Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 28

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 28

A. MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

· Đọc trơn cả bài.

· Phát âm đúng: sen, xanh, xòe, mát, ngát, khiết, dẹp.

· Nghỉ hơi sau dấu chấm.

· Ôn các vần en – oen. Tìm từ có vần và nói câu chứa tiếng có vần.

 

doc 170 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28:
TẬP ĐỌC: ĐẦM SEN
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Đọc trơn cả bài.
Phát âm đúng: sen, xanh, xòe, mát, ngát, khiết, dẹp.
Nghỉ hơi sau dấu chấm.
Ôn các vần en – oen. Tìm từ có vần và nói câu chứa tiếng có vần.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Vì bây giờ mẹ mới về
Đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc cho học sinh viết: cắt bánh, đứt tay, khóc òa, hoảng hốt.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
Đầm sen.
HOẠT ĐỘNG 1.
*GT vào bài.
*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Giáo viên đọc mẫu giọng chậm rãi, khoan thai.
Cho xem tranh và tóm tắt nội dung tranh.
Luyện đọc tiếng, từ có âm, vần khó: đầm sen, ven làng, xanh mát, phủ khắp, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết, thuyền nan.
Giảng từ: ven làng, đài sen, nhị, ngan ngát, thanh khiết, thuyền nan.
Luyện đọc cụm từ.
Luyện đọc tiếng không thứ tự thành câu có nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 2.
Luyện đọc câu: uốn nắn, sửa sai cho học sinh nhấn giọng ở từ phủ khắp, phô. Điền cảm ở từ ngan ngát, thanh khiết.
Luyện đọc đoạn, bài: Mỗi lần sang hàng là 1 đoạn.
Nghỉ giữa tiết:
Trò chơi thư giãn.
HOẠT ĐỘNG 3.
*Đọc bài trong SGK:
Tìm tiếng trong bài có vần en.
Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen.
Nói câu chứa tiếng có vần en hoặc oen.
Mẫu: 
Truyện dế mèn phiêu lưu ký rất hay.
Lan nhoẻn miệng cười.
Củng cố dặn dò:
Đọc kĩ bài, tìm hiểu nội dung chuẩn bị học tiết 2.
Nhận xét tiết học.
-Cá nhân.
-Cả lớp.
-Học sinh phân tích, lưu ý các âm (vần) khó: s, x, âm, en, at, ph, ăp, oa, oe, iêt, uyên, an.
-Luyện đọc.
-Nối tiếp nhau đọc trơn từng câu.
-Thi đua đọc theo đơn vị bàn, nhóm, tổ.
-Đồng thanh 1 lần.
-Cá nhân.
-sen. ven.
-bóng đèn, xen kẻ, cái kèn, khen thưởng.
-khoen tai, nhỏe cười, xoèn xoẹt.
-Đọc câu mẫu.
-Tập nói:
Lớp em có đầy đủ bóng đèn.
Bố thưởng cho em 1 cái kèn rất đẹp.
Bé nhoẻn miệng cười.
Máy cưa chạy xoèn xoẹt.
-SGK.
-Chép bài lên bảng.
-Tranh.
-SGK.
TIẾT 2
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra tiết 1:
Kiểm tra, sửa sai, uốn nắn cách phát âm cho học sinh.
3.Bài dạy.
Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
HOẠT ĐỘNG 1:
a)Tìm hiểu bài: 
Hỏi-đáp
Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào?
Đọc câu văn tả hương sen?
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Thực hành luyện nói về sen.
Mẫu:
Cây sen mọc trong đầm.
Lá sen
Cánh sen 
Củng cố dặn dò:
Làm bài tập tiếng việt.
Đọc bài lưu loát, chú ý phát âm đúng các tiếng từ khó.
Chuẩn bị bài sau: Mời vào.
Nhận xét tiết học.
-Cá nhân đọc bài.
-Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh tự hỏi đáp lẫn nhau, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
-Cánh hoa đỏ nhạt xòe ra, phô đài sen và nhị vàng.
-Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
-2, 3 học sinh đọc diễn cảm bài văn.
-Luyện nói:
Lá sen màu xanh mát, to như cái quạt nan.
Cánh hoa sen đỏ nhạt xòe ra.
Hương sen thơm ngát.
