Kế hoạch bài dạy các môn lớp 1 - Tuần 18

Kế hoạch bài dạy các môn lớp 1 - Tuần 18

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.

- Kĩ năng: Học sinh nói được về các hoạt động sinh động, sinh sống của nhân dân địa phương.

- *HSK-G: Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị

*KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin, Phát triển KN hợp tác

- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.

- BVMT: Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Hình vẽ trong SGK.

- Học sinh: SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1175Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy các môn lớp 1 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18: TỪ NGÀY 13/12/2010 ĐẾN NGÀY 17/12/2010
Thứ
Ngày
Tiết
Tiết PPCT
Môn
Tên bài dạy
HAI
13/12
1
18
SHDC
Tuần 18
2
171
Học vần
it - iêt
3
172
Học vần
Tiết 2 
4
18
Hát
Ôn tập
5
18
Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối kỳ I
BA 
14/12
1
69
Toán
Điểm. Đoạn thẳng
2
173
Học vần
uôt - ươt 
3
174
Học vần
Tiết 2
4
18
TN&XH
 Cuộc sống xung quanh
5
TƯ 
15/12
1
18
Thể dục
RLTTCB - TCVĐ 
2
70
Toán
Độ dài đoạn thẳng 
3
18
Vẽ
Vẽ tiếp hình và màu vào hình vuông
4
175
Học vần
 Ôn tập
5
176
Học vần
Tiết 2
NĂM
16/12
1
71
Toán
Thực hành đo độ dài
2
177
Học vần
 oc - ac 
3
178
Học vần
Tiết 2 
4
18
Thủ công
Gấp cái ví (2)
5
SÁU
17/12
1
72
Toán
 Một chục . Tia số 
2
179
Học vần 
 Ôn tập
3
180
Học vần 
 Kiểm tra HK I
4
18
SHTT
Tuần 18
5
	Môn:	 Tự nhiên & Xã hội
	 Bài : Cuộc sống xung quanh
(GDBVMT-Mức độ:Liên hệ)
	Tiết:	 18 
. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Kĩ năng: Học sinh nói được về các hoạt động sinh động, sinh sống của nhân dân địa phương.
*HSK-G: Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nơng thơn và thành thị
*KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin, Phát triển KN hợp tác
Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
BVMT: Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: Hình vẽ trong SGK.
Học sinh: SGK 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
- Vì sao phải giữ lớp học sạch,đẹp?
- Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch, đẹp?
Nhận xét
3. Dạy bài mới:
a. Khám phá: 
- Giới thiệu bài: 
 +Hằng ngày đi đến trường em thấy những gì diễn ra trên đường, hai bên đường?
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra chúng ta qua bài: Cuộc sống xung quanh. Ghi tựa
b. Kết nối:
Hoạt động 1: Tham quan 
Mục tiêu: Tập quan sát thực tế (KN tìm kiếm và xử lí thông tin) 
Bước 1: GV nêu yêu cầu 
- Quan sát về quanh cảnh trên đường.
- Quan sát quanh cảnh hai bên đường.
- Người dân địa phương thường làm công việc gì là chủ yếu?
 - Người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì?
- Giáo viên phổ biến nội qui đi tham quan.
- Yêu cầu học sinh phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không đi tự do.
- Phải trật tự, nghe theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 2: Đưa học sinh đi tham quan.
- Giáo viên cho học sinh xếp hàng.
- Giáo viên dẫn đi quanh khu vực trường.
- Giáo viên quyết định những điểm dừng để học sinh quan sát kĩ và trao đổi về những gì các em trông thấy.
Hoạt động 2: Thảo luận 
Mục tiêu: Nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân địa phương(KN xử lí thông tin, phát triển KN hợp tác) 
Bước 1: Yêu cầu học sinh thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân
Bước 2: Học sinh trình bày
+Công việc của ba mẹ em là gì?
-Nhận xét
c. Thực hành:
Hoạt động 3:Quan sát tranh SGK, tr 38
Mục tiêu: Phân tích nội dung tranh (KN xử lí thông tin, phát triển KN hợp tác) 
-HD HS quan sát tranh kể lại những gì em thấy trong bức tranh
