Giáo án môn Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 25 đến tuần 35

Giáo án môn Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 25 đến tuần 35

Con cá

I. Mục tiu:

 1. Kiến thức: Kể tên 1 số loài cá và cuộc sống của chúng.

 2. Kỹ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính bên ngoài của cá.

 3. Thái độ: Cẩn thận khi ăn cá khỏi bị mắc xương. Thích ăn cá.

II. đồ dùng dạy học:

 - GV: HS: SGK, mỗi nhóm mỗi con cá để trong lọ.

III. Các hoạt động dạy học

 1. On định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì?

 - Cây gỗ có mấy bộ phận(Rể, thân ,lá ,hoa)

 - Cây gỗ trồng để làm gì?(Để lấy gỗ, toả bóng mát)

 - GV nhận xét ghi điểm

 

doc 23 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội 1 - Tuần 25 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:25
Con cá
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Kể tên 1 số loài cá và cuộc sống của chúng.
 2. Kỹ năng:	 Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính bên ngoài của cá.
 3. Thái độ:	 Cẩn thận khi ăn cá khỏi bị mắc xương. Thích ăn cá.
II. đồ dùng dạy học:
 - GV: HS:	 SGK, mỗi nhóm mỗi con cá để trong lọ.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Oån định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì?	
 - Cây gỗ có mấy bộ phận(Rể, thân ,lá ,hoa)
 - Cây gỗ trồng để làm gì?(Để lấy gỗ, toả bóng mát)
 - GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới: Con Cá.
HĐ1: Quan sát con cá 
Mục tiêu : HS biết được các bộ phận bên ngoài của con cá và biết được cá sống ở đâu.
Cách tiến hành 
 - GV giới thiệu con Cá: Con Cá này tên là cá chép, nó sống ở ao, hồ, sông. 
 - Các con mang đến loại cá gì?
 - Hướng dẫn HS quan sát con cá.
Mục tiêu: HS nhận ra các bộ phận của con cá, mô tả được cá bơi và thở như thế nào?
 - GV nêu câu hỏi gợi ý.
 - Chỉ và nói tên bộ phận bên ngoài con cá
 - Cá bơi bằng gì?
 - Cá thở bằng gì?
Bước 2: Cho HS thảo luận theo nội dung sau:
 - Nêu các bộ phận của Cá
 - Tại sao con cá lại mở miệng?
 - GV theo dõi, HS thảo luận.
 - GV cho 1 số em lên trình bày: Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: GV giảng: Con Cá có đầu, mình, đuôi, các vây. Cá bơi bằng mang, cá há miệng ra để cho nước chảy vào. Khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang oxy tan trong nước được đưa vào máu cá.
HĐ2: SGK
Mục tiêu :Biết được cách bắt cá và ăn cá có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành
 GV cho HS thảo luận nhóm 
 GV theo dõi, HS thảo luận.
 - GV cử 1 số em lên hỏi và trả lời: GV nhận xét.
GV kết luận : Aên cá rất có lợi cho sức khoẻ, khi ăn chúng ta cần phải cẩn thận tránh mắc xương.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp
Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì?
 - Cá có mấy bộ phận chính?
 Dặn dò: Aên cá rất có lợi cho sức khỏe. Các con cần ăn cẩn thận khỏi bị mắc xương. Về nhà quan sát lại các tranh SGK.
 - Nhận xét tiết học.
- CN + ĐT
- HS quan sát
- HS lấy ra và giới thiệu.
- Hoạt động nhóm.
- Có đầu, mình, đuôi.
- Bằng vây, đuôi
- Thảo luận nhóm.
- SGK
- Cho thảo luận nhóm 2
Tuần:27
Con Gà
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:	 HS biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà, phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
 2. Kỹ năng:	 Nêu ích lợi của việc nuôi gà
 3. Thái độ:	 Có ý thức chăm sóc gà.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	 Tranh minh hoạ cho bài dạy
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Oån định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì?(Con Cá)
 - Cá có những bộ phận chính nào?(Đầu, mình, đuôi và vây)
 - Aên cá có lợi gì?(Có lợi cho sức khoẻ)
 - GV nhận xét bài cũ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài mới: Con Gà
HĐ1: Liên hệ thực tế,kết hợp quan sát SGK.
Mục tiêu: HS biết được các bộ phận chính của con gà, ích lợi của việc nuôi gà.
 Cách tiến hành. 
GV nêu câu hỏi.
 - Nhà em nào nuôi gà?
 - Nhà em nuôi gà công nghiệp hay gà ta?
 - Gà ăn những thức ăn gì?
 - Nuôi gà để làm gì?
Làm việc với SGK
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và nêu các bộ phận bên ngoài của con gà, chỉ rõ gà trống, gà mái, gà con.
 - Aên thịt gà, trứng gà có lợi cho sức khoẻ
 - GV cho 1 số em đại diện lên trình bày.
 - Lớp theo dõi.
GV hỏi chung cho cả lớp:
 - Mỏ gà dùng làm gì?
 - Gà di chuyển như thế nào? Có bay được không?
 - Nuôi gà để làm gì?
 - Ai thích ăn thịt gà, trứng gà?
GV kết luận:
 - Gà đều có đầu, mình, hai chân và hai cánh. Cánh có lông vũ bao phủ. Thịt và trứng rất tốt, cung cấp nhiều chất đạm, ăn vào sẽ bổ cho cơ thể.
4.Củng cố, dặn dò: 
 - Gà có những bộ phận chính nào?
 - Gà có bay được không?
 - Thịt, trứng gà ăn như thế nào?
- Theo dõi HS trả lời
Thịt gà ăn rất ngon và bổ các con cần ăn cẩn thận và đúng điều độ.
 - Nhận xét tiết học.
- Gạo, cơm, bắp.
- Lấy thịt, lấy trứng, làm cảnh.
- Từng nhóm đôi.
- Dùng để lấy thức ăn.
- Đi bằng hai chân.
- Để ăn thịt, lấy trứng.
- Có bay được.
- Aên rất bổ và ngon.
Tuần:28
Con Mèo
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết: Các em quan sát, nói được các bộ phận chính của Mèo.
 2. Kỹ năng:	 Nói về đặc điểm của con Mèo và ích lợi việc nuôi Mèo.
 3. Thái độ:	 Có ý thức chăm sóc Mèo.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	 Hình ảnh trong 	 
 III. Hoạt động dạy – học:
 1. Oån định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì?(Con Gà)
 - Gà có những bộ phận chính nào?(Đầu, mình, 2 chân, 2 cánh)
 - Gà đi bằng gì?
 - Nhận xét tiết học bài cũ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giới thiệu bài mới: Con Mèo
HĐ1: Quan sát con mèo
Mục tiêu : HS biết được các bộ phận bên ngoài của con mèo 
Cách tiến hành
GV hỏi:
 - Nhà bạn nào nuôi Mèo?
 - Nói với cả lớp nghe về con Mèo của nhà em
 - Cho HS quan sát con Mèo trong tranh vẽ
 - Mô tả lông, chỉ, nói rõ các bộ phận bên ngoài của con Mèo, lông màu? 
 - Con Mèo di chuyển như thế nào?
 - GV theo dõi sửa sai cho những bạn chưa biết
 - GV cho 1 số em lên 1 em hỏi, 1 em trả lời với nội dung như đã yêu cầu?
 - GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
Kết luận: Toàn thân Mèo được bao phủ 1 lớp lông mềm
 - Mèo có đầu, mình, đuôi và 4 chân, mắt Mèo to, tròn và sáng, trong bóng tối con ngươi dãn ra. Mèo có mũi và tai rất thính.
 - Răng Mèo sắc để xẻ thức ăn. Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi.
 HĐ2: Thảo luận chung
Mục tiêu: HS biết ích lợi của việc nuôi Mèo.
Cách tiến hành :
GV nêu câu hỏi
 - Người ta nuôi Mèo để làm gì?
 - Mèo dùng gì để săn mồi?
 - GV cho HS quan sát 1 số tranh và chỉ ra đâu là tranh con Mèo đang săn mồi?
 - Em cho Mèo ăn bằng gì? Chăm sóc nó như thế nào?
Kết luận: Nuôi Mèo để bắt chuột, làm cảnh.
 - Móng chân Mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu móng lại, khi vồ mồi nó mới giương ra.
 - Em không nên trêu chọc Mèo làm cho Mèo tức giận, nếu bị Mèo cắn phải đi chích ngừa ngay.
HĐ3: HĐ nối tiếp 
Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài học 
Cách tiến hành 
Củng cố: Vừa rồi các em học bài gì?
 - Mèo có những bộ phận chính nào? 
 - Lông Mèo như thế nào?
Theo dõi HS trả lời 
Dặn dò:Về nhà xem lại nội dung bài vừa học 
 - Nhận xét tiết học.
- HS nói về con Mèo của mình.
- HS quan sát Mèo trong tranh. HS thảo luận nhóm đôi.
- HS theo dõi
- Thảo luận chung
- Bắt chuột.
- Móng vuốt chân, răng.
- Mèo ăn cơm, rau, cá.
- HS trả lời 
Tuần:29
Con Muỗi
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:	 HS quan sát, biết được các bộ phận chính của con Muỗi.
 2. Kỹ năng:	 Biết được nơi sống của Muỗi.
 3. Thái độ:	 Tích cực tiêu diệt Muỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	 Tranh minh hoạ cho bài dạy.
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: GV Cho lớp nêu bài học hôm trước	(Con Mèo)
 - Mèo có những bộ phận chính nào?	
 - Nhận xét bài cũ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài mới: Con Muỗi
HĐ1 Trò chơi 
Mục tiêu : HS biết được tác hại của con muỗi, các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Cách tiến hành
GV cho lớp chơi: Con Muỗi
‘Có con Muỗi vo ve vo ve, chích cái miệng hay nói chuyện, chích cái chân hay đi chơi, chích cái tay hay đánh bạn, ôi da! Đau quá! Em đập cái bụp muỗi chết.’
 - Vậy tại sao ta lại đập chết Muỗi?
 - GV cho HS quan sát con Muỗi ở trong tranh được phóng to và trả lời câu hỏi:
 - Con hãy chỉ các bộ phận bên ngoài của con Muỗi?
 - Con Muỗi to hay nhỏ? 
 - Khi đập con Muỗi em thấy con Muỗi cứng hay mềm?
 - Muỗi dùng vòi để làm gì?
 - Con Muỗi di chuyển như thế nào?
 - Cử 1 số đại diện lên trình bày.
 - GV theo dõi, nhận xét.
 HĐ2: Liên hệ thực tế 
 Mục tiêu :HS biết được muỗi sống ở đâu, cách phòng trừ , tiêu diệt muỗi .
 Cách tiến hành 
 GV nêu câu hỏi với các nội dung sau:
 - Muỗi sống ở đâu?
 - Tác hại của Muỗi?
 - Cách diệt trừ Muỗi?
 - Vào lúc nào em hay nghe tiếng Muỗi vo ve?
 - GV theo dõi các em thảo luận:
 - Cử 1 số đại diện lên trình bày: 1 em hỏi 1 em trả lời.
 - Lớp nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Muỗi đốt ta sẽ bị mật máu và Muỗi là trung tâm truyên bệnh từ người này sang người khác. Các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét.
 - Các em ngủ cần phải mắc màn, nhắc ba mẹ thường xuyên diệt Muỗi, phun thuốc trừ Muỗi.
HĐ3 : Hoạt động nối tiếp
 Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài học 
 Cách tiến hành
GV nêu câu hỏi củng cố: 
Vừa rồi các em học bài gì?
 - Muỗi là con vật có ích hay có hại?
 - Muốn tiêu diệt Muỗi ta phải làm gì?
 - Hãy nêu các bộ phận chính của con Muỗi
 Dặn dò:
 Về nhà các con cần đề phòng , tránh không cho muỗi đốt,tiêu diệt muỗi thường xuyên.
 - Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp hát.
- Nó hút máu ta.
- Có đầu, mình, chân và cánh.
- Con Muỗi mềm.
- Bằng chân, cánh.
- Thảo luận nhóm.
Tuần:30
 ... III. Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:	
 - Con hãy cho biết dấu hiệu trời nắng?(Bầu trời trong xanh)
 - Dấu hiệu trời mưa?(Có nhiều mây xám, có mưa rơi)
 - Khi đi dưới trời nắng em phải làm gì?(Đội mũ, nón)
 - Khi đi dưới trời mưa em phải làm gì?(Mang áo mưa, che ô)
 - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài mới: Thực hành: Quan sát bầu trời
HĐ1: Cho HS ra sân quan sát bầu trời.
Mục tiêu:HS biết quan sát và nhận xét, sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời.
Cách tiến hành:
 - GV nêu những ví dụ cho HS.
 - Nhìn lên bầu trời em thấy có nhiều mây không?
 - Những đám mây có màu gì?
 - Chúng đứng yên hay chuyển động?
 - Sân trường bây giờ khô ráo hay ướt?
 - HS thực hành quan sát, sau đó cho các em vào lớp thảo luận với các câu hỏi đã nêu.
 - Cho 1 số cặp lên trình bày. 
 - GV cùng lớp theo dõi, tuyên dương những cặp trình bày tốt
Kết luận: Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng hay mưa.
HĐ2: Luyện tập 
Mục tiêu: HS biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh.
 - GV theo dõi HS vẽ.
 - Cho 1 số em giới thiệu tranh vẽ của mình.
 - GV tuyên dương những bạn vẽ đẹp.
4. Củng cố dặn dị
GV nêu câu hỏi củng cố: 
Vừa rồi các con học bài gì?
 - Bầu trời hôm nay như thế nào?
 - Nhiều mây hay ít mây?
 - Nhận xét tiết học
-HS nghe yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Vẽ bầu trời và cảnh vật.
- HS lấy vở tiến hành vẽ.
- Trình bày bài vẽ.
Tuần:32
Gió
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
 2. Kỹ năng:	 Sử dụng vốn từ của mình để mô tả về gió.
 3. Thái độ:	 Yêu thiên nhiên, có ý thức trong học tập.
II. đồ dùng dạy học:
 - GV:	Tranh minh hoạ cho bài dạy.
III. hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:	
 + Khi trời nắng bầu trời như thế nào?(Khi trời nắng bầu trời trong xanh, có mây trắng)
 + Khi trời mưa em thấy gì? (Giọt mưa rơi)	
 - Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV giới thiệu đề bài
HĐ1:Làm việc SGK
Mục tiêu: Qua hình ảnh HS phân biệt trời gió.
Cách tiến hành: 
Bước 1: GV gợi ý.
 - So sánh lá cờ tìm dấu hiệu về gió.
 - GV nêu thêm: Khi có gió thổi vào người em cảm thấy như thế nào?
 - Cảm giác của cậu bé như thế nào khi cầm quạt phe phẩy?
Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho cây cỏ lay động. Gió mạnh làm cho cây cối nghiêng ngã.
HĐ2:Quan sát ngoài trời.
Mục tiêu: HS nhận biết trời có gió hay không có gió? Gió mạnh hay gió nhẹ?
Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ cho HS quan sát.
 - Nhìn xem các lá cây có lay động hay không?
 - Hướng dẫn HS làm việc.
Kết luận: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết được trời có gió hay không có gió?
 + Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
 + Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động.
 + Gió mạnh làm cho cành, lá cây nghiêng ngã.
4. Củng cố dặn dị
- Nêu lại tên bài học?
 - Em hãy nêu lại các dấu hiệu của gió?
 - GV liên hệ thực tế và cho HS biết sự có ích và có hại khi có gió?
 - Nhận xét tiết học
- Từng cặp quan sát SGK.
- Cảm giác thấy mát.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày.
- HS nêu 
Tuần:33
Trời nóng – Trời rét
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:Giúp HS biết được: Trời nóng hay trời rét.
 2. Kỹ năng:	 Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả trời nòng hay rét.
 3. Thái độ:	 Có ý thực mặc phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	Tranh minh hoạ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì(Gió)	
 - Hãy nêu các dấu hiệu của trời gió?	
 - GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài mới
HĐ1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Phân biệt được trời nóng, trời rét.
Cách tiến hành: - Yêu cầu HS phân loại được những hình ảnh về trời nóng, trời rét.
 - Biết sử dụng vốn từ để diễn tả trời nóng và trời rét.
Kết luận: 
 - Hãy nêu cảm giác của em khi trời nóng?
 - Hãy nêu cảm giác của em khi trời lạnh?
 + Trời nóng quá thường thấy trong người bực bội.
 + Trời rét quá làm chân tay ta lạnh cóng, người rét run.
HĐ2: Trò chơi: Trời nóng, trời rét.
Mục tiêu: Hình thành thói quen mặc phù hợp với thời tiết.
Cách tiến hành: - 1 số tấm bìa viết tên 1 số đồ dùng: Quần, áo, mũ nón và các đồ dùng cho mùa hè, mùa đông.
 - GV quan sát, sửa sai.
 - Tuyên dương những bạn nhanh và đúng.
Kết luận: Aên mặc hợp thời tiết sẽ giúp chúng ta phòng tránh nhiều bệnh.
4. Củng cố,dặn dị
- Tại sao ta cần ăn, mặc hợp thời tiết
- Mặc hợp thời tiết có lợi gì?
- Chia theo nhóm 4.
- Tiến hành thực hiện.
- Đại diện 1 số em trả lời:
+ Trời nóng nực quá, oi bức quá.
+ Trời rét quá, rét run.
+ Trời lành lạnh. 
- 1 bạn hô trời nóng, trời rét, HS lấy bìa phù hợp.
+ Liên hệ thực tế trong lớp những bạn nào đã mặc hợp thời tiết.
Tuần:34
Thời tiết
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu: Thời tiết luôn thay đổi
 2. Kỹ năng:	 Sử dụng vốn từ của mình để nói lên sự thay đổi về thời tiết.
 3. Thái độ:	 Có ý thực ăn mặc phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	 Tranh minh hoạ 
III. Hoạt động dạy – học:
 1 Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì?(Trời nóng, trời rét)	
 - Khi trời nóng em cảm thấy như thế nào?
 - Khi trời rét em cảm thấy như thế nào?	
 - GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài mới
HĐ1:Làm việc tranh ở SGK.
Mục tiêu: xếp các tranh ảnh, mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo.
Cách tiến hành: 
- GV cho lớp lấy SGK làm việc 
 - GV cùng lớp theo dõi, kiểm tra xem đúng hay sai.
- GV cho một số nhóm lên trình bày 
- Tuyên dương những bạn diễn đạt đúng.
GV kết luận: Thời tiết luôn thay đổi, lúc trời nắng, khi trời mưa, khi trời nóng, lạnh.
HĐ2: Thảo luận chung.
Mục tiêu: HS biết được ích lợi của việc dự báo thời tiết.
Cách tiến hành: 
 - GV nêu câu hỏi:
 + Vì sao ta lại biết ngày mai trời nắng?
 + Khi trời nóng em mặc như thế nào?
 + Khi trời rét em mặc như thế nào?
 + Đi giữa trời nắng em phải làm gì?
 + Đi giữa trời mưa em phải làm gì?
Kết luận: Các em cần phải ăn mặc hợp thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
4. Củng cố
- Con hãy nêu cách mặc khi mùa hè đến hay mùa đông về.
- Măc hợp thời tiết có lợi gawc
- Liên hệ HS trong lớp xem những bạn nào đã mặc đúng thời tiết
Nhận xét, dặn dò: 
 - Aên mặc phải hợp thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
- HS thảo luận nhóm 4
HS sắp xếp các tranh cho phù hợp phù hợp với thời tiết.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Có dự báo thời tiết.
HS trả lời
Tuần:35
Ôân tập tự nhiên
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
-Hệ thống lại những công thức đã học về tự nhiên.
-Quan sát đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường.
-Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Đồ dùng học tập:
-Tất cả những tranh ảnh mà GV và Hs đã sưu tầm được về chủ đề tự nhiên.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động:(Ổn định tổ chức)
-HS hát ,chuẩn bị Sgk ,đố dùng học tập.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Tiết trước em học bài gì?
-Khi trời nóng ,trời rét em mặc khác nhau như thế nào?
-Nhờ đâu em biết trước được thời tiết thay đổi ?
-Nhận xét bài cũ.KTCBBM
3.Bài mới:Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát thời tiết
Mt:hệ thống lại những kiến thức về thời tiết.
-Cho học sinh ra sân trường đứng thành 2 vòng tròn quay mặt vào nhau để hỏi về thời tiết tại thời điểm đó.
-Giáo viên quan sát theo dõi hoạt động của Học Sinh.
-Chỉ định 2 em ra giữa vòng tròn ,hỏi đáp nhau như đã trao đổi với bạn.
-Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh
-Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2:Quan sát cây cối (các con vật) nếu có ở khu vực quanh trường.
-GV treo một số tranh ảnh cây cối và con vật lên bảng gọi học sinh lên chỉ vào một cây(hoặc 1 con vật) nói về cây đó (con vật đó).
-Khi học sinhtrình bày ,GV lắng nghe, bổ sung ý kiến và chủ yếu khen ngợi động viên để Hs mạnh dạn diễn đạt ý mình.
-HS hỏi đáp theo cặp
+Bầu trời hôm nay màu gì?
+Có mây không?Mây màu gì?
+Bạn có thấy gió đang thổi không?Gió mạnh hay gió nhẹ?
+Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
+Bạn có cảm thấy dễ chịu không?
+Bạn có thích thời tiết như thế này không?
-2 em trình bày ,học sinh lắng nghe ,nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS được chỉ định lên trình bày :VD : Đây là cây rau ,có rễ ,thân ,lá ,khi già thì có hoa. Cây rau dùng làm thức ăn rất bổ ,tránh được bệnh táo bón và bệnh chảy máu chân răng. Khi ăn rau cần rửa sạch trước khi đem nấu.
4. Củng cố dặn dò:
-Em vừa học bài gì?GV tổng kết môn TNXH.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(205).doc