Giáo án lớp ghép lớp 4, lớp 5

Giáo án lớp ghép lớp 4, lớp 5

A. Mục tiêu

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng phép trừ.

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ.

 

doc 34 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép lớp 4, lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: 3.10.2009.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009.
Tiết 1: Chào cờ
	Nhận xét chung toàn trường.
Tiết 1: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ.
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
Gọi HS làm BT 1a/39.
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1( 40)
- GV ghi 2416 + 5164
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp 
 2 416 TL: 7 580 
 + -
 5 164 2 416
 7 580 5 164 
- Hướng dẫn HS cách thử lại
? Nêu cách thử lại phép tính cộng
(- Lấy tổng trừ đi 1 số hạng , nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính đúng.)
- Cho HS làm bài và chữa bài.
* Bài 2(T40) :
- GV ghi bảng, y/c HS tính và trả lời
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp
 6839 Thử lại 6357
 - +
 482 482
 6357 6893
- Lấy hiệu + số trừ = SBT thì phép tính làm đúng
- HS làm bài và chữa bài.
* Bài tập 3/41
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
a) X + 262 = 4848
 X = 4848 – 262
 X = 4586
b) X – 707 = 3535
 X = 3535 + 707
 X = 4242
IV. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về nhà làm vào vở bài tập.
Tiết 1: Tập đọc
Những người bạn tốt
A. Mục đích-yêu cầu
- Bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen gợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
B. Chuẩn bị
- Tranh SGK
- Dự kiến hoạt động: Nhóm; CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- HS đọc bài : Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu – Về đất liền.
+Đoạn 2: tiếp – sai giam ông lại.
+Đoạn 3: Tiếp – tự do cho A-ri-ôn.
+Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn( 2lần).
- HS đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn giọng đọc
- GV đọc diễn cảm.
b. Tìm hiểu bài
-Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
(-Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.)
-Mời 1 HS đọc đoạn 2. Cả lớp suy nghĩ trả lời
? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
(-Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông)
? Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng quý ở điểm nào?
(-Cá heo đáng yêu đáng quý vì biết thưởng 
thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp)
? Ngoài câu chuyện trên em, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo?
- HS nêu.
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt lại ý đúng và ghi bảng.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-Cho 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp tìm giọng đọc.
-GV đọc mẫu đoạn 2.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm.
-Thi đọc diễn cảm.
- HS đọc toàn bài.
IV. Củng cố-dặn dò
Nêu nội dung chính của bài.
Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục
GV bộ môn dạy
Tiết 3: Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Tiết 4: Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Tiết 4: Thể dục
GV bộ môn dạy
Tiết 5: Tập đọc
Trung thu độc lập
A. Mục đích-yêu cầu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
B. Chuẩn bị
- Tranh SGK
- Dự kiến hoạt động: Nhóm; CN
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- HS đọc bài: Chị em tôi
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn
(- 3 đoạn
- Đ1: Từ đầu ......các em
- Đ2: Tiếp đến ...vui tươi
- Đ3: Còn lại)
- HS đọc nối tiếp theo đoạn( 2lần).
- HS đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn giọng đọc
- GV đọc diễn cảm.
b. Tìm hiểu bài:
? Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
(- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. )
? Đối với thiếu nhi, tết trung thu có gì vui?
(- Trung thu là tết của thiếu nhi ...rước đèn, phá cỗ ...)
? Đứng gác trong đêm trung thu, anh CS nghĩ đến điều gì?
(- Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em ... )
? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
(- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước VN ... núi rừng.)
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
(- Dưới ánh trăng, dòng thác nước.... núi rừng.)
? Vẻ đẹp trong tưởng tượng có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
(- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.)
? Theo em cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
(- Ước mơ của anh CS năm xưa đã thành hiện thực: Nhà máy thuỷ điện, con tàu lớn... )
? Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
? ND của bài nói lên điều gì?
c, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Cho 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp tìm giọng đọc.
-GV đọc mẫu đoạn 2.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm.
-Thi đọc diễn cảm.
- HS đọc toàn bài.
IV. Củng cố-dặn dò
Nêu nội dung chính của bài.
Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Toán
Luyện tập chung
A. Mục tiêu
Biết :
- Mối quan hệ giữa: 1 và và và .
