Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 6 năm 2010

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 6 năm 2010

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.

Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá;

Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói

HS: Bộ đồ dùng TV 1, bảng , phấn

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức(1): Lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ(3):

HS viết, đọc: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế

2 HS đọc bài trong SGK

3.Dạy - học bài mới(35)

 

doc 18 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết47 + 48)
Bài 22: ph, nh 
I.Mục đích yêu cầu:
Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng. 
Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá;
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV 1, bảng , phấn
III.Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết, đọc: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế
2 HS đọc bài trong SGK
3.Dạy - học bài mới(35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm
p
GV viết bảng p - HS nhắc lại
GV giới thiệu p in, p viết thường.
GV: Chữ p gồm có nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc hai đầu.
H. Chữ p và chữ n giống nhau và khác nhau điểm gì?
Giống nhau: đều có nét móc hai đầu. 
Khác nhau: p có nét xiên phải và nét sổ dài.
+Phát âm: GV phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm
(uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra sát mạnh, không có tiếng thanh)
HS phát âm -GV chỉnh sửa.
HS lấy âm p. GV nhận xét. HS phát âm lại.
ph
GV viết bảng ph - HS nhắc lại
GV giới thiệu ph in, ph viết thường.
?Chữ ph được ghép từ mấy con chữ?
GV: Chữ ph gồm chữ ghép từ hai con chữ p và h.
H. Chữ ph và chữ p giống nhau và khác nhau điểm gì?
+(Giống nhau: đều có p.
+Khác nhau: ph có thêm h)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp)
HS ghép chữ ph. 1 HS lên bảng ghép.
H: Có âm ph muốn có tiếng phố ta thêm âm gì? dấu gì?( thêm âm ô, dấu sắc)
-HS ghép tiếng phố. -1 HS lên bảng ghép.
GV viết bảng: phố -HS phân tích tiếng phố.
HS đánh vần phờ - ô - sắc -phố( cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp).
GV cho HS quan sát tranh
H. Tranh vẽ gì?
GV giới thiệu và ghi bảng: phố xá - HS đọc: phố xá(cá nhân, cả lớp)
HS đọc: ph, phố, phố xá
HS nêu âm mới, tiếng mới -GV tô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược.
?Âm mới vừa học là âm gì?
?Âm ph có trong tiếng nào?
-GV tô màu âm mới và tiếng có âm mới.
-HS đọc xuôi, ngược kết hợp phân tích.
nh
(Quy trình tương tự như đối với âm ph)
Lưu ý: Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h
So sánh: nh và ph( giống nhau: đều có h, Khác nhau: nh có n đứng đầu)
HS đọc lại cả 2 âm
Giải lao
+Luyện viết: 
GV cho HS đọc chữ ph viết trên bảng con.
?Chữ ph được viết từ mấy con chữ? Là những con chữ nào?
?Con chữ p có độ dài mấy đơn vị chữ?
?Con chữ h có độ cao mấy đơn vị chữ?
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ p với h.
+ Các chữ nh, phố xá, nhà lá GV hướng dẫn tương tự.
HS viết bảng con -GV uốn nắn sửa sai
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
?Âm mới vừa học là những âm mới nào?
?Âm ph, nh có trong tiếng từ nào?
GV ghi từ ứng dụng lên bảng ,HS nhẩm đọc: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
HS đọc tiếng có âm mới học ,GV gạch chân,HS đọc tiếng mới.
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó:
Phá cỗ: Liên hoan sau cuộc vui. VD như đêm rằm trung thu sau khi múa, hát các anh chị phụ trách bóc bánh kẹo, hoa quả cho các em thiếu nhi cung ăn. 
GV đọc mẫu ,HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới
Tiết 2(35p)
d.Luyện tập: 
+Luyện đọc
HS đọc lại bài tiết 1trên bảng lớp: 4-5’
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm): 4-5’
+Đọc câu ứng dụng: 3-4’
GV cho HS quan sát tranh.
H. Tranh vẽ những gì?
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó xù
HS đọc nhẩm ,HS đọc tiếng có âm mới học ,GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ
HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp), HS cầm SGK đọc bài(6-7 em)
+Luyện viết:
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: p, ph, nh, phố xá, nhà lá
