Sáng kiến kinh nghiệm Học vần lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Học vần lớp 1

Vị trí của lớp 1

trong cải thiện chất lượng dạy học

A. MỤC TIÊU:

Giúp giáo viên:

1. Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của giai đoạn các lớp 1, 2, 3và đặc biệt là của lớp 1 trong giáo dục tiểu học.

2. Phát hiện một số khó khăn riêng trong dạy học lớp 1 cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

3. Nhận thức được vị trí quan trọng của lớp 1 trong cải thiện chất lượng dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

B. THÔNG TIN CƠ BẢN:

I. Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 trong giáo dục tiểu học:

 Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí, sức khoẻ, nhận thức của trẻ em trong độ tuổi học ở tiểu học, Chương trình tiểu học chia giáo dục tiểu học thành hai giai đoạn học tập: Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.

 

doc 42 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Học vần lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vị trí của lớp 1 
trong cải thiện chất lượng dạy học 
A. Mục tiêu: 
Giúp giáo viên:
1. Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của giai đoạn các lớp 1, 2, 3và đặc biệt là của lớp 1 trong giáo dục tiểu học.
2. Phát hiện một số khó khăn riêng trong dạy học lớp 1 cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
3. Nhận thức được vị trí quan trọng của lớp 1 trong cải thiện chất lượng dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
B. Thông tin cơ bản:
I. Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 trong giáo dục tiểu học:
	Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí, sức khoẻ, nhận thức của trẻ em trong độ tuổi học ở tiểu học, Chương trình tiểu học chia giáo dục tiểu học thành hai giai đoạn học tập: Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.
	Dưới đây là một số đặc điểm chủ yếu của giai đoạn các lớp 1, 2, 3 trong giáo dục tiểu học.
Đặc điểm về tâm lí, sức khoẻ:
Trẻ em từ 6 đến 9 tuổi học các lớp 1, 2, 3 được làm quen dần với hoạt động học tập. Ngoài việc học các môn học, các em còn phải học tập và rèn luyện về nề nếp học tập; phương pháp học tập (đặc biệt là phương pháp tự học); cách giao tiếp và hợp tác ở lớp, ở trường, ngoài xã hội. Vì mới chuyển từ thời kì lấy vui chơi là hoạt động chủ đạo (ở mẫu giáo) sang thời kì lấy việc học tập là hoạt đông chủ đạo (ở tiểu học) nên khả năng tập trung chú ý của các em còn hạn chế; các em chỉ hứng thú học tập khi việc học tập không căng thẳng quá sức chịu đựng của các em, lại hấp dẫn, tạo niềm vui và được hoạt động nhiều với một số trò chơi học tập phù hợp.
Đặc điểm về nhận thức:
ở các lớp 1, 2, 3 học sinh thường nhận thức các sự vật, hiện tượng ở dạng riêng lẻ, tổng thể, từ đơn giản đến phức tạp dần, từ cụ thể đến trừu tượng và khái quát hơn; với sự trợ giúp của các vật thực, mô hình trực quan có nguồn gốc trong đời sống thực tế gần gũi với trẻ em. Trên cơ sở tích luỹ các sự vật, hiện tượng ở dạng riêng lẻ, tổng thể ở các lớp 1, 2, 3, đến cuối giai đoạn các lớp 1, 2, 3, hoặc chuyển sang giai đoạn các lớp 4, 5, HS mới nhận biết được một số dấu hiệu bản chất hơn về sự vật, hiện tượng.
