Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy và học tốt môn thể dục lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy và học tốt môn thể dục lớp 2

 Lý do khách quan:

Từ mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tập tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì thế việc dạy học Thể Dục trong nhà trường cần phải chú trọng đổi mới về phương pháp dạy, phương pháp học tạo điều kiện giúp học sinh rèn luyện và nâng cao sức khỏe của học sinh đạt hiệu quả tốt. Do đó người dạy học phải xác định rõ:

- Dạy học thể dục để làm gì? Chính là mục đích.

- Dạy cái gì: chính là nội dung

- Dạy học như thế nào? chính là phương pháp

Từ đó việc dạy và việc học thể dục mới có chất lượng.

Trong thực tế ở các trường tiểu học, việc dạy học thể dục chưa có giáo viên chuyên trách, thời gian dành cho một tiết thể dục là 35 phút, sân tập và những trang thiết bị còn thiếu, có một số giáo viên còn xem như “môn phụ” cách thức tổ chức một giờ thể dục còn chậm chạp, khẩu lệnh của người điều khiển có khi chưa rõ khiến cho học sinh ít hứng thú, tác phong hời hợt, qua loa, chưa xem trọng môn học và chưa có ý thức tự giác tích cực rèn luyện.

Từ những lý do thực tế đó cần phải tìm ra những phương pháp, cách thức tổ chức điều khiển học sinh trong học tập rèn luyện, nhất là phải hứng thú với môn học.

 

