Đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học : phép , đẹp , nếp ,bếp - Đọc: nhóm, lớp - Viết bảng con:ep,êp, cá chép, đèn xếp. Tiết2 3.Luyện tập a. Luyện đọc bảng lớp - Gọi HS đọc bài tiết 1 - Sửa phát âm cho HS b. Luyện đọc SGK - Gọi đọc bài tiết 1 * Đọc câu ứng dụng: - Giới thiệu tranh sách giáo khoa - Nhận xét, giới thiệu câu ứng dụng: Việt Nam đất nước sớm chiều. - Đọc mẫu câu ứng dụng - Sửa phát âm và nhịp đọc trơn cho HS c. Luyện nói - Tranh vẽ những gì ? - Các bạn trong bức tranh xếp hàng vào lớp như thế nào? -Hãy giới thiệu tên bạn hoặc tổ nào trong lớp được cô giáo khen vì đã giữ trật tự khi xếp hàng vào lớp? d .Luyện viết - Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết - Nêu lại cách viết. Quan sát, uốn nắn 4. Củng cố- dặn dò - Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học. - Cho cả lớp đọc lại cả bài - Về học bài.Chuẩn bị bài 88. - Lần lượt phát âm:ep ,chép, cá chép ,êp xếp ,đèn xếp - 3 HS đọc bài tiết 1 (SGK) - Cả lớp quan sát, nhận xét - Đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: đẹp - Đánh vần, đọc trơn: cá nhân nhóm, lớp - Nêu chủ đề luyện nói:Xếp hàng vào lớp - Quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân - Viết vào vở Tập viết 1 - tập 2 - Thi đua tìm tiếng, từ chứa vần vừa học. - HS đọc lại toàn bài 1 lần. - HS nghe. Toán Tiết 80 :Luyện tập I. Mục tiêu: - Thực hiện phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20, và phép trừ nhẩm trong phạm vi 20; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt. - Bài tập cần làm: 1 (cột 1,3,4), 2 ( cột 1,2,4), 3 ( cột 1,2), 5. B. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ, đồ dùng phục vụ trò chơi. - HS: Sách HS. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS làm bảng con - Nhận xét cho điểm 13-3= 16-6 = 12-2 = II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập Bài 1 (cột 1,3,4) - GV cho HS tự làm bài. - Gọi HS chữa bài trên bảng. - Nhận xét kết quả - HS làm bài. - 3 HS chữa bài tập. Bài 2 ( cột 1,2,4):. - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài tập và lần lượt nêu miệng kết quả. - HS nêu: Tính nhẩm - Làm bài sau đó nêu miệng kết quả và tính nhẩm - Nhận xét kết quả. Bài 3 ( cột 1,2): Bài yêu cầu gì? - HS nêu: Tính. - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thực hiện - Thực hiện từ trái sang phải. VD: Nhẩm: 11 cộng 3 bằng 14, 14 trừ 4 bằng 10. Ghi: 11 + 3 - 4 = 10. - Viết phép tính nhanh lên bảng. - Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng. - Gọi HS nhận xét. - HS dưới lớp nhận xét. - Kiểm tra kết quả, HS dưới lớp trên bảng, nhận xét. Bài 5: - Bài yêu cầu gì? - Viết phép tính thí ... điểm 4. Củng cố dặn dò. - Yêu cầu HS tìm số liền trước số 14,19...? - HS trả lời - Nhận xét tiết học. Giao bài tập về nhà - HS nghe. ========================================== Môn : Mĩ Thuật BàI : Vẽ MàU VàO HìNH Vẽ PHONG CảNH I.Mục tiêu : -Củng cố về cách vẽ màu. -Vẽ màu vào hình phong cảnh miền núi theo ý thích. -Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh vẽ phong cảnh. -Một số bài vẽ phong cảnh của học sinh lớp trước. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra đồ dùng học tập của các em. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Giới thiệu tranh ảnh: (H2, H2 bài 21 vở tập vẽ 1). Giới thiệu cho học sinh xem một số tranh, ảnh phong cảnh đã chuẩn bị trước và gợi ý để học sinh nhận biết: Đây là cảnh gì? Phong cảnh có những hình ảnh nào? Màu sắc chính trong phong cảnh là màu gì? Giáo viên tóm ý: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phường, cảnh đồng quê đồi núi... Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu vào phong cảnh: Giáo viên giới thiệu hình vẽ phong cảnh miền núi ở H3 trong vở tập vẽ để học sinh nhận ra các hình như: Dãy núi. Ngôi nhà sàn. Cây. Hai người đang đi. Gợi ý học sinh vẽ màu H3. Vẽ màu theo ý thích. Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình: núi, nhà, tường nhà, cửa, lá cây, thân cây, quần, váy, áo. Không nhất thiết phải vẽ màu đều, nên có chỗ đậm chỗ nhạt. Học sinh thực hành: Giáo viên cho học sinh chọn màu để vẽ vào hình có sẵn H3 bài 21. Giáo viên theo dõi giúp học sinh vẽ màu thích hợp. Vẽ màu toàn bộ bức tranh. 