Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1 có kết quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1 có kết quả

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY PHẦN LUYỆN NÓI CHO

HỌC SINH LỚP 1 CÓ KẾT QUẢ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp.

Trước mục tiêu lớn của nền giáo dục Việt Nam, hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đã được toàn xã hội quan tâm. Đảng và nhà nước ta khẳng định:" Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Vậy muốn có hệ thống giáo dục quốc dân phát triển mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá, chúng ta cần có một nền tảng vững chắc đó là bậc Tiểu học, cho nên nhà nước ta đã chỉ đạo xây dựng chương trình Tiểu học mới ( Chương trình Tiểu học 2000 ) trong đó bộ môn Tiếng Việt Tiểu học có thể nói là môn học" công cụ" có tính chất chủ công mà thứ công cụ này học sinh chỉ bắt đầu được học ngay từ lớp 1.

Thật vậy chương trình Tiếng Việt lớp 1 chiếm tỷ trọng 50% thời lượng dạy và học ( 11/ 22tiết trong 1 tuần ).

Chương trình SGK tiếng việt 1 mới có nhiều ưu việt tập trung rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Kiến thức được hình thành và cung cấp qua hoạt động giao tiếp tự nhiên của chính các em trong môi trường học tập và sinh hoạt hàng ngày trên lớp cũng như ở nhà. Muốn giao tiếp tốt cần rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Bởi vậy chương trình Tiếng Việt lớp 1 đã đưa phần luyện nói cho học sinh vào các bài học âm, vần trong khoảng thời gian 5- 7 phút. Đây là điểm ưu việt nổi trội nhất và cũng là nội dung hoàn toàn mới đối với giáo viên, học sinh.

Qua 6 năm chỉ đạo thực hiện chương trình mới ở phần luyện nói bước đầu có những khó khăn nhất định song với sự cố gắng của đội ngũ giáo viên và tính ưu việt của chương trình mới đã " mở " các hướng để học sinh được luyện nói nhiều trong giờ học với các hình thức theo phương châm : " Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ". Học sinh thao tác, trao đổi, tranh luận và đánh giá nhận xét về một đơn vị kiến thức của bài. Các em được nghe nhau nói, nói cho nhau nghe. Dạy luyện nói tốt là rèn đức tự tin, mạnh dạn và tự nhiên đồng thời bồi dưỡng tâm hồn vui tươi, dí dỏm và ứng xử có văn hoá, lịch sự, tạo nên môi trường thân thiện trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và moi người trong cộng đồng.

Tuy nhiên trong thực tế ở các vùng nông thôn như chúng tôi, trong giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp tôi thấy có không ít giáo viên lúng túng, lo lắng và thậm chí ngại dạy tiết 2 của môn tiếng việt lớp 1 vì tiết 2 có phần luyện nói, sợ tiết dạy không thành công.

Đây là nỗi trăn trở của khá nhiều giáo viên, tôi mạnh dạn chọn đăng ký đề tài với tiêu đề: " Một số biện pháp để dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1 có kết quả".

 

doc 7 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1 có kết quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp dạy phần luyện nói cho
học sinh lớp 1 có kết quả
I. Đặt vấn đề:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp.
Trước mục tiêu lớn của nền giáo dục Việt Nam, hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đã được toàn xã hội quan tâm. Đảng và nhà nước ta khẳng định:" Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Vậy muốn có hệ thống giáo dục quốc dân phát triển mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá, chúng ta cần có một nền tảng vững chắc đó là bậc Tiểu học, cho nên nhà nước ta đã chỉ đạo xây dựng chương trình Tiểu học mới ( Chương trình Tiểu học 2000 ) trong đó bộ môn Tiếng Việt Tiểu học có thể nói là môn học" công cụ" có tính chất chủ công mà thứ công cụ này học sinh chỉ bắt đầu được học ngay từ lớp 1.
