Bài dự thi bộ đội hóa học 55 năm xây dựng và trưởng thành

Bài dự thi bộ đội hóa học 55 năm xây dựng và trưởng thành

Trong suốt thời gian trường kỳ giải phóng dân tộc, quân đội Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn, những thủ đoạn nham hiểm mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ âm mưu nhằm xâm chiếm nước ta.

Để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, ngày 19/04/1958, Bộ đội hóa học đã được thành lập với sự kỳ vọng về một lực lượng nòng cốt trong chống vũ khí hủy diệt của cuộc kháng chiến. Suốt 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội hóa học đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

doc 33 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1976Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi bộ đội hóa học 55 năm xây dựng và trưởng thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
----------–*—----------
BÀI DỰ THI
BỘ ĐỘI HÓA HỌC 55 NĂM
XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
	Họ và tên	:	Nguyễn Thanh Thanh
	Tuổi	:	19 tuổi
	Chức vụ	:	Sinh viên
	Đơn vị	:	Trường Đại học Hải Phòng
	Nơi cư trú	:	Minh Tân – Kiến Thụy – Hải Phòng
	Số điện thoại	:	01648.456.251
Hải Phòng, tháng 01 năm 2013
Lời nói đầu
Trong suốt thời gian trường kỳ giải phóng dân tộc, quân đội Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn, những thủ đoạn nham hiểm mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ âm mưu nhằm xâm chiếm nước ta.
Để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, ngày 19/04/1958, Bộ đội hóa học đã được thành lập với sự kỳ vọng về một lực lượng nòng cốt trong chống vũ khí hủy diệt của cuộc kháng chiến. Suốt 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội hóa học đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
 Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Binh chủng hóa học (19/4/1958 – 19/4/2013), Tiểu đoàn Phòng hóa 20 đã tổ chức cuộc thi “Bộ đội hóa học 55 năm xây dựng và trưởng thành” nhằm ca ngợi những chiến công của Bộ đội hóa học trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng ở hai nước láng giềng Lào và Campuchia; đồng thời tôn vinh những thành tựu to lớn của Binh chủng hóa học trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng tiềm lực phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và góp phần xử lý chất độc tồn lưu hậu chiến, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Là một sinh viên đang được đào tạo trên ghế nhà trường, tôi rất vinh dự và đầy phấn khởi khi được tham dự cuộc thi này để bày tỏ được phần nào hiểu biết của bản thân về Binh chủng hóa học, Bộ đội hóa học, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới những thế hệ cha anh đã không ngại hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
BÀI DỰ THI
BỘ ĐỘI HÓA HỌC 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
Câu 1: Nêu tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của bộ đội hóa học trong 55 năm?
Trả lời:
Từ khi xuất hiện chiến tranh, cùng với nhiều loại vũ khí khác, con người đã biết sử dụng chất độc và chất cháy trong lĩnh vực quân sự và được sử dụng lần đầu với một khối lượng lớn từ trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng tài khí (khí clo) để phục vụ cho việc tham chiến của mình trong đại chiến thế giới lần thứ nhất. Sau năm 1918, cùng với Đức, Mỹ mở rộng hoạt động nghiên cứu, sản xuất và tàng trữ các chất độc hóa học, giết hại vô số người dân vô tội bằng những quả bom chứa các chất độc, đặc biệt là bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân do Mỹ sản xuất ra. Mặc cho sự nghiêm cấm của luật pháp quốc tế, những chất hóa học độc hại vẫn được các nước đế quốc ngầm bí mật nghiên cứu phát triển từ mức độ nhỏ đến mức độ lớn với kỹ thuật ngà càng tinh vi, tinh xảo và những phương tiện sử dụng ngày càng hiện đại hơn.
