Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 12 - Trường Tiểu học Mỹ Phúc

Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 12 - Trường Tiểu học Mỹ Phúc

I.MỤC TIÊU :

 1. HS hiểu:

-Trẻ em có quyền có quốc tịch.

-Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

-Quốc kì tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn.

2.HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.

3.HS có kĩ năng nhận biết được Tổ quốc ; phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

-Vở bài tập Đạo đức 1.

-Một lá cờ Việt Nam (đúng quy cách, bằng vải hoặc giấy).

-Bút màu, giấy vẽ.

 

doc 17 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 12 - Trường Tiểu học Mỹ Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai Ngày soạn:6 tháng 11 năm 2010
 Ngày dạy:8 tháng 11 năm 2010
Đạo đức: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
( Tiết 1)
I.MỤC TIÊU :
 1. HS hiểu:
-Trẻ em có quyền có quốc tịch.
-Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
-Quốc kì tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn.
2.HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
3.HS có kĩ năng nhận biết được Tổ quốc ; phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Vở bài tập Đạo đức 1.
-Một lá cờ Việt Nam (đúng quy cách, bằng vải hoặc giấy).
-Bút màu, giấy vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh Ø 
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-Em phải cư xử với anh chị như thế nào ?
-Khi có đồ chơi đẹp, em có nhường cho em của em không ?
-Em đã đối xử với em của em như thế nào?
-Anh em sống hoà thuận thì cha mẹ thấy thế nào ?
-HS trả lời.
-Nhận xét. 
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1 : Quan sát tranh.
MT : Học sinh nắm tên bài học.
wLàm Bài tập 1: 
-Cho học sinh quan sát tranh BT1, GV hỏi : 
+Từng bạn trong tranh là người nước nào ?
+Họ đang làm gì ?
- Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng : VN, Lào, Trung Quốc, Nhật. Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
vHoạt động 2 : Đàm thoại.
MT :HS hiểu quốc kỳ tượng trưng cho đất nước. 
Quốc kỳ VN là cờ đỏ có ngôi sao vàng.
Giáo viên hỏi : 
+Những người trong tranh đang làm gì ?
+Tư thế đứng chào cờ của họ như thế nào ? Vì sao họ đứng nghiêm trang khi chào cờ (đ/v tranh 1,2 )
+Vì sao họ sung sướng cùng nhau nâng lá cờ tổ quốc ( tranh 3)
*Giáo viên kết luận : 
- Quốc kỳ tượng trưng cho một nước. Quốc kỳ VN màu đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh (GV giới thiệu lá cờ VN ).
- Quốc ca là bài hát chính thức của một nước, dùng khi chào cờ. Khi chào cờ cần phải : bỏ mũ nón, sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho chỉnh tề. Đứng nghiêm, mắt hướng nhìn quốc kỳ.
- Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính lá quốc kỳ, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc.
-Học sinh quan sát tranh trả lời 
+Những người trong tranh đang chào cờ.
+ Tư thế đứng chào cờ nghiêm trang, mắt hướng nhìn lá cờ để tỏ lòng kính trọng Tổ quốc mình.
+ Thể hiện lòng kính trọng, yêu quý quốc kỳ, linh hồn của Tổ quốc VN.
-Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
vHoạt động 3 :
MT : Học sinh thực hành làm BT3 .
* Kết luận : 
- Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng.
-Học sinh nhận ra những bạn chưa nghiêm túc trong giờ chào cờ. ( trong tranh )
IV) Hoạt động nối tiếp:
-Dặn Học sinh thực hiện đúng những điều đã học trong giờ chào cờ đầu tuần.
-Chuẩn bị bút màu đỏ, vàng để vẽ lá quốc kỳ VN.
Tiếng Việt: Bài 46 : ÔN - ƠN
I. Mục tiêu:	-HS hiểu được cấu tạo ôn, ơn.
	-Đọc và viết được ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
	-Nhận ra ôn, ơn trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.	
-HSKG đọc trơn được từ và câu ứng dụng : 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Mai sau khôn lớn.HSKG nói 2-4 câu.
II. Đồ dùng dạy học: 	Tranh minh hoạ từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói: Mai sau khôn lớn.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : 
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
2. Bài mới:
* GV giới thiệu tranh rút ra vần ôn, ghi bảng.
- Gọi 1 HS phân tích vần ôn.
- Lớp cài vần on.
- So sánh vần ôn với on.
- HD đánh vần vần ôn.
- Có ôn, muốn có tiếng chồn ta làm thế nào?
- Gọi phân tích tiếng chồn. 
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng chồn. 
- Dùng tranh giới thiệu từ “con chồn”.
- Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học
- Gọi đánh vần tiếng chồn, đọc trơn từ con chồn.
- Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
* Vần ơn (dạy tương tự)
So sánh 2 vần.
- Đọc lại 2 cột vần.
- Gọi học sinh đọc toàn bảng.
* HD viết bảng con: ôn, con chồn, ơn, sơn ca.
* Đọc từ ứng dụng:
Ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mỡn.
- Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3. Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1.
Tiết 2
*Luyện đọc bảng lớp :
- Đọc vần, tiếng, từ 
- Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.
 GV nhận xét và sửa sai.
* Luyện nói: Chủ đề: Mai sau khôn lớn.
GV treo tranh, yêu cầu HSQS và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh vẽ gì?
- Mai sau lớn lên con mơ ước điều gì?
- Tại sao con thích nghề đó?
- Bố mẹ con làm nghề gì?
- Muốn thực hiện được ước mơ của mình bây giờ con phải làm gì?
- Gọi học sinh luyện nói theo hướng dẫn trên.
- GV giáo dục TTTcảm cho học sinh.
- GV đọc mẫu 1 lần.
Gọi học sinh đọc bài.GV nhận xét cho điểm.
* Luyện viết vở TV:
Nêu yêu cầu cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh viết.
GV thu vở 5 em để chấm.Nhận xét cách viết.
* Trò chơi: Em tìm tiếng mới.
Giáo viên tạo hai bảng phụ, mỗi bảng ghi 1 số câu có chứa vần ôn và ơn. Chia lớp thành 2 đội. Dùng phấn màu gạch chân tiếng có chứa vần vừa học. Trong thời gian nhất định đội nào gạch được nhiều tiếng đội đó thắng cuộc.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1: gần gũi. N2:khăn rằn.
- CN 1em
- HS phân tích, cá nhân 1 em.
- Cài bảng cài.
- Giống nhau: kết thúc bằng n.
Khác nhau: ôn bắt đàu bằng ô.
- CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
- Thêm âm ch đứng trước vần ôn và thanh huyền trên đầu vần ôn.
- CN 1 em
- CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
-Tiếng chồn.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau: kết thúc bằng n.
Khác nhau: ô và ơ đầu vần.
3 em
1 em.
Toàn lớp viết.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em 
ôn, khôn lớn, cơn, mơn mỡn.
CN 2 em, đồng thanh.
Vần on, an.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Mỗi em nói 1 câu. HSKG nói liên tiếp 2- 4 câu
HS đọc nối tiếp 6 em.
CN 1 em
Toàn lớp.
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
IV) Hoạt động nối tiếp:
Củng cố: GV hỏi tên bài. Gọi HS đọc bài.
 Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà
Thứ ba Ngày soạn:6 tháng 11 năm 2010
 Ngày dạy:9 tháng 11 năm 2010
Toán :Tiết 45: LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh củng cố về:
Phép cộng , và phép trừ trong phạm vi các số đã học
Phép cộng 1 số với 0, phép trừ 1 số cho 0
Viết phép tính thích hợp với các tình huống trong tranh
BT cần làm: Bài 1, bài 2( cột 1), bài 3( cột 1,2), bài 4
2. Kỹ năng: Tính toán nhanh, chính xác
3. Thái độ: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:Giáo viên: Nội dung luyện tập . Học sinh : Vở, bảng con 
III)Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu: Luyện tập chung
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
Một số trừ đi 0 hoặc cộng với 0 thì kết qủa ntn?
Tính: 4 + 0 = ? 4 – 0 = ? 3 – 3 = ?
Khi thực hiện dãy tính, tiến hành qua mấy bước?
Tính: 1 + 3 – 4 = ? 5 + 0 – 3 = ? 2 + 3 – 5 = ?
Hoạt động 2: Làm vở 
Bài 1 : Tính
Bài 2 : Tính 
Bài 3 : Điền số vào ô ƒ
Tìm một số thích hợp điền vào để cho kết quả là 5
Bài 4: Gọi HS nêu tình huống ứng với ND tranh
Có 2 con mèo đang chơi, thêm 3 con chạy đến. Có tất cả 5 con mèo .
Con làm như thé nào?
Bài 5: Số ?( HSKG)
Hát
Bằng chính số đó
Học sinh làm bảng con 
2 bước: tính 2 số đầu, tính tiếp số còn lại
- Học sinh làm bảng con 
Học sinh làm và sửa bài miệng
Học sinh làm và sửa bài bảng lớp
Làm tính cộng
Học sinh làm và nêu: 2+3=5
Học sinh làm , sửa bảng lớp
IV)Hoạt động nối tiếp:+ Củng cố :
Thi đua viết nhanh, đúng. Học sinh cử đại diện lên thi đua tiếp sức
Cho 3 dãy lên thi đua, nhìn mẫu vật ghi phép tính có được
 + Dặn dò: 
 - Ôn lại các bảng cộng trừ đã học. 
- Chuẩn bị bài phép cộng trong phạm vi 6
Tiếng Việt: Bài 47: EN- ÊN
I. Mục tiêu -HS hiểu được cấu tạo en, ên.
	-Đọc và viết được en, ên, lá sen, con nhện.
	-Nhận ra en, ên trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.	
-HSKG đọc trơn được từ và câu ứng dụng : 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.HS nói được từ 2- 3 câu.
II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa. Câu ứng dụng, phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
2. Bài mới:
* Dạy vần en.
-GV giới thiệu tranh rút ra vần en, ghi bảng.
-Gọi 1 HS phân tích vần en.
-Lớp cài vần en.
-So sánh vần en với on.
-HD đánh vần vần en.
-Có en ...  những bãi biển con thấy có gì?
- Nước biển như thế nào?
- Người ta dùng nước biển để làm gì?
- Những người nào thường sống ở biển?
- Con có thích biển không?
- Con đã có đi chơi biển bao giờ chưa?
- HS luyện nói
- Đọc bài trong sách
- GV đọc mẫu
* Luyện viết vở TV (3 phút)
GV thu vở 5 em để chấm
Trò chơi: Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên tạo hai bảng phụ, mỗi bảng ghi 1 số câu có chứa vần iên và yên. Chia lớp thành 2 đội. Dùng phấn màu gạch chân tiếng có chứa vần vừa học. Trong thời gian nhất định đội nào gạch được nhiều tiếng đội đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : xin lỗi. N2 :vun xới.
Học sinh nhắc.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
I – ê – n – iên.
Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm đ đứng trước vần iên thanh nặng nằm dưới con chữ ê.
Toàn lớp.
CN 1 em
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Tiếng điện.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Giống nhau : phát âm như nhau.
Khác nhau : yên bắt đầu bằng y.
3 em
1 em.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em 
Biển, viên, yên. HS phân tích
CN 2 em, đồng thanh
Toàn lớp viết.
Vần on, an.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Cảnh biển.
Những cánh buồm.
Tàu bè đậu, khách du lịch tham quan.
Màu xanh.
Làm muối
Dân làm biển.
Có. (Tuỳ học sinh).
HS nói dựa theo gợi ý.HSKG nói 2-4 câu
HS đọc nối tiếp 
HS đọc CN