doc 16 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 2163Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy và học tốt môn thể dục lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành giáo dục của nước ta đang tiến hành thực hiện việc đổi mới về nội dung chương trình, về biện pháp giảng dạy ở tất cả các môn học và nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. (với 4 nội dung trong trường phổ thông). Để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai. Do vậy người học phải có 1 sức khỏe tốt để tiếp thu kiến thức, hình thành phát triển phẩm chất và năng lực trí tuệ.
Người làm công tác giáo dục phải nhìn nhận về vấn đề sức khỏe một cách tích cực. Bởi thể lực là một nhân tố quyểt định sự thành công trên mọi lĩnh vực họat động của con người. Nhất là trong xã hội hiện nay có nhiều biến động về sức khỏe thì việc giáo dục, rèn luyện thể lực cho học sinh qua môn thể dục ngày càng phải chú trọng. Vì vậy người giáo viên phải thường xuyên học hỏi những kinh nghiệm hay nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy.
Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đưa ra những phương pháp, cách thức dạy học môn thể dục lớp 2 đã được áp dụng ở trường TH Minh Tân , không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được đóng góp ý kiến để SKKN của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Xin chân thành cảm ơn.
	Minh Tân, ngày 28 tháng 2 năm 2009
	Người Viết 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách thể dục 2 - Nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu tập huấn SGK mới
 &
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng: Học sinh lớp 2
2/ Nội dung: Hình thức tổ chức dạy và học môn Thể Dục ở lớp 2.
3/ Thời gian: năm học 2008 - 2009
ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
. Lý do khách quan:
Từ mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tập tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì thế việc dạy học Thể Dục trong nhà trường cần phải chú trọng đổi mới về phương pháp dạy, phương pháp học tạo điều kiện giúp học sinh rèn luyện và nâng cao sức khỏe của học sinh đạt hiệu quả tốt. Do đó người dạy học phải xác định rõ:
Dạy học thể dục để làm gì? Chính là mục đích.
Dạy cái gì: chính là nội dung
Dạy học như thế nào? chính là phương pháp
Từ đó việc dạy và việc học thể dục mới có chất lượng.
Trong thực tế ở các trường tiểu học, việc dạy học thể dục chưa có giáo viên chuyên trách, thời gian dành cho một tiết thể dục là 35 phút, sân tập và những trang thiết bị còn thiếu, có một số giáo viên còn xem như “môn phụ” cách thức tổ chức một giờ thể dục còn chậm chạp, khẩu lệnh của người điều khiển có khi chưa rõ khiến cho học sinh ít hứng thú, tác phong hời hợt, qua loa, chưa xem trọng môn học và chưa có ý thức tự giác tích cực rèn luyện.
Từ những lý do thực tế đó cần phải tìm ra những phương pháp, cách thức tổ chức điều khiển học sinh trong học tập rèn luyện, nhất là phải hứng thú với môn học.
 Lý do chủ quan:
Công tác giảng dạy của giáo viên Tiểu học là giảng dạy tất cả các môn học, làm công tác chủ nhiệm. Qua những năm công tác tôi nhận thấy việc dạy tốt và học tốt môn thể dục sẽ giúp cho người giáo viên rất thuận lợi về việc quản lý học sinh. Góp phần lớn vào việc hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của người giáo viên, để hoàn thành nhiệm vụ năm học và cuối cùng là đạt được mục tiêu giáo dục của ngành.
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài:
“ Để dạy và học tốt môn thể dục lớp 2”, mong muốn được đóng góp kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ:
2.1 Mục đích:
 Để việc dạy và học môn thể dục lớp 2 đạt chất lượng cao, rèn luyện và nâng cao thể lực cho học sinh. Người giáo viên trao dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp nhất của người dạy. Để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
2.2 Nhiệm Vụ:
Tìm hiểu về phương pháp, về nội dung, về cách thức tổ chức dạy và học đang được áp dụng. Đưa ra những phương pháp hay trong việc giảng dạy để giúp Học Sinh hứng thú học tập. Có ý thức tự giác rèn luyện sức khỏe, rèn luyện tư thế và những kỷ năng vận động cơ bản. Giáo dục tính kỷ luật và vệ sinh khi tập luyện.
 III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Đối với học sinh lớp 2, các kỷ năng vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác v.v đã phát triển khá tốt. Tuy nhiên khả năng phối hợp động tác còn chưa bền chắc và thường có những sai lệch nhất định. Do vậy cần rèn luyện cho học sinh những kỷ năng cơ bản, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ vệ sinh và nếp sống lành mạnh.
1/ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC THỂ DỤC:
1.1Xác định kiến thức: 
Người giáo viên dạy thể dục cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản kỷ năng cần rèn luyện cho HS. Đây là yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch bài học.
* Đối với nội dung của thể dục lớp 2:
 Bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế và kỷ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động được phân chia hợp lý trong mỗi tiết học, người giáo viên cần phải xác định rõ trọng tâm để có kế hoạch rèn luyện cho học sinh.
1.2.Đảm bảo tính hệ thống:
Trong một tiết Thể Dục có nhiều hoạt động nhưng phải tiến hành một cách có hệ thống từ việc tập hợp, dàn hàng, khởi động, dồn hàng, chuyển đội hình đến những động tác tập luyện, những trò chơi đều phải linh hoạt và hệ thống mới giúp cho việc đảm bảo thời gian và hiệu quả của tiết học.
1.3.Đảm bảo tính chính xác 
Để giúp học sinh có kĩ năng rèn luyện một cách chính xác về kĩ thuật động tác đòi hỏi người giáo viên phải chính xác về động tác làm mẫu, về khẩu lệnh và phương pháp sửa sai phải thật chính xác giúp cho học sinh khắc phục những sai sót về kĩ thuật động tác về biên độ, phương hướng và nhịp độ khi tập luyện.
1.4.Tăng cường tập luỵện cho học sinh:
TDTT có đạt được hiệu quả hay không ấy là nhờ ý thức tự giác tập luỵên của người học. Do đó người giáo viên phải giảng giải bằng những thông tin ngắn gọn chính xác và dứt khóat để tăng thời gian cho học sinh tập luyện.
Không làm cho học sinh phân tán trong lúc tập luyện. Luôn thay đổi các hình thức tổ chức, điều khiển, tạo tình huống cho học sinh tự quản, chỉ huy để các em hứng thú, nhẹ nhàng và tự nhiên trong tập luỵên
1.5.Đảm bảo tính vừa sức:
Trong một tiết tập thể dục thời gian cho các em tập luyện là nhiều xong cần phải chú ý tính vừa sức, tránh tình trạng: yêu cầu (phạt ) những em yếu tập liên tục, kéo dài nhiều lần những động tác mà các em hay sai 
Ngoài các hình thức ngoại khóa như thể dục giữa giờ, TD nhịp điệu, TD thẩm mỹ hay giao bài tập và chỉ dẫn cho học sinh tập luyện ngoài giờ cũng có tác dụng tốt cho việc dạy và học trên lớp nhưng cần chú ý tính vừa sức, không nên hướng dẫn nội dung bài tập quá cao, quá khó, làm học sinh quá sức.
Vậy để dạy một tiết TD có hiệu quả giáo viên cần chú ý những điều kiện sau:
Giáo viên
Nắm vững nội dung phương pháp.
Nắm vững mục tiêu bài dạy
Thực hiện thành thạo bài tập, động tác kỉ thuật.
HS tập luyện
Nhóm: (phối hợp - khẩu lệnh)
Cá nhân: (một lần - nhiều lần, một động tác - nhiều động tác.
Cả lớp thi đua nhóm cá nhân biểu diễn
CSVC
Sân bãi tập luyện
Đồ dùng dạy học
Trang phục giáo viên và học sinh
2/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC:
2.1 Phương pháp làm mẫu:
Trong tất cả những tiết dạy thể dục, khi dạy động tác mới, trò chơi mới hoặc khi sửa sai  người giáo viên đều phải dùng phương pháp làm mẫu. Khi làm mẫu động tác cần phải làm hòan chỉnh, sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích động tác, đồng thời cho học sinh tập luyện theo kiểu bắt chước. 
Giáo viên làm mẫu phải chuẩn, phải dứt khoát, có thể chậm lại so với các nhịp độ. Làm mẫu chứ không phải biểu diễn động tác.
2.2 Phương pháp giảng giải:
Khi giảng dạy ở chương trình mới, người giáo viên vẫn coi trong phương pháp giảng giải bằng thông tin ngắn gọn để tăng thời gian tập luyện cho học sinh. Sử dụng phương pháp giảng giải trong các giai đọan như sau: Phân tích kĩ thuật động tác, hướng dẫn cách chơi, cách sửa sai, hướng dẫn học sinh quan sát  bằng lời nói ngắn gọn,rõ ràng, mạch lạc, dứt khóat sẽ giúp cho học sinh phân tích tổng hợp và điều chỉnh hoạt động của mình.
2.3 Phương pháp sửa sai:
Sửa sai là phương pháp rất cần thiết và sử dụng thường xuyên trong giờ thể dục bởi trong lớp luôn luôn có học sinh tập đúng, học sinh tập sai. Nên người giáo viên phải sử dụng phương pháp sửa sai như thế nào là tốt nhất ? sửa sai đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo tính chính xác hợp lý với từng đối tượng.
2.4 Phương pháp trực quan:
Trực quan là trực tiếp quan sát bằng mắt thường. Đồ dùng trực quan là tranh ảnh, dụng cụ thể dục là động tác mẫu hay cuốn phim ....giáo viên cần lựa chọn cho học sinh quan sát những đối tượng cụ thể nhất, trọng tâm nhất là để cho các em khắc sâu hình ảnh, nhớ lâu, nhớ kĩ tránh sử du ...  hợp để cổ vũ cho học sinh vươn lên. Tránh noi gương theo hình thức so sánh quở trách sẽ gây cho các em một tâm lý lo sợ, ái ngại, tự ti.
2.7 Các hình thức khác:
Tổ chức các đợt thi đồng diễn thể dục, giữa các lớp trong khối, giửa các khối trong trường giúp học sinh hứnh thú với môn học. Thường xuyên kiểm tra theo dõi, đánh giá việc thể dục giữa giờ.
Khuyến khích phụ huynh cho các em tham gia thể dục thẩm mỹ, thi thể dục thể thao, thi đấu trò chơi
Những hình thức như vậy sẽ giúp cho việc dạy và học môn thể dục thu được chất lượng cao.
3/ CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC:
3.1 Phương pháp tự quản:
Tự quản bản thân, tự quản bạn trong tổ, trong lớp. Tập kĩ năng tự quản tốt qua trò chơi “ Lớp Trưởng”, mỗi học sinh đều được đóng vai Lớp Trưởng để điều khiển các bạn. Đóng vai người quản trò chỉ huy trò chơi. Qua đó tập cho các em tính bạo dạn, tự giác, tinh thần trách nhiệm với bản thân và với các bạn.
3.2 Phương pháp quan sát:
Có khả năng quan sát tinh tế, phản xa nhanh để điều chỉnh họat động tập luyện của mình. 
Ví dụ: khi tập động tác thấy mình sai, quan sát nhanh động tác của bạn trước mặt để điều chỉnh ngay động tác của mình
3.3 Phương pháp tập luyện:
Học sinh phải thấy được lợi ích của phương pháp tập luyện thể dục là góp phần rèn luyện sức khỏe, thể lực và tư thế .
Biết quý trọng sức khỏe tốt mới mới học tập tốt và lao động tốt. Từ đó các em có ý thức tập luyện đúng phương pháp khoa học.
Tránh tập luyện theo kiểu hứng lên thì tập cả buổi, cố hêt sức để tập còn không thì tập hời hợt qua loa, gượng ép
4/ GIÁO DỤC Ý THỨC, THÁI ĐỘ HÀNH VI QUA MÔN THỂ DỤC:
4.1 Giáo dục ý thức:
Cần giáo dục cho học sinh ý thức tự giác tích cực, chủ động tập luyện, tuân thủ nghiêm túc sự điều khiển của thầy cô giáo và ban cán sự lớp. Thực hiện những quy định về kỉ luật và vệ sinh khi tập luyện.
4.2 Giáo dục thái độ hành vi:
Có trách nhiệm với công việc học tập của mình, của bạn bè trong lớp. Biết ứng xử có hành vi đúng đối với bạn, biết hợp tác, đòan kết với bạn khi tập, khi chơi, tuân thủ luật chơi.
Bằng biện pháp đưa ra các hình thức thi đấu học sinh sẽ thấy rõ sự hợp tác đòan kết với bạn càng cao thì càng đem đến thắng lợi cao.
5/ KINH NGHIỆM CỤ THỂ 
5.1 Khi sử dụng phương pháp làm mẫu:
Làm mẫu động tác mới, trò chơi mới: đây là hình ảnh đầu tiên giáo viên đưa ra để học sinh có khái niệm về động tác về trò chơi. Do đó, lần 1 phải làm mẫu hoàn chỉnh động tác, lần sau vừa làm mẫu vừa giảng giải về kĩ thuật động tác. Vị trí là chính diện và có một số động tác cần phải cả vị trí đứng, nghiêng: chẳng hạn như động tác bụng và động tác tòan thân của bài thể dục phát triển chung.( hình 1)
Làm mẫu để sửa sai: khi học sinh tập sai giáoviên làm mẫu lại động tác để sửa sai, giáo viên cần dừng lại ngay ở nhịp mà học sinh hay sai., kết hợp phân tích, đồng thời cả tranh vẽ để chỉ rõ thế nào là sai, là đúng. ( hình 2 )
5.2 Khi sử dụng phương pháp giảng giải:
Bằng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng để phân tích kĩ thuật động tác, cách chơi, cách tập giúp hiểu rỏ, hiểu rành mạch có thể kết hợp đồ dùng dạy học để trợ giúp cho lời nói sẽ giúp các em khắc sâu hơn. Chẳng hạn ở động tác lườn, nhịp 2 cần giải thích rõ: nghiêng người sang bên kia ( bên trái) lực của cơ thể mình phải dồn về một chân ( chân phải), chân đó phải giữ vững tư thế của cơ thể, để tay bên đó đưa cao, áp nhẹ vào tai cùng với lườn của bên thân đó tạo thành một đường cong, tay kia chống hông( hình 3)
Không nên giảng giải giống như kể: “nghiêng lườn sang trái, tay trái chống hông tay phải đưa cao áp nhẹ vào tai. Trọng tâm dồn về chân phải, chân trái kiễng gót.”
5.3 Khi sử dụng phương pháp sửa sai 
Sửa sai phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và đảm bảo đúng phương pháp sửa sai. Nếu một vài em sai, giáo viên đến tận chỗ em đó chỉ cho em thấy được như thế nào là sai ? thế nào là đúng và cách sửa như thế nào? nếu nhiều em sai, giáo viên phải hướng dẫn lại động tác. Chẳng hạn ở động tác “ Tòan Thân” các em sai là khi gập thân bị khụy gối, chân không thẳng được, ở nhịp này trước tiên giáo viên cần chấp nhận nhịp sai sau đó hướng dẫn học sinh từ từ căng gối ra, giữ cơ thể ở vị trí đứng vài giây, làm nhiều lần ở nhịp đó sẽ sửa được.
5.4 Khi sử dụng phương pháp trực quan :
Giáo viên cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Tổ chức đội hình phù hợp để tất cả học sinh đều được quan sát rõ ràng. Đồ dùng trực quan phải có khung treo giá đỡ vì tiết thể dục thường tập ở ngoài trời (sân trường). Đối với những dụng cụ trò chơi phải giải thích rõ, đặt dụng cụ đó ở giữa đội hình vòng tròn để hướng dẫn.
Khai thác tối đa đồ dùng trực quan sẵn có của thư viện, có thể tự làm xong phải chính xác ( như quả bóng, quả cầu, bảng gỗ tâng cầu hoặc sử dụng những vòng tròn vẽ sẵn trên sân. Lợi dụng những hàng gạch để tập hợp và cho học sinh chơi theo đội hình, hình vuông, tam giác)
5.5 Khi sử dụng phương pháp luyện tập:
Giáo viên cần dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập. Cần phối hợp tổ chức tập đồng loạt với tập lần lượt sao cho hợp lý.
Đồng thời tăng cường chia tổ, chia nhóm cho học sinh tập luyện nhằm khai thác tính tích cực, tự giác và khả năng tự quản. Sử dụng phương pháp dạy theo hướng tích cực hóa bằng cách áp dụng tối đa phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu trình diễn . ( hình 4)
Hình 4 Chia nhóm ở trò chơi “ Bỏ Khăn”
5.6 Khi sử dụng phương pháp nêu gương 
Nêu gương tại lớp, tại trường những gương tốt bằng tên thật ảnh thật để học sinh ham muốn, ước mơ đạt đến từ đó chăm chỉ luyện tập và học hỏi.
5.7 Các hình thức khác 
Để dạy và học tốt môn thể dục, giáo viên cần kết hợp nhiều hình thức, nhiều phương pháp tích cực giúp cho giờ học sinh động học sinh ham muốn luyện tập.
Cần tham khảo và đưa vào giờ học những trò chơi nhỏ( từ 1 đến 2 phút) giúp các em thư giãn giữa các hoạt động. Khi chơi luôn có thưởng, có phạt. Cần phạt bằng các hình thức vui nhộn gây cười như lò cò, con cóc, cười nhiều kiểu . Ngòai ra nên khuyến khích các em luyện tập ở nhà, tập lúc ngủ dậy để tâm trí thoải mái, tăng cường sức khỏe,
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong quá trình dạy học tôi những phươpng pháp trên và đã được áp dụng thực tế ở trong lớp, trong khối và đat được những kết quả như sau:
 Kết quả môn Thể Dục khối 2 trong Học Kì I năm học 2008 - 2009:
Tổng số học sinh
Hòan thành tốt A +
Hòan thành A
Chưa hòan thành
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
140
62
44.2
78
55.8
0
0
KẾT LUẬN:
Tóm lại việc dạy học thể dục là cung cấp cho các em những kiến thức, kỷ năng cơ bản để luyện tập, rèn luyện tác phong, nâng cao thể lực. Từ đó các em biết vận dụng vào các môn học khác và vào cuộc sống hằng ngày vậy trong quá trình dạy và học thể dục cần phải có những phương pháp hợp lý, giờ học sinh động để đem lại hiệu quả. Có lẽ nào dạy tốt thể dục mà thầy cơ giáo lại khơng tìm tịi, áp dụng những phương pháp tích cực, những trị chơi hay, những thơng tin thời sự, tài liệu sách báo để đưa vào quá trình giảng dạy. 
Trên đây là một số phương pháp, biện pháp ,hình thức giảng dạy mơn Thể Dục khối 2 nói riêng và bộ moan thể dục nói chung. Rất mong được sự đóng góp để giúp việc dạy và học môn Thể Dục ngày càng tốt hơn.
	Minh Tân, ngày 20 tháng 01 năm 2009
	Người Viết 
	Lê Thị Thơ
MỤC LỤC 
Lời nói đầu	Trang 1
I. Tài liệu tham khảo 	Trang 2
II. Đối tượng nghiên cứu 	Trang 2
III. Đặt vấn đề 	Trang 3
1. Lý do chọn đề tài 	Trang 3
1.1 Lý do khách quan	Trang 3
1.2 Lý do chủ quan 	Trang 3
2 Mục đích và nhiệm vụ 	Trang 4
2.1 Mục đích 	Trang 4
2.2 Nhiệm vụ 	Trang 4
IV. Những giải pháp thực hiện 	Trang 4
1. Những yêu cầu cơ bản trong việc dạy và học thể dục 	Trang 4
1.1 Xác định kiến thức 	Trang 4
1.2 Đảm bảo tính hệ thống 	Trang 5
1.3 Đảm bảo tính chính xác 	Trang 5
1.4 Tăng cường tập luyện cho học sinh 	Trang 5
1.5 Đảm bảotính vừa sức 	Trang 5
2. Các phương pháp dạy học môn thể dục 	Trang 7
2.1 Phương pháp làm mẫu 	Trang 7
2.2 Phương pháp giảng giải	Trang 7
2.3 Phương pháp sửa sai 	Trang 7
2.4 Phương pháp trực quan 	Trang 7
2.5 Phuơng pháp luyện tập 	Trang 8 
2.6 Phương pháp nêu gương 	Trang 8
2.7 Các hình thức khác 	Trang 8
3. Các phương pháp học tốt môn thể dục 	Trang 8
3.1 Phương pháp tự quản 	Trang 8
3.2 Phương pháp quan sát 	Trang 8
3.3 Phương pháp tập luyện 	Trang 9
4. Giáo dục ý thức hành vy qua môn thể dục 	Trang 9
4.1 Giáo dục ý thức 	Trang 9
4.2 Giáo dục thái độ hành vy 	Trang 9
5. Kinh nghiệm cụ thể 	Trang 9
5.1 Khi sử dụng phương pháp làm mẫu 	Trang 9
5.2 Khi sử dụng phương pháp giảng giải 	Trang 10
5.3 Khi sử dụng phương pháp sừa sai	Trang 11
5.4 Khi sử dụng phương pháp trực quan 	Trang 12
5.5 Khi sử dụng phương pháp luyện tập 	Trang 12
5.6 Khi sử dụng phương pháp nêu gương 	Trang 13
5.7 Các hình thức khác 	Trang 13
V. Kết quả đạt được 	Trang 13
VI. Kết luận 	Trang 13

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN T DUC.doc