Thật vậy chương trình Tiếng Việt lớp 1 chiếm tỷ trọng 50% thời lượng dạy và học ( 11/ 22tiết trong 1 tuần ).
Chương trình SGK tiếng việt 1 mới có nhiều ưu việt tập trung rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Kiến thức được hình thành và cung cấp qua hoạt động giao tiếp tự nhiên của chính các em trong môi trường học tập và sinh hoạt hàng ngày trên lớp cũng như ở nhà. Muốn giao tiếp tốt cần rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Bởi vậy chương trình Tiếng Việt lớp 1 đã đưa phần luyện nói cho học sinh vào các bài học âm, vần trong khoảng thời gian 5- 7 phút. Đây là điểm ưu việt nổi trội nhất và cũng là nội dung hoàn toàn mới đối với giáo viên, học sinh.
Qua 6 năm chỉ đạo thực hiện chương trình mới ở phần luyện nói bước đầu có những khó khăn nhất định song với sự cố gắng của đội ngũ giáo viên và tính ưu việt của chương trình mới đã " mở " các hướng để học sinh được luyện nói nhiều trong giờ học với các hình thức theo phương châm : " Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ". Học sinh thao tác, trao đổi, tranh luận và đánh giá nhận xét về một đơn vị kiến thức của bài. Các em được nghe nhau nói, nói cho nhau nghe. Dạy luyện nói tốt là rèn đức tự tin, mạnh dạn và tự nhiên đồng thời bồi dưỡng tâm hồn vui tươi, dí dỏm và ứng xử có văn hoá, lịch sự, tạo nên môi trường thân thiện trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và moi người trong cộng đồng.
Tuy nhiên trong thực tế ở các vùng nông thôn như chúng tôi, trong giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp tôi thấy có không ít giáo viên lúng túng, lo lắng và thậm chí ngại dạy tiết 2 của môn tiếng việt lớp 1 vì tiết 2 có phần luyện nói, sợ tiết dạy không thành công.
Đây là nỗi trăn trở của khá nhiều giáo viên, tôi mạnh dạn chọn đăng ký đề tài với tiêu đề: " Một số biện pháp để dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1 có kết quả". 
II. Thực trạng:
 Phần luyện nói còn quá mới lạ đối với giáo viên và học sinh nên trong khi tổ chức hoạt động dạy học phần này cả thầy và trò đều lúng túng.
 Có những giáo viên làm qua loa chiếu lệ cho có bước, có giáo viên thì xoay vào khai thác hết toàn bộ nội dung bức tranh thậm chí có những giáo viên soạn thành một bài văn hoàn chỉnh theo chủ đề của tranh viết vào giấy rồi cho học sinh đọc đi đọc lại bài nói đó của cô giáo đã định trước.
- Học sinh vùng nông thôn là con em nông dân thuần nông, môi trường giao tiếp nhỏ hẹp, hơn nữa khi trẻ vào lớp 1 tham gia hoạt động học tập một cách nghiêm túc, có sự nhận xét đánh giá của cô giáo, bạn bè nên một số em còn e ngại (Sợ nói trước tập thể ), nhút nhát thậm chí có em sợ sệt cho nên đa số trẻ ngại học phần này. Chỉ có một số em khá giỏi mạnh dạn tham gia ( cả lớp chỉ có 1 đến 2 em hay phát biểu ) còn đại đa số các em ngồi nghe và nhắc lại lới nói của bạn
- Vốn từ ngữ của trẻ vào lớp 1 còn nghèo nên diễn đạt ý tứ bằng lời rất khó khăn, vất vả.
- Giáo viên còn thụ động, dạy luyện nói đang lệ thuộc hoàn toàn vào gợi ý của SGV và có những giáo viên lại sa đà vào phân tích, khai thác nội dung bức tranh quá kỹ, gây sự ôm đồm, quá tải.
