Thiết kế bài học khối lớp 4 - Tuần 3

Thiết kế bài học khối lớp 4 - Tuần 3

Tiết 2 : Tập đọc:

 Thư thăm bạn.

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Đọc – hiểu:

- Hiểu nội dung các từ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm bạn bè, thương bạn, muốn chia sẻ với bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.

- Hiểu dượcphần mở đầu và kết thúc bức thư.

Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Quách Tấn Dương, lũ lụt, xả thân, quyên góp

- Đọc trôi chảy được toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gọi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

 

doc 39 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 4 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3
 NS : 29 / 8 / 2009
NG : Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ:
Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2 : Tập đọc:	
 Thư thăm bạn.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Đọc – hiểu:
- Hiểu nội dung các từ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm bạn bè, thương bạn, muốn chia sẻ với bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
- Hiểu dượcphần mở đầu và kết thúc bức thư.
Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Quách Tấn Dương, lũ lụt, xả thân, quyên góp
- Đọc trôi chảy được toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gọi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Kĩ năng:
Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng,từ khó hoặc dễ lẫn: Quách Tấn Dương, lũ lụt, xả thân, quyên góp
- Đọc trôi chảy được toàn bàI. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gọi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
3. Thái độ:
- Biết chia xẻ với bạn khi gặp chuyện khó khăn vui buồn trong cuộc sống 
* HSKK hiểu một nởa nội dung bài 
II. Chuẩn bị 
1. GV
- Tranh minh hoạ bài tập đoc.
- Bảng viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
- Tranh, ảnh tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
2. HS:
- SGK bài soạn ở nhà 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. GTB:
- ÔĐTC:
- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Truyện cổ nước mình.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- ý hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài thông qua tranh về hoạt động quyên góp ủng hộ, cứu đồng bào trong cơn nước lũ
2. Phát triển bài : 
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc 
* Mục tiêu : Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng phù hợp.
*Các bước hoạt động : 
- HS đọc cả bài :
- Chia đoạn
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV sửa đọc cho HS, hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu : Hiểu nội dung bài, hiểu được tình cảm của người viết thư.
* Các bước hoạt động : 
-Tổ chức cho HS hạot động nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi sgk.
Tổ chức cho HS trình bày kết quả TL.
Đoạn 1:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Bạn Hồng đã mất mát đau thương như thế nào?
- Em hiểu “ hi sinh” nghĩa như thể nào?
- Đặt câu với từ “ hi sinh”.
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
Đoạn 2 + 3:
- Những câu văn nào trong đoạn 2 + 3 cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- ở nơi địa phương bạn Lương, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào lũ lụt?
- Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
- Từ “ bỏ ống” nghĩa như thế nào?
- Đoạn 2 + 3 nói lên ý gì?
- Đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư. Những dòng đó có tác dụng gì?
- Bức thư thể hiện nội dung gì?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm:
* Mục tiêu : HS biết đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nọi dung bài .
* Các bước hoạt động : 
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.
- Nêu giọng đọc của từng đoạn?
- Luyện đọc diễn cảm.
- Tìm cách đọc diễn cảm đoạn văn 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá .
3. Kết luận : 
- Bạn Lương là người như thế nào?
- Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn? 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc và trả lời
- HS đọc bài.
- Chia làm 3 đoan.
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 – 3 lượt.
_ HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày .
- Không.
--Để chia buồn với Hồng.
Ba của Hôngdf đã hi sinh trong trận lũ.
- Hi sinh : Chết vì nghĩa vụ, lý tưởng cao đẹp , nhận cái chết về mình để dành sự sống cho người khác.
- ý 1 : Lương viết thư và và lí do viết thư cho Hồng .
-Lương khơi dậy trong Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm .
- Bên cạnh Hồng còn có má, có các cô bác
-Mọi người quyên góp, ủng hộ
- Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền bỏ ống
- Dành dum, tiết kiệm.
-ý 2 : Những lời an ủi, động viên của Lương đối với Hồng .
- Dòng đầu :nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư .Dòng cuối ghi lời chúc , cảm ơn, hứa hẹn.
- Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn
- HS đọc 3 đoạn tiếp nối .
- HS nêu 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm .
- HS chú ý nghe, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất .
- HS trả lời 
Tiết 3 : Mĩ thuật
( GV Mĩ thuật dạy)
Tiết 3 : Toán 
Triệu và lớp triệu ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức : 
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng, lớp đã học.
- Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
2. Kĩ năng : 
-Đọc viết thành thạo các số đến lớp triệu.
- Biết đọc số liệu thống kê.
3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , lòng yêu thích môn học .
* HS khó khăn : Bước đầu biết đọc , viết các số đến lớp triệu : 
II. Chuẩn bị :
1. GV : 
- Bảng các hàng, lớp ( đến lớp triệu)
- Nội dung bảng bài 1.
2. HS : SGK , bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB:
- ÔĐTC:
- Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra vở bài tập.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Triệu và lớp triệu.( tiếp)
2. Phát triển bài : 
a) Hoạt động 1 :. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu.
* Mục tiêu : Biết đọc, viết các số đến lớp triệu .
* Các bước hoạt động : 
- GV treo bảng các hàng và lớp.
- Viết các hàng của số gồm: 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
- Yêu cầu viết số đó và đọc số đó.
- GV hướng dẫn thêm cách đọc tách thành các lớp, đọc từ trái sang phải.
- Tương tự như vậy các số:
342 157 413; ..
b) Hoạt động 2 : Luyện viết , đọc các số đến lớp triệu .
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết , đọc số đến lớp triệu.
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng phụ kẻ bảng như sgk 
- yêu cầu HS đọc và viết số theo bảng đó
- Chữa bài. nhận xét.
Bài 2: Đọc các số sau:
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 2.
- Nhận xét phần đọc của HS
Bài 3:Viết các số sau:
- GV hướng dẫn và cho HS làm bài vào vở.
* HS khó khăn làm hai phần a,b.
- Chữa bài. nhận xét.
Hoạt động 3 : Đọc bảng số liệu thống kê.
Mục tiêu: Củng cố bài toán về sử dụng bảng số liệu.
-Bảng số liệu về giáo dục năm 2003-2004.
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm 2.
- Tổ chức cho HS bình chon nhóm hỏi đáp tốt nhất.
- GV và cả lớp trao đổi.
3. Kết luận : 
? : Nêu các hàng , các lớp đã học.
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát bảng hàng – lớp.
Trăm triệu
Chục triệu
Triệu
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
chục
Đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- VD: 32 516 497: Ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn bốn trăm chín mươi bảy.
- HS đọc.
+ 900 3702 00: Chín trăm triệu ba trăm bảy mươi nghìn hai trăm.
a)Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm mười bốn: 10 250 214.
- HS nêu yêu cầu.
HS quan sát bảng số liệu, trao đổi 
- Đại diện một số nhóm trình bày .
- HS nêu.
Tiết 4 : Luyện từ và câu:
Từ đơn, từ phức.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu, từ bao giờ cũng có nghĩa còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa
2. Kĩ năng :
- Phân biệt được từ đơn, từ phức.
- Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ.biết đặt câu với từ đơn hoặc từ phức
3. Thái độ :
-Yêu thích tiếng Việt,nghiêm túc tự giác khi học tập.
*HSKK : Đặt được một câu với từ đơn hoặc từ phức
II.Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
- Bảng phụ viết đoạn văn để kiểm tra.
- Bảng lớp viết câu văn: 
Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/ lại/ có/ chí/ học hành/ nhiều/ năm/ liền/ Hanh/ là/ học sinh/ tiên tiến.
