Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 1 năm 2010

Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 1 năm 2010

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I .Mục tiêu :

- ổn định nề nếp lớp học

- Giúp học sinh làm quen với nề nếp học tập( cách chào hỏi, xưng hô, chỗ ngồi ổn định, làm quen với bạn bè)

- HS biết được tác phong khi đi học ở cấp tiểu học

- Bầu ban cán bộ lớp, chia tổ học tập.

II. Các hoạt động dạy học :

 

doc 71 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 13/ 8 /2010
Ngày giảng:Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Tiết 1, 2: Học vần
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I .Mục tiêu : 
- ổn định nề nếp lớp học
- Giúp học sinh làm quen với nề nếp học tập( cách chào hỏi, xưng hô, chỗ ngồi ổn định, làm quen với bạn bè)
- HS biết được tác phong khi đi học ở cấp tiểu học
- Bầu ban cán bộ lớp, chia tổ học tập.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định, tổ chức :
- Hát , múa .
II. Bài mới :
1. Bầu ban các sự lớp :
 - GV cùng HS bầu ban cán sự lớp .
 + Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động .
+ Chia lớp làm : 3 tổ.
+ Sao nhi đồng : 5 sao. 
2 . Xây dựng nền nếp:
a. Giới thiệu các ký hiệu : 
- GV giới thiệu đến HS một số ký hiệu thường dùng trong giờ học như :Gĩư yên lặng ; lấy vở ; lấy bảng con ; lấy SGK ; lấy ĐDHT... ( Vừa nêu GV vừa gắn các ký hiệu lên bảng để HS quan sát .)
b. Các quy định chung: 
- GV giới thiệu và tập cho HS một số quy định chung như : Xin ra ngoài , xin vào lớp giơ tay phát biểu xây dựng bài, giơ bảng con, bảng cài ...
- Cách trả lời bài , cách xưng hô với bạn, với thầy cô giáo...
- Biết đứng dậy chào khi có khách vào lớp.
3 . Thực hành :
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy định vừa học .
- GV nhận xét , chữa sai .
III. Củng cố - Dặn dò : 
- Yêu cầu HS thực hiện đúng các quy định vừa học .- Bài sau : Các nét cơ bản.
- HS tham gia hát , múa .
- HS giới thiệu các bạn vào ban cán sự .
- HS lắng nghe và ghi nhớ tên của ban cán sự lớp .
- HS nhớ tên và vị trí của tổ mình.
- HS nhớ tên Sao và các bạn ở cùng sao.
- HS lắng nghe và ghi nhớ . 
- HS thực hành.
- Nhiều em nhắc lại .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Tiết 1,2: Học vần
CÁC NÉT CƠ BẢN
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tên gọi của các nét cơ bản .
- HS biết các chữ viết được tạo thành bởi các nét cơ bản .
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn các nét cơ bản .
- Vở tập viết, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A . Kiểm tra bài cũ : LT bắt bài hát.
B. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : Hôm nay cô sẽ cho các em biết tên gọi của một số nét cơ bản mà các em cần phải biết . 
- Ghi đề bài .
- GV mở bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài học, lần lượt dùng que chỉ vào các nét và đọc tên từng nét.
- GV yêu cầu HS đọc lại tên các nét cơ bản .
- GV nhận xét , chữa sai .
2. Luyện viết :
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết bảng con 
- GV nhận xét - Chữa sai .
 Tiết 2 
3 . Luyện tập :
a. Luyện đọc :
- GV yêu cầu HS đọc lại tên các nét cơ bản .
b. Luyện viết :
- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.
- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu. 
- GV thu chấm , nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò :
- Trò chơi : “ Soi chữ ”
- GV nhận xét chung tiết học .
- Yêu cầu HS học thuộc tên các nét vừa học .
- Bài sau : e
- Cả lớp hát .
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại tên các nét cơ bản.
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc cá nhân, ĐT.
- HS viết ở vở tập viết 
- HS nộp vở theo yêu cầu .