GV chấm, chữa một số bài.
+Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: chợ, phố, thị xã
HS đọc tên bài , GV cho HS quan sát tranh
GV gợi ý:
H:Trong tranh vẽ những cảnh gì?
H:Chợ có gần nhà em không?
H:Nhà em ai hay đi chợ?
H:Em đang sống ở đâu?
Gọi đại diện nhóm lên trình bầy -HS nhận xét, bổ sung
 4.Củng cố, dặn dò(2’)
+1 HS đọc bài trong SGK.
? Hãy tìm tiếng ngoài bài có âm ph, nh vừa học.
Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 23 g, gh.
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Học vần(Tiết 49 + 50)
Bài 23: g, gh 
I.Mục đích yêu cầu:
Đọc được : g, gh, gà ri, ghế gỗ;từ và câu ứng dụng. 
Viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ
Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV 1
III.Hoạt động dạy học:
1 ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(2’):
- 2 HS đọc bài trong bài trên bảng.
- 2 HS đọc bài trong SGK
- HS viết, đọc: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
G nhận xét, ghi điểm.
3.Dạy học bài mới(35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm
g
GV viết bảng g - HS nhắc lại
GV giới thiệu g in, g viết thường.
?Chữ g viết thường gồm mấy nét? Là những nét nào?
( Chữ g gồm có nét cong hở phải, nét khuyết dưới.)
H: Chữ g và chữ a giống nhau và khác nhau điểm gì?
Giống nhau: đều có nét cong hở phải.
Khác nhau: g có nét khuyết dưới.
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp)
HS dắt chữ g
H: Có âm g muốn có tiếng gà ta thêm âm gì? dấu gì?( thêm âm a, dấu huyền)
GV viết bảng: gà -HS dắt tiếng gà - HS phân tích tiếng gà.
HS đánh vần gờ - ga -huyền -gà( cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân, nhóm lớp).
GV cho HS quan sát tranh
H: Tranh vẽ gì?( Vẽ con gà)
H: Người ta nuôi gà để làm gì?
GV giới thiệu và ghi bảng: gà ri - HS đọc: gà ri(cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp)
?Âm mới vừa học là âm gì?
?Âm g có trong tiếng nào?
-GV tô màu âm mới và tiếng có âm mới.
-HS đọc xuôi, ngược kết hợp phân tích.
gh
(Quy trình tương tự như đối với âm g)
Lưu ý: Chữ gh là chữ ghép từ hai con chữ g và h
So sánh: gh và g( giống nhau: đều có g, Khác nhau: gh có h đứng sau)
HS đọc lại cả 2 âm
Giải lao
Luyện viết: 
?Chữ gh được viết từ mấy con chữ? Là những con chữ nào?
?Con chữ g có độ dài mấy đơn vị chữ?
?Con chữ h có độ cao mấy đơn vị chữ?
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ p với h.
Các chữ g, gà gi, ghế gỗ GV hướng dẫn tương tự.
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: g, gh, gà ri, ghế gỗ 
HS viết bảng con -GV uốn nắn sửa sai
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
?Âm mới vừa học là những âm mới nào?
?Âm gh, g có trong tiếng từ nào?
GV ghi từ ứng dụng lên bảng , HS nhẩm đọc: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.
HS đọc tiếng có âm mới học 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó”
Nhà ga: nơi đỗ của tàu.
GV đọc mẫu , HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới
 Tiết 2(35p)
d.Luyện tập: 
+Luyện đọc
HS đọc lại bài trên bảng tiết 1: 4-5’
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm): 4-5’
Đọc câu ứng dụng: 3-4’
GV cho HS quan sát tranh.
H: Tranh vẽ những gì? ( Ngôi nhà có tủ gỗ, ghế gỗ)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ 
HS đọc nhẩm , HS đọc tiếng có âm mới học ,GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ
HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp)
HS cầm SGK đọc bài(6-7 em)
+Luyện viết:
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 HS đọc.
?Bài viết hôm nay gồm mấy dòng?
?Dòng 1 viết chữ gì?....
- GV nhắc lại cách viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ
H: Chữ g thứ hai trong dòng cách chữ g thứ nhất như thế nào?
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng. Lưu ý khi viết dấu ngã trên ô
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ.
GV chấm 4-5 bài chữa và nhận xét.
+Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: gà ri, gà gô
HS đọc tên bài . GV cho HS quan sát tranh
GV gợi ý:
H:Trong tranh vẽ những con vật gì?
H:Gà gô thường sống ở đâu? Nhà em có nuôi gà không?
H:Em hãy kể tên những loại gà mà em biết?
H:Gà thường ăn gì?