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
B. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- HS làm bài tập 4/31
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
* Bài 1/32
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
a) (lần)
Vậy 1 gấp 10 lần 1/10.
b) (lần)
Vậy 1/10 gấp 10 lần 1/100.
c) (lần)
Vậy 1/100 gấp 10 lần 1/1000.
* Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
a) b)
* Bài 3/32
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được vào bể là: 
 (bể)
 Đáp số: 1/6 bể
IV. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài
Về nhà làm vào VBTT5/1.
Tiết 6: Đạo đức
Tiết kiệm tiền của
 ( tiết 1)
A. Mục tiêu
- Nêu được VD về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện nước,..trong cuộc sống hằng ngày.
- Giáo dục BVMT: - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện nước,..trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
B. Chuẩn bị
- Vở bài tập đạo đức
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- Gọi HS đọc ghi nhớ
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm(các thông tin trang 11, SGK)
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận cá thông tin trong SGK.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
? Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc cá thông tin trên
( Các thông tin trên đều nói đến vấn đề tiết kiệm ở mọi lúc mọi nơi)
? Theo em, có phải nghèo nên mới phải tiết kiệm không
- GV: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (BT1)
- GV nêu lần lượt từng ý kiến yêu cầu HS bày tỏ thái độ
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- Cả lớp trao đổi thảo luận
- GV kết luận:
+ Các ý kiến đúng: c, d
+ Các ý kiến sai: a, b
4. Hoạt động 3 (BT2)
- GV cho HS thảo luận theo nhóm
- GV nhận xét bổ sung
- GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- HS tự liên hệ.
* Ghi nhớ (SGK)
- HS đọc
IV. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 6: Khoa học
Phòng bệnh sốt xuất huyết
A. Mục tiêu
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
B. Chuẩn bị
Thông tin và hình 28, 29 SGK.
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
? Nêu nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hoạt động1: Thực hành làm bài tập trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
-Mời một số HS nêu kết quả bài tập.
Kết quả:
 1-b ; 2-b ; 3-a ; 4-b ; 5-b
? Theo em, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
(Là bệnh gây nguy hiểm. Vì nó là bệnh gây chết người từ 3-5 ngày)
* GV kết luận: Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
3.Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
-Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi:
?Chỉ và nói về nội dung từng hình.? Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
(Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ)
- Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày ( để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm).
- Hình 4: Chum nước có nắp đậy ( ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm.
? Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
( Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh , diệt muỗi, diệt bọ gậy, tránh để muỗi đốt)
? Gia đình bạn thường sử dụng biện pháp nào để diệt muỗi và bọ gậy?
-HS nối tiếp đọc phần bạn cần biết.
IV.Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà học bài.
Ngày soạn: 4.10.2009.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Toán
Biểu thức có chứa hai chữ
A. Mục tiêu
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
Gọi HS làm BT3/40
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2., GT biểu thức có chứa 2 chữ :
 - GV nêu VD đã viết sẵn ở bảng phụ và giải thích cho HS biết mỗi chỗ "..." chỉ số con cá do anh (hoặc em, hoặc cả hai anh em) câu được . Hãy viết số ( hoặc chữ) thích hợp vào mỗi chỗ chấm đó.
số cá của anh
số cá của em
Số cá của hai anh em
3
2
3 + 2
4
0
4 + 0
0
1
0 + 1
...
....
...
a
b
a + b
3.Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ:
 a + b là biểu thức có chứa hai chữ .
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b =3 + 2 =5; 
 5 là một giá trị của biểu thức a + b 
- Nếu a = 4 và b = 0 thì a + b =4 + 0 = 4;
 4 là một giá trị của biểu thức a + b 
 - Nếu a =0 và b =1 thì a + b =0 + 1 = 1;
 1 là một giá trị của ... 
- Thi kể chuyện. Đại diện nhóm 
- NX bổ sung
- Viết bài vào vở 
- 3 - 4 HS đọc bài theo đúng trình tự thời gian.
1 Em thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào vì sao bà tiên cho em ba điều ước 
2. Em thực hiện điều ước như thế nào?
3.Em nghĩ gì khi thức giấc?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
IV. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về hoàn thiện bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
Biết :
- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- Hs đọc làm BT 1 tiết trước.
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
* Bài 1:
a) GV hướng dẫn HS chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số. Chẳng hạn 
10 * Lấy thương chia cho mẫu số.
16 * Thương tìm được là phần 
 2 nguyên ( của hỗn số); Viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. 
b) Khi đã có các hỗn số, GV cho HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân. 
-Cho HS tự chuyển các hỗn số mới tìm được thành số thập phân. 
Mẫu:
* Bài 2 (3 phân số thứ: 2, 3, 4)/39
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân. 
-Cho HS làm ra nháp.
-Chữa bài. 
 ; 
*Bài 3/39
Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 phân tích mẫu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét và chữa bài. 
 5,27m = 537cm 
 8,3m = 830cm
 3,15m = 315 cm
IV. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về nhà làm vào vở BTT5/1.
Tiết 2: Toán
Tính chất kết hợp của phép cộng
A. Mục tiêu
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
B. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- Gọi HS làm bài 1
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nhận biết tính chất của phép cộng
- GV kẻ bảng
- HS đọc tên biểu thức:
 (a + b ) + c; 
 a + ( b + c )
? Nêu giá trị cụ thể của a,b,c
? Tính giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả.
VD: a = 5; c = 4; c = 6.
(a + b ) + c = a = ( b + c) vì ( 5 + 4) + 6 = 5 + ( 4 + 6 )
* quy tắc
- Lưu ý
a + b + c = (a + b ) + c = a + ( b + c )
2) Thực hành.
* Bài1/45: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân
+ áp dụng tính chất kết hợp và tính chất giao hoán.
3254 + 146 + 1698
(3254 + 146) + 1698 = 3400 +1698 = 5098
921 + 898 + 2079
(921 + 2079) + 898 = 3000 + 898 = 3898
* Bài2: Giải toán
Tóm tắt
Ngày đầu: 755 00000 đ
Ngày 2: 8695 0000 đ ? đồng
Ngày 3: 145 00 000 đ 
Bài giải
Hai ngày đầu nhận được số tiền là:
75 500 000 + 86 950 000 =162 450 000 (đ)
Cả 3 ngày nhận được số tiền là:
162 450 000 +14 500 000 =176 950 000(đ)
 ĐS: 176 950 000 đồng
* Bài3: Viết số, chữ vào chỗ chấm
- Gọi HS nêu yêu cầu.
-Làm bài cá nhân
a. a= o = o + a = a
b. 5 + a = 5 + a
c. (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) ± a + 30
III. Củng cố, dặn dò:	
- Nhận xét giờ học
- Ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau
Tiết2: Địa lí
Ôn tập
A. Mục tiêu
- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình khí hậu, sông ngòi, đất rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng , sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
B. Chuẩn bị
Lược đồ trống Việt Nam.
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
Nêu đặc điểm của đất phù sa?
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2-Nội dung
a)Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)
-GV phát phiếu học tập cho HS.
-GV nêu yêu cầu HS:
+Tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
+Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào lược đồ.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV: tô màu phần đất liền, điền tên đúng vị trí các địa danh đã cho.
-Cho HS đổi chéo phiếu để kiểm tra.
-Mời Một số HS có bài tốt lên dán bài trên bảng.
-Cả lớp nhận xét.
b) Hoạt động 2: ( Trò chơi “Đối đáp nhanh” )
-Bước 1: 
+GV chọn một số HS tham gia trò chơi.
+Chia số HS đó thành 2 nhóm bằng nhau.
+Mỗi HS được gắn cho 1 số thứ tự bắt đầu là 1.
-Bước 2: Hướng dẫn HS chơi:
+Em số 1 ở nhóm 1 nói tên 1 dãy núi, 1 con sông
+Em số 2 ở nhóm 2 có nhiệm vụ lên chỉ trên bản đồ đối tượng đó.
+Nếu chỉ đúng được 2 điểm
-Bước 3: GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cụ thể: Tổng số điểm của nhóm nào cao hơn thì nhóm đó thắng.
c)Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm )
-Cho HS thảo luận hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK.
? Nêu đặc điểm chính của khí hậu? Sông ngòi? đất , rừng và địa hình
( + Nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
+Sông ngòi: có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn. Sông có lượng nước thay đổi theo màu& có nhiều phù sa.
