12 câu chuyện kể lớp 1 - Tập 2

12 câu chuyện kể lớp 1 - Tập 2

TUẦN 25: Rùa và thỏ

Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời, ở một bờ sông nọ cạnh một khu rừng có một chú Rùa đang miệt mài tập chạy. Thỏ đi ngang qua, thấy vậy cười khẩy Rùa:

- Chậm như Sên mà cũng đòi tập chạy!

Nghe Thỏ nói vậy, Rùa không buồn mà bình tĩnh trả lời:

- Đừng giễu nhau. Anh với tồi thử so tài một phen?

Thỏ vểnh râu lên tự đắc:

- Mày dám chạy thi với tao hả? Được ngay. Tao sẽ chấp mày một nửa đường. Nào bắt đầu!

Rùa không nói lấy một nửa lời. Nó biết mình vốn chậm. Người đời đã từng nói: “Chậm như Rùa” mà. Vì thế, khi hiệu lệnh ban ra, Rùa nhích từng bước một, Thỏ ta tủm tỉm cười. Nó nghĩ: “Cần gì phải vội, đợi cho Rùa gần tới đích, ta chỉ phóng vù một hơi là thắng cuộc rồi”. Nghĩ thế, Thỏ ta vừa đi vừa nhởn nhơ đuổi bướm, ngắt hoa, nhìn trời đất như không cổ việc gì xảy ra.

 

