Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 13

1.Mục tiêu: Giiúp học sinh

- HS nhận biết được các vần có âm cuối n trong các tiếng bất kỳ.

- Đọc , viết được các vần , tiếng có âm cuối n.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Hiểu và kể được nội dung câu chuyện: Chia phần- dựa theo tranh minh hoạ .

 II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ , SGK, bảng ôn , tranh minh hoạ: chuyện chia phần

- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.

 

doc 22 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1077Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tiếng việt
Ôn tập
1.Mục tiêu: Giiúp học sinh
- HS nhận biết được các vần có âm cuối n trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được các vần , tiếng có âm cuối n.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Hiểu và kể được nội dung câu chuyện: Chia phần- dựa theo tranh minh hoạ .
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, bảng ôn , tranh minh hoạ: chuyện chia phần
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tiết I:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ : uôn, ươn , cuộn dây, vườn nhãn:2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài uôn, ươn trang 102 ( 4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Ôn tập
- GV đưa tranh : hoa phong lan- HS nêu tiếng dưới tranh: lan - GV ghi bảng .
- Đánh vần - đọc trơn, a-n-an, l- an - lan.
-Đọc cá nhân - đồng thanh: a- n- an, an
- HS nêu các vần đã học -GV ghi lên bảng: an, ăn, ân, on, ôn, ơn ,un, in, en, ên, iên, yên, uôn, ươn.
- Đọc cá nhân - đồng thanh. 
- GV gài bảng ôn : - HS đọc các âm trong bảng ôn .
-GV đọc âm - HS lên chỉ các âm -HS chỉ và đọc âm trong bảng ôn .
HĐ2: Ghép các âm thành vần :
- Ghép âm cột dọc với âm cột ngang n:
- Đọc cá nhân - đồng thanh 
HĐ3: Đọc từ- câu ứng dụng :
-4 HS đọc các từ - Giảng từ : cuồn cuộn , con vượn.
- Đọc nối tiếp - nhóm - đồng thanh các từ.
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu câu ứng dụng .
- HS đọc nối tiếp cá nhân - đồng thanh .
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc 
-Đọc SGK Trang 104, 105 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Kể chuyện Chia phần
- GV kể toàn bộ câu chuyện - lần 2 kể theo tranh minh hoạ.
- HS tập kể từng đoạn theo tranh ( các nhóm thảo luận - tập kể). 
-Cá nhân tập kể toàn bộ câu chuyện .
- ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống phải biết nhờng nhịn nhau.
HĐ3: Viết bảng con: cuồn cuộn , con vượn.
-HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở:. : cuồn cuộn , con vượn.
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm cuối n đã học( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm cuối n đã học trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các tiếng có âm cuốn n đã học.
 -------------------------------------------------------------------
Toán:
Phép cộng trong phạm vi 7.
I- Mục tiêu: Giúp học sinh 
- HS tiếp tục hình thành khái niệm về phép cộngtrong phạm vi 7.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
-Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 7.
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
2 em đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 6.
Làm tính: 5 +1 = 2 + 4 = 6.- .. = 1 6 -= 0.
-2 em lên bảng Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu phép cộng bảng cộng trong phạm vi 7:
a) Phép tính: 6 + 1 =7 ; 1 + 6 = 7
GV gài 6 chấm tròn ,gài thêm1 chấm tròn Có tất cả mấy chấm tròn?( 7 chấm tròn ) 
HS đọc : Có 7 chấm tròn ( Đồng thanh.)
6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 7 chấm tròn 6 thêm 1 bằng 7.
 HS nêu và gài phép tính - GV viết : 6 + 1 = 7 ( HS đọc đồng thanh )
- HS gài bảng : 1 + 6 = 7 Đồng thanh.
b) Phép tính: 5 + 2 = 7: 2 + 5 = 7
c) Phép tính: 3 + 4 = 7 : 4 + 3 = 7 ( Các bước tương tự ) 
d) HD đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7:
GV xoá dần cho HS đọc thuộc bảng cộng 
HS nêu lại kết quả 
HĐ2: Thực hành Luyện tập:
Bài 1:Tính 
HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 2: Tính:
HS áp dụng bảng cộng trong phạm vi 7 để làm tính .HS làm bài 3 em lên bảng chữa bài- Nhận xét. 
