Thiết kế bài học khối 4 - Tuần 12 năm 2010

Thiết kế bài học khối 4 - Tuần 12 năm 2010

Tập đọc

VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể châm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa nội dung bài học (SGK).

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra:

2 – 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 4 - Tuần 12 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 8/11/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Giáo dục tập thể
(Đ/C: Thanh - TPT soạn)
Tập đọc
Vua tàu thủy bạch thái bưởi
Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể châm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa nội dung bài học (SGK).
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra:
2 – 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn (2 – 3 lượt).
* Đoạn 1: Bưởi mồ côi cha.. cho ăn học.
* Đoạn 2: Năm 21 tuổi.. không nản chí.
* Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi. Trưng Nhị.
* Đoạn 4: Còn lại.
- GV kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ. Nhắc nhở các em nghỉ hơi giữa những câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
- Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch và được ăn học.
+ Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Đầu tiên anh làm thư ký cho 1 hãng buôn. Sau đó buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người có chí?
- Có lúc mất trắng tay không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
HS: Đọc đoạn còn lại và trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào?
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
- Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: Cho người đến các bến tàu diễn thuyết. thuê kỹ sư trông nom.
+ Em hiểu thế nào là 1 bậc anh hùng kinh tế?
- Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh/ Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
+ Nội dung bài này là gì ?
- HS nối tiếp phát biểu.
=> Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 4 em nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1, 2 đoạn tiêu biểu.
- GV đọc mẫu.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét bạn nào đọc đúng nhất và cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài, tập đọc bài.
Thể dục
(Đ/C: Thanh - GV bộ môn soạn, giảng)
Toán
Tiết 56: Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
HS: 2 em lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:
- GV ghi bảng 2 biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
HS: 2 em lên bảng tính giá trị 2 biểu thức sau đó so sánh 2 kết quả:
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Vậy: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Hai biểu thức đó như thế nào?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
3. Nhân 1 số với 1 tổng:
- GV chỉ cho HS biết biểu thức bên trái dấu bằng là gì?
- Là nhân 1 số với 1 tổng.
- Biểu thức bên phải dấu bằng là gì?
- Là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
- Khi nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?
- Ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả lại.
a x (b + c) = a x b + a x c
4. Thực hành:
+ Bài 1: - GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trống trong bảng.
HS: Đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
+ Bài 2: - GV hướng dẫn tính.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở .
- 2 HS lên bảng làm theo 2 cách.
- GV nhận xét, chốt ý đúng, cho điểm.
a) Cách 1: 36 x ( 7 + 3) = 36 x 10 = 360
* Cách 2: 36 x ( 7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 
 = 252 + 108 = 360
b) Cách 1: 5 x 38 + 5 x 62
 = 190 + 310 = 500
* Cách 2: 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x ( 38 + 62) 
 = 5 x 100 = 500
- GV chấm bài, nhận xét.
- HS khá, giỏi làm cả bài.
+ Bài 3: - GV gọi HS đọc bài – HD làm bài tập.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở, 2 em lên bảng tính.
(3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 23
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
Vậy, (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
- GV gọi HS nhận xét về cách nhân 1 tổng với 1 số.
- HS phát biểu, nhận xét.
+ Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Dành cho HS khá, giỏi. 
- GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính:
36 x 11 = 36 x (10 + 1)
= 36 x 10 + 36 x 1
= 360 + 36
= 396.
HS: Tự làm các phần còn lại.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
a) 26 x 11 = 26 x 10 + 26 x 1 = 260 + 26
 = 286
213 x 11 = 213 x 10 + 213 x 1 = 2130 + 213
= 2343
b) 35 x 101 = 35 x 100 + 35 x 1 = 3500 + 35 = 3535
123 x 101 = 123 x 100 + 123 = 12300 + 123 = 12 423
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
đạo đức
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lạo ông bà, cha mẹ đã sinh thành nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng 1 số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- Giáo dục lòng kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Tài liệu và phương tiện:
Tranh, đồ dùng để hoá trang.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ ?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thảo luận về “Phần thưởng”.
- GV kể chuyện “Phần thưởng”.
HS: Cả lớp nghe.
- Đóng lại tiểu phẩm.
+ Em có nhận xét gì về việc làm của Hưng?
- Em thấy việc làm của Hưng rất đáng khen.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất yêu bà.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn là người cháu hiếu thảo.
+ Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? (hỏi bạn đóng vai Hưng)
- Vì em rất yêu bà, bà là người dạy dỗ, nuôi nấng em hàng ngày.
- GV giảng trên tranh:
+ Theo em bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của cháu?
- Bà cảm thấy rất vui, phấn khởi.
+ Qua câu chuyện trên, bạn nào cho cô biết đối với ông bà, cha mẹ chúng ta phải như thế nào?
- Phải hiếu thảo.
+ Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Vì ông bà, cha mẹ là những người sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta
=> Rút ra bài học (ghi bảng).
HS: 3 em đọc ghi nhớ trong SGK.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
HS: Làm theo nhóm.
+Bài1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- 1 nhóm làm vào bảng nhóm và trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng: b, d, đ là Đ; a, c là S.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
+ Bài 2: - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận và khen các nhóm.
5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương về nội dung bài học.
Ngày soạn: 10/11/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 57: Nhân một số với một hiệu
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 hiệu, nhân 1 hiệu với 1 số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân 1 số với 1 hiệu, nhân 1 hiệu với 1 số.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hành.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng chữa bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:
- GV ghi bảng:
3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5
HS: 2 em lên tính giá trị rồi so sánh kết quả:
3 x (7 – 5) = 3 x 2 = 6
3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6
Vậy:	 3 x (7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5.
3. Nhân 1 số với 1 hiệu:
- GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân 1 số với 1 hiệu, biểu thức bên phải dấu bằng là hiệu giữa các tích. Từ đó rút ra kết luận:
=> KL: Khi nhân 1số với 1 hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi sau đó trừ 2 kết quả cho nhau.
HS: 2 – 3 em đọc lại.
- Viết dưới dạng biểu thức:
a x (b – c) = a x b – a x c
4. Thực hành:
+ Bài 1: GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng.
HS: Đọc, tính nhẩm để viết vào bảng.
a
b
c
a x ( b – c )
a x b – a x c
3
7
3
3 x ( 7 – 3) = 12
3 x 7 – 3 x 3 = 12
6
9
5
6 x ( 9 – 5 ) = 24
6 x 9 – 6 x 5 = 24
8
5
2
8 x ( 5 – 2 ) = 24
8 x 5 – 8 x 2 = 24
+ Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi. 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV hướng dẫn:
26 x 9 = 26 x (10 – 1) 
* Cách 1: 26 x 9 = 26 x (10 – 1)
= 26 x 10 – 26 x 1
= 260 – 26
= 234.
* Cách 2: 26 x 9 = 234.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
a) 47 x 9 = 47 x (10 – 1) = 47 x 10 – 47 x 1 = 470 – 47 = 423
24 x 99 = 24 x (100 - 1) = 24 x 100 – 24 x 1 = 2400 – 24 = 2376
b) HS làm tương tự như trên.
+ Bài 3: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
 Sau khi bán 10 giá cửa hàng còn lại là:
 40 – 10 = 30 (giá)
 Số trứng còn lại là:
 175 x 30 = 5250 (quả trứng)
 Đáp số: 5250 quả trứng
+ Bài 4: - Dành cho HS khá, giỏi. 
(7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
HS: So sánh và nhận xét kết quả.
- Khi nhân 1 hiệu với 1 số ta làm thế nào ?
- Ta có thể nhân số bị trừ, số trừ với số đó, rồi trừ 2 kết quả cho nhau.
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài và làm bài tập.
Mĩ thuật
(Đ/C: Phương – GV bộ môn soạn, giảng)
chính tả
Nghe -viết : Người chiến sỹ giàu nghị lực
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sỹ giàu nghị lực”.
- Luyện viết đúng những tiếng có những âm đầu và vần dễ lẫn tr/ch, ươn/ương. 
- Giáo dục ý thức tự giác rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
HS: 2 HS đọc t ...  nghiệp.
+ Như vậy, nhu cầu nước cảu con người được chia làm 3 nhóm, là những nhóm nào ?
- Cần nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; cần nước cho sinh hoạt; vui chơi.
+ Nếu sử dụng nước không tiết kiệm thì điều gì sẽ sảy ra ?
- HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
+ Làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm ? Cần phải sử dụng nước như thế nào cho tiết kiệm và hợp lí ?
- HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
=> KL: SGV
HS: đọc mục “Bạn cần biết”.
4. Hoạt động 3: Trò chơi “Nếu em là nước”
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- GV hỏi: Nếu em là Nước em sẽ làm gì ?
- HS suy nghĩ và trình bày trong 5 phút.
- GV nhận xét, bình chọ những em có cách hùng biện hay nhất.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 13 / 11/ 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 20010
Luyện từ và câu
Tính từ (tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nắm được 1 số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất; bước đầu tìm được 1 số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và đặt câu với từ vừa tìm được.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bút dạ đỏ và 1 số bảng nhóm viết nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
2 HS lên bảng làm bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
HS: 3 HS đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Trắng Mức độ trung bình.
Trăng trắng Mức độ thấp.
Trắng tinh Mức độ cao.
+ Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
HS: 3n HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ làm việc cá nhân phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải.
+ Thêm từ “rất”.
VD: rất trắng.
+ Ghép với các từ “hơn”, “nhất”
đ trắng hơn, trắng nhất.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3 – 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV chốt lại lời giải đúng:
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc thầm và làm vào vở.
- Một số HS làm bài vào bảng nhóm và trình bày kết quả.
Hoa cà phêm thơm đậm đà và ngọt nên mùi hương thường kéo theo gió đi rất xa.
Hoa cà phêm thơm lắm em ơi.
đ Trong ngà trắng ngọc xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
đ Mỗi mùa xuân Đắc Lắc lại khoác lên mình 1 màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và làm bài theo nhóm.
- GV chia nhóm và cho HS dùng từ điển.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
+ Bài 3: Làm bài cá nhân.
HS: Tự đặt câu, mỗi em 1 câu.
- GV nhận xét.
VD: Quả ớt đỏ chót / mặt trời đỏ chói.