- HS tham gia trò chơi .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
Tiết 4	TOÁN
Bài 1:TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận biết các việc thường làm trong tiết học Toán 1.
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, học sinh tự giới thiệu về mình, làm quen với SGK, đồ dùng học tập trong giờ học toán.
II. Đồ dùng dạy học :
- Sách Toán 1. Bộ đồ dùng học Toán 1của HS.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV cho HS xem sách Toán 1 :
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng sách Toán.
- GV giới thiệu từ bìa đến Tiết học đầu tiên.
- GV yêu cầu HS thực hành gấp sách, mở sách và cách giữ gìn sách.
2. Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán lớp 1 :
- Hướng dẫn HS quan sát từng ảnh rồi yêu cầu HS thảo luận : HS lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào, 
3. GV giới thiệu các yêu cầu cần đạt được sau khi học Toán 1 :
4. GV giới thiệu bộ đồ dùng họcToán của HS :
- GV hướng dẫn HS cách mở và lấy các đồ dùng.
- GV giơ từng đồ dùng để giới thiệu cho HS.
- Hướng dẫn HS cất đồ dùng đúng chỗ quy định và cách bảo quản.
* Bài sau : Nhiều hơn, ít hơn.
- HS mở sách Toán trang : Tiết học đầu tiên.
- HS thực hành gấp sách, mở sách và cách giữ gìn sách.
- HS thảo luận :
+ Ảnh 1 : GV giới thiệu, giải thích
+ Ảnh 2 : HS làm việc với que tính
+ Ảnh 3 : Đo độ dài bằng thước
+ Ảnh 4 : HS làm việc chung trong lớp
+ Ảnh 5 : HS làm việc theo nhóm
- HS biết :
+ Đếm, đọc số, viết số, so sánh 2 số (ví dụ)
+ Làm tính cộng trừ (ví dụ)
+ Biết giải các bài toán
+ Biết đo độ dài, biết hôm nay là thứ mấy, là ngày bao nhiêu, biết xem lịch hằng ngày
- HS lấy và mở hộp đồ dùng Toán 1.
- HS theo dõi và thực hành.
Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010
Tiết 1, 2: Học vần
Bài 1: ÂM E
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Làm quen và nhận biết được chữ và âm e.
- Trả lời được 2,3 câu hỏi đơn giản về các bước tranh trong SGK
+HS khá, giỏi luyện nói 4 , 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A . Kiểm tra bài cũ: 
- Ổn định tổ chức.
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B. Dạy bài mới:
1 . Giới thiệu bài : 
- Hôm nay, chúng ta học chữ và âm mới : e.
2. Dạy chữ ghi âm:
a. Nhận diện chữ, phát âm, đánh vần:
 - GV viết chữ e in lên bảng.
- GV viết chữ e thường lên bảng phụ.
- Hãy nêu nét cấu tạo?
- GV phát âm : e.
- Chọn âm e đính bảng 
- Gọi HS đọc theo hàng.
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ ai? Tranh vẽ gì?
- Bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau ở chỗ nào?
- GV chỉ chữ e trong bài cho HS phát âm.
b. Hướng dẫn viết bảng con:
- GV viết mẫu chữ cái e lên bảng.Vừa viết GV vừa nêu quy trình : Chữ e cao 2 li. Các em đặt phấn bắt đầu ở bên dưới dòng kẻ thứ 2 của dòng li thứ 1 và điểm dừng bút ở bên trên dòng kẻ thứ 3 của li thứ 2 một chút.
- Cho HS viết bảng.
- Cho HS viết bảng con e.
Tiết 2
3 . Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS phát âm lại âm e.
b. Luyện viết:
- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. GV hướng dẫn cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết...
- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu. 
c. Luyện nói:
- GV treo tranh.
- Tranh vẽ gì ?
- Ai cũng có "lớp học" của mình, vì vậy các con cần phải đến lớp học tập, trước hết để học chữ và Tiếng Việt.
