Giáo án Tập đọc lớp 1 đầy đủ

Giáo án Tập đọc lớp 1 đầy đủ

Môn : Tập đọc

BÀI: TRƯỜNG EM

I.Mục tiêu:

1. HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó có vần: ai, ay, ương, cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường.

2. Ôn các vần ai, ay, tìm được tiếng nói được câu chứa vần ai, ay.

3. Hiểu được các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.

-Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.

-Nhắc lại được nội dung bài,hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của học sinh với mái trường.

-Biết hỏi đáp theo mẫu về trường lớp của mình.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng nam châm

-Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 73 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1138Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 1 đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tập đọc
BÀI: TRƯỜNG EM
I.Mục tiêu:	
HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó có vần: ai, ay, ương, cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường.
Ôn các vần ai, ay, tìm được tiếng nói được câu chứa vần ai, ay.
Hiểu được các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.
-Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
-Nhắc lại được nội dung bài,hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của học sinh với mái trường.
-Biết hỏi đáp theo mẫu về trường lớp của mình.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng nam châm
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Mở đầu: Sau giai đoạn học âm, vần, các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay các em sẽ bước sang giai đoạn mới: giai đoạn luyện tập đọc, viết, nghe, nói theo các chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên, Đất nước. Ở giai đoạn này các em sẽ học được các bài văn, bài thơ, mẫu chuyện dài hơn, luyện viết những bài chữ nhiều hơn. Cô hy vọng các em sẽ học tập tốt hơn trong giai đoạn này.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, chủ đề, tựa bài học và ghi bảng.
Tranh vẽ những gì?
Đó chính là bài học tập đọc đầu tiên về chủ đề nhà trường qua bài “Trường em”.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Thứ hai: ai ¹ ay
Giảng từ: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em: Vì 
Cô giáo: (gi ¹ d)
Điều hay: (ai ¹ ay)
Mái trường: (ương ¹ ươn)
Các em hiểu thế nào là thân thiết ? 
Gọi đọc lại các từ đã nêu trên bảng.
Luyện đọc câu:
Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu.
Luyện đọc tựa bài: Trường em.
Câu 1: Gọi đọc từ đầu - > của em.
Câu 2: Tiếp - > anh em.
Câu 3: Tiếp - > thành người tốt.
Câu 4: Tiếp - > điều hay.
Câu 5: Còn lại.
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn:
Cho điểm động viên học sinh đọc tốt đoạn.
Thi đọc đoạn. 
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần ai, vần ay ?
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay ?
Giáo viên nêu tranh bài tập 3:
Gọi học sinh đọc bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và nêu câu hỏi:
Trong bài trường học được gọi là gì?
Nhận xét học sinh trả lời.
Cho học sinh đọc lại bài và nêu câu hỏi 2:
Nói tiếp : Trường học là ngôi nhà thứ hai của em vì 
Nhận xét học sinh trả lời.
Luyện nói: 
Nội dung luyện nói:
	Hỏi nhau về trường lớp.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Hỏi nhau về trường lớp”
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh lắng nghe giáo viên dặn dò về học tập môn tập đọc.
Nhắc tựa.
Ngôi trường, thầy cô giáo và học sinh.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng, cùng giáo viên giải nghĩa từ.
Học sinh giải nghĩa: Vì trường học giống như một ngôi nhà, ở đây có những người gần gủi thân yêu.
3, 4 em đọc, học sinh khác nhận xét bạn đọc.
Rất thân, rất gần gủi.
Có 5 câu.
2 em đọc.
3 em đọc
2 em đọc.
3 em đọc
2 em đọc.
3 em đọc
Mỗi dãy : 5 em đọc.
Mỗi đoạn đọc 2 em.
Đọc nối tiếp đoạn 3 em.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc đoạn 2
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Hai, mái, dạy, hay.
Đọc mẫu từ trong bài.
Bài, thái, thay, chạy 
Học sinh đọc câu mẫu trong bài, hai nhóm thi tìm câu có vần có tiếng mang vần ai, ay.
2 em.
Trường em.
2 em.
Ngôi nhà thứ hai của em.
Vì ở trường  thành người tốt.
Luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Môn : TẬP ĐỌC
BÀI : TẶNG CHÁU
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có vần yêu; tiếng mang thanh hỏi, các từ ngữ: Tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ ( như nghỉ ở đấu chấm).
Ôn các vần ao, au; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần ao và au.
Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi: Bác rất yêu thiếu nhi, Bác mông muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
-Tìm và hát được các bài hát về Bác Hồ.
-Học thuộc lòng bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi.
Trong bài trường học được gọi là gì?
Vì sao nói: “Trường học là ngôi nhà thứ hai của em” ?
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu về Bác Hồ và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Vở: (vở ¹ vỡ)
Gọi là: (là: l ¹ n)
Nước non: (n ¹ l)
Giảng từ: Nước non: Đất nước, non sông Việt Nam.
Luyện đọc câu:
Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu.
Luyện đọc tựa bài: Tặng cháu.
Câu 1: Dòng thơ 1
Câu 2: Dòng thơ 2
Câu 3: Dòng thơ 3
Câu 4: Dòng thơ 4
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn:
Cho học sinh đọc liền 2 câu thơ.
Thi đọc đoạn và cả bài thơ.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần au ?
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần ao, au ?
Giáo viên nêu tranh bài tập 3:
Nói câu chứa tiếng có mang vần ao, au.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và nêu câu hỏi:
Bác Hồ tặng vở cho ai?
Bác mong các cháu điều gì?
Nhận xét học sinh trả lời.
Rèn học thuộc lòng bài thơ:
Giáo viên cho học sinh đọc thuộc từng câu và xoá bảng dần đến khi học sinh thuộc bài thơ.
Tổ chức cho các em tìm bài bát và thi hát bài hát về Bác Hồ.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng, cùng giáo viên giải nghĩa từ.
Học sinh nhắc lại.
Có 4 câu.
2 em đọc.
3 em đọc
2 em đọc.
3 em đọc
2 em đọc.
Mỗi dãy : 4 em đọc.
Mỗi đoạn đọc 2 em.
Đọc nối tiếp 2 em.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Cháu, sau.
Đọc mẫu từ trong bài.
Đại diện 2 nhóm thi tìm tiếng có mang vần ao, au
2 em.
Tặng cháu.
2 em.
Cho các cháu thiếu nhi.
Ra công mà học tập, mai sau giúp nước non nhà.
Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh hát bài: Em yêu Bác Hồ, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Môn : TẬP ĐỌC
BÀI : CÁI NHÃN VỞ
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắm nót, viết, ngay ngắn, khen.
Ôn các vần ang ac; tìm được tiếng có vần ang và ac.
Hiểu từ ngữ trong bài: Nắn nót, ngay ngắn.
-Biết viết nhãn vở. Hiểu tác dụng của nhãn vơ.
-Tự làm và trang trí được một nhãn vở.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng nam châm.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
-Một số bút màu để học sinh tự trang trí nhãn vở.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 3,4 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: Tặng cháu và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
Nhận xét học sinh đọc và cho điểm.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, rút ra tựa bài học và ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Nhãn vở: (an ¹ ang)
Trang trí: (tr ¹ ch)
Nắn nót: (ot ¹ oc)
Giảng từ: ... ọc sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Sáng nay, bạn nhỏ đi đâu ?
Những dòng chữ ngộ nghĩnh như thế nào?
Giờ ra chơi có gì vui ?
Gọi học sinh đọc diễn cảm cả bài thơ.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi 1 và 2 SGK.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Học sinh lần lượt đọc các câu nối tiếp theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Xoè. 
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng mang vần oe, vần oeo, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Oe: chích chèo, quần loe, vàng hoe, 
Oeo: ngoẹo cổ, khoeo chân, 
Đi học.
Xếp hàng tránh nắng, I gầy đội mũ, o đội nón là ô.
Gió nấp đâu đó đến giờ ra chơi mới ùa ra như các bạn nhỏ. Gió ùa ra bất ngờ làm nụ hồng bật cười nở hoa.
1 em đọc lại bài htơ.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Môn : Tập đọc
Bài : CON CHUỘT HUÊNH HOANG
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài Ò ó o.
-Phát âm đúng các từ ngữ : Huênh hoang, ngoao ngoao, huỵch ngoạm.
Ôn vần uân; tìm được tiếng có vần uân.
 Hiểu được nội dung bài: Chuộc ngốc nghếch, nhận thức lầm lẫn nên huênh hoang, vì vậy đã gặp tai hoạ chết người.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Sáng nay” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng thay đổi linh hoạt, chậm rãi ở câu đầu để giới thiệu tính huênh hoang của chuột, nhanh hơn ở đoạn Chuột bị rơi bộp xuống giữa một đàn thỏ, hồi hộp ở đoạn cuối). Tóm tắt nội dung bài.
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: Huênh hoang, ngoao ngoao, huỵch ngoạm.
Học sinh luyện đọc các từ ngữ trên:
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo bàn, hết bàn này đến bàn khác.
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Cho học sinh luyện đọc theo 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn.)
Thi đọc cả bài.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài.
3.	Luyện tập:
Ôn vần uênh:
Tìm tiếng trong bài có vần uênh ?
Tìm thêm tiếng có vần uênh ?
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Vì sao con chuột trong bài này không sợ mèo ?
Câu chuyện kết thúc thế nào ?
Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài.
5.Củng cố dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng: Huênh hoang, ngoao ngoao, huỵch ngoạm.
Học sinh đọc nối tiếp câu theo bàn, hết bàn này đến bàn khác.
Mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
4 học sinh thi đọc cả bài. 
Nghỉ giữa tiết
Huênh.
Các nhóm thi tìm tiếng mang vần uênh và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
Vì có lần rơi xuống đàn thỏ, khiến Thỏ giật mình bỏ chạy, chuột tưởng rằng Thỏ bỏ chạy vì sợ nó. Nó nghĩ Thỏ to hơn Mèo mà còn sợ nó thì Mèo cũng phải sợ nó.
Chuột bị Mèo ăn thịt.
2 em đọc lại bài văn.
Thực hành ở nhà.
Môn : Tập đọc
Bài luyện tập 1
LĂNG BÁC
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài: “Lăng Bác”. Luyện đọc lưu loát các dòng thơ và khổ thơ của bài Lăng Bác.
Hiểu nội dung bài: đi trên Quảng trường BA Đình, em bé thấy nắng mùa thu vàng, trời trong vắt như trong ngày lễ Tuyên ngôn Độc lập. Nhìn lên lễ đài, em bâng khuâng như thấy Bác vẫn còn đang đứng đó vẫy chào nhân dân.
tập chép bài chính tả Quả Sồi và làm các bài tập điền vần ăn, ăng điền chữ r, d hay gi.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng chính: Giáo viên chép bài tập đọc và các câu hỏi. -Bảng phụ giáo viên chép bài chính tả và bài tập chính tả.
-Ảnh lăng Bác trên Quảng trường Ba Đình.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : (không kiểm tra bài cũ)
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài đọc:
Cả lớp tập trung để giáo viên kiểm tra đọc trơn và trả lời câu hỏi. Giáo viên chỉ định từng em đọc, mỗi em đọc 1 khổ thơ trong bài “Lăng Bác”.