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà học bài.
địa lí
Bài 11: đồng bằng bắc bộ
I. Mục tiêu:
- HS nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ được 1 số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người, bảo vệ môi trong trong việc cải tạo đất trồng và sử dụng nước trog việc tưới tiêu.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
B. Dạy bài mới:
1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
- GV chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
HS: Dựa vào ký hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK.
- 1 – 2 em lên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- GV chỉ bản đồ và nói: đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
* HĐ2: Làm việc cá nhân (cặp).
HS: Dựa vào kênh chữ SGK và trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ?
- Sông Hồng và sông Thái Bình.
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ?
- Lớn thứ hai.
+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì ?
- Địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co. Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân.
2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ:
* HĐ3: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát H1, sau đó lên chỉ bản đồ một số sông của đồng bằng Bắc Bộ.
+Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ?
- Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ. Do đó sông có tên là sông Hồng.
+ Khi mưa nhiều, nước ao, hồ, sông ngòi thường như thế nào ?
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
- Trùng với mùa hạ.
+ Và mùa mưa, nước sông ở đây như thế nào ?
- Dâng lên rất nhanh, gây lũ lụt.
+ Làm thế nào để môi trường sau mưa lũ không bị ô nhiễm gây dịch bệnh cho con người ?
- Phải khử trùng nước, vệ sinh môi trường ở những khu bị nước nhập, úng,
* HĐ 4: Thảo luận nhóm.
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
- Để ngăn lũ lụt.
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
- Ngày càng được đắp cao, vững chắc, dài lên tới hàng nghìn km
=> Rút ra bài học (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc lại bài học.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài. 
Toán
Tiết 60: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hành.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
HS: 1 em lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Tự đặt tính, tính rồi chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV gọi HS nhận xét.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
m
3
30
23
230
m x 78
3 x 78 = 234
30 x 78 = 2340
23 x 78 = 1794
230 x 78 = 17940
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu của bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Một HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:
75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là:
4500 x 24 = 108 000 (lần)
Đáp số: 108 000 lần.
+ Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi. 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- Tóm tắt: Bán 13 kg đường loại 5200 đồng /1 kg.
- Bán: 18 kg loại 5500 đồng/1 kg.
- Bán: . tiền ?
- 1HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số tiền bán 13 k- lô- gam đường là:
 5200 x 13 = 67 600 (đồng)
Số tiền bán 18 ki – lô - gam đường là:
 5500 x 18 = 99 000 (đồng)
Cửa hàng bán được tất cả số tiền là:
 67 600 + 99 000 = 166 600 (đồng)
 Đáp số: 166 600 đồng
+ Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi.
- 1HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
 Số học sinh 12 lớp là:
 30 x 12 = 360 (học sinh)
 Số học sinh của 6 lớp là:
 35 x 6 = 210 (học sinh)
 Số học sinh của trường đó là:
 360 + 210 = 570 (học sinh)
 Đáp số: 570 học sinh
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài.
Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I. mục đích, yêu cầu: 
- HS thực hành viết 1 bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). Diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	Giấy bút làm bài kiểm tra.
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra: 
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hưỡng dẫn HS viết bài văn:
- GV viết đề bài lên bảng, ít nhất 3 đề cho HS lựa chọn.
Đề 1: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tầm lònh nhân hậu.
Đề 2: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca bằng lời của cậu bé An - đrây- ca.
Đề 3: Kể lại câu chuyện "vua tàu thủy" bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Đề 4: Kể lại câu chuyện Phần Thưởng qua lời kể của Tộ.
2. GV nhắc nhở HS lựa chọn đề nào mình thích thì làm.
- Chú ý có đủ 3 phần mở đầu, diễn biến, kết thúc và theo đúng yêu cầu của đề.
- HS làm bài.
- GV thu bài chấm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà chuẩn bị bài sau.
Ngày 15 tháng 11 năm 2010
Ban giám hiệu kí duyệt
Đinh Thế Lăng
Tuần 13
Ngày soạn: 14/11/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Giáo dục tập thể
(Đ/C: Thanh - TPT soạn)
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc đúng tên nước ngoài, biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn - cốp - xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra:
HS: 2 em đọc bài “Vẽ trứng”.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ, hướng dẫn đọc câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Xi - ôn - cốp – xki mơ ước điều gì ?
- Từ khi còn nhỏ đã ước mơ được bay lên bầu trời.
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
- Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì ?
- Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực quyết tâm thực hiện ước mơ.
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện ?
HS: Tự suy nghĩ và đặt. 
VD: Từ ước mơ bay lên bầu trời.
Từ ước mơ biết bay như chim.
Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
+ Dán giấy ghi đoạn cần đọc.
+ Đọc mẫu cho HS nghe.
HS: Đọc theo cặp.
- Thi đọc.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4 Tuan 12.doc