Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 19

Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 19

Tuần 19

Tiết:1

Môn: Tập đọc

Bài :NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I.Mục tiêu

 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

 - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( không cần giải thích lí do).

 - HS khá, giỏi phân vai, đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4)

Giáo dục HS tinh thần yêu nước,dũng cảm tìm đường yêu nước của Bác Hồ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III.Các hoạt động dạy - học

1- Giới thiệu bài:

 Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước. Bài học đầu tiên hôm nay là vở kịch Người công dân số Một. Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.Đoạn trích nói về Bác Hồ chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước lúc đó Bác lấy tên là Nguyễn Tất Thành.

 

doc 39 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 6/1/2013
Ngày dạy : Thứ hai 14/1/2013 
 Tuần 19
Tiết:1
Môn: Tập đọc
Bài :Người công dân số MộT
I.Mục tiêu 
 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
 - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( không cần giải thích lí do).
 - HS khá, giỏi phân vai, đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4)
Giáo dục HS tinh thần yêu nước,dũng cảm tìm đường yêu nước của Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
III.Các hoạt động dạy - học
1- Giới thiệu bài:
 Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước. Bài học đầu tiên hôm nay là vở kịch Người công dân số Một. Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.Đoạn trích nói về Bác Hồ chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước lúc đó Bác lấy tên là Nguyễn Tất Thành. 
-GV ghi tựa bài
2- Hướng dẫn học sinh luyện đọc
 -GV đọc trích đoạn kịch giọng rõ ràng,mạch lạc phân biệt lời tác giả với lời nhân vật.
+ Giọng anh Thành:chậm rãi,trầm tĩnh,sâu lắng,thể hiện sự trăn trở,suy nghĩ .
+ Giọng anh Lê:hồ hởi,nhiệt tình
GV viết từ khó lên bảng:phắc –tuya,Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa .Cho lớp đọc từ khó.
- GV chia đoạn:3 đoạn 
— Đoạn1: Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì?
— Đoạn 2: Tiếp theo ở Sài Gòn này nữa.
— Đoạn 3: phần còn lại.
-Gọi từng tốp 3 em tiếp nối nhau đọc.
 (2-3 lượt)
-Giúp HS đọc đúng các từ, ngữ, câu mà HS đọc chưa đúng .
.
-Gv cho hs đọc chú giải.GV giải nghĩa thêm các từ hs chưa hiểu.
-Cho 1Hs giỏi đọc bài.
-HS nghe.
-HS đọc
3 Tìm hiểu bài
GV hỏi cả lớp câu 1, cho HS xung phong trả lời .
Hỏi: Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
Cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi 2
Hỏi: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.
GV: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
Cho hs trả lời cá nhân câu 3
Hỏi: Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhâp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó ?
GV: Câu chuyện giữa người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ dến việc cứu dân, cứu nước
- HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật + cảnh trí và đoạn 1,trả lời:
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài 
Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành.
HS đọc lướt ,thảo luận ,trả lời
Các câu nói đó là: 
• Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau.Nhưng anh có khi nào nghĩ tới đồng bào không?
• Vì anh với tôi... chúng ta là công nước Việt ....
• Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó. 
• Anh Thành lại không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. Cụ thể:
 + Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì? 
 + Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba...thì ...ờ...anh là người nước nào?
 + Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao... Sài Gòn này nữa?
 + Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì.
4- Đọc diễn cảm
- Cho 3 học sinh giỏi đọc theo cách phân vai vai.
- GV cho hs khá giỏi thi đọc diễn cảm đoạn Anh Thành! đến đồng bào không? 
- HS luyện đọc theo hướng dẫn GV
- 3 nhóm lên thi đọc
5- Củng cố, dặn dò
Hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch.
-Giáo dục hs học tập tấm gương của Bác Hồ.
- Dặn HS về nhà học lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch ( trang 10)
- Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
* * *
Rút kinh nghiệm:
.
 ===================
Tiết:3
Môn: Toán
Bài:Diện tích hình thang
I.Mục tiêu
 - Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
 - Bài tập cần làm bài tập 1(a), bài 2 (a)
 - Khuyến khích HS khá,giỏi làm thêm bài 1(b), bài 2 (b), bài 3.
II.Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng học Toán
III.Các hoạt động dạy- học 
A-Kiểm tra bài cũ
- Nêu các đặc điểm của hình thang,hình thang vuông.
- Gọi HS giỏi lên bảng chữa bài tập 3,gv chấm vở vài hs nhóm A.
2HS nêu.
-1HS giỏi lên chữa bài 3.
B-Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
2/ Hướng dẫn HS hình thành công thức tính diện tích hình thang
- Hướng dẫn cắt ghép hình:
a.Tổ chức hoạt động cắt ghép hình 
- Yêu cầu HS lấy một hình thang trong đồ dùng học tập để lên bàn.
- GV gắn mô hình hình thang
- Cô có hình thang ABCD có đường cao AH như hình thang của GV
- Hãy thảo luận nhóm 2 , thực hành GV gợi ý:
+ Xác định trung điểm M của cạnh BC
+ Vẽ đường cao AH của hình thang ABCD ,nối A với M,
+Cắt hình thang ABCD thành hai mảnh theo đưòng AM.
-Đặt tên cho tam giác mới là ADK.
-Yêu cầu HS quan sát hình thang còn lại và hình tam giác ghép được để so sánh:
+Hãy so sánh diên tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK
-GV viết bảng SABCD=SADK
+Nêu cách tính diện tích tam giác ADK
GV viết bảng SABCD=SADK=DK x AH 
 2
+ Hãy so sánh độ dài DK với DC và CK.
+Hãy so sánh độ dài CK với độ dài AB.
+Hãy so sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD
+Biết DK=(DC+AB) em hãy tính DT tam giác ADK bằng cách khác thông qua DC và AB 
* Vì DT hình thang ABCD bằng DT hình tam giác ADK nên ta có DT hình thang ABCD là:
 (DC + AB) X AH
 2
 +DC và AB là gì của hình thang ABCD ?
 +AH là gì của hình thang ABCD?
 +Vậy muốn tính diện tích của hình thang ta làm như thế nào? 
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang và ghi vào vở 
-GV :Chú ý các số đo a,b,hcùng đơn vị 
- HS lấy hình thang để lên bàn 
- HS thao tác 
Diện tích hình thang bằng diện tích tam giác ADK
+độ dài đáy DK nhân với chiều cao AH chia 2: DK x AH 
 2
- Độ dài DK = DC + CK
- CK = AB
+ DK = (DC + AB)
Diện tích tam giác ADK là:
 (DC + AB ) X AH
 2
-HS nhắc lại
+đáy lớn và đáy bé
+đường cao
-diện tích hình thang bằng độ dài đáy lớn cộng độ dài đáy bé ,nhân với chiều cao rồi chia 2
-Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo )rồi chia cho 2 
-HS viết : S =(a xb) x h 
 2
S: là diện tích 
A,b :là độ dài của cạnh đáy 
h:độ dài chiều cao 
(a,b,hcùng đơn vị đo)
3-Luyện tập: 
Cho cả lớp làm bài tập 1a,2a.
Bài 1(a)
Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Gọi 1 HS lên bảng ,HS dưới lớp làm vào vở.
-Gv chấm,chữa bài.
 b- Dành cho HS khá, giỏi làm thêm
Bài 2(a)
Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích hình thang 
a) Chỉ ra các số đo của hình thang,cho HS tự làm bài. GV chấm ,chữa bài.
b) Dành cho HS khá, giỏi làm thêm
Đây là hình thang gì?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở 
-Gọi 1 HS đọc bài ,gv cho điểm bài làm đúng.Chữa bài.
Bài 3 :Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
GV chấm chữa bài riêng cho hs khá,giỏi.
Bài 1: HS làm bài theo yêu cầu của gv.
Bài giải
a)Diện tích hình thang là:
(12+8)x5 = 50 (cm2)
 2
 Đáp số :50 cm2
b)Diện tích hình thang là:
(9,4+6,6) x 10,5= 84 (m2)
 2
 Đáp số :84 m2
Bài 2:
-HS nêu quy tắc S =(a + b) x h 
 2
a)a=9cm;b=4cm;h=5cm
HS làm bài.
a) S = (9+4) x5=32,5 (cm2)
 2
b)Hình thang vuông 
b) S = (7+3)x4=20(cm2)
 2
Bài 3 :HS làm bài
 Bài giải :
Chiều cao của hình thang là :
 (110+90,2):2=100,1(m)
Diện tích hình thang là :
(110+90,2) x 100,1 =10020,01 (m2)
 2
 Đáp số : 10020,01 (m2)
4/Củng cố-dặn dò:
 -Nhắc lại cách tính diện tích của hình thang.
 -Dặn hs về học bài,chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------
Rút kinh nghiệm:.
.
 ==========================
Tiết:4
Môn: Đạo đức
Bài 9: Em yêu quê hương