	Ví dụ 1: ở lớp 1, khi học về hình vuông, phải có một số tấm bìa hình vuông, GV chỉ vào từng tấm bìa (có thể có màu sắc, kích thước, làm bằng các vật liệu khác nhau) và gọi tên “hình vuông” và giới thiệu: “Đây là hình vuông” HS nhìn hoặc quan sát trực tiếp (bằng mắt hoặc bằng tay) từng “hình vuông” đó rồi tập gọi tên “hình vuông” với từng đối tượng riêng lẻ. Cứ như thế, HS dần dần tự “loại bỏ” (tức là không quan tâm) đến màu sắc, kích thước, vật liệu của sự vật, chỉ tập trung vào “hình dạng” của tấm bìa gọi là “hình vuông” đó rồi lưu giữ hình dạng “hình vuông” đó trong óc để sau này cứ mỗi khi nhìn thấy các đồ vật có hình dạng như vậy thì gọi là “hình vuông”. Nhận thức về “hình vuông” như nêu trên là nhận thức qua các hình vuông riêng lẻ và chỉ mới nhận dạng tổng thể về hình vuông, chưa yêu cầu “phân tích” đặc điểm hình học của hình vuông. (ở lớp 2 và lớp 3, sau khi HS đã học về điểm, đoạn thẳng, hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm, góc vuông, đo độ dài của đoạn thẳng, thì đến cuối lớp 3, qua thực hành dần dần HS mới nhận ra một số đặc điểm của hình vuông).
II. Vị trí của lớp 1 trong giai đoạn các lớp 1, 2, 3:
	Trong giai đoạn này, lớp 1 có vị trí đặc biệt quan trọng vì:
Khi vào học lớp 1, trẻ em phải chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi là chủ yếu (ở lứa tuổi mẫu giáo) sang học tập là chủ yếu (ở lứa tuổi tiểu học). Việc chuyển hoạt động chủ đạo như vậy đòi hỏi trẻ em 6 tuổi phải có tâm thế sẵn sàng học tập. Muốn như vậy, các em cần được chuẩn bị một số kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập. Để giảm bớt những khó khăn của những ngày đầu vào học lớp 1, nên chuẩn bị các kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập giúp các em có tâm thế sẵn sàng học tập từ trước khi vào học lớp 1, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo lớn (5 tuổi).
Từ lớp 1, trẻ bắt đầu học theo môn học. Nói chung, các môn học đều có một hệ thống các kiến thức và kĩ năng cơ bản, phương pháp học tập đặc trưng, chúng được sắp xếp sao cho những gì trẻ được học trước sẽ chuẩn bị cho việc học tập tiếp theo sau, những gì được học sau thường phải dựa vào những kiến thức, kỹ năng đã có. Việc học tập theo môn học đòi hỏi HS phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập cụ thể trong từng tiết học, từng buổi học, từng ngày và từng tuần lễ. Do đó, khác với khi chưa học lớp 1, muốn theo học được một cách bình thường thì trẻ em bắt buộc phải đi học đều, đúng giờ, làm việc theo kế hoạch (Thời khoá biểu) va theo các phương pháp thích hợp, có tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập của bản thân và của tập thể, Chính vì vậy, HS lớp 1 phải học được cách học trong quá trình học tập và phải được rèn luyện các đức tính như chuyên cần, chăm học, có trách nhiệm đối với việc học tập.
Lớp 1 là lớp học đầu tiên của nhà trường phổ thông. Nếu HS lớp 1 thành công trong học tập thì các em sẽ tự tin, hứng thú và có niềm vui đối với các hoạt động học tập, tạo đà thuận lợi cho việc học tập tiếp lên. Vì vậy, cần có các giải pháp thích hợp để hỗ trợ HS lớp 1 vượt qua mọi thách thức của năm học đầu tiên trong cuộc đời đi học. Sự thành công của HS lớp 1 là cơ sở quan trọng của sự thành công của các lớp học tiếp theo.
III. Lớp 1 trong giáo dục tiểu học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Lớp 1 ở các vùng khó khăn cũng có đầy đủ các đặc điểm chung của các lớp 1 trong cả nước, ngoài ra còn có một số khó khăn rất đặc biệt như:
Khoảng 50% đến 70% trẻ em ở  trước khi vào lớp 1 không được học lớp mẫu giáo 5 tuổi Báo cáo của Bộ GD-ĐT đầu năm học 2002 – 2003.
. Số trẻ em này khi vào lớp 1 thường rất lúng túng, ngỡ ngàng, do chưa được chuẩn bị các kĩ năng thích ứng với các hoạt động học tập như:
Kĩ năng chung sống với một tập thể các trẻ em (cùng độ tuổi) cùng tham gia vào hoạt động chung (học tập) và cùng có trách nhiệm với tập thể đó. Thiếu kĩ năng này, trẻ chưa biết cách giao tiếp, hợp tác (giữa HS với HS, giữa HS với GV) và chưa quen với việc tuân thủ những nguyên tắc chung sống trong tập thể. 