3.Nhận xét đánh giá: Thu bài chấm. Gợi ý học sinh nhận xét đánh gía bài vẽ về: Màu sắc phong phú. Cách vẽ màu thay đổi, có đậm, có nhạt. GV hệ thống lại nội dung bài học. Nhận xét -Tuyên dương. 4.Dặn dò: Quan sát các con vật nuôi trong nhà về hình dáng các bộ phận và màu sắc để tiết sau học tốt hơn. Vở tập vẽ, tẩy, chì Học sinh nhắc tựa. Học sinh QS tranh ảnh vẽ phong cảnh để định hướng cho bài vẽ màu của mình. Học sinh trả lời các câu hỏi trên. Cảnh nhà rông ở miền núi, phong cảnh, Nhà, cây, con vật, . Xanh, vàng, Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe. Học sinh nhắc lại các màu có trong bài cần dùng để vẽ. Học sinh thực hành bài vẽ màu của mình trong cảnh thiên nhiên ở H3. Học sinh nhận xét bài vẽ của các bạn theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên. ========================================== Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 201.3 Tập viết Tiết 19 : bập bênh ,lợp nhà , tốp ca, xinh đẹp , bếp lửa, A- Mục tiêu: - Viết đúng các chữ:: bập bênh ,lợp nhà ,xinh đẹp Viết đúng các kiểu chữ viết thường ,cỡ vừa theo vở tập viết 1 tập II. B- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sãn các từ : bập bênh ,lợp nhà ,xinh đẹp - Vở tập viết II.: C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng viết. - Nhận xét và cho điểm. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài . 2. Quan sát mẫu và nhận xét - Treo bảng phụ lên bảng. - Cho HS đọc chữ trong bảng phụ. - Cho HS phân tích chữ và nhận xét về độ cao khoảng cách các con chữ. - Theo dõi, nhận xét thêm. 3. Hướng dẫn và viết mẫu. - Viết mẫu, nêu quy trình viết. - Theo dõi, chỉnh sửa. 4. Hướng dẫn tập viết vào vở. - Nhắc lại tư thế ngồi viết. .- Quan sát và giúp đỡ HS yếu. - Nhắc nhở và chỉnh sửa cho những HS ngồi viết và cầm bút chưa đúng quy định . + Chấm 1 số bài. - Nêu và chữa lỗi sai phổ biến. 5. Củng cố - dặn dò: + Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. -Nhận xét chung giờ học. Luyện viết vở ô li. - 3 HS lên bảng viết. - Mỗi em viết 1 từ: con ốc ,đôi guốc , cá diếc - Cả lớp quan sát. - Nhận xét và phân tích từng chữ. - Tiếng bập có âm b đứng trủớc vần âp đứng sau và dấu nặng ở dưới âm â - Tiếng bênh có âm b đứng trước vần ênh đứng sau + Tiếng lợp có âm l đứng trước vần ơp đứng sau đấu nặng dưới âm ơ - HS theo dõi. - Tô chữ trên không, sau đó tập viết vào bảng con. - 1 HS nêu. - Tập viết từng dòng theo mẫu chữ trong vở tập viết 1/2. - HS nghe và ghi nhớ - Các tổ cử dại diện lên chơi. - HS nghe. ================================== Tập viết Tiết 20 :viên gạch , kênh rạch , sạch sẽ, vở kịch, vui thích , A.Mục đích yêu cầu : -Viết đúng các chữ có vần khó hay viết sai đã học từ tuần 1 đến tuần 19 -Viết đúng các từ ngữ :viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ -Viết đúng các kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở tập viết1 tập hai. - Biết trình bày sạch sẽ, cầm bút, ngồi viết đúng quy định. B- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn các từ: -Vở tập viết II C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS viết: tuốt lúa ,hạt thóc ,màu sắc - Nhận xét cho điểm. II. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài: (trực tiếp) 2. Hướng dẫn viết. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc. - Hãy phân tích những tiếng có vần khó hay viết sai đã học từ tuần 1 đến tuần 19: viên gạch, sạch sẽ ,kênh rạch ,vui thích. - Giúp HS nhắc lại cách nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các chữ - Viết mẫu và nêu lại quy trình viết. 3. Hướng dẫn HS tập viết vào vở. - Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Theo dõi nhắc nhở các em ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai. - Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi. - Thu một số vở để chấm, chữa lỗi sai phổ biến. - Khen những HS viết đẹp, tiến bộ. 4. Củng cố dặn dò. - Trò chơi thi viết chữ đúng, đẹp. - Nhận xét chung giờ học. - 3 HS lên bảng viết . - Cả lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc, cả lớp nhẩm - Tiếng viên có âm v đứng trước vần iên đứng sau -Tiếng "gạch" có âm g đứng trước vần ach đứng sau và thêm dấu nặng ở dưới âm a - Tiếng sạch có âm s đứng trước vần ach đứng sau và dấu nặng ở dưới âm a - Một vài em nêu. - Tô chữ trên không sau đó tập viết trên bảng con. - Ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi - Tập viết theo mẫu trong vở. - HS chữa lỗi sai trong bài. - HS nghe. - HS thi viết chữ đúng đẹp. - HS nghe ========================================== Toán Tiết 82 :Bài toán có lời văn A. Mục tiêu. - Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi ( điều cần tìm ) .