Hoa sen mọc ở đầm lầy nhưng lại có hương thơm thanh khiết.
-SGK.
-Tranh.
CHÍNH TẢ: HOA SEN
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Chép lại chính xác, trình bày đúng bài ca dao Hoa Sen.
Làm đúng bài tập điền en, oen, g, gh.
Nhớ qui tắc chính tả gh + i, e, ê.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Quà của bố
Nhận xét bài viết của học sinh.
Đọc cho học sinh viết: xe lu, dòng sông, trái tim, kim tiêm.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
Hoa sen.
HOẠT ĐỘNG 1.
*GT bài chép:
Bài ca dao Hoa sen.
a)Luyện phát âm đúng các tiếng có âm vần khó:
b)Luyện viết:
Đọc cho học sinh viết các từ trên.
HOẠT ĐỘNG 2
c)Hướng dẫn học sinh tập chép:
Nhắc nhở, kiểm tra tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở của học sinh.
Đọc mỗi dòng 3 lần, học sinh nghe và viết.
Sửa bài: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh rà soát lại.
Chấm tại lớp một số vở, nhận xét bài chép.
Nghỉ giữa tiết:
Trò chơi thư giãn.
HOẠT ĐỘNG 3.
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a)Điền vần en hay oen:
Trình bày BT lên bảng lớp.
đø bàn
cưa x....ø.. xoẹt
b)Điền chữ g hay gh:
tủ ỗ lim
đường ồ ề
con ẹ
Chốt lại cách phát âm x, s.
Âm gh ghép với âm i, e, ê.
Củng cố dặn dò:
Tuyên dương bài chép sạch, đẹp, đúng thời gian.
Chép bài vào vở nhà, chuẩn bị bài sau.
Nghe viết bài Mời vào (2 khổ thơ đầu).
Nhận xét tiết học.
-Cả lớp.
-2, 3 học sinh đọc.
-đầm, sen, trắng, chen, xanh, bùn, hoa.
-Đọc lại các tiếng khó.
-Cả lớp viết.
-Trình bày bài chép: Ngày, phân môn, tựa bài.
-Thơ lục bát, câu 6 chữ lui vào 3 ô, câu 8 chữ lùi vào 2 ô.
-Học sinh cầm bút chì và tự sửa bài.
-Gạch chân chữ viết sai, sửa lại cho đúng ra lề vở.
-Đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
-Đọc thầm yêu cầu bài tập, làm bài.
-Sửa bài 5 học sinh, mỗi em làm một từ, đọc to từ đó lên, cả lớp nhận xét, kiểm tra bài làm của mình và sửa sai.
-Nhiều em đọc lại: đèn bàn, cưa xoèn xoẹt, tủ gỗ lim, đường gồ ghề, con ghẹ.
-b.
-Chép lên bảng lớp.
-b.
-Tranh minh họa.
TẬP VIẾT: M , en, oen,
 hoa sen, nhoẻn cười
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Biết tô chữ hoa M. 
Viết các vần en, oen, từ hoa sen, nhoẻn cười – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đúng qui trình, khoảng cách.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
L
Nhận xét chung bài viết của học sinh.
Viết lại: L, đứt dây, nóng bức.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
M, en – hoa sen, oen – nhoẻn cười.
HOẠT ĐỘNG 1.
a)Tô chữ hoa:
M,M
Gồm nét: nét cong lượn, nét thẳng, nét lượn, nét móc.
Qui trình: Đặt bút trên đường li 2 viết nét cong lượn đến đường li 6, viết liền nét xiên xuống đến đường li 1 rồi viết nét lượn cong. Điểm kết thúc ngay đường li 5.
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Viết vần, từ ngữ ứng dụng:
en – oen
hoa sen , nhoẻn cười
Yêu cầu học sinh nêu:
Điểm bắt đầu, điểm kết thúc.
Nối nét, vị trí đặt dấu phụ, dấu thanh.
Khoảng cách.
HOẠT ĐỘNG 3.
c)Viết vào vở:
Nhắc nhở và kiểm tra học sinh cách cầm bút, để vở, xê dịch vở, tư thế ngồi.
Yêu cầu học sinh viết: chú ý viết liền mạch chữ, khoảng cách đều, đẹp, viết đúng thời gian.
d)Chấm, chữa bài:
Chấm tại lớp một số vở, biểu dương vở viết sạch đẹp. Nhắc nhở sai sót còn phổ biết.
Củng cố dặn dò:
Tiếp tục luyện viết phần B vào bảng con, vào vở.
Chuẩn bị bài sau: N, ong, trong xanh, oong, cải xoong.
Nhận xét tiết học.
-Cả lớp viết.
-Quan sát, nhận xét cấu tạo, qui trình .
-Luyện viết.
-h nối với oa ở đường li 2. S nối en ở đầu nét hất.
-nh nối oen ở đường li 2, dấu ’ trên e. C nối ươi ở đầu nét hất, dấu \ trên ơ. 
-Luyện viết.
-Cả lớp viết.
-Tập tô chữ M đúng qui trình.
-Lần lượt viết từng dòng cho đến hết.
-b.
-Chữ mẫu.
-b.
-Vở TV in.
TẬP ĐỌC: MỜI VÀO
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Đọc trơn cả bài.
Phát âm đúng: gió, kiểu chân, soạn sửa, mạt mát, nuồn thuyền.
Nghỉ hơi sau dấu chấm.
Ôn các vần ong – oong. Tìm từ có vần và nói câu chứa tiếng có vần.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Đầm Sen
Đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc cho học sinh viết: xanh mát, phủ khắp, vươn cao, thanh khiết, thuyền nan.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
Mời vào.
HOẠT ĐỘNG 1.
*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Giáo viên đọc bài: giọng vui, tinh nghịch với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại, trải dài hơn ở 10 dòng thơ cuối.
Luyện đọc tiếng, từ có âm vần khó: gạc, gió, kiễng chân, soạn sửa, quạt mát, hoa lá, buồm thuyền.
Luyện đọc cụm từ.
Luyện đọc tiếng không thứ tự thành câu có nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 2.
Luyện đọc câu: uốn nắn, sửa sai cho học sinh giọng vui tươi ở các câu đối thoại.
Giảng nghĩa từ: kiễng chân, soạn sửa.
Luyện đọc đoạn, bài: Mỗi khỗ thơ là một đoạn.
Nghỉ giữa tiết:
Trò chơi thư giãn.
HOẠT ĐỘNG 3.
*Đọc bài trong sách giáo khoa:
Tìm tiếng trong bài có vần ong.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong.
Mẫu: chong chóng, xoong canh.
Trò chơi:
Đối – Đáp
Khổ 1: Người dẫn chuyện, chủ nhà, thỏ.
Khổ 2: Người dẫn chuyện, chủ nhà, nai.
Khổ 3: Người dẫn chuyện, chủ nhà, gió.
Củng cố dặn dò:
Đọc kĩ bài, tìm hiểu nội dung và xem trước các câu hỏi chuẩn bị học tiết 2.
Nhận xét tiết học.
-Cá nhân.
-Cả lớp viết.
-Xem tranh, tóm tắt nội dung tranh.
-Học sinh phân tích lưu ý âm (vần) khó: ac, gi, iêng, ân, s, oan, at, oa, uôm, uyên.
-Luyện đọc lại các tiếng khó.
-Nối tiếp nhau đọc trơn từng câu.
-Đọc lên giọng ở các câu hỏi.
-Thi đua đọc cả bài cá nhân, tổ, nhóm, bàn.
-Đồng thanh 1 lần.
-Cá nhân.
-Trong, khoanh tròn và đọc lên.
-Bóng đá, dòng sông, rét cóng, cái còng, quả bóng, nước đọng.
-boong tàu, cải xoong, bình toong, ba toong, kêu bính boong, gõ coong coong.
-Luyện đọc lại các từ mới.
-Học sinh phân vai đọc các câu đối thoại.
-Lên giọng ở chữ đó, nhấn giọng ở chữ nếu, chữ tôi.
-SGK.
-b.
-Chép bài lên bảng.
-Tranh.
-b.
-SGK.
TIẾT 2
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài tiết 1:
Kiểm tra, uốn nắn, sửa sai cách phát âm cho học sinh.
3.Bài dạy:
Tìm h ...  nước:
Củng cố dặn dò:
Đọc bài, Làm BTTV.
Xem trước bài: “Làm anh”.
Nhận xét tiết học.
-Cá nhân đọc bài.
-Luyện đọc và tự hỏi đáp.
-Nhận được thư của bố, Minh muốn chạy vào nhà khoe với mẹ.
-Thất bác mồ hôi nhễ nhại, Minh chạy vào nhà rót nước lạnh mời bác uống.
-2, 3 học sinh đọc cả bài.
-Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư.
-Học sinh chia nhóm đóng vai: 1 em là Minh, 1 em là bác đưa thư:
Cháu chào bác ạ! –Nhà cháu có thư đây!
A, chào bác, nhà cháu có thư hở bác.
 –Thư của nhà cháu đây.
Cháu mời bác dùng nước ạ!.
 –Cám ơn cháu.
Bác uống nước ạ! –Cám ơn con, con ngoan quá!
-SGK.
-Tranh.
 TẬP VIẾT: X , inh, uynh
 Bình minh, phụ huynh
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Biết tô chữ hoa X. 
Tập viết chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đúng qui trình, khoảng cách.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
V, ...
Nhận xét chung bài viết của học sinh.
Viết lại: V, chi chít, xe buýt.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
X, inh – bình minh, uynh – phụ huynh.
HOẠT ĐỘNG 1.
a)Tô chữ hoa:
X
Gồm nét: Cong khuyết hai đầu cong.
Qui trình: Đặt bút ngay đường li 5 viết nét cong khuyết 2 đầu cong. Điểm kết thúc ngay đường li 2.
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Viết vần, từ ngữ ứng dụng:
inh – uynh 
bình minh , phụ huynh
Yêu cầu học sinh nêu:
Điểm bắt đầu, điểm kết thúc.
Nối nét, vị trí đặt dấu phụ, dấu thanh.
Chú ý viết liền mạch chữ, khoảng cách đều, đẹp, đúng thời gian qui định.
HOẠT ĐỘNG 3.
c)Viết vào vở:
Nhắc nhở và kiểm tra học sinh cách cầm bút, để vở, xê dịch vở, tư thế ngồi.
Yêu cầu học sinh viết: chú ý viết liền mạch chữ, khoảng cách đều, đẹp, viết đúng thời gian.
d)Chấm, chữa bài:
Chấm tại lớp một số vở, biểu dương vở viết sạch đẹp. Nhắc nhở sai sót còn phổ biết.
Củng cố dặn dò:
Tiếp tục luyện viết phần B: X, bình minh, phụ huynh.
Chuẩn bị bài sau: "Y, ia, tia chớp, uya, đêm khuya.
Nhận xét tiết học.
-Cả lớp viết.
-Quan sát, nhận xét cấu tạo, qui trình .
-Luyện viết.
-b nối inh ở đầu nét hất, dấu ` trên i.
-m nối inh ở đầu nét hất.
-ph nối u ở đầu nét hất, dấu chấm (.) dưới u.
-h nối uynh ở đầu nét hất.
-Cả lớp viết.
-Tập tô chữ X đúng qui trình.
-Lần lượt viết từng dòng cho đến hết.
-Viết chữ cở nhỏ, đều, đẹp, nối nét đúng.
-vở.
-b.
-Chữ mẫu.
-Vở TV in.
-10 vở.
CHÍNH TẢ: BÁC ĐƯA THƯ
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Xem sách hướng dẫn giáo viên.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Đi học
Nhận xét bài chép của học sinh.
Đọc cho HS viết: 
Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừg cây
Nhận xét.
3.Bài dạy:
Bác đưa thư.
HOẠT ĐỘNG 1.
*GT bài:
Tập chép đoạn 1: "Bác đưa thư .... nhễ nhại".
a)Luyện phát âm tiếng, từ khó:
Trao, bức, thư, mừng quýnh, khoe, chợt thấy, nhễ nhại.
b)Luyện viết:
Đọc lại các từ trên cho học sinh viết.
HOẠT ĐỘNG 2.
c)Hướng dẫn học sinh nghe đọc chép.
Nhắc nhở, kiểm tra tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở của học sinh.
Viết hoa sau dấu chấm câu: M, B, Đ, N.
Giáo viên chỉ vào từng câu cho học sinh nhìn bảng chép, lần lượt cho đến hết bài.
d)Sửa bài:
Giáo viên đọc thong thả, rõ ràng chính xác cho học sinh rà soát lại.