- Các bạn trong tranh 5 đang làm gì?
- Trong 3 bạn có bạn nào không học bài của mình không?
Đi học là công việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không ?
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV cho HS đọc lại âm e.
- Chữ e có nét gì ?
- GV nhận xét chung tiết học .
- Bài sau: b 
- Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau.
- HS quan sát.
- Gồm 1 nét thắt.
- HS đọc ĐT.
- HS lấy e từ bộ chữ.
- Cá nhân, ĐT.
- Tranh vẽ : bé, me, xe, ve.
 - ...đều có âm e.
- HS đọc ĐT.
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.
- HS viết bảng con.
- HS viết bảng chữ e.
- HS đọc cá nhân, ĐT.
- HS tập tô chữ e ở vở tập viết.
- HS quan sát tranh.
- Vẽ các chú chim đang học, đàn ve đang học, đàn ếch đang học, đàn gấu đang học, các em HS đang học.
- Các bạn nhỏ đang học bài.
Tiết 4 : Toán
Bài 2:NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ "nhiều hơn", "ít hơn" để so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học :
- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa, 3 cái chai, 4 cái nút.
- Các tranh của Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
- 1 HS thực hành mở sách, gấp sách.
- GV yêu cầu cả lớp lấy hộp đồ dùng và chọn đồ dùng học tập que tính.
B. Bài mới :
1. So sánh số lượng cốc và thìa :
- GV đặt 5 cái cốc lên bàn và nói : Có một số cốc. GV cầm 4 cái thìa trên tay và nói : Có một số thìa.
- GV yêu cầu 1 HS lên đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa.
- Còn cốc nào chưa có thìa ?
- Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói : Số cốc nhiều hơn số thìa.
- Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói : Số thìa ít hơn số cốc.
2. GV hướng dẫn HS so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng ở 2 nhóm đối tượng bằng cách nối :
- GV yêu cầu HS quan sát từng hình vẽ và thực hành nối một ... chỉ với một ... Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : "Nhiều hơn, ít hơn "
- Yêu cầu HS về nhà so sánh các nhóm đồ vật ở gia đình.
- Bài sau : Hình vuông, hình tròn.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát.
- 1 HS lên đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa. Cả lớp nối cốc và thìa ở SGK.
- HS trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa.
- 3 HS nhắc : Số cốc nhiều hơn số thìa.
- 3 HS nhắc lại.
- 2 HS nhắc lại cả 2 ý kiến trên.
- HS nối : chai với nút, cà rốt với thỏ, nồi với nắp, nồi cơm điện, bàn là, đèn, ấm nước với ổ cắm.
- HS nêu : 
+ Số nút chai nhiều hơn số chai. / Số chai ít hơn số nút chai.
- HS nghe GV hướng dẫn và tham gia trò chơi, mỗi lần 2 nhóm cùng chơi. cả lớp theo dõi, nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Tiết 5: Đạo đức
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT.(tiết 1)
I. Mục tiêu : Giúp HS biết được :
- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
-Biết tên trường, lớp , tên thầy cô giáo một số bạn bè trong lớp 
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
II. Đồ dùng dạy học :
- HS chuẩn bị Vở Bài tập Đạo đức 1.
-Gv chuẩn bị Bài hát : Đi học, Em yêu trường em.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B. Dạy bài mới :
1. Hoạt động 1 : Bài tập 1 
- Trò chơi : Vòng tròn giới thiệu tên. Nhằm giúp HS biết giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên.
*Cách chơi : 6 - 10 em đứng thành vòng tròn, điểm danh từ 1 đến hết. Em thứ nhất giới thiệu tên mình. Em thứ hai giới thiệu tên  ... ếng, từ có âm vừa học, đọc thuộc bài, xem trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
Hoạt động của HS 
- HS viết đọc , phân tích: s, r, rổ rá, cá rô
- 2 HS nhắclại đầu bài. 
- 2- 3 HS.
- 2- 3 HS.
- HS tìm chữ k giơ lên.