- Giáo viên dạy còn máy móc, khô cứng "gò" học sinh luyện nói theo ý và lời của người lớn, theo "mô típ" có sẵn nên rất đơn điệu và nhàm chán.
- Giáo viên chưa tạo được tâm thế và tâm lý tốt cho trẻ khi trình bày phần luyện nói của mình cho nên phần luyện nói nhìn chung chưa được tổ chức dạy theo tinh thần phát huy tính tích cực của học sinh, cho nên việc phát huy trẻ sử dụng ngôn ngữ đời sống và phong cách giao tiếp diễn ra chưa tự nhiên.
III. Các biện pháp thực hiện.
1. Nghiên cứu kỹ bài dạy, tìm các phương án tổ chức các hoạt động lời nói tự nhiên cho trẻ: 
 Khêu gợi, hướng dẫn và khích lệ sự ham thích nói của trẻ về những gì các em hiểu và biết theo sự gợi ý và định hướng của giáo viên.
Chẳng hạn : Bài 71: Chủ đề : Chợ tết.
( Tổ chức luyện nói cặp đôi hoặc ba người )
? Bức tranh trong bài vẽ cảnh gì ? (Vẽ cảnh chợ tết)
? Vì sao bạn biết ? ( Có bánh, mứt, kẹo, hoa đào, có người đi mua sắm đồ tết, câu đối)
? Trong tranh bạn nhỏ đi chợ tết với ai? (Bạn nhỏ đi chợ tết với mẹ hoặc chị gái) 
? Bạn đã được đi chợ tết bao giờ chưa? ( Đã được đi hoặc chưa)
Bạn thấy? Không khí trong những ngày gần tết thế nào? ( Đông vui nhộn nhịp hơn ngày bình thường, mỗi người cảm thấy bận rộn hơn, trẻ con vui vẻ, hớn hở đón tết, cảnh vật đẹp hơn.) Hoặc giáo viên nêu cả lớp suy nghĩ và phát biểu:
? Tết đến em thích gì ? " Cho học sinh tự nói, tạo không khí giao tiếp tự nhiên thoải mái" ( Được đi thăm chúc tết ông bà, được nhận tiền lì xì, được mặc quần áo mới, cùng người thân đi đón người thân công tác xa về ăn tết ở quê hương, có hoa đẹp, có bánh chưng, tranh ảnh mới và hương thơm toả ấm trong gia đình) 
Hay cặp khác có những câu hỏi khác xoay quanh chủ đề chợ tết
? Được đi chợ tết em thích gì? (Bóng bay, tranh ảnh, đĩa hát, đồ chơi, hoa tươi?)
? Không khí trong những ngày giáp tết như thế nào? ( Xe cộ nhiều, người đi lại nườm nượp , đông đúc) Học sinh nói cặp đôi:
? Đi chợ tết bạn cần chú ý điều gì ? ( ATGT, cẩn thận về đồ đạc, hàng hoá của mình, không được rời người thân )
? Tại sao chợ tết lại họp sớm hơn và tan muộn hơn? ( Đông người, hàng hoá nhiều để phục vụ mọi người ăn tết.)
? Bạn có thích tết không ? 
Để đón tết vui vẻ, an toàn bạn cần làm gì ? ( Ăn uống hợp vệ sinh, không chơi trò chơi nguy hiểm như: Đốt các loại pháo, súng diêm)
Cho học sinh kể một số trò chơi nguy hiểm cần tránh.
2. Sử dụng tranh và khai thác nội dung tranh hợp lý:
Tranh vẽ trong phần luyện nói là điểm tựa về chủ điểm, vì thế khai thác nội dung tranh vẽ chỉ để giúp các em hiểu về chủ điểm từ đó mà nói đúng chủ điểm. Khi khai thác nội dung tranh, tuỳ vốn sống của các em giáo viên có thể sử dụng tranh vẽ trong sách giáo khoa phóng to hoặc tranh vẽ khác cùng chủ điểm nhưng gần gũi hơn để giới thiệu.