 Bài 3:Tính : HS thực hiện nhẩm phép tính từ trái sang phải
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán và nêu phép tính 
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
-------------------------------------------------------------
Đạo đức :
Nghiêm trang khi chào cờ ( Tiết 2)
I - Mục tiêu: 
-HS hiểu mỗi HS là một công dân nhỏ tuổi của đất nước , chào cờ là thể hiện lòng yêu nước của mình. 
-HS biết nghiêm trang khi chào cờ là đứng thẳng, tay bỏ thẳng, mắt hướng về lá cờ tổ quốc và không được đùa nghịch, nói chuyện riêng , làm việc riêng.
-HS có thái độ tôn kính lá cờ tổ quốc , tự giác chào cờ.
-HS có hành vi chào cờ một cách nghiêm trang.
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức, lá cờ tổ quốc, bài hát lá cờ việt nam.
HS: Vở bài tập đạo đức,bút màu đỏ, giấy màu vàng, giấy vẽ. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Kiểm tra bài cũ:
 4 em thực hành chào cờ ?
2/ Bài mới 
HĐ1: Làm bài tập 3 :
 + HĐ theo cặp : HS trao đổi với nhau:
 -Cô giáo và các bạn đang làm gì ?
-Bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ?Bạn chưa nghiêm trang ở chỗ nào?
-Cần phải sửa như thế nào cho đúng?
-Các cặp thảo luận .
+ HĐ cả lớp : 
- Đại diện nhóm lên trình bày - Lớp bổ sung - Nhận xét.
HĐ2 : Vẽ lá quốc kỳ ( Bài tập 4):
GV hướng dẫn HS vẽ lá quốc kỳ .
Trưng bày 1 số bài đẹp - Nhận xét - Đánh giá.
HĐ3: HS hát bài : Lá cờ việt nam.
IV - Củng cố: - HS đọc phần ghi nhớ.
 - Nhận xét giờ học.
V - Dặn dò: Phải chào cờ đúng tư thế.
 ---------------------------------------------------------------------
Buổi chiều 
Ôn Toán
ôn tập về các phép cộng trong phạm vi 7 
I. Mục tiêu: 
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng trong phạm vi 7
Làm thông thạo các phép tính cộng trong phạm vi 7 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhó lại kiến thức
- GV cho 1 số học sinh lên bảng đọc lại bảng cộng trong phạm vi 7
Hoạt động 2: Thực hành
Cho HS thực hành làm các bài tập sau :
Bài 1: Tính
1+ 6 = 2+ 5 = 3 + 4 =
6+ 1 = 5+ 2 = 4 + 3 = 
Bài 2 : Điền dấu vào chỗ chấm
1+ 6 .... 6 2+ 5 ....7+0 3 + 4 .....5+1
6+ 1......3 + 4 5+ 2......7-2 4 + 3 .....4+3 
Bài 3: GV vẽ hình lên bảng – HS nêu bài toán và phép tính .
III/Củng cố- dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
Ôn Tiếng việt
ôn tập vần uôn – ươn 
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện vần uôn-ươn
- HS đọc thông viết thạo vần và các tiếng ứng dụng Cuộn dây- Vườn nhãn và câu ứng dụng trong bài
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài đã học
Hoạt động 2: Thực hành- luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần uôn-ư ơn vào vở ôli và các cuộn dây và vườn nhãn vào vở ô li 
III.Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Tiếng Việt:
vần ong - ông
I- Mục tiêu:
 -HS nhận biết được vần ong ông - Đọc , viết được vần , tiếng có ong ông.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ong ông.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đá bóng
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: cái võng, dòng sông.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết I:
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ con vượn :1 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bàì ôn tập - trang 104(2em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần: ong ông
- Giới thiệu vần ong: + Vần ong gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : o-ng)
 - Âm nào đứng trước , âm nào đứng sau ?
- HS ghép vần ong:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh )
+Muốn có tiếng võng ta thêm âm gì , dấu gì ? ( âm v, dấu ngã )
- HS ghép võng: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh rút ra từ cái võng - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần ông- sông - dòng sông .( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần ong ông: HS đọc toàn bài trên bảng
HĐ2: Đọc từ – câu ứng dụng :
-HS đọc 4 từ - Giảng từ : công viên.
- Phát hiện các tiếng có vần ong ông trong các từ .
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ong , ông đã học ?
- HS quan sát tranh nêu nx – Gv giới thiệu câu ứng dụng – HS đọc câu ứng dụng .
Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 106, 107 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Đá bóng
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 107 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: ong, ông ,cái võng, dòng sông.
-HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: : ong, ông ,cái võng, dòng sông.
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ong ông.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố- Dặn dò: 
Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có ong ông.
 ---------------------------------------------------------------
Toán:
Phép trừ trong phạm vi 7
I- Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố , khắc sâu khái niệm về phép trừ và mối quan hệ giữa cộng và trừ.
-Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
-Biết làm tính trừ trong phạm vi 7.
-Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ , tranh vẽ
 HS : Bảng con 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1/Kiểm tra bài cũ : 
 Làm tính: 2 +  = 7  + 1 = 7- 2 em lên bảng- Lớp làm bảng con.
2 em đọc bảng cộng trong phạm vi 7.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu bảng trừ trong phạm vi 7:
a) Phép trừ trong phạm vi 7:
GV gài 7 chấm tròn .GV bớt 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn?( 6 chấm tròn ) GVnêu bài toán : Có 7 chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn?
7 bớt 1 còn mấy? (6) .HS gài phép tính: 7 - 1=6 ( Đồng thanh )
GV viết : 7 - 1 = 6 
b)Giới thiệu phép tính : 7 - 2 = 5 7 - 5 = 2.
c ) Giới thiệu phép tính : 7 -3 = 4 7 - 4 = 3 ( Các bước tương tự )
 *HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 7:
 Xoá dần cho HS đọc thuộc. HS nêu kết quả - GV ghi bảng .
d) Mối quan hệ giữa cộng và trừ.
HĐ2: Thực hành Luyện tập:
Bài 1: Tính: 
 - HS làm tính vi ... V hỏi lại kết quả.
HĐ2: Thực hành Luyện tập:
Bài 1:Tính
Bài 2: Tính:
HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài- Nhận xét. 
Bài 3:Tính :HS thực hiện nhẩm phép tính từ trái sang phải ,2 em lên bảng chữa bài
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán và nêu phép tính : a) 6 + 2 = b) 4 +4 =
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
---------------------------------------------------------------
Thể dục :
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản- Trò chơI vận động 
I/ Mục tiêu : 
-Ôn 1 số động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản đã học.Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
-Học động tác đứng đưa 1 chân sang ngang. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
-Ôn trò chơi :Chuyền bóng tiếp sức.Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II-Địa điểm – phương tiện 
GV: 1 cái còi.
HS: Dọn sân bãi sạch , kẻ sân.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp 
HĐ1:Phần Khởi động :
-GV tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang .
-GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trờng(30- 50 m)
HĐ2: Phần cơ bản:
+ Ôn đứng đưa 1 chân ra sau , hai tay giơ cao thẳng hướng( 1- 2 lần)
 -Cán sự điều khiển GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
-Từng tổ lên thực hành Lớp nhận xét.
+ Ôn phối hợp đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông và đứng đưa 1 chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng( 1- 2 lần)
 -Cán sự điều khiển GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
-Từng tổ lên thực hành Lớp nhận xét.
+ Ôn phối hợp 1 lần
+ Đứngđa chân trái ra sau , 2 tay chống hông ( 1 -2 lần)
+ Đứngđa chân phải ra sau , 2 tay chống hông( 1 -2 lần)
* Ôn trò chơi : Chuyền bóng tiếp sức ( 6 - 8 phút)
 - HS thực hành chuyền bóng cho nhau trong hàng của mình .
- Cùng thời gian hàng nào chuyền bóng xong trước hàng đó thắng. 