Một số kĩ năng chuẩn bị cho học tập ở lớp 1 như:
Tập trung chú ý (để học tập hoặc tham gia một số hoạt động trong học tập).
Chuẩn bị cho học nói (thông qua một số hoạt động kể lại, hỏi - đáp, đối thoại)
Chuẩn bị cho học đọc (thông qua các hoạt động luyện tập, phát âm, đọc theo người lớn, đọc theo tranh có sự hướng dẫn của người lớn)
Chuẩn bị cho học viết (thông qua các hoạt động luyện tập về tư thế ngồi viết, cầm bút, tập viết các nét chữ, tập tô đơn giản)
Chuẩn bị cho học nghe (thông qua các hoạt động như nghe hát, nghe các truyện cổ tích, câu đố, chuyện kể lịch sử do GV đọc hoặc sử dung các phương tiện ghi âm, phát thanh, truyền hình, điện ảnh)
Chuẩn bị cho học toán: tập ước lượng tương đối và toàn thể về số lượng (qua so sánh các nhóm vật, biết ước lượng “nhiều hơn”, “ít hơn”, “bằng”); đếm các nhóm nhỏ bằng tri giác tức thời, so sánh các tập hợp với các tập hợp tự nhiên (các ngón tay) hoặc các tập hợp làm mốc (số chỗ ngồi quanh một cái bàn); đếm trong quá trình chơi; tập phân lớp các nhóm đồ vật, sắp xếp các nhóm đồ vật theo thứ tự xác định; tập định vị trong không gian; nhận biết về khoảng thời gian và mốc thời gian (hiện nay, trước đây, sau này, hôm qua, hôm nay, ngày mai); nhận biết các hình dạng (hình kín hay mở; trong và ngoài của một hình; sự đều đặn hay không đều đặn của một hình)
Khám phá bản thân để tự phát hiện bản thân và các năng lực của bản thân.
Khám phá thế giới gần gũi xung quanh (thế giới các vật thể, các chất, các sinh vật, các khoảng không gian)
Hoạt động mang tính chất nghệ thuật (hát, múa, vẽ, nặn, xé giấy, cắt, thưởng thức nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật, đóng kịch)
Khoảng từ 22% đến 29% trẻ em học ở tiểu học là con gia đình nghèo; trong đó có khoảng từ 38% đến 49% HS phải mượn SGK, 6% HS không có SGK; 3% không có vở, bút
Do những khó khăn về kinh tế, xã hội, về thời tiết, về giao thông nên thời lượng học tập ở trường và ở nhà của HS lớp 1 chưa đảm bảo ở mức tối thiểu. Nói chung, mỗi buổi học, các em chỉ có thể học khoảng từ 2 đến 3 giờ; một số HS vì nhiều lí do khác nhau không đi học đều; phần lớn HS không tự học ở nhà và hầu như không có sự hỗ trợ, hướng dẫn trẻ tự học từ phía gia đình.
Những khó khăn đặc biệt nêu trên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế về chất lượng học tập của HS lớp 1 ở vùng khó khăn, góp phần làm cho tỉ lệ HS lớp 1 có hoàn cảnh khó khăn bị lưu ban và bỏ học cao hơn hẳn so với các lớp 2, 3, 4, 5 (ở vùng khó khăn) và so với các lớp 1 trong cả nước
PHÂN M ễN HỌC VẦN
THễNG TIN CƠ BẢN
Kiờ́n thức tiờ́ng Viợ̀t trong SGK Tiờ́ng Viợ̀t 1 (phõ̀n Học võ̀n)
Khung bài soạn HỌC VẦN được thực hiợ̀n ở vùng khó khăn
Giới thiợ̀u mụ̣t sụ́ bài soạn đã chỉnh sửa đáp ứng yờu cõ̀u dạy học vùng khó khăn
MỤC TIấU
Biờ́t và hiờ̉u:
Kiờ́n thức tiờ́ng Viợ̀t trong SGK Tiờ́ng Viợ̀t 1 (phõ̀n Học võ̀n),
Khung bài soạn HỌC VẦN (HV) thực hiợ̀n ở vùng khó khăn;
Có khả năng:
Thiờ́t kờ́ bài soạn các dạng bài HV,
Tụ̉ chức dạy học các bài HV ở các lớp vùng khó khăn.
THễNG TIN CƠ BẢN
1
Kiến thức tiếng Việt trong SGK TV1 (phần HV)
Phõ̀n kiờ́n thức tiờ́ng Viợ̀t liờn quan nhiờ̀u nhṍt đờ́n hợ̀ thụ́ng các bài HV là ngữ õm và chữ viờ́t. Vì vọ̃y, các vṍn đờ̀ được trình bày dưới đõy sẽ chỉ tọ̃p trung vào lĩnh vực này. Tuy nhiờn, ở mụ̃i bài, kiờ́n thức ngữ õm và chữ viờ́t khụng thờ̉ hiợ̀n mụ̣t cách tách bạch, mà thờ̉ hiợ̀n thụng qua từ, cõu. Do đó, đụ̀ng thời với viợ̀c học ngữ õm và chữ viờ́t, HS được làm quen với từ, cõu tiờ́ng Viợ̀t.
Các thanh tiờ́ng Viợ̀t được học trong 6 bài đõ̀u, gắn với tiờ́ng be (be, bé, bẻ, bẹ, bè, bẽ)
Các phụ õm đõ̀u và nguyờn õm tiờ́ng Viợ̀t được học trong 30 bài đõ̀u (trừ nguyờn õm õ /F(/ và ă /Aỏ/), gắn với loại õm tiờ́t mở (tiờ́ng kờ́t thúc bằng nguyờn õm).
Các bán õm cuụ́i và phụ õm cuụ́i tiờ́ng Viợ̀t được học trong 69 bài (từ bài 32 đờ́n bài 90), gắn với loại õm tiờ́t nửa mở (õm cuụ́i võ̀n là i - y, o - u), õm tiờ́t nửa khép (õm cuụ́i võ̀n là n, ng, nh, m) và õm tiờ́t khép (õm cuụ́i võ ... iọng cần chậm rãi hơn.
Nội dung câu chuyện:
Sư Tử và Chuột Nhắt
1. Một hôm Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt. Chuột van lạy xin tha:
- Xin ông tha cho tôi. Tôi bé nhỏ thế này, ông ăn chẳng bõ dính răng.
Sư tử ngẫm nghĩ một lát rồi tha cho Chuột.
Được tha, Chuột nói rằng:
- Cám ơn ông! Có ngày tôi sẽ giúp lại ông.
Nghe Chuột nói, Sư Tử bật phì cười:
- Chuột Nhắt mà cũng đòi giúp được Sư Tử sao?
2. ít lâu sau, Sư Tử bị sa lưới. Nó gầm gào, vùng vẫy hết sức cũng không sao thoát được, đành nằm bẹp, chờ chết. May sao, Chuột Nhắt đi qua trông thấy, chạy về gọi cả nhà ra, cắn một lúc đứt hết các mắt lưới. Nhờ thế, Sư Tử thoát nạn.
Theo Lép Tôn - xtôi
Lưu ý: 
  Câu chuyện này có 3 loại giọng tương ứng với lời của người dẫn chuyện, lời của Chuột Nhắt và lời của Sư Tử. Lời Chuột Nhắt lễ độ, khiêm tốn; lời Sư Tử kiêu ngạo còn lời người dẫn chuyện thì nên khách quan, tránh bộc lộ tình cảm.
  Đối với HS vùng khó khăn, giữa hai lần kể, GV nên dừng lại diễn giải cho dễ hiểu vài từ ngữ mà qua lần kể thứ nhất, GV quan sát được có lẽ các em chưa hiểu là do không nắm được từ ngữ. Ví dụ:
+ Chuột Nhắt: Chuột rất nhỏ, thường sống trong nhà.
+ Chẳng bõ dính răng: Thức ăn quá ít, không đáng ăn.
+ Bật phì cười: Cụm từ do kết hợp giữa bật cười và phì cười. (Ngay trong giao tiếp bình thường của người Việt cũng không thấy có cụm này!)
+ Nằm bẹp: Nằm bất động, cả thân người như ép dẹp xuống mặt đất.
Nếu các từ ngữ trên làm HS không hiểu chuyện, GV có thể thay bằng các từ ngữ giản đơn hơn. Ví dụ:
+ Tôi bé nhỏ thế này, ông ăn chẳng bõ dính răng = Tôi bé nhỏ thế này chẳng đủ một miếng của ông.
+ Bật phì cười = Phì cười hoặc Bật cười (thậm chí) hoặc Cười.
+ Đành nằm bẹp, chờ chết = Đành nằm chờ chết.
3. HS kể từng đoạn câu chuyện
- Tranh 1: HS dựa theo tranh kể lại đoạn Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt. (Kèm thêm câu hỏi gợi ý dưới tranh: Khi bị Sư Tử bắt, Chuột Nhắt nói gì?)
- Tranh 2: HS dựa theo tranh kể lại đoạn Chuột Nhắt được Sư Tử tha. (Kèm thêm câu hỏi gợi ý dưới tranh: Chuột Nhắt nói gì khi được Sư Tử tha?)
- Tranh 3: HS dựa theo tranh kể lại đoạn Chuột Nhắt cứu Sư Tử. (Kèm thêm câu hỏi gợi ý dưới tranh: Chuột cứu Sư Tử như thế nào?)
-Tranh 4: HS dựa theo tranh cuối cùng để kể về đoạn kết có hậu của câu chuyện. (Kèm thêm câu hỏi gợi ý dưới tranh: Câu chuyện kết thúc ra sao?)
Lưu ý: 
  Câu hỏi dưới tranh chỉ là một gợi ý giúp HS nhớ lại từng đoạn câu chuyện. GV không nên khuyến khích cách HS chỉ trả lời trực tiếp vào mỗi câu hỏi dưới tranh! HS chỉ nên dựa vào câu hỏi cũng như dựa vào tranh minh hoạ để kể lại được câu chuyện.
  HS có thể kể lại từng đoạn theo ngôn ngữ của mình. Tránh nhắc lại từng lời, từng điệu bộ mà GV đã thể hiện. Cốt lõi của tiết này là HS bám được vào các chi tiết chính và mạch liên hệ chính của câu chuyện mà GV đã kể để có cách kể của riêng mình! 
4. HS kể lại toàn bộ câu chuyện
Có 2 hình thức kể lại toàn bộ câu chuyện. Việc chọn hình thức nào là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của lớp:
- Hình thức kể trực tiếp: 1, 2 HS được GV chỉ định kể lại trước lớp toàn bộ câu chuyện.
- Hình thức kể thông qua phân vai: 3 HS được GV chỉ định trong các vai: Người dẫn chuyện, Sư Tử, Chuột Nhắt và thể hiện nội dung câu chuyện. HS có thể nhìn vào các tranh minh hoạ mà nói các lời nhân vật, không bắt buộc phải thuộc lòng câu chuyện.
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV ra câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận và trả lời.
Câu hỏi: Chuyện Sư Tử và Chuột Nhắt giúp chúng ta hiểu ra điều gì?
(Gợi ý: Những con vật bé nhỏ vẫn giúp được những con vật to khoẻ khi có điều kiện. Trong cuộc sống, không nên coi thường những kẻ yếu đuối.)
- Nếu còn thời gian, GV có thể mở rộng bằng câu hỏi: 
+ Câu hỏi: Nếu em là Sư Tử, thì sau khi được cứu thoát, em sẽ nói gì với Chuột Nhắt?
+ Trả lời: (HS trả lời theo cách riêng của mình) 
(Có thể nhận được các câu trả lời đại loại:
Nếu là Sư Tử, khi đã được cứu thoát, em sẽ nói với Chuột Nhắt: 
+ Xin cám ơn bạn.
+ Cám ơn bạn! Thế mà trước đây tôi lại coi thường bạn....)
Lưu ý: 
  GV nên ghi nhận, không nên uốn nắn quá làm mất vẻ tự nhiên trong hiểu và nói năng của HS. 
6. Củng cố, dăn dò
- GV dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho những người thân nghe.
2
Dê con nghe lời mẹ
SHS: tr. 117.
SGV: tr. 228
A. Mục đích, yêu cầu
1. HS nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Dê con không mắc mưu Sói do nghe lời mẹ.
B. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ trong SHS (có thể phóng to).
- Mặt nạ Dê mẹ, Dê con, Sói (nếu có điều kiện).
c. các hoạt động dạy- học
I. Kiểm tra bài cũ
1 hoặc 2 HS kể lại chuyện Sói và Sóc.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài qua quan hệ gia đình: Con phải nghe lời cha mẹ.
- Có thể vào chuyện theo cách riêng của GV cốt sao HS chú ý nghe chuyện ngay từ đoạn đầu.
2. GV kể chuyện 
- GV kể câu chuyện hai lần. 
+ Lần đầu, kể không kèm tranh minh hoạ: giúp HS nắm nội dung chính câu chuyện.
+ Lần hai, kể đi kèm với tranh minh hoạ: giúp HS hiểu chi tiết diễn biến câu chuyện. Lần kể này giọng cần chậm rãi hơn.
Nội dung câu chuyện:
Dê con nghe lời mẹ
1. Sắp đi kiếm cỏ. Dê mẹ dặn các con:
- Mẹ đi vắng, các con phải đóng chặt cửa. Ai lạ gọi cửa, các con không được mở.
Khi trở về, Dê mẹ cất tiếng hát và gọi cửa:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú.
Dê con mở cửa đón mẹ vào. Chúng bú mẹ no nê. Thế rồi, Dê mẹ lại đi.
2. Một con Sói đứng rình đã lâu. Đợi Dê mẹ đi rồi, nó rón rén đến trước cửa, vừa gõ cửa vừa giả giọng Dê mẹ hát bài hát mà nó vừa nghe lỏm:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú.
Bầy dê lắng nghe tiếng hát. Chúng nhận ra giọng khàn khàn, không trong trẻo như giọng mẹ. Chúng đoán đó là giọng Sói nên nhất quyết không mở cửa.
Đợi mãi chẳng làm gì được. Sói đành cắp đuôi lủi mất.
3. Dê mẹ về gõ cửa và hát. Đàn dê nhận ra giọng mẹ ngay. Chúng mở cửa, tranh nhau kể cho mẹ nghe chuyện Sói đến nhưng chúng không bị mắc lừa. Dê mẹ âu yếm khen các con thật khôn ngoan và biết nghe lời mẹ.
Theo Truyện đọc 1
Lưu ý: 
  Câu chuyện này có 3 loại giọng: của người dẫn chuyện, của Dê mẹ và của Sói. Giọng Dê mẹ: trong trẻo và nồng hậu; giọng Sói: khàn và độc ác còn giọng người dẫn chuyện thì nên khách quan, vô tư.
  Câu chuyện này tương đối phổ biến ở Việt Nam, nên chắc phần đông HS không gặp trở ngại trong khi nghe, hiểu. Riêng đối với HS vùng khó khăn, về cơ bản, TV dùng trong cốt chuyện không có gì khó và tương đối dễ hiểu. Có thể HS sẽ gặp vài cụm từ ngữ lạ, GV nên dừng lại diễn giả giữa hai lần kể. Chẳng hạn:
+ Ai lạ gọi cửa: Nếu có người lạ gọi cửa.
+ Đứng rình = đứng chờ thật lâu, không ồn ào, không để lộ.
+ Nghe lỏm = Nghe mà không cho người ta biết mình đang nghe.
+ Cúp đuôi lủi mất = xấu hổ bỏ đi một cách im lặng, không ồn ào,không cho ai biết .
3. HS kể từng đoạn câu chuyện
- Tranh 1: HS dựa theo tranh kể lại đoạn Dê mẹ rời khỏi nhà căn dặn đàn con. (Kèm thêm 2 câu hỏi gợi ý dưới tranh: 
+ Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra sau đó?)
- Tranh 2: HS dựa theo tranh kể lại đoạn Sói bắt chước giọng Dê mẹ gọi cửa. (Kèm thêm câu hỏi gợi ý dưới tranh: Sói đang làm gì?)
- Tranh 3: HS dựa theo tranh kể lại đoạn Dê con nghe lời mẹ không mở cửa, Sói buộc phải bỏ đi. (Kèm thêm câu hỏi gợi ý dưới tranh: Vì sao Sói lại tiu nghỉu bỏ đi?)
- Tranh 4: HS dựa theo tranh cuối cùng để kể về đoạn Dê mẹ trở về và khen các con ngoan, nghe lời mẹ. (Kèm thêm câu hỏi gợi ý dưới tranh: Dê mẹ khen các con thế nào?)
Lưu ý: 
  Câu hỏi dưới tranh chỉ là một gợi ý giúp HS nhớ lại từng đoạn câu chuyện. GV không nên khuyến khích cách HS chỉ trả lời trực tiếp vào mỗi câu hỏi dưới tranh! HS chỉ nên dựa vào câu hỏi cũng như dựa vào tranh minh hoạ để kể lại được câu chuyện.
  HS có thể kể lại từng đoạn theo ngôn ngữ của mình. Tránh nhắc lại từng lời, từng điệu bộ mà GV đã thể hiện. Cốt lõi của tiết này là HS bám được vào các chi tiết chính và mạch liên hệ chính của câu chuyện mà GV đã kể để đưa ra cách kể của riêng mình! 
  Vì câu gọi cửa của Dê mẹ là một chi tiết quan trọng của câu chuyện, nên trước khi để HS kể từng đoạn, GV nên cho HS đọc thuộc đoạn thơ:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú.
Nếu các em khó thuộc, GV nên chuẩn bị viết trước ra bảng con, để khi các em kể theo đoạn có thêm chỗ dựa!
4. HS kể lại toàn bộ câu chuyện
Có 2 hình thức kể lại toàn bộ câu chuyện. Việc chọn hình thức nào là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của lớp:
- Hình thức kể trực tiếp: 1, 2 HS được GV chỉ định kể lại trước lớp toàn bộ câu chuyện.
- Hình thức kể thông qua phân vai: HS được GV chỉ định trong các vai: Người dẫn chuyện, Dê mẹ, Dê con, Sói và thể hiện lại câu chuyện. HS có thể nhìn vào các tranh minh hoạ, bảng con trên lớp mà nói các lời của nhân vật, không bắt buộc phải thuộc lòng câu chuyện.
Lưu ý: 
  Đoạn kết của câu chuyện, Dê mẹ gặp lại các con và khen các con ngoan, khi HS kể trực tiếp thì không cần phải là lời của Dê mẹ. Nhưng nếu là kể theo hình thức phân vai, thì để sinh động và tự nhiên, có lẽ nên có lời trực tiếp của Dê mẹ khen con (không nên để cho người dẫn chuyện nói đoạn này). 
  Để giảm khó khăn cho HS, có lẽ trước khi thực hiện kể chuyện theo phân vai, GV nên đặt câu hỏi trước lớp: Nếu em là Dê mẹ, khi các con ngoan như vậy, em sẽ khen đàn con thế nào?
(Câu hỏi này sẽ được HS trả lời kiểu như:
Nếu em là Dê mẹ, khi các con ngoan như vậy, em sẽ khen đàn con:
+ Các con ngoan quá. Đúng là con của Dê mẹ rồi!
+ Các con tôi ngoan quá. Từ giờ mẹ đi làm sẽ rất yên tâm về các con!. ....
+ Các con ngoan quá. Lại đây mẹ thưởng nào!....)
GV cần trù liệu trước tất cả những điều này khi cho các em kể theo phân vai. Tất cả là tuỳ vào tình hình cụ thể của lớp.
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận và trả lời.
Câu hỏi: Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
(Gợi ý: Con cái cần phải biết nghe lời cha mẹ.)
6. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS đọc lại đoạn gọi cửa của Dê mẹ.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện này cho những người thân cùng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn06hocvan.doc