+ Đất: Có hai loại đất chính
 Phe-ra-lít màu đổ hoặc màu vàng tập chung ở đồi núi
 Đất phù sa màu mỡ tập chung ở đồng bằng
+Rừng: Có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu 2 loại rừng chính: rừng rậm nhiệt đới và rừng gập mặn.
+ Địa hình: 3/4S là đồi núi; 1/4S là đồng bằng.)
-Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
-GV nhận xét kết luận.
III. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Khoa học
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
A. Mục tiêu
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,..
- ANêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
+Giữ vệ sinh ăn uống.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
B. Đồ dùng dạy- học:
	- Hình trang 30, 31 SGK.
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC 
? Nêu nguyên nhân gây bệnh béo phì
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
? Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
(- Lo lắng, khó chịu, mệt, đau, )
? Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá mà em biết?
(Tả, lị,..)
- GV giảng về triệu chứng của một số bệnh: Tiêu chảy, tả, lị.
- GV kết luận: Các bệnh như: tiêu chảy, tả, lị,..đều có thể gây chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Chúng lây qua đường ăn uống.
3.Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
*B1: Làm việc theo nhóm.
? Chỉ và nói về nội dung từng hình?
+H1: Uống nước lã
+H2: ăn quà ở lề đường.
+H3: Uống nước đun sôi để nguội.
+H4: Rửa tay bằng xà phòng.
+H5: Không ăn thức ăn đã ôi thiu.
+H6: Xử lí rác thải.
? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây qua đường tiêu hoá ? 
( Các việc làm ở H1,2 có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá)
? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
( Các việc làm ở H 3, 4, 5, 6 có thể phòng được các bệnh qua đường tiêu hoá)
? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
( - Nguyên nhân: Lây qua đường ăn uống.
- Cách phòng: Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh các nhân và môi trường.)
*B2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động3: Vẽ tranh cổ động
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ vẽ tranh.
- HS vẽ tranh theo nhóm.
- Các nhóm trình bày.
III. Củng cố-dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài, 
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
A. Mục đích-yêu cầu
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật , rõ trình tự miêu tả.
- Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
B. Chuẩn bị
-Vở bài tập TV
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
Gọi HS đọc BT3 tiết trước.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
- Cho HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao chùm toàn đoạn.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm súc của người viết.
-Cho HS viết đoạn văn vào vở.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
-GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn
-Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
III. Củng cố và dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để cô kiểm tra trong tiết TLV sau.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ
An toàn giao thông (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu một số luật về an toàn giao thông đường bộ.
- Hiểu được giữ ATGT là trách nhiệm của mọi người.
II. Chuẩn bị
- Biển hiệu: xanh, đỏ, vàng
III. Tiến hành hoạt động
1. Hát tập thể
Cả lớp hát 1-2 bài.
2. Giới thiệu nội dung
	GV giới thiệu
3. Nội dung
- GV nêu ra một số quuy định dành cho người đi bộ: Đi về phía bên phải của mình. Đi sát vào lề đường nếu không có vỉa hè. Đi bộ trên vỉa hè ( đường có vỉa hè ).
- Để tránh sảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về ATGT như: Không được chạy, lao ra ngoài đường, không được bám vào ô tô đang chạy 
* GV:
	- Đèn đỏ sáng: tất cả xe cộ và người đi lại dừng đúng vạch quy định.
	- Đèn xanh sáng: xe cộ và người được phép đi lại.
	- Đèn vàng sáng: được đi, song cần chú ý.
4. Văn nghệ:
	- Hát tập thể 1 – 2 bài.
5. Kết thúc:
	Tuyên bố kết thúc hoạt động.
Tiết 5: 	Sinh hoạt lớp tuần 7
I. Mục tiêu
- Nhận xét ưu nhược điểm trong tuần.
- Phướng hướng tuần 8.
II. Lên lớp
1, Ưu điểm:
 	-Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài 
 	 -Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
 	-Tham gia các buổi học đầy đủ 
2, Nhược điểm:
 	-Một số em ý thức chưa tốt: 
 	-Xếp hàng chưa nhanh nhẹn, còn lười học, quên đồ dùng học tập
3, Phương hướng tuần 8 
 	-Cần khắc phục những nhược điểm trên
 	- Duy trì phong trào của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 5 CKTKN.doc