 Ví dụ: Chủ đề : Tiêm chủng, uống thuốc .
Cho học sinh quan sát tranh trong SGK hoạc phóng to tranh 
Hướng dẫn học sinh luyện nói cặp đôi .
? Trong tranh vẽ những ai ? (Bác sĩ , em bé , bà mẹ và các bạn) .
? Vì sao bạn lại biết có bác sĩ trong bức tranh này ? ( Vì bác mặc áo trắng dài và đang tiêm cho một bạn trai.)
? Khi bác sĩ tiêm bạn trai có khóc nhè không ? ( Bạn trai không khóc mà thể hiện rất ngoan khi bác sĩ tiêm cho).
? Còn bạn đã được tiêm chủng và đã được uống thuốc phòng bệnh khi nào chưa ? - Rồi ! Từ khi còn nhỏ . 
- Còn cậu ? ( Mình cũng vậy.)
? Bạn có biết tiêm chủng để làm gì không ? ( để đề phòng các bệnh như : ho gà, bạch hầu, viêm gan B, viêm não nhật bản ). 
? Khi nghe thông báo có đợt tiêm chủng của Y tế ,bạn cần phải làm gì ? ( Tự giác tham gia tiêm chủng , không trốn tránh , không khóc nhè mà phải ngoan nghe lời bác sĩ dặn để được mẹ và bác sĩ khen giỏi.) 
? Bạn hãy kể một số loại thuốc chữa bệnh mà bạn biết? ( Thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc cảm, dầu xoa)
? Muốn có sức khoẻ tốt bạn phải làm gì ? (Tham gia tiêm chủng đầy đủ, khi bị bệnh phải đến trạm xá hay bệnh viện để khám và chữa bệnh . Khi uống thuốc cần phải nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc.)
3. Tổ chức các hoạt động dạy học phần luyện nói phù hợp với đối tượng học sinh:
 Có thể tổ chức luyện nói theo nhóm, nói trước lớp, khuyến khích nói độc thoại.
 Nói trước lớp chúng ta thường tổ chức luyện nói cặp đôi. Trước hết gợi ý các khía cạnh của chủ điểm để các em lựa chọn và xung phong nói trước lớp . Khi các em nói Giáo viên gợi ý khuyến khích các em nhằm mạnh dạn sử dụng ngôn từ của đời sống thường nhật cho dễ hiểu, dễ nói và có phong cách tự nhiên trong giao tiếp 
 Luyện nói theo nhóm nhỡ (4em/2bàn) để tạo tâm lý tốt cho những em hay rụt rè.
Mỗi em có thể chọn một khía cạnh của chủ điểm để nói trươc các bạn chứ không nhất thiết phải lệ thuộc hoàn toàn vào bức tranh. 
Chẳng hạn : Về chủ điểm sức khoẻ .
Có em sẽ chọn các hoạt động về thể thao, có em chỉ nói về ăn uống hợp vệ sinh 
Nếu các em biết nêu ra các vấn đề có chứa các âm, vần, diễn dạt gãy gọn hợp lý là Giáo viên khuyến khích các em phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh.
Hoặc khuyến khích các em tập nói độc thoại: Hướng các em về nhà tự kể cho người thân nghe những điều em hoặc bạn em đã nói ở trường.
 Trong khi dạy phần luyện nói tôi đã căn cứ vào trình độ ngôn ngữ và vốn sống của học sinh để định ra dung lượng bài nói phù hợp, tổ chức hoạt động luyện nói theo hình thức linh hoạt nhằm tạo ra hiệu quả thiết thực .
 Ví dụ : Chủ điểm : Mẹ Con.
 Đối với học sinh ở địa phương chúng tôi có thể tổ chức luyện nói với nội dung như sau :
 ? Trong tranh gồm có những ai ? ( Có bà mẹ và em bé ) 
 ? Họ đang làm gì ? ( Mẹ đang bế em bé )
 ? Em bé đáng yêu như thế nào ? ( Em bé bụ bẫm, kháu khỉnh và đáng yêu)
 ? Bạn hãy nói về sự chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ đối với bé ? ( H/S khá, giỏi )
 ? Tình cảm của mẹ đối với em bé như thế nào ? ( Mệ rất yêu thương em bé )
 Qua các phương thức luyện nói đã nêu trên, bản thân tôi thấy rằng : Hoạt động lời nói nhằm giúp các em phát triển được lời nói tự nhiên để các em tự tin hơn trong khi giao tiếp trước mọi người, bởi vậy trong quá trình tác nghiệp tôi đã rút ra được một điều là : Dạy luyện nói không phải là giảng giải các nội dung của chủ điểm mà là tổ chức các hoạt động lời nói tự nhiên cho học sinh, có như vậy trẻ mới ham thích nói về những gì mình biết theo sự gợi ý có tính định hướng của giáo viên.
4. Tạo môi trường giao tiếp thân thiện và không khí vui vẻ, hoà hợp trong khi dạy .
 Tâm lý của học sinh tiểu học rất thích những người xung quanh cổ vũ, thích được âu yếm, gần gũi, tạo môi trường thân thiện để các em có tâm lý vững vàng trong khi thể hiện các nội dung học tập cũng như các hoạt động giao tiếp trước tập thể .
Nhất là khi các em thể hiện thành công các lệnh của bài tập, nếu được cô giáo hay những người xung quanh ghi nhận, khen ngợi thì sự hưng phấn trong hoạt động giao tiếp được thăng hoa, gây hứng thú trong học tập cho các em. Bởi vậy trong hoạt động luyện nói cần hạn chế tối đa việc chỉ trích, chê bai các em trước lớp. Khi các em lỡ trả lời chưa đúng giáo viên nên ôn tồn, nhẹ nhàng giúp các em sửa lỗi.
5. Tổ chức thi luyện nói và bình chọn người nói hay nhất.
 Trong tiết dạy học vần hoặc tập đọc, tôi chú trọng phần tổ chức hướng dẫn để học sinh thi nhau nói và nhận xét về cách biểu đạt của bạn, rồi tự bình chọn người nói hay nhất trong giờ học đó, với cách làm nhẹ nhàng này nhằm giúp các em được rèn cả kỹ năng nói và kỹ năng nghe một cách tự nhiên thiết thực. 
 Thực hiện tốt khâu giao tiếp một cách thường xuyên sẽ tạo được phong trào thi đua:”Nói lời hay, chọn ý đẹp “và góp phần hình thành nghi thức lời nói trong giao tiếp hằng ngày, như nói có thưa gửi, biết nói lời cảm ơn và nói lời xin lỗi trong cuộc sống, học tập, nhằm làm cho mọi người thân thiện hơn cũng như ứng xử có văn hoá hơn.
 6. Tăng cường hội thảo, rút kinh nghiệm trong phần dạy luyện nói của giáo viên:
 Hàng tháng giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vạch kế hoạch, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả thiết thực như mở hội thảo, dự giờ góp ý tiết dạy, lồng ghép việc đánh giá thực hiện dạy luyện nói của giáo viên trong các tiết dạy. Bản thân trực tiếp thăm lớp dự giờ và giúp đỡ giáo viên bằng việc làm cụ thể như trực tiếp dạy mẫu theo hướng giao tiếp (mời toàn thể hội đồng tham dự ). Bởi vậy sức thuyết phục cao, một điều đáng mừng là sau tiết dạy của tôi đã có nhiều đồng chí đánh giá nhận xét tốt, kể cả học sinh rất thích học bởi tiết học thoải mái và diễn ra một cách tự nhiên, các em học sinh được trình bày ý kiến xây dựng bài dưới sự gợi mở khuyến khích của cô giáo .