HĐ3: Phần kết thúc 
-Đi thường theo nhịp 2- 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát( 2- 3 phút)
-Trò chơi hồi tĩnh: Diệt con vật có hại ( 2 phút)
-Hệ thống bài ( 1- 2 phút).Nhận xét giờ học( 1 phút).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tập viết
Tuần 11
I- Mục tiêu: Giúp học sinh 
- HS biết viết theo mẫu chữ : nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.
- Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.
- Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
- Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết.
II- Chuẩn bị: 
GV :Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.
 HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ : 
Viết các chữ :cuồn cuộn, con vượn.
2 em lên bảng viết - Lớp viết bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con:
- GV treo bảng phụ - HS nhận xét các chữ mẫu: nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.
HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh.
GV nêu quy trình viết chữ :nền nhà.. 
- Cách viết : lưu ý các nét nối giữa 2 con chữ, khoảng cách 2 con chữ cách nhau 1 ô ly,các tiếng cách nhau 2 ô ly, viết đúng vị trí các dấu thanh.( cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) 
 GV viết mẫu HS viết bảng con - đọc lại 
- Dạy viết từ, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn( thực hiện tương tự các bước trên)
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: 
-HS đọc cá nhân - đồng thanh : nền nhà , nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn. 
-HS nhắc lại cách viết các chữ, tư thế ngồi viết cách cầm bút , để vở.
-HS viết vào vở.
IV- Củng cố:
 Chấm bài chữa bài nhận xét .
V- Dặn dò:
 -Về nhà luyện viết lại nội dung bài. 
-----------------------------------------------------------
Tập viết
Tuần 12
I- Mục tiêu: Giúp học sinh 
- HS biết viết theo mẫu chữ : con ong, cây thông , vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng.
- Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.
- Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
- Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài viết.
II- Chuẩn bị: GV: 
GV :Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : con ong, cây thông , vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng.
 HS : Bảng con , vở tập viết ,bút, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ : 
Viết các chữ : uông ương, quả chuông, con đường.
2 em lên bảng viết Lớp viết bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Hướng dẫn viết bảng con:
GV treo bảng phụ HS nhận xét các chữ mẫu: con ong, cây thông , vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng. 
HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh.
GV nêu quy trình viết chữ : con ong.
Cách viết : lưu ý các nét nối giữa các con chữ, khoảng cách 2 con chữ cách nhau 1 ô ly,các tiếng cách nhau 2 ô ly, viết đúng vị trí các dấu thanh.( cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) 
 GV viết mẫu HS viết bảng con - đọc lại 
- Dạy viết từ : cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng( thực hiện tương tự các bước trên)
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở: 
HS đọc cá nhân - đồng thanh : : con ong, cây thông , vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng. 
HS nhắc lại cách viết các chữ, t thế ngồi viết cách cầm bút , để vở.
 GV viết mẫu HS viết vào vở.
IV. Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà luyện viết lại nội dung bài.
Tự nhiên -Xã hội 
Công việc ở nhà 
 I/ Mục tiêu :
-HS biết kể 1 số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc em thường làm để giúp đỡ gia đình.
-Mọi người trong gia đình đều phải làm việc tuỳ theo sức của mình. 
-Biết yêu giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức.
II- Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK phóng to :
 HS : SGK, vở bài tập TNXH.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ :
2 em trả lời câu hỏi:-Giới thiệu ngôi nhà của em?
Em có yêu quý ngôi nhà của em không?
2/ Bài mới 
HĐ1:Quan sát tranh trang 28:
Bước 1:Thảo luận theo cặp:
Nội dung: Quan sát tranh trang 28 :Nói về nội dung từng tranh :
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện nhóm lên trình bày theo tranh phóng to : Kể từng công việc cụ thể và tác dụng của từng việc làm đối với cuộc sống trong gia đình Lớp bổ sung.
HĐ2 :Kể các việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ :
Bước 1: Hoạt động theo cặp :
Hai em ngồi gần nhau thảo luân:Kể cho nhau nghe vè các công việc ở nhà của mọi người trong gia đình mình. 
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện nhóm lên trình bày - Lớp bổ sung.
+ Hằng ngày em đã làm gì để giúp đỡ gia đình ?
+ Em cảm thấy thế nào khi làm những công việc đó ?