Chủ nghĩa đế quốc đồng thời phát triển cả việc nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân hòng giành ưu thế quân sự. Tháng 8/1945, Mỹ đã thả xuống hai thành phố Hyrosima và Nagasaki của Nhật Bản làm hàng chục vạn người chết và bị thương, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đến tận ngày nay.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã sử dụng bom cháy napan, phốt pho đốt trụi đi không biết bao nhiêu làng quê của dân tộc ta. Sau khi Mỹ thay Pháp nhảy vào Việt Nam, chúng không từ bỏ một âm mưu, thủ đoạn thâm độc nào kể cả việc sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân để thực hiện mục tiêu chiến lược của chúng, ngay cả khi loại vũ khí chúng sử dụng đã bị luật pháp quốc tế cấm. Nhất là sau khi Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam được ký kết, chủ nghĩa đế quốc mà đi đầu là đế quốc Mỹ đã không ngừng đẩy mạnh chạy đua vũ trang hóa học, hạt nhân, thành lập các khối liên minh quân sự, áp dụng chiến lược “phản ứng linh hoạt” nhằm chĩa mũi nhọn vào các nước xã hội chủ nghĩa, các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Những lính Mỹ đầu tiên đổ bộ xuống chiến trường Việt Nam
Về phía ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá được đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc và nhìn thấy được tận mắt hậu quả mà chất độc hóa học gây ra trên đất nước Việt Nam, trong nhận định tại Hội nghị Trung ương 6 khóa I ngày 15/7/1954: “Đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”, Bác đã vạch rõ nguy cơ đất nước phải đối mặt với cuộc chiến vũ khí hủy diệt lớn khi đấu tranh với bọn đế quốc Mỹ. Từ nhận định, đánh giá nhạy bén, chính xác đó của Người, Tổng Quân ủy đã tích cực làm công tác tổ chức, chấn chỉnh các đơn vị quân chủng cũ và chuẩn bị cho sự ra đời của một số binh chủng mới, trong đó có binh chủng hóa học.
Từ năm 1955, Tổng Quân ủy bắt đầu hoạt động tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về hóa học, nguyên tử cho các giáo viên tại trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, trong đó có các đồng chí Nguyễn Xuân Tấn, Phùng Hữu Đĩnh, Nguyễn Văn Toàn, Đến tháng 1/1956, trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam lại cử các đồng chí giáo viên này đi đào tạo chủ nhiệm hóa học trung đoàn, sư đoàn và cán bộ chỉ huy phân đội ở Trường Hóa học Bắc Kinh (Thạch Gia Trang – Trung Quốc). Cuối năm 1956 Bộ đã cho thành lập Khoa hóa học – Trường Sĩ quan Lục quân và Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa học ở Cục Quân huấn – Tổ chức tiền thân của cơ quan chỉ đạo phòng hóa Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dù trong khi chiêu sinh Bộ đã chú trọng lựa chọn các đồng chí có trình độ văn hóa nhất định nhưng mặt bằng chung thì nhiều đồng chí văn hóa còn rất thấp. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác học tập, huấn luyện của học viên cũng như giảng viên. Vì vậy, ngày 6/4/1956, trường đã tổ chức dạy thêm văn hóa cho anh em. Các học viên đều rất cố gắng vươn lên trong học tập, đáp ứng được nhu cầu huấn luyện, học tập chuyên môn sau này. Chương trình học văn hóa này kết thúc vào tháng 11 năm 1956.
Cũng trong năm 1956, Bộ đã cử các đồng chí Lê Hùng Việt, Hà Văn Dục, Lưu Ngọc Định, Trần Tiến Lâm, Nguyễn Văn Ngũ, Nguyễn Văn Bang đi đào tạo dài hạn tại trường đào tạo sĩ quan hóa học Thạch Gia Trang (Trung Quốc) trong 3 năm và các đồng chí Hoàng Quốc Sử, Nguyễn Mạnh Trí, Lê Thanh Thu đi đào tạo tại Học viện Phòng hóa quân đội Liên Xô với thời gian 7 năm.
Tháng 7/1957, trường Trung cao quân sự, Khoa hóa học cũng được thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng công tác phòng hóa học, nguyên tử cho các cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân. Đồng chí Cù Xuân Sắc làm trưởng khoa. Như vậy, tuy bộ đội hóa học chưa ra đời nhưng các yếu tố ban đầu đã được hình thành, đội ngũ cán bộ đã được đặc biệt quan tâm chú ý. Với phương châm tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lấy tự đào tạo, bồi dưỡng trong nước là chính kết hợp gửi đi học ở nước ngoài, từ tháng 4/1956 đến tháng 7/1957, Trường Sĩ quan Lục quân đã đào tạo được 3 đại đội sĩ quan hóa học với hơn 250 học viên. Đây là lực lượng đáng kể và rất quan trọng cho việc tổ chức xây dựng Bộ đội Hóa học. Mặt khác, Bộ cũng đã chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật – yếu tố không thể thiếu cho việc thành lập một tổ chức mới trong quân đội bằng việc trang bị khí tài hóa học thông qua việc nhận viện trợ từ các nước anh em.
Việc xúc tiến cho sự ra đời của Bộ đội hóa học được đẩy nhanh, nhất là từ tháng 3/1957 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 đã ra Nghị quyết về nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Nghị quyết xác định nhiệm vụ quân đội trong tình hình mới là: “Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai...”.
Bác Hồ thăm bộ đội hóa học diễn tập năm 1957
Sau hơn 3 năm chuẩn bị tích cực mọi mặt, ngày 17/03/1958, Bộ Tham mưu đã ban hành Công văn số 173/BTM, tổ chức các cơ quan trực thuộc Tổng cục Quân huấn trong đó có Phòng hóa học – nguyên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu. Phòng Hóa học nguyên tử được phát triển từ Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa học là cơ quan nghiệp vụ làm tham mưu cho Bộ, chỉ đạo huấn luyện Phòng Hóa học – Nguyên tử trong toàn quân, tổ chức, xây dựng một số cơ quan, đơn vị hóa học theo đề án đã được xác định. Sự ra đời của Phòng Hóa học – nguyên tử là bước phát triển quan trọng của Bộ đội Hóa học về mặt tổ chức chỉ đạo chuyên môn với sự chỉ huy ban đầu của bốn đồng chí: đồng chí Đặng Quân Thụy làm trưởng phòng và ba đồng chí Trần Khuê, Lê Liêm, Nguyễn Phúc Thức ở ba bộ phận biên chế chỉ đạo huấn luyện, trang bị khí tài và nghiên cứu biên soạn tài liệu.
Đến ngày 19/04/1958, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 214/BMG, thành lập tiểu đoàn hóa học với phân hiệu Tiểu đoàn 6, trực thuộc trường Sĩ quan Lục quân. Đây là tiểu đoàn hóa học đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan hóa học cho toàn quân, đảm nhiệm phòng hóa học hạt nhân và chiến đấu bằng vũ khí lửa. Cùng ngày, Bộ cũng quyết định thành lập hai đại đội hóa học trực thuộc hai sư đoàn bộ binh 308 và 320. Như vậy đến ngày 19/8/1958, Bộ đội hóa học cơ bản đã hoàn thiện. Về tổ chức, Bộ đội Hóa học đã có cơ quan chuyên trách chỉ đạo chuyên môn là phòng Hóa học – Nguên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu; Khoa Hóa học – Trường Sĩ quan Lục quân có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan hóa học; Khoa Hóa học trường Trung cao quân sự được giao nhiệm vụ bồi dưỡng những kiến thức về hóa học – Nguyên tử căn bản cho cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân và đã có quyết định tổ chức Tiểu đoàn 6 trực thuộc Trường Sĩ quan Lục quân, hai đại đội hóa học trực thuộc sư đòan bộ binh 308 và 320. ...  tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban Chỉ đạo 33 có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học. Một loạt các hoạt động đã và đang được triển khai trên các lĩnh vực nghiên cứu tẩy độc, phục hồi môi trường, xác định bệnh tật, đề xuất các chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc hoá học,... 