IV. Kết quả :
 Với cách làm trên tôi đã đạt được một số kết quả như sau :
 Đến thời điểm này đã có 100% học sinh được tham gia hoạt động luyện nói, hầu hết các em đều biết cách giao tiếp . Tuyệt đại đa số các em nói được các câu đơn giản , ngay cả một số em đầu năm còn rụt rè , nhút nhát nay đã mạnh dạn và tham gia nói khá tự tin và chững chạc. Nhiều em đã hiểu được tác dụng của luyện nói là góp phần tăng thêm việc chọn lựa và sử dụng ngôn ngữ. Diễn đạt trôi chảy hơn trong sinh hoạt sao đội, khi làm toán và học các môn khác. Có cách ứng xử trong cuộc sống , sinh hoạt linh hoạt và nhạy bén hơn . 
 Bảng thống kê kết quả như sau : 
Có 75% số học sinh có phong cách giao tiếp khá tốt (các em diễn đạt mạch lạc, nói đủ ý, có đầu có đuôi). Thể hiện rõ nhất là trong cuộc thi: Tuổi thơ Nam Đàn làm theo lời Bác, có nhiều em lớp 1 đã biết cách diễn đạt ý tưởng của mình lưu loát và truyền cảm . Trường có học sinh đoạt giải nhất cụm (Đó là em Phan Hồng Hạnh ). 
Có 20% số học sinh nói đủ ý, diễn đạt tươhg đối rõ ràng.
Có 5%số học sinh trả lời được những câu có nội dung đơn giản.
V. Bài học kinh nghiệm :
1. Người giáo viên cần xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nói cho học sinh .
2. Quan tâm rèn kỹ năng nói ở tất cả các môn học kể cả hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Rèn kỹ năng nói không chỉ bằng ngôn ngữ mà phải kết hợp cả cử chỉ, điệu bộ và các thiết bị dạy học .
4. Người dạy phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy họcphù hợp với từng đối tượng học sinh .
5. Khi đã xây dựng được kỹ năng giao tiếp cần chỉ đạo để giữ vững kỹ năng nói tốt trên mọi phương diện .
VI. Kết luận
 Quá trình dạy học nói chung , dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 nói riêng có một vị trí hết sức quan trọng . Đó là cơ sở ,nền móng ban đầu giúp con người thể hiện tư tưởng và khả năng giao tiếp . Dạy luyện nói cho học sinh tức là giúp các em phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp phù hợp lứa tuổi để các em có cuộc sống tự tin, tốt đẹp hơn.Bởi trong quá trình giao tiếp giúp các em nghe , đọc và hiểu được các nội dung văn bản cũng như các đơn vị lời nói trong hoàn cảnh giao tiếp tự nhiên .
 Hình thành nền tảng ban đầucho việc học đọc , học viết trên cơ sở vốn tiếng việt đã có sẵn . Đối với học sinh tiểu học có được kỹ năng nói, tâm thế nói mạnh dạn , tự nhiên chính là phương tiện giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc,là hành trang để các em tư tin bước vào cuộc sống . Bởi vậy , ngay từ lớp 1 chúng ta cần quan tâm đến việc rèn kỹ năng nói trong tất cả các môn học , nhất là môn tiếng việt ,rèn kỹ năng giao tiếp như là một giá trị khoa học của loài người , không những thế mà các em còn ý thức được lời nói của mình vào tình huống giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể đồng thời làm cho các em nắm vững môn tiếng việt – di sản quí báu của dân tộc mà cha ông đã để lại cho chúng ta , như Bác Hồ đã từng nói : 
“ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó phổ biến và rộng khắp" .Trên đây là những biện pháp cụ thể của tôi trong phần dạy luyện nói cho học sinh lớp 1.Rất mong sự góp ý bổ cứu của hội đồng khoa học các cấp.Xin chân thành cảm ơn!
 	Hoàn thành , tháng 4 năm 2009.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem luyen noi lop 1.doc