H:Con gà trong tranh là gà trống hay gà mái?
Gọi đại diện nhóm lên trình bầy -HS nhận xét, bổ sung
 4.Củng cố, dặn dò(3’):
2 HS đọc bài trong SGK 1 lần 
?HS tìm tiếng ngoài bài có âm g, gh.
- Lưu ý cho HS: gh thường chỉ viết với e, ê,i.
Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài: q, qu, gi. 
Toán(Tiết 21)
Số 10
 I.Mục tiêu:
+Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10.
+Đọc đếm được từ 0 đến 10, biết so sánh các số trong phạm vi 10.
+Biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
+ Bài tập cần làm 1,4,5.
II.Đồ dùng dạy học:
GV, HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1
HS:Bộ đồ dùng toán,bảng, phấn
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ(3’):
HS đọc, viết số 0, đếm xuôi từ 0 đến 9, đếm ngược từ 9 đến 0
3.Dạy học bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp -GV ghi bảng
b.Giới thiệu số 10
Bước 1: Lập số 10
?Trên tay cô có mấy que tính?( 9 que tính)
-Các em lấy 9 que tính cho cô.
GV đi quan sát và hỏi? Em lấy được mấy que tính. Em đếm lại xem có đúng không.
-GV lấy thêm 1 que tính nữa.
?cô lấy thêm mấy que tính nữa?( 1 que tính)
-Các em lấy thêm 1 que tính nữa để lên mặt bàn.
?Có 9 que tính , thêm 1 que tính, tất cả có bao nhiêu que tính.(10 que tính )
-10 que tính . 5-7 HS nhắc lại.
GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK
H: Có mấy bạn tất cả? 
HS nêu: 9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn
(Tiến hành tương tự với các tranh còn lại)
HS nhắc lại: có 10 bạn, 10 chấm tròn, 10 con tính
GV: các nhóm này đều có số lượng là 10, ta dùng số 10 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó
Bước 2: Giới thiệu cách ghi số 10
GV: Số 10 được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0. Ta viết chữ số 1 trước rồi viết chữ số 0 vào bên phải số 1
GV chỉ bảng cho HS đọc
Bước 3: Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10
HS dắt các số từ 0 đến 10
HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 10, từ 10 đến 0
H:Số nào đứng liền trước số 10?
H:Số nào đứng liền sau số 9?
?Số 9 và số 10 khác nhau ở điểm nào?(số 9 có 1 chữ số con số 10 có 2 chữ số)
HS nhận ra số 10 đứng liền sau số 9
Giải lao
c.Thực hành
+HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,4,5.
+HS làm xong có thể làm thêm bài tập 2,3.
Bài 1: GV vừa viết mẫu vừa hướn ... S tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng
GV, HS nhận xét, sửa chữa
+Bài tập có thể làm thêm.
Bài 2: Viết số
HS tự viết các số từ 0 đến 10
GV gọi HS đọc to trước lớp( cá nhân, nhóm, lớp),GV nhận xét.
Bài 5: xếp hình
HS xếp hình -HS nhận xét
 4.củng cố, dặn dò(3’):
 GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau. Luyện tập chung.
Mĩ thuật(Tiết 6)
Vẽ hoặc nặn quả hình tròn 
I. Mục tiêu: 
HS nhận biết đặc điểm, hình dáng màu sắc của một số quả dạng tròn.
Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn.
(HS khá giỏi: Vẽ hoặc nặnđược một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.)
* Giáo dục về BVMT .
HS biết:
- một vài loại quả, cây thờng gặp và sự đa dạng của thực vật.
- Một số vai trò của thực vật đối với con ngời.
- một số biện pháp cơ bản bảo vệ thực vật.
- Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây hoa trái. Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. biết chăm sóc cây.
II. Đồ dùng dạy -học:
GV: Một vài loại quả dạng tròn, một số bài vẽ của HS năm trước.
HS: Vở, bút chì, màu.
III. Các hoạt động dạy -học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(1’): Kiểm tra đồ dùng học vẽ của HS.
3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp -GV ghi bảng -HS nhắc lại
b.Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn :
- GV bày 1 số quả dạng tròn cho HS quan sát:
H: Đây là những quả gì?( quả táo, quả bưởi, cam, hồng,....)
H: Quả táo tây có hình gì? Màu gì?(Hình dáng gần tròn, có màu xanh, đỏ, tím đỏ....)
H: Quả bưởi ( cam, hồng...) có hình gì, màu gì?
H: Kể tên những loại quả mà em biết?( quả lựu, quả ổi, quả lê...)
- HS kể - GV có thể giới thiệu thêm một số loại cây, quả mà HS chưa kể được qua tranh, ảnh...
H. Khi ăn những loại quả này em thấy thế nào?
H.Trên đường đến trường hoặc ở trường khi trời nắng được ngồi dưới bóng mát của cây cối em thấy thế nào?