- GV nhận xét – Tuyên dương.
Kết luận: Mọi người ttrong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình. 
HĐ3 : Quan sát tranh trang 29 :
Bước 1: HS quan sát tranh theo cặp :
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 căn phòng?
+ Em thích căn phòng nào ? Tại sao? 
+ Để có căn phòng gọn gàng , sạch sẽ em phải làm gì?( Dọn dẹp hằng ngày )
-2 em ngồi cùng bàn : em nêu câu hỏi 1 em trả lời.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện 1 số nhóm lên trình bày - Lớp nhận xét - bổ sung.GV nhận xét Tuyên dương.
IV- Củng cố- Dặn dò : Dọn dẹp ngôi nhà của mình ngăn nắp sạch sẽ.
Thủ công:
Các quy ước cơ bản về gấp giấy, gấp hình 
I/Mục tiêu: 
HS hiểu các kí hiệu , quy ước về gấp giấy.
Biết gấp hình theo kí hiệu quy ước.
II- Chuẩn bị :
GV: Giấy màu, hồ dán, giấy trắng, mẫu vẽ những ký hiệu quy ước về gấp hình , quy trình vẽ và gấp các nếp gấp..
HS: Giấy nháp, giấy màu, bút chì ,vở thủ công . 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu các ký hiệu .
 + GV treo mẫu vẽ những ký hiệu về gấp giấy.
 + HS quan sát và nhận xét.
HĐ2: HS thực hành:
+ GV hướng dẫn vẽ ký hiệu đường giữa hình.
-GV làm mẫu - 2 HS vẽ trên bảng- Lớp vẽ ký hiệu trên dờng kẻ ngang và kẻ dọc vào giấy trắng.
Gấp tờ giấy theo ký hiệu đã vẽ.
+ GV hướng dẫn vẽ ký hiệu đường dấu gấp.
-GV làm mẫu - 2HS vẽ trên bảng - Lớp vẽ ký hiệu đường dấu gấp vào giấy trắng.
-Gấp tờ giấy theo ký hiệu đã vẽ.
+ GV hướng dẫn vẽ ký hiệu đường dấu gấp vào.
-GV làm mẫu - 2 HS vẽ trên bảng - Lớp vẽ ký hiệu đường dấu gấp vào vào giấy trắng.
-Gấp tờ giấy theo ký hiệu đã vẽ.
+ GV hướng dẫn vẽ ký hiệu dấu gấp ngược ra phía sau.
-GV làm mẫu - 2 HS vẽ trên bảng - Lớp vẽ ký hiệu dấu gấp ngược ra phía sau vào giấy trắng.
-Gấp tờ giấy theo ký hiệu đã vẽ. 
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức,kỷ luật của HS trong giờ học.
 + Tuyên dương 1 số bài làm đẹp.
+ Đánh giá sản phẩm:
V- Dặn dò: Tập gấp đoạn thẳng cách đều - Chuẩn bị cho bài sau: Thực hành gấp đoạn thẳng cách đều.
Buổi chiều Ôn Toán
ôn tập về phép cộng trong phạm vi 8
I.Mục tiêu
-Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng trong phạm vi 8
-Làm thông thạo các phép tính cộng trong phạm vi 8 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhó lại kiến thức
- GV cho học sinh lên bảng đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 :Tính
2+ 6 = 3+ 5 = 4 + 4 =
6+ 2 = 5+ 3 = 8 + 0 = 
Bài 2 : Điền dấu vào chỗ chấm
2+ 6 .... 6 3+ 5 ....7+0 4 + 4 .....5+1
6+ 2......3 + 4 5+ 3......7-2 4 + 3 .....3+5 
III.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt
ôn tập các bài 52,53,54
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh ôn luyện vần đã học trong tuần
-HS đọc thông viết thạo vần các vần đã học trong tuần và các tiếng ứng dụng có các vần đã học
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài 52, 53, 54
Hoạt động 2: Luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần ong -ông-ăng-âng-ung –ưngvào vở ôli và một số tiếng và từ ứng dụng
III.Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
--------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể`
GV và các bạn đội viên tổ chức sinh hoạt sao
************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1- tuan 13.doc