- HS phát âm: Cá nhân, lớp.
 - HS ghép kẻ 
- 4 HS: kẻ có k trước, e sau, dấu hỏi trên e. 
- HS: cá nhân, nhóm, lớp. 
- 3- 4 HS
- 4 HS đọc.
- 2 HS.
- 3 HS
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS viết bảng con: k, kh, kẻ, khế. 
- HS đọc lại toàn bài tiết 1: cá nhân, nhóm, lớp
- 3 HS
- 1 HS lên bảng gạch chân: kha
- 3 HS 
- HS đọc câu ứng dụng. Cả lớp đọc. 
- HS đọc toàn bài trên bảng.
- 3 HS: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu
- 3 HS
- 3 – 4 HS
- 3- 4 HS
- 3 HS
- 2 HS
- HS viết bài. 
- HS thi tìm tiếng mới và đọc.
Tiết 4: Toán
Bài 19: SỐ 9
I. Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Có khái niệm ban đầu về số 9; biết 8 thêm 1 được 9.
 - Biết đọc, biết viết các số 9. Biết đếm và so sánh các số trong phạm vi 9.
 - Nhận biết số lượng về các nhóm có 1 đến 9 đồ vật và vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 9.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Số 9 in, số 9 viết. 
 - Bộ đồ dùng học Toán;,
III. Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đếm xuôi từ 1 đến 8 và đếm ngược từ 8 đến 1. 
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2. Giảng bài:
a. Lập số 9
- GV cho HS xem tranh vẽ trong SGKtrang 32
- GV hỏi: Trong tranh đang có mấy bạn chơi trò chơi ? 
- Có mấy bạn đang đi tới ?
- 8 bạn thêm 1 bạn thành mấy bạn ? 
- GV yêu cầu HS lấy 8 que tính rồi thêm 1 que tính.
- GV hỏi: Em có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- Làm tương tự với số chấm tròn và số con tính bên dưới.
- GV hỏi: Bức tranh có mấy bạn, mấy chấm tròn, mấy con tính và mấy que tính ? 
b.Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết: 
- GV nói: Để chỉ số lượng mỗi nhóm của hình vẽ trên ta dùng số chín
- GV đính số 9 in, số 9 viết lên bảng. 
c.Nhận biết thứ tự của số 9: 
- GV cầm 9 que tính trong tay phải và lấy từng que tính sang tay trái. 
- GV hỏi: Số chín đứng liền sau số nào ? 
 - Những số nào đứng trước số 9 ? 
3. Luyện tập thực hành:
 Bài 1: Viết số 
- GV viết mẫu số 9 và hướng dẫn HS viết.
- GV quan sát, uốn sửa.
Bài 2: Số ?
 - Cho HS làm bài vào SGK.
- Chữa bài: Cho HS đổi sách để kiểm tra cho nhau
 - HS và GV nhận xét
Bài 3: Điền dấu >, < , = 
- Cho HS làm vở ô li
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét sửa sai 
 8 < 9
 7 < 8
 9 > 8
 9 > 8
 8 < 9
 9 > 7
 9 = 9
 7 < 9
 9 > 6
Bài 4: Số ?
- Cho HS làm bảng con.
- Chữa bài: Gọi HS nhận xét bài của bạn.
8 < 9
7 < 8
7 < 8 < 9
9 > 8
9 > 7
6 < 7 < 8
- GV nhận xét sửa sai
4- Củng cố - Dặn dò:
- Số 9 đứng sau các số nào? 
- Số nào đứng trước số 9? 
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS đếm xuôi từ 1 đến 8 và ngược lại từ 8 đến 1. 
- Cả lớp đếm đồng thanh.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- HS quan sát. 
- HS: có 8 bạn. 
- HS: 1 bạn. 
- 3 HS: 8 bạn thêm 1 bạn là 9 bạn.
- HS lấy theo yêu cầu của GV. 
- HS: 9 que tính.
- 3 HS
- HS đọc: chín 
- Cả lớp đọc : chín
 - HS lấy số 9 trong bộ thực hành.