H: Em cần làm gì để bảo vệ các loài cây ăn quả cũng như cây lấy bóng mát?
- Một số HS kể. 
*GV chốt:. các loại rau, quả cung cấp một số chất khoáng và các vitamin cần thiết cho cơ thể, cây cối cho bóng mát và cung cấp ô- xi cho môi trường. Vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ cây(không bẻ cây, hái hoa tự do; biết nhổ cỏ, tưới nước cho cây...) Các loại cây được gọi chung là thực vật 
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. (9-10’)
- GV vẽ lên bảng 1 số hình quả đơn giản cho HS quan sát, hướng dẫn cách vẽ:
	+ Vẽ hình quả trước, chú ý bố cục.
	+ Vẽ các chi tiết ( núm, cuống, gân, lá...) sau.
	+ Vẽ màu theo ý thích.
Giải lao: 1p
d. Hoạt động 3: Thực hành (15-17’)
- GV nêu yêu cầu bài tập: Vẽ 1 quả dạng tròn vào vở tập vẽ. 
- HS vẽ hình quả tròn vào vở tập vẽ. Có thể vẽ 1 hoặc 2 loại quả tròn khác nhau và vẽ màu theo ý thích.
- GV hướng dẫn HS yếu thực hành. GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho HS.
- GV khuyến khích HS khá giỏi: Vẽ được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng.
e. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. (2-3’)
- HS trưng bày bài vẽ theo nhóm ( 3 nhóm)
- GV cho HS quan sát 1 số bài vẽ và nhận xét về hình dáng, màu sắc..., bình chọn bài nào đẹp nhất?
- GV nhận xét, động viên khen ngợi HS .GV cho HS quan sát tranh hoặc vật thật
 4.Củng cố, dặn dò(2’):
H.Chúng ta vừa học bài mĩ thuật gì?
H.Trồng cây có tác dụng gì? 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau:Vẽ màu vào hình quả, trái cây. 
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết 55 + 56)
Bài 26: y, tr
I.Mục đích yêu cầu:
Đọc được : y, tr, y tá, tre ngà;từ và câu ứng dụng. 
Viết được: y, tr, y tá, tre ngà.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: nhà trẻ
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV 1,bảng, phấn
III Các hoạt động dạy -học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết, đọc: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ
HS đọc bài trong SGK
3.Dạy học - bài mới(35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài, GV ghi bảng 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm
y
GV viết bảng y - HS nhắc lại
GV giới thiệu y in, y viết thường.
GV: Chữ y gồm có nét xiên phải, nét móc ngược và nét khuyết dưới.
H: Chữ y và chữ u giống nhau và khác nhau điểm gì?
( Giống nhau: đều có nét xiên phải và nét móc ngược. Khác nhau: y có nét khuyết dưới)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp)
HS dắt chữ y,nhận xét
GV: Chữ y trong bài đứng một mình tạo thành tiếng -GV ghi bảng: y -HS đọc: y
GV cho HS quan sát tranh
H. Tranh vẽ gì?( Vẽ cô y tá)
GV giới thiệu và ghi bảng: y tá - HS đọc: y tá(cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp),HS nêu âm mới, tiếng mới -GV tô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược.
tr
(Quy trình tương tự như đối với âm y)
Lưu ý: Chữ tr là chữ ghép từ hai con chữ t và r
H:So sánh: tr và r( giống nhau: đều có r,Khác nhau: tr có t đứng trước)
HS đọc lại bài.
Giải lao
Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: y, tr, y tá, tre ngà.
HS viết bảng con -GV chữa và nhận xét.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi từ ứng dụng lên bảng HS nhẩm đọc: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.
HS tìm tiếng có âm mới,GV gạch chân. HS đọc tiếng có âm mới học 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó
GV đọc mẫu HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới
 Tiết 2( 35p)
d.Luyện tập: 
+Luyện đọc
HS đọc lại bài tiết 1
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm)
Đọc câu ứng dụng:
GV cho HS quan sát tranh.
H: Tranh vẽ những gì? (Vẽ trạm y tế và một người bế một em bé)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
HS đọc nhẩm - HS đọc tiếng có âm mới học GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ
HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp)
HS cầm SGK đọc bài(5-7 em)
Giải lao
+ Luyện viết:
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: y, tr, y tá,tre ngà.
GV chấm một số bài -GV nhận xét
+ Luyện nói:
HS đọc chủ đề luyện nói . GV cho HS quan sát tranh -GV nêu câu hỏi gợi ý:
H:Trong tranh vẽ gì?
H:Các em bé đang làm gì?