Toàn lớp viết vào vở
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
IV) Hoạt động nối tiếp:. 
 Củng cố : Gọi HS đọc bài
Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà
Toán:Tiết 47: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
Mục tiêu:
Kiến thức: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6
	BT cần làm:Bài 1, bài2, bài 3( cột 1,2), bài 4
Kỹ năng: Học sinh biết làm phép trừ trong phạm vi 6
Thái độ: Yêu thích học toán, tính cẩn thận, trung thực
Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nhóm mẫu vật có số lượng là 6. Học sinh : Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ: Phép công trong phạm vi 6
Cho học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 6
Làm bảng con: 3 + 3 = 2 + 2 = 4 + 2 = 6 + 0 =
Bài mới :
a.Giới thiệu : Phép trừ trong phạm vi 6
b.Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ
6 – 1 và 6 – 5 
Bước 1: Giáo viên đính hình tam giác lên bảng
Có 6 hình tam giác bớt 1 còn mấy ?
Làm tính gì để biêt được?
Giáo viên ghi bảng: 6 – 1 = 5
Bước 2: tương tự: 6 – 5 = 1
Tương tự với: 6 – 2 = 4
 6 – 4 = 2
 6 – 3 = 3
c.Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1 : Tính và ghi thẳng cột
Vận dụng bảng trừ trong phạm vi 6 để làm
Bài 2 : Viết số thích hợp
Bài 3 : Tính
Tiến hành theo 2 bước , em hãy nêu cách làm
Bài 4 : Nhìn tranh viết phép tính thích hợp
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh làm bảng con 
Học sinh quan sát 
Bớt 1 hình còn 5 hình
Tính trừ
Học sinh tự nêu và rút ra phép tính
Học sinh làm trên que tính để rút ra phép trừ
Học sinh đọc thuộc bảng trừ, cá nhân, lớp
Học sinh làm bài, sửa bảng lớp
Học sinh sửa bảng lớp
Học sinh nêu, làm bài, sửa bảng lớp
Học sinh đọc phép tính
Học sinh thi đua tổ, viết lên bảng con
IV)Hoạt động nối tiếp:+Củng cố:
Trò chơi thi đua. Ghi phép tính thích hợp có thể. Học sinh thi đua tổ, 
 6 – 1 = 5 6 – 5 = 1
Học sinh nhận xét .Tuyên dương tổ nhanh đúng
+ Dặn dò:Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 6
Thứ sáu Ngày soạn:6 tháng 11 năm 2010
Ngày dạy:11 tháng 11 năm 2010
Toán:Tiết 48: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Học sinh thực hiện được phép tính cộng , trừ trong phạm vi 6
	Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp
	BT cần làm: Bài 1( dòng 1), Bài 2( dòng 1), Bài 3( dòng 1), Bài 4( dòng 1),Bài 5
Thái độ: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động
Chuẩn bị: Giáo viên: Nội dung luyện tập. Học sinh : đồ dùng học toán
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định :
Bài cũ : Phép trừ trong phạm vi 6
Đọc bảng trừ trong phạm vi 6
Đưa bảng đúng sai 6 – 6 = 0 6 – 0 = 0
 6 – 4 = 3 3 + 3 = 5
 1 + 5 = 6
3. Dạy và học bài mới:
a. Giới thiệu: Luyện tập 
b.Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
Lấy 6 hình tam giác tách ra 2 phần
Nêu phép tính có được từ việc tách đó
c.Hoạt động 2: Làm vở bài tập
Bài 1 : Tính
Lưu ý điều gì khi làm ?
Bài 2 : Tính Nêu cách làm
Ví dụ: 1 em lên làm: 6 – 3 – 1 =
 3 - 1 = 2
Bài 3 : Điền dấu > , <, =
Muốn điền đúng dấu thì phải làm sao?
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Bài 5: Nhìn tranh nêu tình huống
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh thực hiện 
Học sinh thực hiện theo yêu cầu
Học sinh nêu 
6 – 1 = 5
6 – 5 = 1
6 – 2 = 4
Học sinh đọc bảng 
- Ghi kết quả thẳng cột
Học sinh làm sửa bài miệng
Làm tính với 2 số đầu, được kết quà làm tiếp với số thứ 3
Học sinh làm bài , sửa ở bảng lớp
Làm tính với 2 số rồi so sánh, chọn dấu
Học sinh làm bài sửa bảng lớp
Hs nêu tình huống và làm bài
IV)Hoạt động nối tiếp: Gọi HS nêu nhanh: ƒ + 3 = 6 6 = ƒ + 1
Tiếng Việt: Bài 50: UÔN -ƯƠN
I. Mục tiêu:	+HS hiểu được cấu tạo vần uôn, ươn.
	-Đọc và viết được uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
	-Nhận ra uôn, ươn trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.	
+Đọc được từ và câu ứng dụng , HSKG đọc trơn 
+Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ từ khóa. Câu ứng dụng, phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
2. Bài mới:
* Dạy vần uôn
-GV giới thiệu tranh rút ra vần uôn, ghi bảng.
-Gọi 1 HS phân tích vần uôn.
-Lớp cài vần uôn.
-So sánh vần: uôn với iên
-HD đánh vần vần uôn.
-Có uôn, muốn có tiếng chuồn ta làm thế nào?
-Cài tiếng chuồn.
-GV nhận xét và ghi bảng tiếng chuồn.
-Gọi phân tích tiếng chuồn. 
-GV hướng dẫn đánh vần tiếng chuồn. 
-Dùng tranh giới thiệu từ “chuồn chuồn”.
-Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
-Gọi đánh vần tiếng chuồn, đọc trơn từ chuồn chuồn.
* Dạy vần ươn ( Tương tự)
-So sánh 2 vần
-Đọc lại 2 cột vần.
-Gọi học sinh đọc toàn bảng.
* Dạy từ ứng dụng:
Cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ 
- Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ đó.
- Đọc sơ đồ 2
- Gọi đọc toàn bảng.
* HD viết bảng: uôn, chuồn chuồn, ươn, vươn vai.
3. Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
* Luyện đọc:
 + Luyện đọc bảng lớp :
-Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
+ Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn
*Luyện nói : Chủ đề “Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào”.
Trong tranh vẽ những con gì?
Con có biết có những loại chuồn chuồn nào không? Hãy kể tên loại chuồn chuồn đó?
Con có thuộc câu tục ngữ ca dao nào nói về con chuồn chuồn không?
Con đã trông thấy cào cào, châu chấu chưa?
Hãy tả lại một vài đặc điểm của chúng?
Cào cào, châu chấu thường sống ở đâu?
Con có biết mùa nào thì có nhiều cào cào, châu chấu không?
Muốn bắt được cào cào, châu chấu, chuồn chuồn ta phải làm như thế nào?
Bắt được chuồn chuồn con sẽ làm gì?
Có nên ra nắng để bắt chuồn chuồn, châu chấu hay không?
* Luyện viết vở TV (3 phút) 
- GV thu vở 5 em để chấm. Nhận xét
* Trò chơi: Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên tạo 2 bảng phụ, mỗi bảng ghi 1 số câu có chứa vần uôn và ươn. 2 đội dùng phấn màu gạch chân tiếng có chứa vần vừa học. Trong thời gian nhất định đội nào gạch được nhiều tiếng đội đó thắng cuộc.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : viên phấn. N2 :yên ngựa.
Học sinh nhắc lại
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau: Kết thúc bằng n.
Khác nhau: uôn bắt đầu uô.
u – ô – n – uôn.
Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm ch đứng trước vần uôn thanh huyền nằm trên đầu vần uôn.
Toàn lớp.
CN 1 em
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Tiếng chuồn chuồn.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Giống nhau : Kết thúc bằng n
Khác nhau : uô và ươ đầu vần.
3 em
1 em.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em 
Cuộn, muốn, lươn, vườn.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Toàn lớp viết.
Vần uôn, ươn. HS đọc cá nhân, lớp
CN 2 em
CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
HS KG nói lien tiếp 2-4 câu
Toàn lớp viết
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
IV.Hoạt động nối tiếp:. Nhận xét giờ học.
 Dặn HS chuẩn bị bài sau:Ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 13 CKTKN.doc