Câu hỏi cho HSKG: 
* Đây là cuộc sống của người dân ở đâu? Tại sao em biết?
KL: Tranh ở trang 38,39 vẽ về cuộc sống ở nông thôn
4. Vận dụng:
BVMT:
-Cuộc sống ở nơng thơn cĩ gì khác so với cuộc sống ở thành thị?
LK: Cuộc sống ở nông thôn không khí trong lành, mát mẻ
-Hỏi tựa bài
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 19: Cuộc sống xung quanh
Hát
-Giúp em khỏe mạnh và học tập tốt,..
-Nhặt rác, vứt rác đúng nơi quy định
-Người qua lại rất nhiều, 
ĐT-CN
 - Học sinh quan sát trả lời
-Người qua lại , họ đi bằng xe máy,
-Cĩ nhà ờ, ruộng , các cửa hàng,..
- Buôn bán, 
- Người qua lại đông vào buổi sáng, họ đi bằng xe máy, xe hơi, 
- Hs xếp thành hàng để đi.
- Học sinh xếp thành 2 hàng để đi.
- Học sinh vừa đi vừa quan sát.
-Học sinh thảo luận nhĩm đơi
- buôn bán,  
- công nhân, buôn bán,
-Bưu điện, trạm y tế xã, trường học, đồng ruộng, 
* Nơng thơn, 
* Ít xe cộ, nhiều cây xanh,
Cuộc sống xung quanh
Tiết 19
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Cuộc sống xung quanh 
Gọi HS nêu nhận xét về quang cảnh trên đường đi đến trường
Nhận xét 2 bên đường đến trường
3. Bài mới: 
Ghi tựa: Cuộc sống xung quanh
a. Thực hành:
Hoạt động 1: SGK.
Mục tiêu: Phân tích nội dung tranh (KN xử lí thông tin, phát triển KN hợp tác) 
- Bước 1: Quan sát tranh, thảo luận: Hãy kể những gì bạn nhìn thấy trong bức tranh
- Tranh trang 40, 41 vẽ cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
Câu hỏi cho HSKG: 
* Đây là cuộc sống của người dân ở đâu?
*Cuộc sống ở thành thị cĩ gì khác so với cuộc sống ở nơng thơn?
- Bước 2: Trình bày trước lớp.
-Kết luận: Bức tranh trang 40,41 vẽ cuộc sống thành thị.
b.Vận dụng:
Hoạt động 2: Hoạt động lớp
Mục tiêu: Nói được những nét nổi bật nơi em sinh sống( KN tìm kiếm) 
- Các em đang sinh sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em đang sống?
Kết luận: Qua các bài hát, đặc điểm văn hoá, ta cũng nhận ra phong tục tập quán của địa phương đó.
4. Tổng kết: 
- Hỏi tựa bài
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài An toàn trên đường đi học
Hát
-người  , phương tiện giao thông 
- nhà cửa , cây cối  , cửa hàng 
ĐT-CN
-Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm 4
-thành thị.  xe cộ đông đúc, cửa hàng cửa hiệu san sát nhau 
*thành thị
* Nhiều xe cộ, Ít cây xanh,
- Các em nói về những công việc chủ yếu nào mà đa số người dân ở đây thường làm.
Cuộc sống xung quanh
Môn:	 Thủ công
	 Bài :	 Gấp cái ví ( Tiết 2)
	 Tiết : 	 18
I. MỤC TIÊU: : 
Kiến thức: HS biết cách gấp cái ví.
Kĩ năng: HS gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
* HSK-G: Các nếp gấp thẳng, phẳng. Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, khéo léo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu gấp, giấy màu hình chữ nhật gấp ví.
Học sinh: 1 Tờ giấy nháp hình chữ nhật, vở thủ công 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Gấp cái ví
- Kiểm tra dụng cụ học thủ công
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài. Ghi tựa: Gấp cái ví
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp.
- Giáo viên thao tác trên tờ giấy hình chữ nhật to, học sinh quan sát bước gấp.
Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
- Gấp đôi tờ giấy lấy dấu rồi mở tờ giấy ra.
Bước 2: Gấp 2 mép ví.
- Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô như hình vẽ.
Bước 3: Gấp ví
- Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong sao cho miệng ví sát vào đường dấu giữa.
-Lật giấy ra mặt sau theo bề ngang giấy. Gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối. Gấp đôi 2 đường dấu giữa, cái ví hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh gấp trên giấy màu
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh 
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
 - HS gấp được cái ví . Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
Nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi tựa bài
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: bài Gấp mũ ca lô
Hát
- Giấy màu, hồ dán, 
ĐT-CN
-Học sinh quan sát
Học sinh thực hành trên giấy thủ công
Học sinh hoàn thành sản phẩm
* HSK-G :Các nếp gấp thẳng, phẳng. Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví
Học sinh quan sát, nhận xét
Gấp cái ví
Môn: Đạo đức
Bài : Thực hành kĩ năng cuối kì I
Tiết: 18
MỤC TIÊU:
Kiến thức : Thực hành kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 17
Kĩ năng: Học sinh nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học
Thái độ : Giáo dục học sinh thái độ biết tự trọng
CHUẨN BỊ:
Nội dung ôn tập
CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: hát
2.Bài cũ:Trật tự trong trường học
- Giữ trật tự lớp học có lợi gì ?
- Nếu các bạn chưa giữ trật tự trong giờ học thì em phải làm gì?
Nhận xét bài cũ
3.Bài mới
Giới thiệu bài. Ghi tựa: Thực hành kỹ năng cuối kì I
Hoạt động 1:Thực hành bài 2 -4 
Bước 1: 
 Giáo viên treo tranh :
Bạn nào gọn gàng sạch sẽ ?
Em có muốn gọn gàng giống như bạn không ?
Giáo viên nhận xét.
Em hãy đọc hai câu thơ đã học nói về sự gọn gàng , sạch sẽ
Bước 2:
Giáo viên kiểm tra ĐDHT, sách vở
Em hãy nêu tên các loại dụng cụ học tập của mình.
Làm thế nào để giữ gìn dụng cụ bền lâu?
Bước 3:
Em hãy kể về gia đình mình ?
Em cảm thấy thế nào khi luôn có mái ấm?
Giáo viên nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành bài
 Giáo viên cho học sinh giơ bản: Đ-S
Bạn Lâm được cô cho quà, bạn giữ lại cả, không cho em.
Bạn Hải có ô-tô , bạn cho em mượn.
Giáo viên yêu cầu học sinh nói nên hay không nên .
Khi chào cờ phải đứng nghiêm, không nói chuyện 
Nói chuyện khi chào cờ
Đi học đều và đúng giờ
Ra vào lớp xô đẩy nhau
Giáo viên nhận xét
Hoạt động 3: Tổng kết- Tuyên dương
4.Tổng kết – dặn dò:
-Hỏi tựa bài
- Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Lễphép vâng lời thầy g ... ửa bài
Bài 3: Phiếu bài tập
YCHS nêu yêu cầu bài tập 3
Đính bảng phụ, HDHS đọc: O:ô, G:rê, 
Cho học sinh đếm số đoạn thẳng rồi viết số vào chỗ chấm dưới mỗi hình 
1 học sinh làm bảng phụ
Thu phiếu . Nhận xét
4. Tổng kết:
- Hỏi tựa bài
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Độ dài đoạn thẳng
Hát
Tính bảng con
ĐT- CN
- Học sinh trả lời: dấu chấm, điểm 
- HS đọc : điểm A ĐT-CN
- HS đọc : điểm B ĐT-CN
- HS quan sát
- HS đọc: Đoạn thẳng AB ĐT-CN
- Học sinh lấy thước thẳng.
- Học sinh lấy ngón tay di động theo mép thước để biết mép thước thẳng.
- Học sinh quan sát theo từng bước giáo viên hướng dẫn.
-1 học sinh vẽ đoạn thẳng
-Cả lớp vẽ đoạn thẳng vào bảng con
* 3-4 HS đọc
1. Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng:
 M	N
học sinh đọc tên các điểm và đoạn thẳng trong SGK.
2. Dùng thước thẳng và bút để nối thành:
a) 3 đoạn thẳng b) 4 đoạn thẳng
c) 5 đoạn thẳng d)6 đoạn thẳng
HS làm bài
- Học sinh đọc tên từng đoạn thẳng.
3. Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
HS làm phiếu bài tập
 4 , 3 , 6 
- Học sinh đọc tên từng đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ.
Điểm. Đoạn thẳng
Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2010
	 Môn:	 Toán
	 	 Bài :	 Độ dài đoạn thẳng	
 Tiết :	70 Tuần 18
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh có biểu tượng về “dài hơn, ngắn hơn”, có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng 
Kĩ năng: Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng 2 cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp . Làm được bài 1,2,3