H:Hồi bé em có đi học nhà trẻ không?
H:Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là gì?
H:ở nhà trẻ có đồ chơi gì?
H:Nhà trẻ có gì khác so với lớp 1 em đang học?
H:Nhớ lại và hát 1 bài hát hồi còn học mẫu giáo?
HS thảo luận theo nhóm đôi -Gọi đại diện nhóm lên trình bầy -HS nhận xét
 4.Củng cố, dặn dò(3’):
HS đọc bài trong SGK. 
HS tìm tiếng có âm y, tr ngoài bài.
Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 27 
__________________________________________
Toán (Tiết 24)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:	
So sánh các số trong phạm vi 10;cấu tao của số 10.
Sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
II. Đồ dùng dạy -học:
GV: Kế hoạch bài học
HS: SGK
III. Hoạt động dạy - học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 
2. Kiểm tra bài cũ(2’):
HS viết các số1, 5, 4,7, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn
GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp -GV ghi bảng -HS nhắc lại
b. Hướng dẫn HS làm các bài tập
H:Bài hôm nay gồm mấy bài tập?
Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Học sinh tự nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài.GV nhận xét.
Bài 2:HS nêu yêu cầu: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
HS tự làm bài, sau đó một số em đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp kiểm tra
Bài 3: số
HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài -HS chữa bài,GV nhận xét tuyên dương.
Giải lao
Bài 4: Trò chơi
Thi xếp đúng, xếp nhanh theo tổ. Mỗi tổ cử một đại diện lên thi
+Lần 1: Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
+Lần 2: Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé
GV cùng HS nhận xét đánh giá.
+Bài tập có thể làm thêm.
Bài 5: Nhận dạng và tìm số hình tam giác	
GV vẽ hình trên bảng .HS quan sát để tìm hình
GV chỉ vào từng hình để HS nhận ra có 3 hình tam giác
4. Củng cố, dặn dò(1’): 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Thủ công(Tiết 6)
xé, dán hình quả cam
I. Mục tiêu:
Biết cách xé, dán hình quả cam .
Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút mầu để vẽ cuống và lá.
HS khéo tay có thể xé, dán được hình quả cam. Đường xé ít răng cưa, hình dán phẳng và có thể xé thêm được hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.) 
Hình dán phẳng.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Bài mẫu và giấy thủ công
HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán , vở
III. Các hoạt động dạy -học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(2’):kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3. Bài mới(30’):
a. giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp -GV ghi bảng -HS nhắc lại
b. Quan sát và nhận xét: GV cho HS quan sát mẫu(quả cam thật)
H: Đây là quả gì? (hình quả cam)
H: Quả cam có đặc điểm gì và hình dáng như thế nào?( hình tròn..)
H: Quả cam có màu sắc như thế nào?(quả cam màu vàng)
H: Những quả nào có hình dáng giống quả cam?(quả quýt,....)
c. Hướng dẫn và làm mẫu
Xé hình quả cam: lấy tờ giấy màu lật mặt sau vẽ một hình vuông; xé dời lấy hình vuông;
Xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ; xé và chỉnh sửa cho giống quả.
Xé hình lá: Lấy giấy màu xanh vẽ một hình chữ nhật; xé dời hình chữ nhật; xé 4 góc và chỉnh sửa.
Xé hình cuống lá:lấy giấy màu xanh vẽ và xé hình chữ nhật xé lấy một nửa làm cuống.
+Dán hình: 
- GV thao tác và làm mẫu: Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
- Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh.
* yêu xầu HS lấy giấy nháp kẻ ô, tập vẽ và xé hình quả cam, lá và cuống lá.
HS nhắc lại các bước
Giải lao
d. Thực hành.
GV vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn HS làm.
HS thực hành từng thao tác một -GV giúp đỡ HS yếu.
HS hoàn thiện sản phẩm -HS trưng bầy sản phẩm. 
GV và HS cùng nhận xét, bình chọn bài đẹp tuyên dương. Khuyến khích HS làm chưa đẹp để các em làm tôt hơn.
 4.Củng cố, dặn dò(2’):
Gvcho HS thu dọn vệ sinh. 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau:	Xé, dán hình cây đơn giản.
 Nhận xét và ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày.tháng..năm 2010
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 lop 1- 2010-2011.doc