 I. Mục tiêu
- Học xong bài này HS biết:
+Làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
+ Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
HS khá, giỏi : Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
Giáo dục học sinh kĩ năng :xác định giá trị,tư duy phê phán,tìm kiếm và xử lí thông tin,trình bày.
 II. Tài liệu và phương tiện
- Thẻ màu dùng cho HĐ 2 tiết 2
- Các bài thơ , hát...nói về quê hương 
 III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện : Cây đa làng em
1. Đọc truyện Cây đa làng em
GV kể truyện 
 2. Thảo luận
- Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
-Hà đã gắn bó với cây đa như thế nào?
- Bạn Hà đã góp tiền để làm gì?
- Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương?
-Qua câu chuyện của bạn Hà , em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Làm bài tập1 SGK
GD hS kĩ năng sống xác định giá trị( yêu quê hương).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bài tập 1
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
GV KL: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương
- Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Giáo dục HS kĩ năng trình bày
- HS trao đổi theo gợi ý của GV
 +Bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
- GVKL và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể.
Hỏi HS khá,giỏi: Vì sao chúng ta cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương?
GD HS kĩ năng sống xác định giá trị( yêu quê hương).
* Hoạt động tiếp nối
Mỗi HS về vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thục hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương của mình.
- Chuẩn bị bài thơ ,bài hát về quê hương.
-HS nghe 
-HS kể hoặc đọc lại.
- Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... 
cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người .
- Mỗi lần về quê Hà đề cùng các bạn đến chơi 
dưới gốc cây đa 
- Để chữa cho cây sau trận lụt
- Bạn rất yêu quý quê hương.
- Đối với quê hương , chúng ta phải gắn bó yêu
 quý và bảo vệ quê hương.
- HS nêu yêu cầu nội dung bài tập 1
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS đọc ghi nhớ
- HS trả lời theo ý của mình
-HS trả lời.
--------------------------------------
Rút kinh nghiệm:.
.
 ==========================
Tiết 5
Môn: Kĩ thuậ ... được không?
- GV nhận xét, cho điểm
- Không tách được vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
B-Bài mới 
1- Giới thiệu bài: 
2- Nhận xét
- Cho HS làm BT1 và bài tập2
- Cho HS đọc yêu cầu của đề + đọc 3 câu a, b, c
- GV giao việc
• Đọc 3 câu a, b, c
• Tìm các vế câu trong 3 câu đó
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
- 4 HS lên bảng làm bài.
- HS còn dùng bút chì gạch trong SGK.
- 4 HS trình bày kết quả trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
 Vế 1
Vế 2
Ranh giới giữa các vế câu
a-Súng kíp của ta mới bắn một phát/
- Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn,/
thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên
Từ thì
Dấu phẩy
b- Cảng tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn:/
hôm nay tôi đi học
Dấu hai chấm
Vế 1
Vế 2
Vế 3
Ranh giới
c-Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre;/
đây là mái đình cong cong;/
kia nữa là sân phơi.
Các dấu chấm phẩy
3- Ghi nhớ
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không cần nhìn SGK)
- 3 HS đọc
- 3 HS nhắc lại
4 -Luyện tập
Bài 1
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giảng đúng
+ Đoạn a: Có 1 câu ghép. Đó là câu
“ Từ xưa đến nay..... cướp nước”.
Câu gồm 4 vế.
 • Vế 1: tinh thần ấy lại sôi nổi
 • Vế 2: nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn
 • Vế 3: nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn
• Vế 4: nó nhấn chìn tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Bốn vế câu nối với nhau trực tiếp. Giữa các vế có dấu phẩy.
+ Đoạn b: Có 1 câu ghép gồm 3 vế:
• Nó nghiến răng ken két ,/nó cưỡng lại anh,/nó không chịu khuất phục.
(3 vế nối với nhau bằng dấu phẩy)
+ Đoạn c: Có 1 câu ghép, gồm 3 vế:
• Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyển đỏ thắm lặng lẽ suôi dòng.
(Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng dấu phẩy. Vế 2 và vế 3 nối với nhau bằng quan hệ từ rồi.)
Bài 2:
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có câu ghép và nêu được đúng cách nối các vế câu ghép
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét
- HS chép lời giải đúng vào vở bài tập.
-2HS làm bài vào bảng nhóm
- HS còn lại làm vào vở 
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc đoạn văn mình viết
5- Củng cố, dặn dò
GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại
- 3 HS nhắc lại
Rút kinh nghiệm:..
 ====================== 
Tiết3 :3
Môn: Toán
Bài:chu vi hình tròn
I.Mục tiêu 
Giúp HS :
- Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn .
- Cả lớp làm bài tập 1(a,b); bài 2(c), bài 3.
- HS khá giỏi làm thêm các bài tập còn lại.
II.Đồ dùng dạy học
-Cả GV và HS Bộ thực hành toán
-Một thước có vạch chia xăng-ti-mét và mi-li-mét 
III. Các hoạt động dạy học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-GV chấm bài làm thêm ở nhà của HS khá,giỏi (Bài 3-vẽ theo mẫu)
-GV vẽ hình tròn.
-Gọi 1 HS lên vẽ một bán kính và một đường kính trong hình tròn trên bảng ,so sánh độ dài đường kính và bán kính .
 -Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét ,đánh giá 
- Hỏi :Đâu là đường tròn?
-HS thực hiện vẽ .Trả lời 
- Đường kính dài gấp 2 lần bán kính 
.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu: 
 a)Nhận biết chu vi của hình tròn:
-Thế nào là chu vi của một hình?
-Chu vi của hình tròn là gì?Vì sao em nghĩ như vậy?
*GV cả lớp tìm độ dài của một đường tròn.
- Lấy hình tròn có bán kính 2cm giơ lên và yêu cầu HS lấy hình tròn đã chuẩn bị để lên bàn ,lấy thước có chia vạch đến xăng-ti-mét và mi-limét ra.
- Yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi;tìm cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước chia mi-li-mét và xăng-ti-mét .Nếu không có nhóm nào nêu được cách làm ,GV gợi ý :Độ dài đường tròn chính là độ dài đường bao quanh hình tròn .Vậy có thể làm theo gợi ý từ hình vẽ sau:GV treo tranh vẽ hình (trang 97 SGK) gọi các nhóm nêu cách làm.
-Giới thiệu :Độ dài đường tròn là chu vi của hình tròn đó 
- Chu vi của hình tròn bán kính 2 cm đã chuẩn bị bằng bao nhiêu?
b)Giới thiệu công thức tính chi vi hình tròn 
Trong toán học,người ta có thể tính được chu vi của hình tròn đó (có đường kính là :2 x 2 =4cm ) bằng công thức sau:
 4 x 3,14 = 12,56(cm)
 Đường kính x 3,14 = chu vi
-Gọi HS nhắc lại 
-GV chính xác hoá công thức và ghi bảng :
 C = d x3,14
 C: là chu vi hình tròn 
 d: là đường kính của hình tròn
-Hỏi: Đường kính bằng mấy lần bán kính ?Vậy có thể viết công thức dưới dạng khác nhau như thế nào?
-Yêu cầu phát biểu quy tắc ?
c) ví dụ minh hoạ
- GV chia đôi bảng làm 2 ví dụ lên bảng
-Gọi 2 HS lên bảng làm 2 ví dụ trong SGK; HS dưới lớp làm ra nháp 
-Gọi 2 hs nhận xét 
-Nhận xét chung 
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính chu vi khi biết đường kính hoặc bán kính 
3-Luyện tập:
+chính là độ dài đường bao quanh của hình đó
+là độ dài đường tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn.
-HS lấy hình tròn và thước đã chuẩn bị đặt lên bàn theo yêu cầu của GV 
- Các cách có thể :
+Cách 1: HS lấy giấy cuốn quanh hình tròn ,sau đó duỗi thẳng dây lên thước ,đo đọc kết quả 12,56cm.
+Cách 2:HS đặt thước lên bàn 
Đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn đã chuẩn bị bán kính 2cm.
Đặt điểm A trùng với vạch số 0 trên cái thước có vạch chia xăng-ti-mét và mi-li-mét
Cho hình tròn lăn một vòng trên thước đó thì thấy điểm A lăn đến vị trí điểm B trên thước B ở giữa số 12,5cm và 12,6cm.
-Độ dài đường tròn bán kính 2cm bằng độ dài đoạn thẳng AB.
-Chu vi của hình tròn bán kính 2cm khoảng 12,5cm và 12,6cm
-HS nghe,theo dõi 
-HS nhắc lại :Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14
- HS ghi vào vở công thức:
C=d x 3,14
C là chu vi hình tròn;
d là đường kính của hình tròn.
d = r x 2 vậy ta có 
C là chu vi; 
r là bán kính hình tròn.
- HS nêu thành quy tắc.
-HS làm bài.
- Ví dụ 1: Chu vi của hình tròn là:
6 x3,14 = 18,48 (cm)
- Ví dụ 2: Chu vi của hình tròn là:
5 x2 x3,14 = 31,4 (cm)
- Nhận xét.
- HS nhắc lại:
C = d x 3,14
C = r x 2 x 3,14