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Vài cây thước dài ngắn, màu sắc khác nhau.
Học sinh: SGK – Thước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Điểm. Đoạn thẳng
- Yêu cầu học sinh vẽ hai điểm , vẽ 1 đoạn thẳng 
- Đọc tên điểm và đoạn thẳng vừa vẽ.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
Giới thiệu bài. Ghi tựa: Độ dài đoạn thẳng 
Hoạt động 1: Dạy biểu tượng “dài hơn, ngắn hơn”
- Giáo viên đưa 2 chiếc thước dài ngắn khác nhau và hỏi: Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ SGK và nói: Thước trên dài hơn thước dưới, thước dưới ngắn hơn thước trên và đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD, CD dài hơn AB.
Hoạt động 2: So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong SGK và nói: Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay hoặc ô vuông
-Giáo viên cho học sinh thực hành đo độ dài đoạn thẳng bằng gang tay 
- Học sinh quan sát ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng
Hoạt động 3: Thực hành.
HD làm bài 1,2,3
 Bài 1:Miệng
YCHS nêu yêu cầu bài tập 1
 - Cho học sinh quan sát tiếp hình vẽ a)và hỏi: Đoạn thẳng nào dài hơn? Đoạn thẳng nào ngắn hơn?
Tương tự b,c,d Nhận xét
Bài 2: SGK
YCHS nêu yêu cầu bài tập 2
Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng.
Nhận xét
Bài 3: SGK
YCHS nêu yêu cầu bài tập 3
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cả 3 băng giấy và tô màu vào băng giấy ngắn nhất
Nhận xét 
4. Tổng kết:
- Hỏi tựa bài
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành đo độ dài.
Hát
- 2 Học sinh lên bảng thực hiện bảng lớp.
ĐT-CN
- Quan sát hoặc phải đo
- Học sinh nêu cách so sánh và nhận ra được cái ào ngắn hơn cái nào dài hơn.
- Học sinh quan sát hình vẽ và nói được nhận xét.
- Đoạn thẳng trong hình vẽ dài 3 gang tay 
-Đoạn thẳng trên 1 ô vuông ngắn hơn đoạn thẳng dưới 3 ô vuông
1.Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn
- .Đoạn thẳngAB dài hơn, đoạn thẳng CD ngắn hơn
2. Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng (theo mẫu)
- Học sinh thực hiện vào SGK , ghi số: 4,7,5,3
3. Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
- Học sinh tô màu vào băng giấy thứ 2
Độ dài đoạn thẳng
Thứ năm, ngày 16 tháng 12 năm 2010
	Môn:	 Toán
	 	 Bài : Thực hành đo độ dài	
Tiết :	 71 Tuần 18
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như: bàn học sinh, bảng đen, quyển vở, hộp bút hoặc chiều dài, chiều rộng lớp học bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo chưa chuẩn như gang tay,sảy tay, bước chân, thước kẻ, que tính
- Kĩ năng: Biết đo độ dài bằng gang tay,sải tay, bước chân, thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học,
- Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Thước kẻ, que tính.
Học sinh: Sách giáo khoa, que
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Độ dài đoạn thẳng
- Thực hành đo 2 cây thước.
- Đo 2 cây viết chì.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài. Ghi tựa: Thực hành đo độ dài
Hoạt động 1: Giới thiệu độ dài “gang tay”.
- Giáo viên nói: độ dài gang tay ta (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định độ dài gang tay của mình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay.
- Giáo viên yêu cầu đo cạnh bảng bằng tay.
- Giáo viên làm mẫu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh bàn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân.
- Giáo viên làm mẫu: Đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân.
- Giáo viên đứng chụm 2 chân sao cho 2 gót bằng nhau tại mép trái của bục giảng, bước chân phải lên trước và đếm. Cứ như vậy bước và đếm cho đến mép phải bục giảng thì thôi.
