BÀI 17 :u, ư
I. Mục tiêu :
- Đọc được : u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng.
- Viết được u, ư nụ thư.
- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : thủ đô.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ).
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: thủ đô.
III. Các hoạt động dạy học :
TUẦN 5 Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2011 Học vần: BÀI 17 :u, ư I. Mục tiêu : - Đọc được : u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng. - Viết được u, ư nụ thư. - Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : thủ đô. II. Đồ dùng dạy học: - Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I - Bộ ghép chữ tiếng Việt. - Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ). - Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: thủ đô. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp viết bảng con (2 học sinh lên bảng viết): tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề. GV nhận xét chung. 2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài GV cầm nụ hoa (lá thư) hỏi: cô có cái gì ? Nụ (thư) dùng để làm gì? Trong chữ nụ, thư có âm và dấu thanh nào đã học? Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em các con chữ, âm mới: u – ư. 2.2.Dạy chữ ghi âm a) Nhận diện chữ: GV viết chứ u trên bảng và nói: chữ u in trên bảng gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng. Chữ u viết thường gồm nét xiên phải và hai nét móc ngược. Chữ u gần giống với chữ nào? So sánh chữ u và chữ i? Yêu cầu học sinh tìm chữ u trong bộ chữ. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm u. Lưu ý học sinh khi phát âm miệng mở hẹp như i nhưng tròn môi. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm u GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm u muốn có tiếng nụ ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng nụ. GV nhận xét và ghi tiếng nụ lên bảng. Gọi học sinh phân tích tiếng nụ. Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lầân. Gọi đọc sơ đồ 1. GV chỉnh sữa cho học sinh. *Âm ư (dạy tương tự âm u). - Chữ “ư” viết như chữ u nhưng thêm một dấu râu trên nét sổ thẳng thứ hai. - So sánh chữ “ư và chữ “u”. -Phát âm: miệng mở hẹp như phát âm I, u, nhưng thân lưỡi hơi nâng lên. -Viết: nét nối giữa th và ư. Đọc lại 2 cột âm. Viết bảng con: u – nụ, ư - thư. GV nhận xét và sửa sai. Dạy tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ. Gọi học sinh lên gạch chân dưới những tiếng chứa âm mới học. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học Đọc lại bài NX tiết1 Tiết 2 Luyện đọc trên bảng lớp. Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn. GV nhận xét. - Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: thứ tư, bé hà thi vẽ. Gọi đánh vần tiếng thứ, tư, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. - Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý). VD: Trong tranh, cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì? Chùa Một Cột ở đâu? Hà nội được gọi là gì? Mỗi nước có mấy thủ đô? Em biết gì về thủ đô Hà Nội? Giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. -Luyện viết: GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút. GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng. Theo dõi và sữa sai. Nhận xét cách viết. 4. Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới 5 .Liên hệ: Các em phải biết được Thủ Đô Việt Nam ở Hà Nội, các em yêu quý Thủ Đô của mình. mang âm mới học. 5 .Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới : x,ch. 6. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na đoc bài tốt. Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài. N1: tổ cò, lá mạ; N2: da thỏ, thợ nề. Nụ (thư). Nụ để cắm cho đẹp, để đi lễ (thư để gửi cho người thân quen hỏi thăm, báo tin). Có âm n, th và dấu nặng. Theo dõi và lắng nghe. Chữ n viết ngược. Giống nhau: Cùng một nét xiên phải và một nét móc ngược. Khác nhau: u có 2 nét móc ngược, i có dấu chấm ở trên. Tìm chữ u đưa lên cho cô giáo kiểm tra. Lắng nghe. Quan sát làm mẫu và phát âm nhiều lần (cá nhân, nhóm, lớp). CN 3 em, nhóm 1, nhóm 2. Lắng nghe. Ta thêm âm n trước âm u, dấu nặng dưới âm u. Cả lớp 1 em Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhĩm 1, nhóm 2 2 em. Lớp theo dõi Giống nhau: Chữ ư như chữ u. Khác nhau: ư có thêm dấu râu. Lớp theo dõi hướng dẫn của GV. 2 em. Toàn lớp. 1 em đọc, 1 em gạch chân: thu, đu, đủ, thứ, tự, cử. CN 4 em, nhóm 1, nhóm 2. 