Bài 1(a,b)
Cả lớp làm
- Gọi một HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm vào vở; 2 HS lên bảng 
-HS khá,giỏi làm thêm ý c.
-Gv chấm chữa bài.
Bài 2:(c)
 -BT này có điểm gì khác với bài 1? 
-Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng
- HS khá,giỏi làm thêm ý a,b.
Bài 3:
Yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở; 1 HS lên bảng làm.
-GV chấm,chữa bài.
Bài 1:
-Tính tính chu vi hình tròn có đường kính d.
 HS tính: Kết quả 
 a) 1,884cm
 b) 7,85dm
 c) 2,512m
Bài 2 :
- Bài 1 cho biết đường kính ;bài 2 cho biết bán kính .
 a) 17,27 cm
 b) 40,82dm 
 c) 3,14 m
Bài 3:
 Bài giải
Chu vi của bánh xe đó là :
 0,75 x 3,14 = 2,355(m)
 Đáp số: 2,355(m)
4-Củng cố-dặndò:
-Nêu lại quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
-Xem laị bài ,chuẩn bị bài sau.
* * *
Rút kinh nghiệm:..
 ========================
Tiết 4
Môn: Tập làm văn
Bài:tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hai kiểu kết bài( mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK(BT1)
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
*HS khá, giỏi làm được BT3 ( tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài).
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi sẵn hai kiểu kết bài
III. Các hoạt động dạy -học
 1-KTBC:
 -Gọi 2 hs đọc đoạn MB cho bài văn tả người.
 -Có những kiểu kết bài nào?
 -Thế nào là kết bài không mở rộng , kết bài mở rộng?
 +KB không mở rộng:Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của mình với người được tả.
 +KB mở rộng:Từ hình ảnh ,hoạt động của người được tả ,suy rộng ra các vấn đề khác.
2-Bài mới
 a- Giới thiệu bài
 b-Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1:
 Gọi HS đọc nội dung bài tập1 
 - Hai cách kết bài này có gì khác nhau?
 -GV kết luận.
Bài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Cho HS làm bài, 
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen những HS làm bài tốt.
-GV đọc cho hs nghe kết bài hay.
*Bài 3 :GV yêu cầu hs khá,giỏi ( tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài).
Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn suy nghĩ ,trả lời:
+Kết bài a:nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà.
+Kết bài b:nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác.
+KB b bình thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo,nuôi sống mọi người.
+a KB không mở rộng.
 b KB mở rộng
+KB a khác với KB b ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết , còn suy luận ,liên hệ về vai trò của người nông dân.
- 2 HS làm bài tập vào giấy khổ lớn.
- HS còn lại làm vào vở bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc bài viết của mình.
3-Củng cố, dặn dò
Hỏi: Em hãy nhắc lại hai kiểu kết bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết đoạn kết bài chưa xong hoặc chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tiếp theo ở tuần 20
- 2 HS nhắc lại
Rút kinh nghiệm:..
 ========================
SINH HOạT LớP 
I Mục tiêu
-Giúp HS biết những ưu điểm, hạn chế của bản thân cũng như các bạn trong tuần.
-Biết phát huy những ưu điểm,khắc phục những sai phạm cho tuần sau.
-Biết được kế hoạch tuần tới.
-Giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường,lớp.
II Chuẩn bị
 HS: Những ghi chép theo dõi các bạn của ban cán sự lớp.
 GV :Nội dung sinh hoạt.
III Các bước tiến hành
1/Các tổ trưởng nhận xét,đánh giá trong tuần..
2 Các lớp phó học tập,lớp phó lao động,phó văn nghệ nhận xét,đánh giá.
3/ Nhận xét đánh giá của lớp trưởng.
Nội dung
Giáo viên nhận xét hoạt động tuần 19
-Nhận xét chung.
-Tuyên dương tổ,cá nhân học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, có thành tích trong học tập, lao động, rèn luyện
- Phê bình những học sinh vi phạm nội quy, cho các em nói rõ lí do phạm lỗi, yêu cầu các em hứa hẹn ,sửa chữa.
Giáo viên đề ra kế hoạch cho tuần 20
 GV hướng dẫnvà nhắc HS: 
 - Trình bày sách,vở phải sạch đẹp.
 - Mua đầy đủ dụng cụ, tập,sách cho học kì II.
 - Thực hiện tốt hơn nề nếp lớp.
- Vệ sinh trường,lớp,chăm sóc cây cảnh, vườn hoa cho xanh,sạch,đẹp.
* Các công việc khác (nếu có).
Kí duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.19.doc