Viết sẵn nội dung bài tập 1.
2,Học sinh
-SGK,bảng con,vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
-ổn định tổ chức-Kiểm tra bài cũ
- Nêu tác dụng và cách dụng dấu hai chấm.?
- Đọc đoạn văn kể về câu chuyện Nàng tiên ốc kết hợp dùng dấu hai chấm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2.Phát triển bài:
a,Hoạt động 1: Nhận xét :
* Mục tiêu: - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu, từ bao giờ cũng có nghĩa còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.
*Các bước hoạt động : 
Bài 1: Hãy chia các từ trong câu trên thành hai nhóm:
- GV đưa ra ví dụ câu văn như sgk.
- Mỗi từ trong câu được phân cách bằng dấu ghạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ? Số lượng tiếng trong mỗi từ như thế nào?
+ Nhóm: Từ chỉ gồm 1 tiếng ( Từ đơn)
+ Nhóm: từ gồm nhiều tiếng ( Từ phức)
- Nhận xét.
Bài 2:
- Từ gồm có mấy tiếng?
- Tiếng dùng để làm gì?
- Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
b)Hoạt động 2 : Ghi nhớ:
* Mục tiêu : HS rút ra được ghi nhớ.
* Các bước hoạt động :
- Nêu ghi nhớ sgk.
- Nêu một số từ đơn, một số từ phức.
c) Hoạt động 3 : Luyện tập:
* Mục tiêu : Vận dụng kiến thức vừa học để làm các bài tập .
* Các bước hoạt động : 
Bài 1: HS đọc sgk và dùng bút chì gạch chéo phân cách các từ trong sgk và xác định được từ đơn, từ phức.
- Nhận xét, kl
Bài 2: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ phức.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Nhận xét.
Bài 3: Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài 2.
- Yêu cầu đọc câu đã đặt.
- Nhận xét.
3. Kết luận : 
- Thế nào là từ đơn, cho ví dụ?
- Thế nào là từ phức, cho ví dụ?
- Chuẩn bị bài sau.
HS trả lời
HS kể
- HS đọc câu văn ví dụ.
- Câu văn này có 14 từ. Có từ có một tiếng và có từ có nhiều tiếng.
+ Nhóm 1: Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
+ Nhóm 2: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- Từ gồm 1 hay nhiều tiếng.
- Tiếng dùng để cấu tạo từ.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS lấy ví dụ về từ đơn và từ phức.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc đoạn thơ.
- HS làm bài rồi phát biểu .
+Từ đơn : rất , vừa, lại.
+ từ phức : công bằng , độ lượng .
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm 2. Tìm và ghi lại từ đơn, từ phức có trong từ điển.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đặt câu vào vở . 
- HS đọc câu văn đã nêu.
* HS khó khăn : Đặt được 2 câu .
- HS nêu.
 NS : 30- 8 – 2009 
NG : Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 : Thể dục:
Đi đều, đứ ... thảo luận theo các nội dung:
+ Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?
+ Cần hỏi thăm bạn những gì?
+ Em cần kể cho bạn nghe những gì?
+ Em nên chúc, hứa hẹn điều gì với bạn?
b. Viết thư:
- Yêu cầu dựa vào gợi ý để viết.
- Chú ý: dùng từ thân mật, gần gũi. tình cảm bạn bè chân thành.
- Nhận xét đánh giá.
3. Kết luận :
? : Một bức thư thường gồm những nội dung nào ? Thường có mấy phần?
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài – Trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài Thư thăm bạn.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời.
- Viết thư thăm hỏi, động viên,
- Để thăm hỏi , thông báo tin tức cho nhau.
- Ghi địa điểm, thời gian viết thư.
-HS trả lời.
- Thông báo tình hình người viết thư.
- Nhận xét: 
+ Phần đầu: Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
+ Phần cuối: Ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS đọc đề.
- Đề bài yêu cầu: viết thư cho bạn ở trường khác để hỏi thăm, kể tình hình lớp, trường em.
- HS thảo luận theo các gợị ý.
- HS viết thư.
- HS đọc bức thư đã viết.
- HS bình chọn bạn viết được bức thư hay nhất.
- Trả lời.
Tiết 2 : Khoa học: 
 Vai trò của vitamin, chất khoáng, xơ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nói được tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
2. Kĩ năng :
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể .
3. Thái độ : 
- Có ý thức ăn uống đầy đủ chất vi ta min , chất khoáng và chất sơ.
*THBVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
1. GV : 
- Hình vẽ sgk trang 14, 15 .
- Phiếu dùng cho các nhóm.
2. HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài : 
- ÔĐTC- Kiểm tra bài cũ:
-?:Kể tên 1 số loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo?
- ?:Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
- Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài : 
a) Hoạt động 1 : Trò chơi đối mặt “Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ”.
*Mục tiêu: Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng,chất xơ.
Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
* Các bước hoạt động :
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- HS nêu.
- HS chơi nêu tên một số thức ăn : rau cải, chuối, thịt lợn, sữa.
- Nhận xét.
b)Hoạt động 2 : Vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước.
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng,chất xơ và nước.
* Các bước hoạt động : 
- Cho HS hỏi đáp theo cặp
- Kể tên một số vitamin mà em biết. Vai trò của vitamin đó?
- Kết luận: Vi ta min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể(.SGK)
- Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
- Kết luận: sgk.
- Tại sao hàng ngày ta phải ăn các loại thức ăn có chứa chất xơ?
- Hàng ngày cần uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
? : Ta phải làm gì để đảm bảo có đủ các chất vi ta min, khoáng và xơ? 
3. Kết luận : 
- Đọc mục Bạn cần biết sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu trước lớp.
- HS kể tên.
- HS nêu : Tham gia vào việc xây dựng cơ thể.
- HS nêu lại kết luận.
- Chất xơ đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa
 - HS trả lời.
- Trồng trọt, chăn nuôi hợp vệ sinh 
Tiết 3 : Toán:
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Giúp HS nhận biết đặc điểm hệ thập phân ( ở mức độ đơn giản).
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
2. Kĩ năng : Sử dụng 10 kí hiệu ( 10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân thành thạo .
3. Thái độ : Cẩn thận chính xác.
* HSKK: Biết sử dụng 10 kí hiệu để viết số trong hệ thập phân.
II. Chuẩn bị :
1.Gv : Phiếu bài tập bài 1,3
2. HS : SGK, bảng con , vở toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
- ÔĐTC - Kiểm tra bài cũ:
-?:Đặc điểm của dãy số tự nhiên?
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài : 
Hoạt động 1 : Đặc điểm của hệ thập phân:
* Mục tiêu : - Giúp HS nhận biết đặc điểm hệ thập phân ( ở mức độ đơn giản).
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Các bước hoạt động :
- Hoàn thành bài tập sau:
10 đơn vị = chục
10 chục = trăm.
10 trăm = nghìn.
.nghìn = 1 chục nghìn.
- Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị của 1 hàng thì tạo thành mấy đơn vị của hàng trên liền tiếp nó?
- Ta gọi đây là hệ thập phân.
- Hệ thập phân là gì?
* Cách viết số trong hệ thập phân:
- Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số là những chữ số nào?
- Hãy sử dụng 10 chữ số đó để viết các số. (GV đọc để HS viết.)
- GV với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
- Hãy nêu giá trị của mỗi chữ số trong số 999.
- Cùng là chữ số 9 nhưng đứng ở vị trí khác nhau thì có giá trị khác nhau. Giá trị mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số.
b) Hoạt động 2 : Luyện tập:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết số trong hệ thập phân.
Bài 1: Viết theo mẫu:
- GV phân tích mẫu.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng.( Theo mẫu)
M: 387 – 300 + 80 + 7.
- Chữa bài. nhận xét.
Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau.
- Hướng dẫn HS trình bày bài theo nhóm .
- Nhận xét.
3. Kết luận : 
? : Nêu đặc điểm của hệ thập phân và cách viết số theo hệ thập phân.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng hoàn thành bài tập , dưới lớp làm vào nháp
- Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền nó.
- Hệ thập phân là: cứ 10 đơn vị ở hàng này thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền với nó.
- Có 10 chữ số là: 0,1.2.3.4,5,6,7,8,9.
- HS viết bảng con : 999, 2006, 685 402 793.
- HS nêu.
- Nêu yêu cầu.
- Quan sát mẫu.
- HS làm bài theo mẫu: 1-2 HS làm bài vào phiếu học tập, các HS khác làm vào SGK. 
- HS nêu yêu cầu.
- Quan sát mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài thi theo nhóm trên phiếu học tập.
Tiết 4 : Âm nhạc:
 Ôn tập bài hát: Em yêu hoà bình.
Bài tập cao độ và tiết tấu.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
2. Kĩ năng : 
- HS thuộc bài hát, tập biểu diễn tong nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ.
- Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
3. Thái độ : Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. GV : 
- Nghiên cứu một vài động tác phụ hoạ.
- Bảng phụ chép sẵn bài tập cao độ và tiết tấu.
- Nhạc cụ quen dùng.
2. HS : SGK .
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài : 
ÔĐTC.
- KTBC. Hát ôn bài hát Em yêu hoà bình.
-GTB:
2. Phát triển bài : 
a, Hoạt động 1 : Ôn bài hát.
* Mục tiêu : - HS thuộc bài hát, tập biểu diễn trong nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ.
* Các bước hoạt động : 
- Chia lớp làm 2 nhóm:
+ Nhóm hát
+ Nhóm đệm theo tiết tấu lời ca.
- Lưu ý: Nhóm gõ đệm phải luyện tập thành thạo mới kết hợp cả hai nhóm.
* Hát kết hợp phụ hoạ:
- GV hướng dẫn động tác phụ hoạ.
- GV làm mẫu vừa hát vừa kết hợp động tác phụ hoạ.
Hoạt động 2. Bài tập cao độ và tiết tấu:
* Mục tiêu : Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
- Nhận biết các nốt: Đô, mi. son, la trên khuông nhạc.
- Vỗ tay theo bài tập tiết tấu – sgk.
- Thay thế bằng các âm tượng thanh.
* Làm quen với bài tập âm nhạc.
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn gõ tay theo phách ( ứng với nốt đen và dấu lặng đen)
3. Kết luận : 
- Hát bài hát: Em yêu hoà bình kết hợp động tác phụ hoạ.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát ôn.
- HS chú ý quan sát động tác phụ hoạ.
- HS vừa hát kết hợp động tác phụ hoạ
- HS nhận biết trên khuông nhạc các nốt nhạc.
- HS thực hiện bài tập tiết tấu.
- HS chú ý nghe.
- HS hát kết hợp động tác phụ hoạ.
Tiết 5: Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 3
Tiết 4: Mĩ thuật:
Vẽ tranh đề tài: các con vật quen thuộc.
I. Mục tiêu:
1. kiến thức : - HS nhận biết, hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
2. Kĩ năng : 
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ mầu theo ý thích.
3. Thái độ : 
- HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II.Chuẩn bị:
1. GV :
- Tranh, ảnh một số con vật.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, mầu vẽ.
2. HS : Bút chì , bút màu, giấy vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :
- ÔĐTC-Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài: Vẽ tranh: đề tài các con vật quen thuộc.
2. Phát triển bài : 
a) Hoạt động 1 :. Hướng dẫn chọn nội dung đề tài:
* Mục tiêu : - HS nhận biết, hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
*Các bước hoạt động : 
- GV đưa ra tranh, ảnh các con vật quen thuộc.
- Nêu tên các con vật đó.
- Các con vật dó có hình dáng, màu sắc như thế nào?
- Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Các bộ phận chính của con vật?
- Ngoài những con vật đó ra em còn biết những con vật nào khác?
- Em thích nhật con vật nào? Vì sao?
- Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật em định vẽ.
b) Hoạt động 2 : . Cách vẽ con vật:
* Mục tiêu : -HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ mầu theo ý thích.
* Các bước hoạt động :
- Hình gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ phác hình dáng chung của con vật.
+ Vẽ các bộ phận, chi tiết cho rõ đặc điểm.
+ Sửa chữa hoàn chỉnh hình và vẽ màu.
- Ngoài ra có thể vẽ thêm các chi tiết khác cho bức tranh thêm sinh động.
*Thực hành vẽ:
- Yêu cầu HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng,màu sắc của con vật định vẽ. Sắp xếp hình cho cân đối.
- GV quan sát và gợi ý hướng dẫn bổ sung cho HS.
* Nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài có ưu – nhược điểm nổi bật để nhận xét.
- Khen ngợi những HS có nài vẽ đẹp.
3. Kết luận: 
- Quan sát các con vật trong cuộc sống để tìm ra đặc điểm về hình dáng, màu sắc của chúng.
- Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS quan sát tranh, ảnh.
- HS nêu tên các con vật trong tranh.
- HS nhận xét về hình dáng, đặc điểmcủa con vật.
- HS kể tên một vài con vật khác.
- HS nói tên con vật yêu thích.
- HS miêu tả con vật định vẽ.
- HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
- HS thực hành vẽ.
- HS tự nhận xét bài vẽ của mình và của bạn.
- HS chọn bài vẽ đẹp, sinh động.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T3 LOP 4.doc