1 em. Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em. CN 4 em, nhóm 1, nhóm 2. Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng thứ, tư). CN 3 em. CN 4 em. “thủ đô”. Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình.. VD: Chùa Một Cột. Hà Nội. Thủ đô. Một. Trả lời theo hiểu biết của mình Toàn lớp thực hiện. HS viết vào vở tập viết ----------------------------------------------------------- Đạo đức: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Biết được tác dụng sách vở, đồ dùng học tập. - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thâân. - Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập II. Chuẩn bị : -Vở bài tập Đạo đức 1. -Bút chì màu. -Phần thưởng cho cuộc thi “Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất”. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Yêu cầu học sinh kể về cách ăn mặc của mình. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa đề. Hoạt động 1: Làm bài tập 1. Yêu cầu học sinh dùng bút chì màu tô những đồ dùng học tập trong tranh và gọi tên chúng. Yêu cầu học sinh trao đổi kết quả cho nhau theo cặp. GV kết luận: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh này là SGK, vở bài tập, bút máy, bút chì, thước kẻ, cặp sách. Có chúng thì các em mới học tập tốt được. Vì vậy, cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp, bền lâu. Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp. Nêu yêu cầu lần lượt các câu hỏi: Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? Để sách vở, đồ dùng học tập được bền đẹp, cần tránh những việc gì? GV kết luận: Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, các em cần sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định, luôn giữ cho chúng được sạch sẽ. Không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở; không làm rách nát, xé, làm nhùa nát sách vở; không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập Hoạt động 3: Làm bài tập 2 Yêu cầu mỗi học sinh giới thiệu với bạn mình (theo cặp) một đồ dùng học tập của bản thân được giữ gìn tốt nhất: Tên đồ dùng đó là gì? Nó được dùng làm gì? Em đã làm gì để nó được giữ gìn tốt như vậy? GV nhận xét chung và khen ngợi một số học sinh đã biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Viêc giở gin sách vở đồ dùng học tập có ảnh hưởng gì đến môi trường ? 3. Củng cố: Hỏi tên bài. 4. Liên hệ: Biết được cách dùng đồ dùng học tập như bút, thước... 5. Dặn dò :Học bài, xem bài mới. Cần thực hiện: Cần bao bọc, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận. 6. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na, đoc bài tốt. 3 em kể. Từng học sinh làm bài tập trong vở. Từng cặp so sánh, bổ sung kết quả cho nhau. Một vài em trình bày kết quả trước lớp. Lắng nghe. Học sinh trả lời, bổ sung cho nhau. Lắng nghe. Từng cặp học sinh giới thiệu đồ dùng học tập với nhau. Một vài học sinh trình bày: giới thiệu với lớp về đồ dùng học tập của bạn mình được giữ gìn tốt. Lắng nghe. HS trả lời giử gìn sách vở đồ dùng học tập cẩn thận sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . BVMT làm cho môi trường sạch đẹp Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. -------------------------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2011 Toán: SỐ 7 I. Mục tiêu : Giúp học sinh: Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7 ; đọc, đếm từ 1 đến 7 ; biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1-7. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 7 bạn trong SGK phóng to. - Nhóm các đồ vật có đến 7 phần tử (có số lượng là 7). - Mẫu chữ số 7 in và viết. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 6 và ngược lại, nêu cấu tạo số 6. Viết số 6. Nhận xét KTBC. 2. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Lập số 7. GV treo hình các bạn đang chơi trong SGK (hoặc hình khác nhưng cùng thể hiện ý có 6 đồ vật thêm 1 đồ vật) hỏi: Có mấy bạn đang chơi? Có mấy bạn đang chạy tới? Vậy 6 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn? GV yêu cầu các em lấy 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn trong bộ đồ dùng học tập và hỏi: Có tất cả mấy chấm tròn? Gọi học sinh nhắc lại. GV treo 6 con tính thêm 1 con tính và hỏi: Hình vẽ trên cho biết gì? Gọi học sinh nhắc lại. GV kết luận: 7 học sinh, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7. Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết GV treo mẫu chữ số 7 in và chữ số 7 viết rồi giới thiệu cho học sinh nhận dạng chữ số 7 in và viết. Gọi học sinh đọc số 7. Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7. Hỏi: Trong các số đã học từ số 1 đến số 7 số nào bé nhất. Số liền sau số 1 là số mấy? Và hỏi để điền cho đến số 7. Gọi học sinh đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1. Vừa rồi em học toán số mấy? Gọi lớp lấy bảng cài số 7. Nhận xét. Hướng dẫn viết số 7 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu học sinh viết số 7 vào VBT. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Cho học sinh quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 7. Bàn là: 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6. Con bướm: 7 gồm 2 và 5, gồm 5 và 2. Ngòi bút: 7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4. Từ đó viết số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Cho học sinh quan sát các cột ô tròn và viết số thích hợp vào ô trống dưới các ô tròn. Yêu cầu các em viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến và ngược lại. 3. Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi học sinh nêu lại cấu tạo số 7 Số 7 lớn hơn những số nào? Những số nào bé hơn số 7? 4. Liên hệ: Về nhà tìm nhóm đồ vật có 7 đơn vị. 5. Dặn dò:Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới. 6. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na, Nam, phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 5 học sinh đếm và nêu cấu tạo số 6. Thực hiện bảng con và bản lớp. Nhắc lại Quan sát và trả lời: 6 bạn. 1 bạn 7 bạn. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. 7 chấm tròn. Nhắc lại. 6 con tính thêm 1 con tính. Nhắc lại. Nhắc lại. Quan sát và đọc số 7. Số 1. Liền sau số 1 là số 2, ... tròn. Yêu cầu học sinh thực hiện trên giấy nháp có kẻ ô tròn, tập đánh dấu, vẽ, xé hình tròn từ hình tròn có cạnh 8 ô. Hoạt động 4: Dán hình Sau khi xé xong hình tròn, hình tròn. GV hướng dẫn học sinh thao tác dán hình: Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán. Pải dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều. Miết tay cho phẳng các hình. Hoạt động 5: Thực hành GV yêu cầu học sinh xé một hình tròn, một hình tròn, nhắc học sinh cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội xé không đều còn nhiều vết răng cưa. Yêu cầu các em kiểm tra lại hình trước khi dán. Yêu cầu các em dán vào vở thủ công. 4. Đánh giá sản phẩm: GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm: Các đường xé tương đẹp, ít răng cưa. Hình xé cân đói, gần giống mẫu. Dán đều, không nhăn. 5. Củng cố : Hỏi tên bài, nêu lại cách xé dán hình tròn, hình tròn. 6. Liên hệ : Sau tiết thủ công các em gom giấy vụn các em xé ra và bỏ vào sọt rác để cho lớp sạch sẽ để góp phần bảo vệ môi trường. 7. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài sau. 8. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na, Nam xé dán đẹp, tốt. Hát Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra. Nhắc lại. Học sinh nêu: mặt trăng, cái đĩa có hình tròn, Theo dõi Xé hình tròn trên giấy nháp có kẻ ô tròn. Theo dõi Xé hình tròn trên giấy nháp có kẻ ô tròn. Lắng nghe và thực hiện. Xé một hình tròn, một hình tròn và dán vào vở thủ công. Nhận xét bài làm của các bạn. Nhắc lại cách xé dán hình tròn, hình tròn. Chuẩn bị ở nhà. -------------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011 Môn : Học vần BÀI: ÔN TẬP I.Mục tiêu Giúp học sinh: - Đọc được u, ư, x, ch, s, r, k, kh các từ ngữ ứng dụng từ bài 17-21. - Viết được : u, ư, x, ch, s, r, k, kh ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17-21. - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện: thỏ và sư tử. - HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. II.Đồ dùng dạy học: - Sách Tiếng Việt 1, tập một. - Bảng ôn (tr. 44 SGK). - Tranh minh hoạ câu ứng dụng và truyện kể. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Đọc sách kết hợp viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp và đọc): k – kẻ, kh – khế . Nhận xét, đánh giá và cho điểm. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa Gọi học sinh nhắc lại các âm đã học trong tuần qua. GV gắn bảng ô đã đươcï phóng to và nói: Cô có bảng ghi những âm và chữ mà chúng ta học trong tuần qua. Các em hãy nhìn xem còn thiếu chữ nào nữa không? 2.2 Ôn tập a) Các chữ và âm đã học. Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ trong tuần. Cho học sinh đọc âm, gọi học sinh lên bảng chỉ chữ theo phát âm của bạn. Gọi học sinh lên bảng vừa chỉ chữ vừa đọc âm. b) Ghép chữ thành tiếng. GV cho học sinh ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang tạo thành tiếng và cho học sinh đọc. GV làm mẫu. GV nói: Các em vừa ghép các tiếng trong bảng 1, bây giờ các em hãy ghép từng tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang trong bảng 2. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. Céc em hãy tìm cho cô các từ ngữ trong đó có các tiếng: rù, rú, rũ, rủ, chà, chá, chả, chạ, chã. c) Đọc từ ngữ ứng dụng Gọi học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng kết hợp phân tích một số từ. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. d) Tập viết từ ngữ ứng dụng Yêu cầu học sinh viết bảng con (1 em viết bảng lớp): xe chỉ. GV chỉnh sữa chữ viết, vị trí dấu thanh và chỗ nối giữa các chữ trong tiếng cho học sinh. 3.Củng cố tiết 1: Đọc lại bài NX tiết 1. Tiết 2 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh đọc các tiếng trong bảng ô và các từ ngữ ứng dụng. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. *Đọc câu ứng dụng GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay. Hãy đọc cho cô. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh giúp học sinh đọc trơn tiếng . GV đọc mẫu câu ứng dụng. b) Luyện viết Yêu cầu học sinh tập viết các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết. c) Kể chuyện: Thỏ và sư tử. GV kể lại một cách diễn cảm có kèm theo tranh minh hoạ (câu chuyện SGV) GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 4 đại diện vừa chỉ vào tranh vừa kể đúng tình tiết thể hiện ở mỗi tranh. Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm đó chiến thắng. GV cho các tổ thảo luận nội dung để nêu ra ý nghĩa của câu chuyện. * Trò chơi: Tìm nhanh tiếng mới. GV căng 2 sợi dây lên bảng. Trên sợi dây có treo những miếng bìa đã viết sẵn những chữ đã học. Có 1 – 2 bìa lật để học sinh tìm tiếng mới. GV cho 2 đội chơi (mỗi đội 2 – 3 em) xem đội nào tìm được nhiều tiếng mới hơn thì đội đó chiến thắng. Dây 1: xe, kẻ, né, mẹ, bé, be, bẹ, bẽ, bẻ, Dây 2: bi, dì, đi, kỉ, nỉ, mi, mĩ, 4.Củng cố: GV chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo. Yêu cầu học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. 5. Liên hệ:Qua câu chuyện Thỏ và Sư Tử em yêu nhân vật nào, ghét nhân vật nào. 6. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài xem trước bài 22. 7. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na, Nam, phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Học sinh đọc Thực hiện viết bảng con. N1: k - kẻ, N2: kh – khế. Âm u, ư, x, ch, s, r, k, kh. Đủ rồi. 1 em lên bảng chỉ và đọc các chữ ở Bảng ôn 1 1 em đọc âm , 1 em lên bảng chỉ. 1 em lên bảng vừa chỉ chữ vừa đọc âm. Học sinh ghép tiếng và đọc. Học sinh ghép tiếng và đọc. Lắng nghe. Học sinh tìm tiếng. 1 em đọc: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Lắng nghe. Viết bảng con từ ngữ: xe chỉ. Lắng nghe. Lần lượt đọc các tiếng trong Bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng (CN, nhóm, lớp). Tranh vẽ con cá lái ô tô đưa khỉ và sư tử về sở thú. 2 em đọc: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.