- HS đếm lần lượt từ 1 đến 9. Sau đếm ngược lại.
- 1 HS lên bảng viết từ 1 đến 9.
- 3 HS: số 8
- 4 HS: số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết 2 dòng số 9 vào vở ô li 
- 2 HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm bài vào SGK.
- HS đổi sách để kiểm tra cho nhau
- 2 HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm vở ô li 
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
- HS khác nhận xét.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- HS nhận xét bài của bạn.
- 2 HS.
- 2 HS.
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Tiết 1, 2: Học vần
Bài 21: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Đọc, viết, nắm cấu tạo: ư, u, x, ch, s, r, k, kh và các từ ứng dụng từ bài 17 -21
 - Ghép được các tiếng mới, từ mới từ các âm đã học.
 - Đọc được các tiếng , từ và câu ứng dụng trong bài
 - Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Thỏ và sư tử
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Kẻ sẵn bảng ôn, củ sả, tranh minh hoạ cho chuyện kể: Thỏ và sư tử.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: kì cọ, cá kho 
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2. Ôn tập: 
a. Các chữ và âm vừa học. 
- GV hỏi: Nêu cho cô các âm đã học trong tuần 
- GV ghi bảng các âm đã học 
- Bây giờ cô sẽ đọc âm, ai có thể lên chỉ chữ cho cô ? 
- GV chỉ chữ trên bảng.
b. Ghép chữ thành tiếng: 
- GV: Các con ghép chữ ở cột dọc với chữ ở cột ngang, lần lượt từng dòng. 
- GV ghi các tiếng lên bảng. 
- GV: Các con chú ý vào bảng 2 ghép 6 dấu thanh để được tiếng mới. GV ghi bảng.
Đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng các từ ứng dụng, đọc mẫu và giải thích: xe chỉ, củ sả. 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS. 
- Tìm tiếng có chứa âm vừa ôn trong từ ứng dụng?
c. Luyện viết bảng: 
- GV viết mẫu.và hướng dẫn HS viết
- GV nhận xét, sửa sai. 
 Tiết 2
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc:
- GV chỉ theo và không theo thứ tự.
- GV nhận xét, sửa sai. 
Đọc câu ứng dụng: 
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- GV nói: Câu ứng dụng của chúng ta hôm nay là xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú. 
- GV ghi câu ứng dụng trên bảng, đọc mẫu, hỏi: Trong câu ứng dụng tiếng nào chứa âm vừa ôn?
- Hãy đọc câu ứng dụng?
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS. 
- GV nhận xét, và cho điểm. 
b. Kể chuyện :Thỏ và sư tử
- GV kể chuyện lần 1 để HS biết chuyện. 
- GV kể chuyện lần 2 và sử dụng tranh minh hoạ trong SGK để HS nhớ chuyện. 
- GV chia nhóm, HS tập kể theo tranh. 
- GV hỏi: Nhóm nào có thể kể cho cô chuyện của bức tranh 1 ? 
- GV lần lượt hỏi như vậy với các tranh còn lại. 
- GV nói: Qua câu chuyện các con thấy những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt. 
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: xe chỉ, củ sả
- GV viết mẫu trên bảng cho HS quan sát.
- Cho HS viết vở. 
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS. 
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét bài của HS.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS tìm thêm một số tiếng, từ có chứa âm vừa ôn.
- Về nhà đọc lại bài và tập kể lại truyện cho cả nhà nghe. Nhận xét giờ.
- HS viết, đọc, phân tích: kì cọ, cá kho
- 2 – 4 HS nhắc lại đầu bài. 
- 4 HS. 
- 3 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
- HS lên chỉ chữ.
- HS đọc.
- 3- 4 HS đọc bảng ghép được. lớp đồng thanh. 
- HS ghép và đọc các tiếng ghép được. Cả lớp đọc đồng thanh. 
- HS đọc từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp. 
- HS tìm và phân tích
- HS đọc các từ trên bảng. 
- HS viết bảng con: xe chỉ, củ sả
- HS đọc toàn bài ôn: cá nhân, nhóm, lớp.
- 2 HS.
- HS tìm, phân tích tiếng: xe, chở, sư, tử, thú, sở.
- HS đọc: Cá nhân, lớp đọc. 
- 2 HS đọc lại tên truyện. 
- HS lắng nghe
- HS các nhóm kể cho nhau nghe.
- Vài HS kể lại tranh 1.
- HS kể lần lượt nốt các tranh còn lại.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS quan sát.
- HS viết vở. 
- HS tìm thêm và đọc một số tiếng, từ có chứa âm vừa ôn.
Tiết 4: Toán
Bài 20: SỐ 0
I . Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Có khái niệm ban đầu về số 0
 - Biết đọc, biết viết số 0. Đọc, đếm được từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh trong SGK, 4 que tính, 10 tờ bìa viết sẵn các số từ 0 đến 9.
 - Bộ đồ dùng học Toán; 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đếm xuôi từ 1 đến 9 và đếm ngược từ 9 đến 1. 
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2. Giảng bài:
a. Lập số 0
- GV cho HS xem tranh vẽ trong SGK trang 34 
- GV chỉ vào tranh 1, hỏi: Lúc đầu trong bể cá có mấy con cá ? 
- Lấy đi 1 con cá còn mấy con cá ?
- Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá?
- Lấy đi nốt 1 con cá nữa thì trong bể còn mấy con
 cá ? 
- Tương tự như vậy GV cho HS thao tác trên 4 que tính 
b.Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết : 
- GV nói: Để biểu diễn không có con cá nào trong lọ, không có que tính nào trên tay  người ta dùng số 0
- GV đính số 0 in, viết số 0 lên bảng
- GV nhận xét, sửa sai
c.Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. 
- GV chỉ vào từng ô vuông và hỏi: Đếm chấm 
tròn trong từng ô vuông ? 
- GV hỏi: Trong dãy số này số nào lớn nhất? số 
nào bé nhất ?
 - Những số nào đứng sau số 0 ? 
3- Thực hành:
Bài 1: Viết số 
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết số 0
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống :( dòng 2)
- GVđưa bảng phụ BT2 yêu cầu HS điền số vào ô vuông.
- Chữa bài: Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV khẳng định kết quả đúng.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống: ( dòng 3)
 * GV đưa bảng phụ và yêu cầu HS suy nghĩ kĩ để làm bài. 
- Chữa bài: Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Hỏi thêm: Số 0 đứng trước các số nào ? 
 Bài 4: Điền dấu >, < , = ( cột 1, 2)
- Cho HS làm vở.
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
0 < 1
 0 < 5
2 > 0
 8 > 0
0 < 4
 9 > 0
4- Củng cố- Dặn dò :
- Hãy đếm từ 0 đến 9 và ngược lại? 
- Số nào đứng sau số 0? 
- Dặn dò về nhà, nhận xét tiết học.
- 4- 5 HS đếm xuôi từ 1 đến 9 và đếm ngược từ 9 đến 1. 
- Cả lớp đếm đồng thanh.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- HS quan sát. 
- HS: 3 con cá. 
- 4 HS: 2 con cá. 
- 3 HS: 1 con cá 
- 3 HS: Không còn con nào. 
- HS lấy theo yêu cầu của GV. 
- HS đọc: không
- Cả lớp đọc : không
- Lấy số 0 trong bộ thực hành 
- HS đếm, 1 em lên bảng viết các số từ 0 đến 9.
- HS đọc từ 0 đến 9. 
- HS: Lớn nhất: 9, bé nhất: 0
- 3 HS: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS viết số 0 vào vở ô li.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm SGK.
- HS nhận xét bài của bạn.
- 2 HS nêu yêu cầu. 
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. 
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS làm vở. 
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
- HS khác nhận xét.
- 3 HS 
- 2 HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 LAY.doc