Điền đúng số , đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ. - Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4. B. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Tranh, mô hình để lập bài toán có lời văn. - Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, phấn mầu. Học sinh: - Sách HS. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính. - 2 HS lên bảng. 17 - 3; 13 + 5 - HS nhận xét. - Nhận xét và cho điểm. II. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Giới thiệu bài toán có lời văn. Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Viết một số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. - Hướng dẫn quan sát tranh và hỏi. - HS quan sát tranh. - Bạn đội mũ đang làm gì? - Đang đứng giơ tay chào. - Thế còn 3 bạn kia? - 3 bạn đang đi tới chỗ bạn đội mũ. -Vậy lúc đầu có mấy bạn? - 1 bạn. - Về sau có thêm mấy bạn? - 3 bạn. - Như vậy con có thể viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán . - HS làm bài. - Một HS lên bảng viết. - Quan sát và giúp đỡ HS. - Nhận xét và sửa sai trên bảng lớp và nói: Chúng ta vừa lập được bài toán gọi là bài toán có lời văn hãy đọc cho cô - 2,3 HS đọc - Nói: Bài toán gọi là bài toán có lời văn (Ghi bảng). - Hỏi HS. - Bài toán cho ta biết gì? - Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa. - Bài toán có câu hỏi như thế nào? - Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn. -Theo câu hỏi này thì ta phải làm gì? - Tìm xem tất cả có bao nhiêu bạn. - Nói: Các con nói rất đúng, như vậy bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số (chỉ bảng) gắn với thông tin đề bài cho biết và câu hỏi để chỉ thông tin cần tìm. - 2 HS nhắc. 3. Luyện tập. Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu BT 2. -1 HS nêu. - Các em hãy quan sát và thông tin mà đề cho biết. - HS quan sát. - Yêu cầu HS đọc bài toán của mình. - 1 vài em đọc. - Quan sát nhận xét và chỉnh sửa. Bài 3: - Bài yêu cầu gì? - Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. + Các em hãy quan sát và đọc bài toán. - 1- 2 em đọc. - Bài toán này còn thiếu gì? - Thiếu 1 câu hỏi. - Hãy nêu câu hỏi của bài toán? - 1 vài em nêu. - Hướng dẫn làm bài: - HS nghe. + Các câu hỏi phải có: - Từ hỏi ở đầu câu. - Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ tất "cả". - HS nêu miệng câu hỏi bằng lời để có bài toán. - Viết dấu (?) ở cuối câu. - Cả lớp viết câu hỏi vào sách. - Cho HS đọc lại bài toán. - 1 vài em đọc lại. Bài 4: - Bài yêu cầu gì? - Nhìn tranh vẽ tiếp vào chỗ trống để có bài toán. - Hướng dẫn quan sát kỹ bài toán, tranh vẽ và đọc thầm bài toán cho gì. Từ đó mà ta viết vào chỗ chấm cho chính xác. + Chữa bài. Yêu cầu HS nhìn hình vẽ nêu số thích hợp và câu hỏi bằng lời để có bài toán - Cả lớp làm bài - 1 HS nêu số thích hợp và câu hỏi bằng lời để có bài toán - Gọi HS đọc bài toán và nhận xét. - 1 HS nhận xét. - Nhận xét và chỉnh sửa. - Bài toán thường có những gì? 4. Củng cố dặn dò. - Bài toán thường có số và các câu hỏi. - Nhận xét chung giờ học. - HS nghe. - Ôn lại bài vừa học. - Chuẩn bị bài sau. - HS ghi nhớ. ============================================== Sinh hoạt lớp 1 . Nhận xét các hoạt động trong tuần qua : Số lượng : HS đi học chuyên cần , đúng giờ , duy trì sỉ số 100% Chất lượng giáo dục : HK : K có HS hư hỏng , đa số HS ngoan , biết nói lời hay , làm việc tốt HL : Đã có nhiều HS biết cố gắng vươn lên trong học tập Lớp đã biết tự quản , tự giác ôn bài đầu buổi . Tồn tại: Một số HS còn lười học dân đến học yếu các ky năng đọc ,viết, toán 2 .Hoạt động khác : HS đã biết giữ gìn vs tốt , thực hiện tốt mọi hoạt động ca múa hât , thể dục giữa giờ . 3 Kế hoạch tuần tới : - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động , thực hiện tốt theo kế hoạch của Liên đội đề ra - Tiếp tục phụ đạo HS yếu sau kiểm ra định kì đợt 2 vào các thời gian 15 phút đầu buổi, vào các tiết ôn luyện và cuối buổi. -Tiếp tục bồi dưỡng HS viết chữ đẹp . - Có mối quan hệ tốt với phụ huynh để giúp đỡ các em học tập có kết quả cao.
Tài liệu đính kèm: