Thiết kế bài học khối lớp 2 - Tuần học 14 năm 2009

Thiết kế bài học khối lớp 2 - Tuần học 14 năm 2009

I. MỤC TIÊU:

1.KT:

- Đọc trơn toàn bài.

- Hiểu nghĩa của các từ mới: chia sẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.

2.KN:

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm.

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.

3.TĐ:

- HS biết sống đoàn kết với mọi người.

* HSKKVH: Đọc trơn một phần văn bản, Đọc đúng một số từ khó.Lắng nghe các bạn trả lời câu hỏi cảm thụ ND bài học.

*GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

 

doc 29 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 2 - Tuần học 14 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 14
Ngày soạn : 15/11
Ngày giảng : 17/11
 Thứ hai, ngày 17 tháng 11năm 2009
Tiết 1:
Chào cờ
 Đ14
Tập trung toàn trường 
Tiết 2+3:
Tập đọc
Đ 40+41
Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu:
1.KT:
- Đọc trơn toàn bài. 
- Hiểu nghĩa của các từ mới: chia sẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.
2.KN:
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
3.TĐ: 
- HS biết sống đoàn kết với mọi người.
* HSKKVH: Đọc trơn một phần văn bản, Đọc đúng một số từ khó.Lắng nghe các bạn trả lời câu hỏi cảm thụ ND bài học.
*GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần HD luyện đọc.
2.Học sinh: SGK
III. các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài:
1.KT: Đọc thuộc lòng bài: “Quà của bố” và TLCH 
2. Giới thiệu bài: 
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Luyện đọc
 a.MT: HS đọc trơn bài, đọc đúng câu từ và hiểu nghĩa các từ mới.
 b.Các bước hoạt động:
 B1: GV đọc toàn bài
 B2: Đọc câu 
 - > GV hướng dẫn đọc đúng tiếng khó
 B3: Đọc đoạn trước lớp:
 - GV hướng dẫn đọc đúng một đoạn trên bảng phụ.
 B4: Đọc đoạn trong nhóm
 -> GV giúp đỡ các nhóm
 - 2 HS đọc và TLCH
 *HS KKVH: Đọc trơn một số từ và cụm từ.
 - Theo dõi
 - HS nối tiếp nhau.Đọc đúng tiếng khó 
 - Đọc tiếp nối kết hợp tìm hiểu từ mới
 - HS tổ chức đọc nhóm
 - Các nhóm thi đọc( ĐT, cá nhân)
 Tiết 2
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
a.Mục tiêu: HS trả lời đúng các câu hỏi trong bài
b.Các bước hoạt động:
B1: GV lần lượt nêu hệ thống câu hỏi
B2: * GDVBVMT
3.Hoạt động 3: Luyện đọc lại
 a.Mục tiêu: HS biết thi đọc phân vai 
B1: GV nêu yêu cầu và tổ chức cho HS đọc
B2: GV nhận xét, cho điểm.
C. Kết luận:
- Nêu nội dung, ý nghĩa chuyện
*GDBVMT: Nhũng người thân trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt gần gũi thân thiết ,vì vậy chúng ta phải biết quan tâm yêu thương những người thân trong gia đình.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết sau
*HSKKVH: Có thể trả lời được một số ý nhỏ.
 - HS đọc thầm, đọc thành tiếng và TLCH, HS khác nhận xét
* HS KKVH: Nghe và cảm thụ cách đọc của bạn.
 - Các nhóm thi đọc phân vai
 - HS nêu ý nghĩa
Tiết 4:
Toán
 Đ 66
55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9
i. Mục tiêu:
1.KT:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện các phép trừ có nhớ dạng số bị trừ có hai chữ số, số trừ số có một chữ số.
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.
- Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.
2.KN:
- Rèn kỹ năng thực hiện tính trừ dạng: 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 – 9, kỹ năng vẽ hình.
3.TĐ:
- HS có ý thức trong giờ học, yêu thích học toán.
*HSKKVH: Làm đúng một nửa số bài tập.
II.chuẩn bị:
1.GV: Bảng phụ vẽ sẵn hình
2.HS: Bảng con
iii. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a.Giới thiệu bài:
*KTBC: GV yêu cầu tính
 64– 7 78 – 9
*Bài mới : GV giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 – 9
a.MT:HS nắm được kỹ thuật trừ và thực hiện
được tính trừ dạng 55 - 8, 56 - 7, 37- 8, 68- 9
b.CBHĐ:
B1: GV lần lượt nêu các phép trừ
B2: GV cho HS nêu lại các bước thực hiện
2.Hoạt động 2: Thực hiện tính
a.MT: HS thực hiện đúng tính viết dạng :
55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 – 9
b.CBHĐ:
Bài tập 1:
B1 : GV nêu yêu cầu và cho HS làm vào vở B2: GV cho HS đổi vở chữa bài
B3: Gv chấm chữa một số bài và nhận xét.
2.Hoạt động 2: Tìm x
a.MT: HS biết tìm số hạng chưa biết
b.CTH:
B1: GV tổ chức cho 1 HS lên điều khiển
B2: GV tổ chức cho HS làm bài
B3: GV chấm, chữa bài cho HS nhận xét.
3.Hoạt động 3: Vẽ hình
a.MT: HS vẽ được hình ngôi nhà đúng mẫu
b.CTH:
B1: GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu
B2: Tổ chưc cho HS làm bài
- GV hướng dẫn chấm các điểm rồi vẽ hình
B3: Gv chấm chữa bài và nhận xét.
C.Kết luận:
 - GV lấy VD cho HS củng cố bài
 - Nhận xét tiết học, HD học ở nhà.
 - HS làm vào bảng con
 - HS nêu cách làm
 *HS KKVH: Thực hiện tính đúng khoảng 5, 6phép tính.
 - HS nêu yêu cầu và làm bài
 - Chữa bài
 *HS KKVH: làm đúng 2 phép tính
 - HS điều khiển
 - HS làm vào bảng con
 *HS KKVH: vẽ tương đối gần với mẫu
 - HS vẽ hình vào vở
Tiết 5:
Đạo đức
 Đ 14
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (t1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trong lớp sạch đẹp.
- Lý do vì sao cần giữ trường lớp sạch đẹp.
2. Kỹ năng:
- Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3. Thái độ:
- Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*GDBVMT: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II.chuẩn bị:
1.GV:
- Bài hát: Em yêu trường em.
- Phiếu giao việc hoạt động 3 (tiết 1).
2.HS:
- Vở bài tập
III. hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. giới thiệu bài:
1.ổn định- kT: Nêu các việc em đã thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè.
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: GV cho HS hát bài Em yêu trường em
- GV giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen”.
a.MT: HS biết được một việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
b.CTH:
B1: Gv nêu tiểu phẩm
B2: GV mời một số HS lên đóng tiểu phẩm
B3: Gv nêu câu hỏi thảo luận(2 câu)
B4: GV kết luận
2.Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
a.MT: HS bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng trong việc giữ trường lớp sạch đẹp
b.CTH:
B1: GV hướng dẫn quan sát tranh và nêu câu hỏi định hướng 
B2: GV nêu câu hỏi thảo luận(2 câu)
- GV nêu câu hỏi thảo luận cả lớp:
+Em cần làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp?
+Trong những việc đó, việc gì em làm được? Việc gì em chưa làm được? Vì sao?
B3: Gv kết luận:.
3.Hoạt động3: Bày tỏ ý kiến
a.MT: Giúp cho HS nhận thức được bổn phận của người HS là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
b.CTH:
B1: GV phát phiếu và hướng dẫn làm bài
B2: Gv tổ chức cho HS trình bày
B3: GV kết luận:
C.Kết luận:
- GV cho HS liên hệ thực tế
- Nhận xét đánh giá giờ học
 - 2 HS nêu
 - Cả lớp hát
 - HS theo dõi
 - 4 HS lên đóng tiểu phẩm
 - HS thảo luận
 - HS nêu ỹ kiến
 - HS thảo luận 
 - Đại diện nhóm trình bày
 - HS thảo luận và trả lời
 - HS làm việc cá nhân
 - Một số HS trình bày ý kiến và giải thích lí do, HS khác bổ sung
 - 3,4 HS liên hệ
 Ngày soạn : 14/11
 Ngày giảng : 17/11