Chia bài tập đọc thành 2 khổ thơ:
Khổ1: 6 dòng thơ đầu
Khổ2: 4 dòng thơ còn lại.
Yêu cầu kiểm tra tất cả học sinh cả lớp về đọc trơn giáo viên cho điểm công khai.
Tiết 2
3.Tập chép bài Quả Sồi và làm các bài tập
Gọi học sinh đọc bài chính tả do giáo viên chép sẵn trên bảng lớp.
Học sinh tìm từ khó viết hay viết sai viết vào bảng con.
Cho học sinh nhìn bảng để chép bài vào tập vở của mình.
Cho học sinh tự làm bài tập chính tả.
Thu bài chấm:
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Viết lại bài chính tả cho đúng, sạch và đẹp.
Nhắc tựa.
Học sinh đọc theo chỉ định của giáo viên theo từng đoạn.
Câu hỏi 1: 
Câu thơ tả nắng vàng trên Quảng trường Ba Đình :
	Nắng Ba Đình mùa thu
	Thắm vàng trên lăng Bác.
Câu thơ tả bầu trời trên Quảng trường Ba Đình :
	Vẫn trong vắt bầu trời
	Ngày Tuyên ngôn đôïc lập.
Câu hỏi 2:
Cảm tưởng của bạn thiếu nhi đi trên Quảng trường Ba Đình :
	Bâng khuâng như vẫn thấy
	Nắng reo trên lễ đài
	Có bàn tay Bác vẫy.
Học sinh đọc trên bảng lớp bài chính tả.
Học sinh viết tiếng từ khó vào bảng con: dưới đất, ao ước, ngắm trăng, cành cao.
Nhìn bảng và chép vào tập.
Bài tập 2 : Tiếng trong bài có vần ăm, ăng: 
ăm: nằm, ngắm.
ăng: trăng
Bài tập 3 :
Điền chữ r/ d hay gi:
Rùa con đi chợ
	Rùa con đi chợ mùa xuân
Mới đến cổng chợ bước chân sang hè
	Mua xong chợ đã vãn chiều
Heo heo gió thổi cành diều mùa thu.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại.
Thực hành ở nhà.
Môn : Tập đọc
Bài luyện tập 3
HAI CẬU BÉ VÀ HAI NGƯỜI BỐ
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài: “Hai cậu bé và hai người bố”. Chú ý đọc lời đối thoại để người nghe nhận ra lời từng nhân vật.
Hiểu nội dung bài: Bố mẹ các em làm nhiều nghề khác nhau (bác sĩ, trồng lúa, công nhân, ) nhưng nghề nào cũng đáng quý vì đều cần cho mọi người.
tập chép bài chính tả Xỉa cá mè và làm các bài tập điền vần iên, iêng hay uyên.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng chính: giáo viên chép bài tập đọc và các câu hỏi. -Bảng phụ giáo viên chép bài chính tả Xỉa cá mè và bài tập chính tả.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi học sinh đọc bài “Lăng Bác” và trả lời các câu hỏi trong bài.
 GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài đọc:
Cả lớp tập trung để giáo viên kiểm tra đọc trơn và trả lời câu hỏi. Giáo viên chỉ định từng em đọc, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài “Hai cậu bé và hai người bố”.
Chia bài tập đọc thành 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Việt đáp”
Đoạn 2: Phần còn lại.
Yêu cầu kiểm tra tất cả học sinh cả lớp về đọc trơn giáo viên cho điểm công khai.
Tiết 2
3.Tập chép bài Xỉa cá mè và làm các bài tập
Gọi học sinh đọc bài chính tả do giáo viên chép sẵn trên bảng lớp.
Học sinh tìm từ khó viết hay viết sai viết vào bảng con.
Cho học sinh nhìn bảng để chép bài vào tập vở của mình.
Cho học sinh tự làm bài tập chính tả.
Thu bài chấm:
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Viết lại bài chính tả cho đúng, sạch và đẹp.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Học sinh đọc theo chỉ định của giáo viên theo từng đoạn.
Câu hỏi 1: Tiếng trong bài:
Có vần iêt : Việt
Có vần iêc : việc 
Câu hỏi 2:
Công việc của bố hai bạn là: Bố Việt là nông dân. Bố Sơn là bác sĩ 
Học sinh đọc trên bảng lớp bài chính tả.
Học sinh viết tiếng từ khó vào bảng con: xỉa, dở củ, nhọ nhem, rửa.
Nhìn bảng và chép vào tập.
Điền vần iên, iêng hay uyên
Thuyền ngủ bãi
	Bác Thuyền ngủ rất lạ
	Chẳng chịu trèo lên giường
	Úp mặt xuống cát vàng
	Nghiêng tai về phía biển
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại.
Thực hành ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc(2).doc