doc 10 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 693Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "12 câu chuyện kể lớp 1 - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: Rùa và thỏ
Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời, ở một bờ sông nọ cạnh một khu rừng có một chú Rùa đang miệt mài tập chạy. Thỏ đi ngang qua, thấy vậy cười khẩy Rùa:
-    Chậm như Sên mà cũng đòi tập chạy!
Nghe Thỏ nói vậy, Rùa không buồn mà bình tĩnh trả lời:
-    Đừng giễu nhau. Anh với tồi thử so tài một phen?
Thỏ vểnh râu lên tự đắc:
-    Mày dám chạy thi với tao hả? Được ngay. Tao sẽ chấp mày một nửa đường. Nào bắt đầu!
Rùa không nói lấy một nửa lời. Nó biết mình vốn chậm. Người đời đã từng nói: “Chậm như Rùa” mà. Vì thế, khi hiệu lệnh ban ra, Rùa nhích từng bước một, Thỏ ta tủm tỉm cười. Nó nghĩ: “Cần gì phải vội, đợi cho Rùa gần tới đích, ta chỉ phóng vù một hơi là thắng cuộc rồi”. Nghĩ thế, Thỏ ta vừa đi vừa nhởn nhơ đuổi bướm, ngắt hoa, nhìn trời đất như không cổ việc gì xảy ra.
Chợt nghĩ đến cuộc thi, ngẩng lên đã thây Rùa sắp tới đích, Thỏ vội vội vàng vàng ba chân bốn cẳng lao đi như một vệt tên bắn. Nhưng không kịp nữa rồi, Rùa đã tới đích từ lâu.
Câu chuyện “Rùa và Thỏ” đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc: không tự cao tự đại, không khoe khoang khoác lác, phải biết người biết ta, kiên trì luyện mọi việc ắt sẽ thành công.
TUẦN 26: Cô bé quàng khăn đỏ
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn:
- Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy. Trên đường đi, cô thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc:
- Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?
Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói. Con chó sói rất to đến trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi:
- Này, cô bé đi đâu thế?
Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời:
- Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi.
Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi:
- Nhà bà ngoại cô ở đâu?
- Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay.
Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên
giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm.
Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi:
- Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa?
Sói không đáp giả vờ rên hừ hừ
- Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.
- Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đỏ chạy ngay đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi;
- Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế?
- Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn Chó sói đáp
- Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?
- Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.
Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi:
- Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?
- Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy.
Nói xong, sói nhổm dậy định vồ lấy cô bé. May sao, lúc đó bác hàng xóm chạy sang thấy thế, sẵn cái búa trong tay, bác liền phang ngay vào đầu Sói một cái. Con Sói gian ác vỡ sọ chết ngay. Bác hàng xóm liền lấy dao mổ bụng chó Sói và kịp thời cứu được bà. Thế là cả hai bà cháu đều không việc gì.
Từ dạo ấy, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
 TUẦN 27: Trí khôn của ta đây!
Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:
- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:
- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!
Cọp không hiểu, tò mò hỏi:
- Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?
Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:
- Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:
- Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:
- Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm.
Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:
- Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:
- Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:
- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.
Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.
Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả. 
TUẦN 28: Sư tử và chuột nhắt
– Một hôm, một con Sư Tử rất to đi kiếm mồi trên bãi đất hoang. Ðói quá nhưng nó chẳng kiếm được con vật nào để ăn thịt, chỉ thấy vài con sâu và ít rễ cây. Nó thầm nghĩ: “Ta mà ăn sâu bọ ư? Ta là Chúa của muôn loài, khỏe nhất và hung dữ nhất kia mà! Còn rễ cây ư? Ta đâu phải con bò chuyên ăn cỏ!”
Tức giận quá, Sư Tử gầm lên.
Bất chợt, một chú Chuột Nhắt chạy ngang qua. Sư Tử liền túm lấy đuôi Chuột Nhắt, há miệng định nuốt. Chuột Nhắt kêu lên:
– Khoan đã, ông Sư Tử!
– Tại sao?
– Tôi bé xíu thế này, ông ăn chỉ dính mép. Với lại ông ăn thịt tôi rồi thì tôi còn có thể làm gì giúp ông được nữa? Vì vậy ông hãy nghĩ xem có nên ăn thịt tôi không?
Sư Tử suy nghĩ một hồi rồi hỏi:
– Mày bé nhỏ và yếu đuối thế này, làm gì giúp ta được?
Chuột Nhắt đáp:
– Chưa biết chừng! Ông hãy tha cho tôi đi rồi có ngày tôi sẽ giúp được ông.
Sư Tử nghe xuôi tai bèn buông Chuột Nhắt xuống, bảo:
– Thôi được, ta tha cho mày! Bước!
Hôm sau, khi đi săn mồi Sư Tử bị sa vào tấm lưới bẫy của thợ săn. Nó cố hết sức vùng vẫy nhưng không sao thoát ra được. Sư Tử tuyệt vọng nghĩ: “Con người sẽ đến và giết ta mất!”
Vừa đúng lúc đó, Chuột Nhắt chạy đến, dùng bộ răng bé xíu và nhọn hoắt cắn đứt các mắt lưới, tạo thành một lỗ hổng lớn. Thế là Sư Tử thoát ra được.
Sư Tử cảm kích Chuột Nhắt:
– Ta tuy to lớn như vậy mà cũng vẫn có lúc cần những kẻ bé hơn mình. Ta cảm ơn Chuột Nhắt.
Vậy là nhờ có chuột nhắt mà chúa sơn lâm mới thoát chết đúng không các em. Qua câu chuyện này chúng ta rút ra được bài học là : không nên kiêu căng, coi thường người khác như sư tử. Và chúng ta cũng học tập chuột nhắt, làm những việc nhỏ nhưng có ích để giúp đỡ mọi người xung quanh nhé!
TUẦN 29: Bông hoa cúc trắng
Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Hoa Cúc trắng là loài hoa nhận được nhiều nhất sự chiêm ngưỡng của các nhà thơ, chỉ sau hoa hồng.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh “Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?”, cô bé tự hỏi.
Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa.
Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
TUẦN 30: Niềm vui bất ngờ
Vào buổi sáng nắng đẹp, cô giáo dẫn các cháu đi chơi vườn Bách Thảo.
Đường đến vườn Bách Thảo đi qua Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc. 
Qua nhà Bác, các cháu thích lắm. Cháu nào cũng sung sướng reo lên:
- Nhà Bác Hồ!
- Nhà Bác Hồ đẹp quá!
- Cô ơi! Cho chúng cháu vào thăm Bác Hồ đi!
Nơi đây vốn yên tĩnh, nay bỗng trở nên ồn ào vì mấy chục cháu nhỏ. Đồng chí công an vội nói với cô giáo:
- Cô cho các cháu sang bên kia đường xem cho có trật tự!
- Cô giáo tập hợp các cháu lại. Nhưng các cháu cứ ríu rít xin cô đứng lại để xem nhà Bác:
- Cô cho chúng cháu xem một tí nữa thôi!
- Cháu xem một tí nữa thôi, cô ạ!
- Bác hồ đâu hả cô?
- Sao chúng cháu không được vào thăm Bác Hồ?
Các cháu hỏi mỗi lúc một nhiều khiến cô giáo lúng túng. Bỗng cánh cổng Phủ Chủ Tịch từ từ mở. Một đồng chí cán bộ vui vẻ nói với đồng chí công an và cô giáo cho các cháu vào. Cô giáo sung sướng, hồi hộp dẫn các cháu đi theo hàng đôi vào.
- A! Bác Hồ! Bác Hồ!
Một cháu nhỏ reo lên. Tất cả các cháu như bầy chim non bay nhanh về phía Bác. Những miệng hồng nhỏ nhắn, xinh xinh cất lên những lời chào đáng yêu:
- Chúng cháu chào Bác ạ! Chúng cháu chào Bác ạ!
Bác Hồ giản dị, hiền từ trong áo bà ba, chân đi đôi dép cao su, tươi cười đón các cháu. Bác hỏi:
- Các cháu có ngoan không?
- Thưa Bác, có ạ! –Tất cả các cháu đồng thanh trả lời.
- Bây giờ các cháu thích gì nào?
- Thưa Bác, các cháu thích vào thăm nhà Bác ạ!
- Chúng cháu thích thăm vườn của Bác ạ!
Bác dắt tay hai cháu nhỏ nhất, còn các cháu khác xúm xít theo Bác ra vườn. Bác vừa đi vừa chỉ cho các cháu xem những cây Bác đã trồng, xem hai cây vú sữa miền Nam và thăm ao cá Bác nuôi. Các cháu ríu rít đi quanh Bác Hồ. Bác dặn các cháu phải ngoan ngoãn, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và vâng lời cô giáo.
Các cháu lắng nghe Bác nói, muốn nghe mãi, muốn ở bên Bác Mãi mãi. Nhưng đã đến giờ Bác tiếp khách, cô giáo phải dẫn các cháu ra về. Bác vẫy tay chào, nhìn theo các cháu. Các cháu vừa đi vừa luyến tiếc. Cháu nào cũng cố ngoảnh lại để cố ngắm Bác chút nữa.
TUẦN 31: SÓI VÀ SÓC
 Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào chó sói đang ngủ. Chó sói choàng dậy tóm được sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:
Xin ông thả cháu ra.
Sói trả lời:
– Thôi được, ta sẽ thả mày, có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy. Ta thì lúc nào cũng buồn rũ, còn chúng mày thì lúc nào cũng thấy đùa nghịch nhảy nhót trên tán cây cao.
Sóc nói:
– Ông cứ thả cháu lên cây đã, trên đó cháu sẽ nói cho ông rõ, chứ không cháu sợ ông quá.
Sói thả sóc ra, thế là sóc tót lên cây và nói chõ xuống:
– Ông buồn rũ là vì ông độc ác, cái độc ác nó bóp thắt tim gan ông lại. Còn đằng này bọn ta vui vẻ là vì bọn ta hiền lành và chẳng làm điều ác cho ai cả.
TUẦN 32
Dê con vâng lời mẹ
Dê mẹ có một đàn con. Sắp đi kiếm cỏ, Dê mẹ gọi con đến dặn rằng:
- Các con ơi, mẹ đi vắng, các con phải đóng cửa cho cẩn thận. Không phải mẹ về, nếu có ai gọi cửa, các con không được mở cửa nhé!
Dê mẹ đi rồi, Dê con đóng chặt cửa, đợi mẹ. Một lát, Dê mẹ về, vừa gọi cửa, vừa hát:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú
Dê con nghe tiếng mẹ, liền mở cửa để mẹ vào. Dê mẹ cho con bú xong, lại đi và dặn con đóng cửa chờ mẹ.
Một con Chó Sói nghe tiếng Dê mẹ hát. Ðợi Dê mẹ đi rồi, nó rón rén đến trước cửa rồi vừa gõ vừa hát:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú
Dê con trả lời:
- Chúng ta nghe ra rồi, chúng ta nghe ra rồi, mày không phải là mẹ chúng ta. Mẹ chúng ta hát hay cơ, không ồm ồm như giọng mày đâu. Chúng ta không mở cửa đâu! Không mở cửa cho mày đâu!
Sói ta đợi một lúc, lại gõ cửa lần nữa, nhưng cũng chẳng ăn thua gì, đành cụp đuôi lủi mất.
Dê mẹ lại về và hát:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú
Nghe đúng tiếng mẹ, Dê con tranh nhau mở cửa rồi tíu ta tíu tít kể lại cho mẹ nghe:
- Mẹ ơi, lúc mẹ đi vắng, Chó Sói đến đây nhưng chúng con không mở cửa.
Dê mẹ sung sướng nói:
- Các con vâng lời mẹ, các con thật là những đứa trẻ ngoan. Nếu các con mở cửa thì Chó Sói vào ăn thịt các con rồi.
TUẦN 33: Cô chủ không biết quý trọng tình bạn
 – Ngày xưa, có một cô bé rất xinh xắn đáng yêu, cô nuôi một con Gà Trống đẹp tuyệt vời: mào nó đỏ chót, bộ lông sặc sỡ, bóng như bôi mỡ. Mỗi sớm thức dậy, Gà Trống gáy vang: “Òó.o!” đánh thức cô bé. Rồi nó chạy đến bên cô, mổ thóc trong lòng bàn tay cô.
Một hôm, cô bé nhìn thấy một con Gà Mái của bà hàng xóm trong vườn nhà hàng xóm. Cô thích Gà Mái quá liền đề nghị bà đem đổi Gà Trống lấy Gà Mái. Gà trống nghe nói vậy nó buồn lắm, mao rũ sang một bên, biết làm thế nào được, cô chủ quyết định rồi.
Bà hàng xóm đồng ý, thế là cô bé có một người bạn mới. Gà mái có bộ lông tơ dày và ấm áp, mỗi ngày nó đẻ cho cô chủ một quả trứng. Đẻ xong, nó “cục ta cục tác” mời cô bé ăn trứng. Cô bé yêu gà mái lắm. Cô bé ăn trứng rồi ôm Gà Mái vào lòng, vuốt ve bộ lông mượt mà của nó, cho nó uống nước và một nắm hạt kê.
Nhưng chỉ được ít ngày sau, bà hàng xóm lại mua về một con vịt. Thấy vịt là cô bé thích luôn liền gạ gẫm bà đổi Gà Mái lấy Vịt. Gà mái biết chuyện buồn lắm. Bộ lông tơ xù ra, còn biết làm sao nữa vì cô chủ muốn thế mà!
Từ đó, cô bé lại thân thiết với vịt con, ngày ngày cô bé cùng Vịt ra sông tắm. Vịt bơi bên cô kêu “quạc quạc” nhắc cô đừng ra xa.
Một hôm, có người bà con đến chơi, rắt theo một chú cún nhỏ rất đẹp. Cô bé lại đem vịt đổi lấy cún con. Vịt con không muốn vậy chút nào, nó vẫy đôi cánh kêu lên “quạc, quạc” nhưng chẳng ích gì. Cô chủ bắt lấy vịt trao cho người bà con và nhận cún con về.
Ôm người bạn mới vào lòng, cô bé nói:
– Lúc đầu, chị có Gà Trống, sau chị đã đổi Gà Trống để lấy Gà Mái. Rồi chị lại đổi Gà Mái để lấy Vịt. Bây giờ, chị thích cún con lắm nên chị đã đổi Vịt để lấy cún con đấy.
Chó con nghe vậy liền cụp đuôi lại, chui vào gầm ghế. Đến đêm, nó cạy cửa trốn đi. chó con bảo: “Tôi không muốn kết bạn với một cô chủ không biết quý trọng tình bạn” .
Sáng ra, tỉnh dậy, cô bé buồn rầu vô cùng thấy chẳng còn một người bạn nào cả.
Các em thân mến, các em đã biết vì sao cô chủ trong câu chuyện không còn một người bạn nào hay chưa? Có người bạn mới thì quên ngay bạn cũ thì không ai muốn làm bạn với mình đâu. Một tình bạn đẹp thì rất cần sự chân thành, yêu quý và tôn trọng lẫn nhau. Chúc các em có thật nhiều bạn tốt và làm bạn tốt của thật nhiều người nhé!
TUẦN 34:
Sự tích trái dưa hấu
Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. 
Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt). 
Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo". 
Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng. 
Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.
Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.
Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu. 
Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình. 
An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12_cau_truyen_ke_lop_1Tap_2.doc