-YCHS đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân.
Tương tự HDHS đo độ dài bằng sải tay, thước thẳng
Hoạt động 4: Thực hành.
- Giúp học sinh nhận biết.
+Đo độ dài là gang tay.
+Đo độ dài là bước chân.
+Đo độ dài là que tính.
+Đo độ dài là sải tay.
- Kết luận: Độ dài của gang tay, bước chân không bằng nhau, tùy theo mỗi người do đó ngày nay người ta không sử dụng để đo vì đơn vị đo chưa chuẩn.
4 Tổng kết:
- Hỏi tựa bài
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Một chục, tia số.
Hát
- Học sinh thực hành.
ĐT-CN
- Học sinh quan sát.
- Chấm 1 điểm ở nơi đặt ngón cái và 1 điểm nơi đặt ngón tay giữa.
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
- Học sinh đo rồi nêu kết quả. 
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
- Học sinh đếm và nêu số đo
- Bước chân vừa phải, thoải mái, bước đều.
HS thực hành đo và nêu kết quả.
-Bảng con
-Chiều rộng lớp học
-Quyển sách
-Bảng lớp
Thực hành đo độ dài
Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2009
	Môn:	 Toán
 	 Bài:	 Một chục – Tia số
	Tiết:	 72 Tuần 18
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết ban đầu về 1 chục, biết quan hệ giữa chục và đơn vị, 1 chục = 10 đơn vị 
Kĩ năng: Biết đọc và viết số trên tia số. Làm bài 1,2,3
Thái độ: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh vẽ, bó chục que tính.
Học sinh: SGK – Bộ ĐDDH Toán.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Thực hành đo độ dài.
- Đo độ dài bảng con
Nhận xét
3.Bài mới:
Giới thiệu bài. Ghi tựa: Một chục. Tia số
Hoạt động 1: Giới thiệu “Một chục”.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng.
- Giáo viên nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả.
- Giáo viên yêu cầu đếm số que tính trong 1 bó que tính.
- Giáo viên hỏi: 10 Que tính còn gọi là mấy chục que tính?
- Giáo viên nêu lại câu trả lời đúng.
- Giáo viên hỏi: 10 đơn vị gọi là mấy chục?
- Giáo viên ghi: 10 đơn vị = 1 chục.
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
Hoạt động 2: Giới thiệu tia số.
- Giáo viên vẽ tia số rồi giới thiệu:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Đây là tia số, trên tia số có 1 điểm gốc là 0 (đựơc ghi số 0). Các điểm vạch cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm (1 vạch) ghi một số, theo thứ tự tăng dần.
- Có thể dùng tia số để minh họa việc so sánh các số: Số ở bên trái thì bé hơn các số ở bên phải. Số bên phải thì lớn hơn số ở bên trái số đó.
Hoạt động 3: Thực hành.
HD làm bài 1,2,3
Bài 1: Phiếu bài tập
YCHS nêu yêu cầu bài tập 1
HDHS đếm số chấm tròn ở mỗi hình và vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn
Nhận xét
Bài 2: SGK
YCHS nêu yêu cầu bài tập 2
HDHS đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào một chục con đó.
Nhận xét
Bài 3: SGK
YCHS nêu yêu cầu bài tập 3
Viết số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần.
4. Tổng kết:
- Hỏi tựa bài
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Mười một – Mười hai. 
Hát
- Học sinh đo độ dài bảng con
ĐT-CN
- Học sinh đếm và nói 10 quả.
- Học sinh nhắc lại CN – ĐT.
- Học sinh nói số lượng 10 que tính.
- 10 Que tính còn gọi là 1 chục que tính.
- 10 đơn vị gọi là 1 chục. 
- CN- ĐT
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- CN-ĐT
- Học sinh quan sát giáo viên vẽ tia số.
1. Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn
- Học sinh đếm số chấm tròn, vẽ thêm vào đó cho đủ một chục chấm tròn.
2. Khoanh vào một chục con vật(theo mẫu) 
- Học sinh đếm và vẽ khoanh vào 1 chục con vật.
3. Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
- Học sinh viết số vào tia số 
Một chục. Tia số

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 18.doc