Chấm tại lớp một số vở, nhận xét bài chép.
Nghỉ giữa tiết:
Trò chơi thư giãn.
HOẠT ĐỘNG 3.
*Hướng dẫn học sinh làm BT:
Trong bài có mấy dấu chấm? Chữ đầu sau dấu chấm viết thế nào?
a)Điền vần inh hay uynh?
B...ø... hoa 
Kh...ø... tay
b)Điền chữ k hay c:
.....ú mèo
dòng ....ênh
Vì sao điền k?
Củng cố dặn dò:
Biểu dương bài viết sạch đẹp, chuẩn bị bài sau: “Chia quà”
Nhận xét tiết học.
-Cả lớp.
-2, 3 học sinh đọc lại bài chép.
-Đọc lại các tiếng khó, phân biệt với các âm vần dễ nhầm lẫn.
Trao cho ¹ chao đảo
Bức thư ¹ bấc đèn
-Cả lớp viết.
-Cả lớp chép.
-Trình bày bài chép: Thứ, ngày ., tháng, phân môn, tựa bài.
-Học sinh viết nội dung bài.
-Học sinh đổi vở cho nhau, kiểm tra và gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi.
-Trả lại vở cho bạn, học sinh nhận lại vở của mình và sửa lỗi ra lề vở.
-Có 5 dấu chấm, chữ đầu sau dấu chấm viết hoa.
-Đọc yêu cầu BT.
-Làm bài, sửa bài: 2 học sinh lên bảng sửa bài, cả lớp nhận xét, sửa sai, bổ sung.
-Đọc lại câu hoàn chỉnh.
-Đọc yêu cầu BT.
-Làm bài, sửa bài: như bài a).
-k đứng trước i, e, ê.
-b.
-SGK, B.
-b.
-Vở.
-SGK.
-Tranh.
-Tranh.
TẬP ĐỌC: LÀM ANH
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Học sinh đọc trơn cả bài.
Phát âm đúng các tiếng khó.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Bác đưa thư
Đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc cho học sinh viết: Minh, bức thư, khoe, mồ hôi, nhễ nhại.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
Đi học.
HOẠT ĐỘNG 1.
*GT vào bài:
*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Giáo viên đọc mẫu: giọng dịu dàng âu yếm.
Cho xem tranh.
Luyện đọc tiếng, từ có âm vần khó: chuyện đùa, người lớn, dỗ dành, dịu dàng, nhường.
Luyện đọc cụm từ.
Luyện đọc tiếng không thứ tự thành câu có nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 2.
Luyện đọc câu: hướng dẫn học sinh đọc từng dòng thơ.
Giảng nghĩa từ: dỗ dành, dịu dàng.
Luyện đọc đoạn, bài: Bài có 4 khổ thơ.
Nghỉ giữa tiết:
Múa vui.
HOẠT ĐỘNG 3.
Đọc bài trong SGK.
Tìm tiếng trong bài có vần ia?
Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya?
Yêu cầu học sinh nêu tiếng, từ có vần, sau đó đọc lên, giáo viên ghi bảng lớp, nếu từ nào học sinh tìm chưa đúng giáo viên sửa sai cho các em.
Củng cố dặn dò:
Tuyên dương học sinh tích cực học tập, đọc kĩ bài và câu hỏi nội dung, chuẩn bị học tiết 2.
Nhận xét tiết học.
-Cá nhân.
-Cả lớp.
-Nghe.
-Xem tranh, phát biểu về nội dung tranh.
-Học sinh phân tích tiếng và lưu ý các âm, vần khó: uyên, ua, ươi, ơn, ~, anh, iu, ang, ương.
-Luyện đọc lại các từ khó.
-Nối tiếp nhau đọc.
-Diễn cảm ở các từ: người lớn cơ, nâng, nhường, được thôi.
-Luyện đọc cá nhân, tổ, nhóm, bàn.
-Mỗi khổ thơ cho 2, 3 học sinh luyện đọc trơn.
-2, 3 học sinh đọc cả bài thơ.
-Cá nhân.
-Gạch chân và đọc lên: chia.
-Tia chớp, lá mía, vỉa hè, cá lia thia, cái nia, tỉa lá, mỉa mai, đỏ tía, ......
-Giấy pơ luya, đêm khuya, khuya khoắt, ...
-Luyện đọc tiếng mới.
-SGK.
-b.
-Chép bài đọc lên bảng.
-Tranh.
-B.
-SGK.
-Tranh mẫu: tia chớp, đêm khuya.
TIẾT 2
1.Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra tiết 1:
Kiểm tra, uốn nắn, sửa sai cách phát âm cho học sinh.
3.Bài dạy:
 Tìm hiểu bài và luyện nói.
HOẠT ĐỘNG 1.
a)Tìm hiểu và luyện đọc:
Yêu cầu học sinh đọc và hỏi đáp theo từng khổ thơ, vài học sinh đọc khổ thơ 1.
Vài học sinh đọc khổ thơ 2, 3 và hỏi đáp: Làm anh phải làm gì:
Khi em bé khóc?
Khi em bé ngã?
Khi mẹ cho quà bánh?
Khi có đồ chơi đẹp?
Vài học sinh đọc khổ thơ cuối.
Làm anh, phải có tình cảm thế nào với em bé?
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Luyện HTL khổ thơ em thích:
c)Luyện nói:
Đề bài.
Giáo viên khuyến khích học sinh phát triển lời nói tự nhiên.
Củng cố dặn dò:
Đọc bài, Làm BTTV.
Xem trước bài: “Người trồng na”.
Nhận xét tiết học.
-Cá nhân đọc bài.
-Luyện đọc và tự hỏi đáp, các bạn khác nhận xét bổ sung.
-Anh phải dỗ dành.
-Anh nâng dịu dàng.
-Chia em phần hơn.
-Nhường em luôn.
-Làm anh phải luôn yêu quí em bé.
-Cá nhân học sinh xung phong đọc thuộc khổ thơ mình thích.
-Kể về anh (chị, em) của em.
-Các nhóm học sinh (3, 4 em) kể với nhau về anh chị em của từng bạn.
-Cá nhân học sinh kể trước lớp về anh chị em của mình.
-SGK.
TẬP VIẾT: Y , ia, uya
 tia chớp , đêm khuya
A. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
Biết tô chữ hoa Y. 
Tập viết chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đúng qui trình, khoảng cách.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
X
Nhận xét chung bài viết của học sinh.
Viết lại: X, bình minh, phụ huynh.
Nhận xét.
3.Bài dạy:
Y, ia – tia chớp, uya – đêm khuya.
HOẠT ĐỘNG 1.
a)Tô chữ hoa:
 Y
Gồm nét: 
Qui trình: 
HOẠT ĐỘNG 2.
b)Viết vần, từ ngữ ứng dụng:
ia – uya 
tia chớp , đêm khuya
Yêu cầu học sinh nêu:
Điểm bắt đầu, điểm kết thúc.
Nối nét, vị trí đặt dấu phụ, dấu thanh.
Chú ý viết liền mạch chữ, khoảng cách đều, đẹp, đúng thời gian qui định.
HOẠT ĐỘNG 3.
c)Viết vào vở:
Nhắc nhở và kiểm tra học sinh cách cầm bút, để vở, xê dịch vở, tư thế ngồi.
Yêu cầu học sinh viết: chú ý viết liền mạch chữ, khoảng cách đều, đẹp, viết đúng thời gian.
d)Chấm, chữa bài:
Chấm tại lớp một số vở, biểu dương vở viết sạch đẹp. Nhắc nhở sai sót còn phổ biết.
Củng cố dặn dò:
Tiếp tục luyện viết phần B.
Nhận xét tiết học.
-Cả lớp viết.
-Quan sát, nhận xét cấu tạo, qui trình .
-Luyện viết.
-t nối ia ở đầu nét hất.
-ch nối ơp ở đường li 2, dấu ù trên ơ.
-đ nối êm ở đầu nét hất.
-kh nối uya ở đầu nét hất.
-Cả lớp viết.
-Tập tô chữ Y đúng qui trình.
-Lần lượt viết từng dòng cho đến hết.
-Viết chữ cở nhỏ, đều, đẹp, nối nét đúng.
-b.
-Chữ mẫu.
-b.
-Vở TV in.

Tài liệu đính kèm:

  • doctv 8.doc