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009
Tiết 1:
Thể dục
Bài 27:
Trò chơi: vòng tròn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học trò chơi: Vòng tròn
2. Kỹ năng:
- Biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu.
3. Thái độ:
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II.chuẩn bị:
1.GV:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 3 vòng tròn.
2.HS:
- Vệ sinh an toàn nơi tập.
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Giới thiệu bài:
1. ổn định tổ chức lớp
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
2.Bài mới:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Khởi động
a.MT: Giúp HS khởi động trước khi tham gia trò chơi tránh chấn thương
b.CTH:
6'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
B1: Xoay các khớp cổ chân, tay đầu gối, hông
B2:Giậm chân tại chỗ
X X X X X 
X X X X X D
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Đi dắt tay nhau chuyển thành đội hình vòng tròn.
B3:Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Cán sự điều khiển
2.Hoạt động 2: Học trò chơi: Vòng tròn
24'
a.MT: HS biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
b.CTH:
B1:Chuyển đội hình vòng tròn.
5 - 6 lần
B2:Tập nhún chân
 6 - 8 lần
B3: Tập đi nhún chân
6 – 8 lần
C.Kết luận:
- Đi đều và hát.
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng.
- Trò chơi do GV chọn
- Nhận xét tiết học.
5'
- Giao bài về nhà.
Tiết2:
Chính tả: (Nghe viết)
Đ 28
 Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu:
1.KT:
- Nghe – viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài: Câu chuyện bó đũa
- Làm đúng các bài tập phân biệt i/iê ,tìm tiếng có có vần in hay iên
2.KN:
- Rèn kỹ năng viết chữ, chữ viết tương đối đúng mẫu.
3.TĐ:
- HS yêu quý chữ Việt, có ý thức rèn luyện chữ viết .
* HS KKVH:
- Nghe viết tương đối chính xác bài chính tả, điền đúng một số bài tập.
II.chuẩn bị:
1.GV:
- Phiếu giao việc ghi nội dung bài tập 2b
2.HS:
- Bảng con, vở chính tả
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
*KTBC: Yêu cầu viết: ra, da, gia đình
- GV nhận xét, cho điểm.
*Bài mới: GV giới thiệu bài
B.Phát riển bài:
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị
a.Mục tiêu: HS Nắm nội dung bài viết, nắm được cách trình bày và viết đúng các chữ dễ viết sai.
b.Cách tiến hành:
B1 :GV đọc bài viết
B2 : GV nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu bài và nắm được cách trình bày
- GV cho HS nhận xét cách trình bày
B3 :GV đọc những từ HS dễ viết sai
- > sửa sai cho HS
2. Hoạt động 2 : Viết bài
a.MT: HS biết trình bày đúng nội dung bài.
b.CTH:
B1: GV đọc cho HS viết bài
 -> Theo dõi nhắc nhở.
B2: Chấm, chữa bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi.
- GV chấm bài, nêu nhận xét
3.Hoạt động 3: Thực hành
a.MT: HS điền đúng âm chính i/iê, tìm đúng tiếng chứa vần in hay iên
b.CTH:
Bài tập 2b
B1: GV nêu yêu cầu với HS.
B2: GV giải thích và cho HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3b
B1: GV nêu yêu cầu với HS
B2: GV cho HS làm vào bảng con
-> GV cùng HS nhận xét, chữa bài
C.Kết luận:
- GV nhận xét, tiết học
- Hướng dẫn HS chữa lỗi ở nhà.
- 2 HS viết trên bảng, lớp viết bảng con.
 - Theo dõi SGK
 - HS trả lời câu hỏi
 - Nêu nhận xét
 - Viết bảng con
 *HSKKVH: Viết đúng 25 – 30 từ
 - Viết bài
 - HS soát lỗi
 *HS KKV: Viết đúng một số âm chính i/iê, 
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - Lớp làm trên phiếu, 2 HS làm trên bảng phụ
 - HS nêu yêu cầu BT. 
 - HS làm bài
Tiết3:
Toán
 $ 67:
65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29
I. Mục tiêu:
1.KT:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong số bị trừ có hai chữ số, số trừ có hai chữ số.
- Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp (tính giá trị biểu thức ... i bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
b.CTH:
B1: Làm việc nhóm
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
B2: Làm việc cả lớp
GV kết luận:
C.Kết luận:
- GV củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học hướng dẫn thực hiện yêu cầu bài học.
 - HS trả lời
 - Mỗi HS nêu một thứ
 - Các nhóm thảo luận
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm bổ sung
 - HS thảo luận
 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Nhóm 1 và 2 tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc
Nhóm 3 và 4 tập cách ứng xử khi một người thân trong gia đình bị ngộ độc.
 - HS lên đóng vai , HS khác nêu ý kiến để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
Tiết 5: Tăng cường toán
 ôn tập
I.Mục tiêu:
1.KT:
 Giúp HS củng cố
- Trừ nhẩm các bảng trừ đã học.
- Trừ có nhớ số bị trừ là số có 2 chứ số, số trừ có một hoặc hai chữ số
- Giải toán có lời văn với phép tính trừ.
2.KN:
- Rèn kỹ năng tính nhẩm, tính viết và giải toán
3.TĐ:
- HS có ý thức trong giờ học, yêu thích môn học.
* HS KK: 
- Làm được 40 – 50 % kiến thức theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
1,GV: Nội dung các bài tập
2.HS: Bảng con
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.Kiểm tra bài cũ;
- Yêu cầu đặt tính rồi tính
 30 – 8 93 – 45 	 
- Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới : GTB
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Tính nhẩm, tính viết
a.MT: HS thực hiện tính nhẩm tính viết các công thức trong bảng trừ đã học
b.CTH:
Bài tập 1: 
B1: GV nêu yêu cầu tính nhẩm
B2: GV lần lượt nêu các công thức
Bài tập 2:
B1: GV cho HS nêu yêu cầu bài và nêu cách tính
B2: Tổ chức cho HS làm bài
- > Gv kết hợp cùng HS nhận xét, chữa bài
2.Hoạt động 2: Giải toán
a.MT: HS giải được bài toán có lời văn với phép tính trừ.
b.CTH:
B1: GV tổ chức cho 1 HS lên điều khiển
B2: GV tổ chức cho HS làm bài
B3: GV chấm, chữa bài cho HS nhận xét.
C.Kết luận:
- Gv giúp HS củng cố bài
- Nhận xét tiết học hướng dẫn học ở nhà.
 - 2 HS đặt tính rồi tính trên bảng & nêu cách thực hiện.
 * HS KKVH: thực hiện tính đúng khoảng một nửa số BT theo yêu cầu.
 - HS tiếp nối nêu kết quả phép tính
- HS làm vào bảng con
*HS KKVH: Có thể viết đúng phép tính giải.
 - 1 HS điểu khiển (HS dưới lớp đọc đề toán, phân tích đề)
 - 1HS làm trên bảng, lớp làm vào vở
 - > phép tính giải: 34 – 18 = 16( học sinh)
Ngày soạn : 17/11
Ngày giảng : 20/11
	 Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2009
Tiết1:
Chính tả: (tập chép)
 Đ14
 Tiếng võng kêu
I. Mục tiêu :
1.KT:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng (khổ thơ 2) trong bài “Tiếng võng kêu”
- Làm đúng các bài tập phân biệt (bài tập2 phần b)
2.KN:
- Biết trình bày đúng khổ thơ, viết hoa đúng các chữ đầu dòng thơ.
3.TĐ:
- Yêu quý chữ Việt có ý thức rèn luyện chữ viết, viết đúng chính tả.
* HS KKVH:
- Chép lại đoạn văn tương đối chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: - Bảng phụ viết đoạn văn cần tập chép.
2.HS: - SGK, bảng con, phấn.
III. hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định- KT: Đọc cho HS viết : mải miết, chim sẻ, 
- Nhận xét, chữa lỗi
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
B.Phát riển bài:
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị
a.MT: HS hiểu ND đoạn chép, biết cách trình bày đoạn văn, viết đúng những chữ dễ viết sai.
b.CTH:
B1: GV đọc bài và HD tìm hiểu nội dung và cách trình bày
- Giáo viên đọc bài trên bảng lớp.
- GV nêu câu hỏi HD nhận xét
B2: GV đọc cho HS viết từ khó
- > GV tổ chức cho HS nhận xét, chữa lỗi.
2.Hoạt động 2: Chép bài. 
a.MT:HS trình bày đúng đoạn văn, sử dụng đúng dấu câu.
b.CTH:
B1: GV cho HS chép bài vào vở.
- GV nhắc nhở cách trình bày 
 bài, uốn nắn tư thế ngồi viết
B2: Chấm chữa bài và nhận xét
3.Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả.
a.Mục tiêu:HS xác định đúng các từ có vần in/iêm
Bài tập 2b
B1: GV treo bảng phụ nêu yêu cầu với HS
B2: GV hướng dẫn và tổ chức cho HS làm bài
B3: GV cùng HS nhận xét, chữa bài
C.Kết luận:
- GV khen những HS chép bài chính tả đúng, sạch đẹp.
- Nhận xét tiết học, nhắc HS chữa lỗi ở nhà.
 - HS viết bảng con
 *HSKKVH: Biết cách trình bày đoạn văn
 - Theo dõi 
 - 1, 2 HS đọc lại
 - HS trả lời câu hỏi
 - HS viết tiếng dễ viết sai
 - HS chép bài.
 - HS soát lỗi
 *HS KKVH: có thể tìm đúng một số từ
 - Nêu yêu cầu bài
 - 2HS làm trên giấy khổ to, cả lớp làm ra nháp: tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
 Tiết 2:
Tập làm văn
 Đ14
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi viết nhắn tin
I. Mục tiêu:
1.KT:
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi đúng về nội dung tranh.
- Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
2.KN: Rèn kỹ năng nói thành câu, kỹ năng trình bày văn bản viết đủ ý
3.TĐ: HS yêu quý em nhỏ, có ý thức viết nhắn tin khi cần thiết.
*HS KKVH: Bước đầu biết viết nhắn tin, viết ở mức độ đơn giản.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định- kiểm tra:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a.MT: HS trả lời được câu hỏi qua quan sát tranh.
b.CTH:
B1: GV nêu yêu cầu với HS
B2: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi
- Khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình
2.Hoạt động 2: Viết nhắn tin
a.MT: HS viết được nội dung lời nhắn đủ ý, bước đầu biết sử dụng dấu câu 
b.CTH:
B1: GV cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Nhắc HS nhớ tình huống, viết lời nhắn ngắn gọn đủ ý.
B2: GV tổ chức cho HS làm bài
- > theo dõi gợi ý
B3: GV cho HS đọc bài trước lớp
- > kết hợp cùng HS nhận xét, GV chấm điểm một số bài viết tốt
C.Kết luận:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện yêu cầu bài học ở nhà.
 - 2 HS lên bảng làm lượt kể (đọc) đoạn văn ngắn viết về gia đình
 - HS nêu yêu cầu bài
 - Lần lượt từng HS trả lời câu hỏi
a.Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê/Bạn nhỏ đặt búp bê trên lòng, bón bột cho búp bê ăn
b.Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm/bạn nhìn búp bê thật trìu mến.
c.Tóc bạn buộc thành 2 bím tóc có thắt nơ
d.Bạn mặc một bộ quần áo gọn gàng/Bạn mặc một bộ quần áo rất đẹp
* HS KKVH: viết lời nhắn ở mức độ giản đơn 
 - HS đọc yêu cầu
 - HS viết bài
 - Nhiều học sinh đọc bài trước lớp.
Tiết3:
Toán
 Đ 70:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1.KT:
- Củng cố phép trừ có nhớ (tính nhẩm và tính viết) vận dụng để làm tính, giải bài tập.
- Củng cố cách tìm số hạng trong phép cộng và tím số bị trừ trong phép trừ.
2.KN:
- Rèn kỹ năng tính nhẩm, tính viết và giải toán.
3.TĐ:
- HS tích cực trong giờ học , yêu thích học toán.
* HS KKVH: Làm đúng một số phép tính
II.chuẩn bị
1.GV: Phiếu giao việc
2.HS: Bảng con, phấn
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A,Giới thiệu bài
1.ổn định – kiểm tra: Yêu cầu HS đọc bảng trừ
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
B.Phát triển bài:
1.Hoạt động 1: Bài tập 1
a.MT: HS nhẩm đúng kết quả các phép tính
b.CTH:
B1: GV cho HS nêu yêu cầu bài
- GV phát phiếu 
B2: Chấm chữa bài
2.Hoạt động 2: Bài tập 2, bài tập 3
a.MT: HS biết đặt tính và tính đúng, biết tìm số hạng và số bị trừ.
b.CTH:
Bài 2: 
B1: GV nêu yêu cầu với HS 
B2: GV tổ chức cho HS làm trên bảng con
- >Kết hợp nhận xét, chữa bài
Bài 3: 
B1: GV nêu yêu cầu với HS
B2: Tổ chức cho HS làm vào vở
B3: GV chấm , chữa bài và nhận xét
2.Hoạt động 3: Giải toán
a.MT: HS giải được bài toán với phép tính trừ
B1: GV tổ chức cho 1 HS lên điều khiển
B2: GV tổ chức cho HS làm bài
B3: GV chấm, chữa bài cho HS nhận xét.
C.Kết luận:
- Củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học hướng dẫn học ở nhà.
 - 2, 3 HS đọc 
 *HS KKVH: nhẩm và tính đúng 15- 20 PT
 - HS nêu yêu cầu
 - HS làm cá nhân trên phiếu
 - HS tiếp nối nêu miệng
 *HS KKVH: tính đúng 3,4 PT
 - HS nêu yêu cầu bài 
 35 57 63 72 81 94
 - - - - - -
 8 9 5 34 45 36
 27 48 58 38 36 58
*HS KKVH: tính đúng 1, 2 phép tính
 - HS nêu yêu cầu bài tập, nêu cách tìm số hạng, cách tìm số bị trừ
 x + 7 = 21 	 x – 15 = 15
 x = 21 – 7 x = 15 + 15
 x = 14 x = 30 
 *HS KKVH: Viết được phép tính giải
 - 1 HS điểu khiển (HS dưới lớp đọc đề toán, phân tích đề)
 - 1HS làm trên bảng, lớp làm cá nhân
 - > phép tính giải: 45 – 6 = 39 (kg)
Tiết 4:
Thủ công
 $ 14:
Gấp, cắt, dán hình tròn (T2)
I. Mục tiêu:
1.KT:
- Học sinh biết, gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn.
2.KN: Thực hiện theo đúng các bước, cắt hình tròn tương đối đều
3.TĐ: Có hứng thú với giờ học thủ công.
II. chuẩn bị:
1.GV:
- Mẫu hình tròn 
- Giấy màu, kéo, hồ dán.
2.HS: Giấy màu, kéo, hồ dán.
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
1.ổn định – kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
B.Phát triển bài
1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
a.MT: HS nắm được quy trình các bước thực hiện gấp cắt hình tròn.
b.CTH:
B1: GV giới thiệu hình mẫu được dán trên nền một hình vuông.
B2: Hướng dẫn quy trình mẫu
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình các bước
2.Hoạt động 2: Thực hành
a.MT: HS gấp cắt được hình tròn theo đúng quy trình kĩ thuật
b.CTH:
B1: GV chia nhóm và nêu yêu cầu thực hành
B2 : Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4
- > GV theo dõi nhắc nhở
B3: Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm
C.Kết luận:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết sau.
 - HS chuẩn bị đồ dùng trên bàn
 - HS chú ý quan sát, nêu nhận xét.
- Bước 1: Gấp hình
- Bước 2: Cắt hình tròn
 - Bước 3: Dán hình tròn.
 - Chia nhóm 4
 - HS thực hành theo nhóm 4.
 - Các nhóm trưng bày sản phẩm.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
 Đ 13	 Nhận xét tuần 14
I.Nhận xét chung:
1.Ưu điểm:
.
2.Tồn tại:
II.Phương hướng tuần sau:
1.Chỉ tiêu phấn đấu:
 - Duy trì tỉ lệ đi học chuyên cần đạt 100%.
 - Vệ sinh trường lớp, vệ sính cá nhân sạch sẽ.
 - Học bài và làm bài tập đầy đủ (ở lớp, ở nhà).
 - Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu.
 - Cố gắng rèn chữ viết nâng cao tỷ lệ VS CĐ.
 2.Tổng kết:
 - HS phát biểu và hứa 2, 3 em.
 - Cả lớp cùng GV bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần để tuyên dương.
 - GV nhắc nhở HS cố gắng thực hiện tốt phương hướng tuần sau.
___________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan14.doc