Đọc câu ứng dụng (CN, nhóm, lớp). Nghỉ 5 phút. Học sinh tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết. Theo dõi và lắng nghe. -Đại diện 4 nhóm 4 em để thi đua với nhau. -Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn. -Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa thỏ và sư tử. -Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nhìn xuống đáy thấy một con sư tử hung dữ đang chắm chằm nhìn Các tổ thảo luận nội dung để nêu ra ý nghĩa của câu chuyện: Những kẻ gian ác và kêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt. Đại diện 2 đội chơi trò chơi tìm nhanh tiếng mới theo học sinh của GV. Học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà. Môn : Toán BÀI : SỐ 0 I.Mục tiêu : Giúp học sinh: Viết được số 0 ; đọc, đếm được từ 0 đến 9 ; biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7 ; biết so sánh số 0 vói các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0-9. II.Đồ dùng dạy học: - 4 tranh vẽ như trong SGK, phấn màu, - Bộ đồ dùng học toán Lớp 1, bút, thước, que tính, III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 9 và ngược lại, nêu cấu tạo số 9. Viết số 9. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Lập số 0. GV cho học sinh quan sát lần lượt các tranh vẽ (GV treo lên bảng) và hỏi: Chỉ vào bức tranh 1, hỏi: “Lúc đầu trong bể có mấy con cá?”. Chỉ vào bức tranh 2, hỏi: “Lấy đi 1 con cá còn mấy con cá?”. Chỉ vào bức tranh 3, hỏi: “Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá?”. Chỉ vào bức tranh 4, hỏi: “Lấy đi 1 con cá nữa trong bể còn mấy con cá?”. Gọi đọc lại. Tương tự như thế GV cho học sinh thao tác bằng que tính. Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết GV nói không có con cá nào trong lọ, không có que tính nào trên tay, người ta dùng số 0. Số không được viết bằng chữ số 0. GV chỉ vào chữ số 0 viết in và chữ số 0 viết thường để giới thiệu cho học sinh. Gọi học sinh đọc số 0. Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. GV cho học sinh xem sách, chỉ vào từng ô tròn, đếm số chấm tròn trong từng ô tròn. Cho học sinh đọc từ 0 đến 9 rồi từ 9 về 0. Trong các số đó số nào lớn nhất, số nào bé nhất? Gọi lớp lấy bảng cài số 0. Nhận xét. Hướng dẫn viết số 0. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu học sinh viết số 0 vào VBT. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu học sinh viết số thích hợp vào ô trống . Thực hiện bảng con. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Cho học sinh quan sát mô hình SGK và viết số thích hợp vào ô trống. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Cho học sinh trình bày miệng nối tiếp theo bàn. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Cho học sinh đếm từ 0 đến 9 và từ 9 về 0. Nhận xét tiết học, tuyên dương. 4. Liên hệ: Về nhà thử xem vật nào có số lượng là không, có đếm được không? 5. Dặn dò: Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới. 6. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na, Nam, phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 5 học sinh đếm và nêu cấu tạo số 9. Thực hiện bảng con và bảng lớp. Nhắc lại Quan sát và trả lời: 3 con cá 2 con cá 1 con cá 0 con cá Đọc lại. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập bằng các que tính. Nhắc lại. Quan sát và đọc số 0 Quan sát SGK và đọc 0, 1, 2, 3, 4, , 9. Thực hiện đọc 4 em. Số 9 lớn nhất, số 0 bé nhất. Thực hiện bảng cài. Viết bảng con số 0. Thực hiện viết số 9 vào VBT. Thực hiện VBT và nêu kết quả. Bảng con. Làm VBT nêu kết quả. Trình bày miệng bằng cách nối tiếp hết em này đến em khác. 0 0 ; 8 = 8 ; 4 học sinh đếm lại dãy số từ 0 đến 9 và ngược lại. Thực hiện ở nhà. --------------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT SAO I. Mục đích, yêu cầu. - GV nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần và vạch phương hướng tuần tới 1. Nề nếp: - Các em đi học đúng giờ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Chăm sóc cây xanh đảm bảo. 2. Học tập. - Các em mua đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ. - Bao bọc cẩn thận. - Các em chăm ngoan, siêng năng phát biểu xây dựng bài tốt: Na, Tiên, Ý, Quân, Dũng, Chương, Thành, Vân, Lưu giang 3. Các hoạt động khác. Các em tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, của Đội đề ra. II. Phương hướng tuần tới 1. Nề nếp. Duy trì nề nếp tốt. 2. Học tập. - Rèn đọc và rèn viết vào buổi chiều. - Bắt tay rèn viết và rèn đọc cho em : Vũ, Uyên, Hữu Huy, Tùng - 3. Hoạt động khác. - Tham gia đóng góp đầy đủ các khoản tiền trường . - Các em tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, của đội đề ra để đưa phong trào lớp ngày một đi lên.
Tài liệu đính kèm: