Truyện trạng Quỳnh

Truyện trạng Quỳnh

Đầu to bằng cái bồ

Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh

đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước

xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt.

Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà,

Quỳnh bảo:

- Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng

cái bồ!

Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt

thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã

mờ, Quỳnh bảo:

- Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem!

Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ.

Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo:

- Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy!

Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ

thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng

cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.

pdf 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Truyện trạng Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyện trạng Quỳnh 
Đầu to bằng cái bồ 
 Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh 
đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước 
xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt. 
 Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà, 
Quỳnh bảo: 
 - Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng 
cái bồ! 
 Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt 
thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã 
mờ, Quỳnh bảo: 
 - Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem! 
 Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ. 
Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo: 
 - Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy! 
 Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ 
thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng 
cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn. 
Đất nứt con bọ hung 
 Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất 
chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu. 
 Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu 
cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người 
có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. 
Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ 
kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo: 
 - Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho 
mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho 
chừa các tật láo, nghe chưa! 
 Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc: 
 - "Lợn cấn ăn cám tốn." 
 Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại 
vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao 
núng, Quỳnh đọc lại ngay: 
 - "Chó khônss chớ cắn càn." 
 Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong 
kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn 
mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo: 
 - Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì 
tao phục! 
 Nói xong Tú Cát đọc ngay: 
 - "Trời sinh ông Tú Cát!" 
 Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, 
dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp: 
 - "Đất nứt con bọ hung!" 
 Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng. 
Dê đực chửa 
 Tiếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan 
rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thực ra sao, nhưng là người chuộng nhân 
tài, sau khi suy nghĩ, vua bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một 
con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cái lệnh chéo 
ngoe ấy tất nhiên làm dân chúng phủ Thanh Hóa shốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai 
cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Mà từ xưa đến giờ đã nghe ai nói cái 
chuyện lạ lùng ấy đâu! Thế nhưng, khi biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố: 
 - Chuyện gì chớ chuyện này xin bố đừng lo. Bố cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một 
trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng. Nghe Quỳnh 
nói vậy, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại vơi dân làng. Người tin kẻ nghi nhưng 
không còn có cách nào khác, mọi người đành làm theo yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm 
sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô khi nhà vua có việc đi qua cửa Đông. 
Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống 
lên. Nghe tiếng khóc có vẻ lạ, vua sai lính lôi đứa trẻ đang khóc lên hỏi nguyên do. 
Quỳnh vờ như không biết đấy là vua, càng gào to, kể lể: 
 - Mẹ tôi đã chết mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi không chịu đẻ em bé cho tôi bế... 
 Vua nghe nói câu ấy, bật cười bảo rằng: 
 - Ôi chao quả là một thằng bé đần độn. Ba mày là đàn ông mà đẻ làm sao được? 
 Chỉ đợi cho vua nói vậy, Quỳnh liền nín ngay, rồi đứng chắp hai tay lại, nói thật trang 
nghiêm: 
 - Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa! 
 Nghe nói vậy, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé thần đồng mà bấy lâu mình 
vẫn nghe đồn. 
Miệng kẻ sang 
Bấy giờ Quỳnh đã hơi lớn, đang độ thiếu niên. Trên đường từ phủ về khát quá, Quỳnh 
vào một quán nước bên đường. Trong quán có một viên quan, dáng oai vệ, đang ngồi 
nhai trầu bỏm bẻm. Cạnh đó, có một lính vệ đứng hầu. Quan nhai xong, hách dịch vứt 
miếng bã trầu ra đất. 
 Quỳnh đang ngồi uống nước, thấy ngứa mắt liền bước lại cuối nhặt lên, ngắm nghía 
như muốn tìm kiếm cái gì, rồi đút vào túi. 
 Quan thấy lạ, hỏi: 
 - Mày là ai? Làm gì vậy? 
 Quỳnh làm bộ khúm núm đáp: 
 - Bẩm, con là học trò nghèo, lâu nay thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có 
gang có thép" muốn nhặt lên đem về coi thử có đúng thế không? 
 Biết mình bị xỏ, lại không biết tên học trò xấc xược này là Quỳnh, quan liền bảo: 
 - Đã xưng là học trò thì người phải đối ngay câu tục ngữ mà người vừa nói đó đi, hay 
thì ta thưởng, dở sẽ đánh đòn. Mà nhớ là tục ngữ phải đối bằng tục ngữ, nghe chưa! 
 Quỳnh giả bộ rụt rè, thưa thưa bẩm bẩm: 
 - Con sợ mang tiếng xấc xược... Không dám đối. 
 Tưởng anh chàng học trò đang bí, quan bảo: 
 - Ta cho người cứ nói, còn đối không được thì nằm xuống để ta đánh đòn. 
 - Nếu thế thì con xin đối ạ. 
 - Được. Đối ngay đi, ta nghe thử! 
 Quỳnh thong thả đọc vế đối: 
 - "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm." 
 Nghe xong, mặt quan xám lại như tro bếp. Câu đối lại đúng là câu tục ngữ, không thể 
bắt bẻ vào đâu được. 
 Biết ngồi lâu không tiện, quan giục lính hầu ra đi, quên bẵng lời hứa thưởng tiền cho 
anh học trò nghèo. 
 Chẳng bao lâu, chuyện ấy lan ra khắp vùng, tên quan kia thì xấu hổ vì làm miệng 
cười cho thiên hạ còn tiếng tăm của Quỳnh thì nổi như cồn. 
Phơi sách, phơi bụng 
 Quỳnh có một lão trọc phú. Lão này đã dốt lại thích học làm sang, thỉnh thoảng mò 
đến nhà Trạng, đòi mượn sách. Tất nhiên lão có mượn được sách về thì cũng biết gì đâu 
đọc. Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng 
tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, hỏi: 
 - Thầy làm gì thế? 
 Quỳnh đáp: 
 - À! Có gì đâu! Hôm nay được cái nắng tôi đem phơi sách cho khỏi khô mốc 
 - Sách ở đâu? 
 Quỳnh chỉ vào bụng: 
 - Sách chứa đầy trong này! 
 Biết mình bị đuổi khéo, trọc phú lủi thủi ra về. 
 Bận khác, lão cho người mời Quỳnh đến nhà. Để rửa mối nhục cũ, lão bắt chước, 
đánh trần, nằm giữa sân đợi khách... 
 Quỳnh vừa bước vào, lão cất giọng con vẹt, bắt chước... 
 - Hôm nay được cái nắng tôi nằm phơi sách cho khỏi mốc 
 Bất ngờ Quỳnh cười toáng, lấy tay vỗ bình bịch vào cái bụng phệ mà nói; 
 - Ruột nhà ông toàn chứa những của ngon chưa tiêu hết phải đem phơi, chứ làm cóc 
gì có sách mà phơi! 
 Lão trố mắt kinh ngạc: 
 - Sao thầy biết? 
 Quỳnh lại cười toáng lên, lấy tay lắc lắc cái bụng béo ụ ị của lão: 
 - Ông nghe rõ chứ? Bụng ông nó đang kêu "Ong óc" đây này! Tiếng cơm, tiếng gà, 
tiếng cá, lợn... Chứ có phải tiếng chữ, tiếng sách đâu. Thôi ngồi dậy, mặc áo vào nhà đi. 
 Lão trọc phú lủi thủi làm theo lời Quỳnh, và ngồi tiếp khách một cách miễn cưỡng. 
Chúa Liễu mắc lỡm 
Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là 
nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có 
nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất 
xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. 
Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, 
đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà 
chúa. 
 Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền 
trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa! 
 Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế 
nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa 
cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca: 
 - Chị lấy thế em còn gì được nữa ! 
 Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô 
bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa. 
 Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng 
được cái vốn kha khá rồi. 
Trả ơn bà chúa Liễu 
Gặp khoa thi, Quỳnh ra ứng thí. Đường đi qua đền Sòng, Quỳnh vào yết Chúa Liễu, xin 
Chúa phù hộ cho, đỗ thì xin trả lễ. Quỳnh ra thi, quả nhiên đỗ thật. Vinh quy về, Quỳnh 
mua một con bò mẹ, một con bò con đem đến lễ. Quỳnh quỳ xuống lạy, rồi dắt con bò mẹ 
đến buộc vào tay ngài mà khấn rằng: 
 - Chúa có lòng thương phù hộ cho Quỳnh được đỗ, nay gọi là có một con bò để trả lễ. 
Xin Chúa nhận cho. Chúa là chị, xin lễ con lớn, còn con nhỏ, em xin đem về khao dân 
 Nói rồi, dắt bò con về. Con bò mẹ thấy dắt mất con đi, lồng lên chạy theo, làm ngai 
Chúa đổ lổng chổng, lộng gãy cả. Quỳnh cười nói: 
 - Chị thương em nghèo, trả không lấy, thì em xin đem về vậy. 
 Nói rồi dắt cả hai mẹ con bò về. 
 Đầu to tạ chúa Liếu ba bò 
 Chuyện Quỳnh lừa bà Chúa Liễu chỉ cúng bò bằng lời khấn suông, lại còn làm đổ gãy cả 
tai ngai, làm Chúa giận lắm, nên Chúa bắt vợ Quỳnh ốm lăn ốm lóc. Theo yêu cầu của 
vợ, Quỳnh đành phải đến đền khấn, để Chúa Liễu giải hạn cho. Quỳnh đến, khấn: 
 - Em lỡ đùa với chị, em có lỗi, thì chị quở em, sao chị lại phạt vợ con em bắt phải ốm, 
mà họ có t ... ênh hoang 
khoe rằng "Quân nó" vừa thua to, và bị quân nhà chúa nửa đêm bất thần phá lũy đánh tốc 
vào... Phụ họa với nhà chúa, bọn quan nội và lũ nịnh thần đua nhau dâng biểu chúc tụng. 
Nhân cơ hội này, Quỳnh cũng làm một bài thơ gửi mừng chúa. Thơ rằng: 
 Nửa đêm giờ tí trống canh ba 
 Thoắt tiến lên thành phá lũy ra 
 Một tướng thẳng vào trong cửa hiểm 
 Hai quân đứng núp chực bên hà 
 Quân ta đổ lộn cùng quân nó 
 Nước nó giao hoà với nước ta 
 Đánh đoạn rút về lau khí giới 
 Tìm nơi vũ khố để can qua. 
 Nghe nói mới đọc qua lần đầu, chúa đắc ý. Nhưng xem kỹ lại, ngẫm nghĩ, nhà chúa 
bỗng nhăn mặt nói với thị thần: "Trạng lại dùng "Cái ấy" để lõm ta rồi, thế mà tụi bây 
không đánh hơi thấy à? ". 
Lễ tế sao 
 Chúa Trịnh lâm bệnh ngày một nặng. Lúc đầu cớm nắng, cớm gió, dần dần nửa tỉnh, 
nửa mê, tâm thần hoảng loạn. Chứng bệnh nhà chúa thật tai ác. Mỗi ngày lên cơn năm 
bảy bận. Mỗi bận lại bắt bọn quan lại đem một người đàn bà đẹp vào cung cấm, lột trần 
truồng trước mặt chúa, để chúa cào cấu, cắn xé... Có như thế con bệnh mới chóng lui. 
Nhiều thiếu nữ đã chết oan uổng, hoặc chịu mang thương tích suốt đời, Quỳnh biết 
chuyện này, hết sức phẫn nộ. Quỳnh tự nhủ không để tình cảnh ấy kéo dài, bèn lập mẹo 
trị bệnh chúa... 
 Có tin bắn đến tai bà chính cung: Chỉ có Trạng Quỳnh mới chữa khỏi căn bệnh hiểm 
nghèo kia của chúa. 
 Bà chính cung tức tốc cho vời Trạng đến: 
 - Tính mệnh của chúa như ngàn cân treo sợi tóc. Ta dùng đủ tay ngự y danh tiếng, đã 
lễ cầu các vị tiên liệt ở nhà thái miếu và các đấng thần. Phật tối linh khắp miếu xa, miếu 
gần mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Bây giờ chỉ còn trong cậy vào Trạng. 
 Quỳnh vào thăm bệnh chúa, lúc trở ra, làm bộ lo lắng tâu với chính cung: 
 - Tâu lệnh bà, đúng như lời người dạy, sự sống của đức ngài chỉ còn le lói trong muôn 
một. Tiếc là lệnh bà cho gọi thần hơi muộn. Nhưng còn nước còn tát, thần xin dốc sức vì 
chúa một phen. Thần chẳng cần tiền bạc, danh vọng gì, chỉ thỉnh cầu lệnh bà chuẩn y cho 
mấy điều. 
 Quỳnh ra hiệu để chính cung đuổi hết quan thị và bọn hầu cận đi khỏi, mới nói tiếp: 
 - Biết sắp vào chầu Đức bà và thăm nhà chúa, đêm qua thần đã tắm gội sạch sẽ, vào 
cầu mộng ở đền Trấn Vũ. 
 Chính cung vội hỏi: 
 - Đức thánh ngài dạy sao? 
 - Thần cầu mộng lúc giờ tí đến giờ sửu ứng mộng ngay. Đức thánh truyền cho thần 
biết, muốn cứu nhà chúa, trước hết phải làm hai việc. Đức bà phải tha hết những con gái 
nhà lành và tất cả những người đàn bà khác đang bị giam giữ ở các nơi trong phủ chúa để 
đợi đưa tiếp vào cung tiến. Đức bà phải lập một đàn sao giữa trời đất để thần làm lễ tế 
sao. Trong bảy ngày đêm liền, thánh truyền phải dùng dây lụa buộc chặt nhà chúa vào 
sập rồng. Ngoài chính cung lệnh bà và kẻ hạ thần với hai tên hầu cận, tịnh không một ai 
được đến gần đức ngài. 
 Bà chính cung ngẫm nghĩ một lát rồi chấp thuận. Ngay hôm sau, mọi việc bắt đầu. 
Quỳnh đứng ra làm lễ tế sao. Đêm đến, trên dàn cao, bà chính cung và các hàng quan văn 
võ đại thần mặc lễ phục, hai tay dâng hương, quỳ mọp gối chung quanh chủ tế. Quỳnh 
tay cầm nghi trượng, tay "Bắt quyết", mồm luôn đọc bài văn tế sao: 
 - Ô hô Ngàn sao! Sao Loan, sao Mệ! Sao Dập, sao Dung! Sao Ú, sao Ngang! Sao 
Bao, Sao Hạn, Sao Tai! Mau cút lên trời! Chúa tôi khỏi bệnh! Ô hô cút mau!... 
 Sau mỗi lần đọc, Quỳnh lại bắt mọi người đồng loạt nhắc lại. 
 Thật kỳ lạ, chỉ tế sao trong vài đêm, bệnh chúa lui trông thấy. Đến ngày thứ năm, 
chúa van vỉ kêu rên như một phạm nhân xin giảm tội: "Ta hết cơn rồi. Các người mau cởi 
trói cho ta!" Quỳnh nghiêm giọng, đe nạt: 
 - Tuỳ chúa đấy thôi! Nếu chúa nóng lòng, không chịu phép đủ kỳ hạn, sau này thánh 
quở phạt, đừng trách cứ vào Trạng. Nhà chúa đành nghe theo. Sau bảy ngày đêm, chúa 
gần khỏi, người tỉnh táo, ăn ngon miệng. Chính cung cả mừng, mở tiệc khoản đãi Trạng. 
Trong thành, ngoài cõi đồn dậy lên: 
 "Trạng Quỳnh có thuật tế sao vô cùng mầu nhiệm!" Các quan chiêm tinh đọc bao 
nhiêu sách chưa hề thấy có những vì sao lạ như vậy, lục tục kéo nhau đến khẩn khoản xin 
cầu Trạng truyền cho bí quyết, Trạng nói: 
 - Tôi không phải thầy cúng, cũng không phải thầy lang. Chẳng qua nhà Chúa từ lâu đã 
mắc chứng ham mê tửu sắc, ăn, uống, thức, ngủ vô điều độ. Các ngự y đến xem mạch lại 
đua nhau bốc thuốc bổ thận, bổ dương, càng đẩy con bệnh đến chỗ cường dục, loạn tâm, 
loạn trí. Tôi bày mẹo cầu mộng là cố mượn uy thần thánh bắt nhà chúa nằm bất động, 
kiêng khem mọi thứ, cho thể trạng trong người bình thường lại. Còn bài văn tế kia cũng 
chẳng có gì bí truyền cả. Cứ đọc ngược, khắc rõ nghĩa. Tôi xin tế lại các ngài nghe. 
 - Ô hô! Ngàn sao! Sao Loan, sao Mê là sao Mê, sao Loạn, sao Dập, sao Dung là sao 
Dục, sao Dâm, sao Ú, sao Ngang là sao Ác sao Ngu... Các chiêm tinh nghe Trạng kể như 
vậy đều cười bò cười lăn. 
 - Các ngài thừa hiểu một khi các thứ sao xấu, sao độc kia không còn ám ảnh nhà chúa 
nữa, đã "Cút lên trời" thì nhà chúa hết bệnh chứ còn gì nữa. Họ phục Trạng vừa giàu trí 
thông minh, vừa giàu lòng nhân ái, xứng danh là "Ngôi sao sáng xứ Thanh". 
Vay Tiền Chúa Liễu 
 Lại một lần Quỳnh vào yết đền, thấy Chúa Liễu có nhiều tiền, lại đang lúc túng quá, 
liền nghĩ cách vay tiền, Quỳnh khấn: 
 - Em độ này túng lắm, mà chị lại đang có tiền để không, xin cho em vay để em mua 
bán, kiếm ít lời sẽ trả lại. Nói rồi, khấn đài âm dương: "Sấp thì chia tư, chị cho em vay 
một phần, ngửa thì chia ba, chị cho một phần, chị mà thuận cho một nửa thì xin nhất âm 
nhất dương" 
 Thấy đằng nào Quỳnh cũng vay được, mà ý Chúa Liễu thì không muốn cho vay, vì 
biết được là cho Quỳnh vay, cũng như lần cấy rẽ ruộng, Chúa Liễu nhất định sẽ thiệt, liền 
cứ làm cho hai đồng tiền quay tít, chẳng xấp mà cũng chẳng ngửa. 
 Quỳnh thấy thế liền vỗ tay reo: 
 - Tiền múa Chúa cười, thế là chị bằng lòng cho em vay cả rồi! Nói xong, lấy hết cả 
tiền, bỏ vô bao mà về. 
Làm thơ xin ăn 
Tại một làng thuộc tỉnh nọ có tên địa chủ giầu có nứt vách, lại nổi tiếng gian ác và hay hà 
hiếp dân lành. Hắn có cô con gái tuy đẹp nhưng cũng nổi tiếng không kém cha về cái thói 
chua ngoa đanh đá. Cô gái này thường thay cha ra đồ nam đốc thúc kẻ làm thuê. 
Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát 
các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. 
Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông 
dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc 
đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra 
chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta 
để khỏi bị nhục. 
Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu 
niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân 
bố thí cho ít lúa thổi cơm. 
Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo: 
- Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng 
khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo! 
Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo: 
- Ðã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa! 
Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to: 
Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua. 
Nắng cực cho nên phải mất mùa 
Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị. 
Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho. 
Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì 
nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, 
đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê. 
Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô 
ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng 
chống nạnh như trước nữa. 
Đá bèo 
Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai 
lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa. Gần đấy có cái ao bèo. 
Quỳnh vội vàng chạy xuống cầu ao đứng đá nước chơi. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn 
thẩn như thế mới hỏi: 
- Ông làm gì đó? 
Quỳnh ngẩng lên thưa: 
- Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi! 
Chúa đỏ mặt tía tai, bỏ đi. 
Trạng chết chúa cũng băng hà 
 Từ bận ấy, chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mười hôm, chúa đòi Quỳnh vào thị yến, 
định đánh thuốc độc cho chết, Quỳnh biết chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi 
vào thị yến, chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng: 
 - Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được 
phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi 
bao giờ phủ chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang. 
 Dặn xong, lên võng đi. 
 Quỳnh vào đến cung, đã thấy chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo: 
 - Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ 
đến ngươi, đòi vào ăn yến, người không được từ. 
 Quỳnh biết chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng 
thì chúa hỏi: 
 - Bao giờ Quỳnh chết? 
 Quỳnh thưa: 
 - Bao giờ chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết? 
 Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. 
Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, 
thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, 
về tâu với chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không 
việc gì. 
 Chúa ăn thử, được một chốc thì chúa lăn ra chết. 
 Nhà Quỳnh nghe thấy trong dinh chúa phát tang thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và 
Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được chúa mới nghe. 
Người đời sau có thơ rằng: 
 "Trạng chết chúa cũng băng hà 
 Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn". 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftruyentrangquynh.pdf