Tính đến nay, đã có hơn 209.000 nạn nhân chất độc hoá học được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg đối với những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị bệnh do chất độc hoá học và đã có 3.400 gia đình có từ 02 nạn nhân trở nên được hưởng chế độ theo quyết định số 16/2004/QĐ-TTg. Song song với các trợ giúp của Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện – nhân đạo,...đã có nhiều hoạt động tích cực giúp đỡ nạn nhân, đặc biệt là các Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam...
Hàng trăm ngàn nạn nhân đã được chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên gánh nặng của hậu quả chiến tranh hoá học vẫn còn ở phía trước. Các vùng còn ô nhiễm nặng chất độc hoá học cần được cô lập, khu trú và tẩy độc. Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp phục hồi môi trường sinh thái và đảm bảo sức khoẻ và đời sống nhân dân tại các vùng bị rải chất độc hoá học. Bên cạnh việc tổ chức điều hành tốt các trung tâm, các cơ sở điều dưỡng nạn nhân chất độc hoá học, chú trọng hướng dẫn tổ chức phục hồi chức năng cho nạn nhân tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng, đặc biệt đối với gần hai trăm nghìn trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Từng bước hình thành các cơ sở tư vấn sinh sản để hạn chế sinh ra những trẻ em bị dị tật,... Những công việc trên đây đòi hỏi phải huy động một khối lượng lớn sức người và sức của trong một thời gian dài. Nếu tính bằng tiền, công việc khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Câu 4: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiện nay của Bộ Tư lệnh hóa học?
Trả lời:
Bộ Tư lệnh hóa học trong thời chiến đã phát huy được vai trò to lớn của mình góp phần giải phóng dân tộc. Còn trong thời đất nước hòa bình, chạy đua với các quốc gia khác trên thế giới, Bộ Tư lệnh hóa học có chức năng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, nghiên cứu kỹ thuật phòng chống vũ khí hóa học, hạt nhân, làm tham mưu cho Bộ chỉ đạo công tác phòng chống vũ khí hóa học, hạt nhân cho quân đội và nhân dân; đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật về phòng chống vũ khí hóa học và hạt nhân cho toàn quân; lãnh đạo, chỉ huy và quản lý các đơn vị và các cơ sở trực thuộc đồng thời chỉ đạo về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ cho các đơn vị hóa học trong toàn quân.
Bộ đội hóa học trong công cuộc xử lý hậu quả của chiến tranh hóa học
Căn cứ vào nhiệm vụ mà Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng giao và tình hình thực tế của đơn vị, Đảng ủy Binh chủng đã xác định phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn hiện nay, đó là:
Tăng cường quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng và nhiệm vụ của từng năm của Binh chủng, tập trung xây dựng Binh chủng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Kiện toàn biên chế tổ chức lực lượng Binh chủng đúng quy định của Bộ, thành lập những đơn vị mới, tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao sức chiến đấu, khả năng bảo đảm phòng hóa cho các đơn vị phòng hóa và khản năng phòng hóa cho toàn quân. Thường xuyên nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các tin tức, nắm tình hình địch, tình hình vũ khí hủy diệt lớn của địch, sẵn sàng xử trí và xử trí có hiệu quả các tình huống khủng bố hóa, sinh học, phóng xạ và các nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án điều tra xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh, nhất là dự án XĐ – 1 và sẵn sàng xử lý các sự cố hóa học chất độc – xạ xảy ra.
Xây dựng các tổ chức đảng, cấp ủy trong sạch, vững mạnh, thực sự là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức tốt lễ kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống của Bộ đội Hóa học trang trọng, ý nghĩa, thiết thực mà tiết kiệm. Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng phát triển cả bề rộng và chiều sâu.
Tập trung bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, các phân đội hóa học mới thành lậpở các sư đoàn bộ binh đủ quân, khai thác hiệu quả thiết bị phân tích, trinh sát thế hệ mới. Chủ động khắc phục khó khăn, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, sửa chữa ở các cơ sở kỹ thuật.
Tập trung bảo đảm đầy đủ, kịp thời vật chất hậu cần cho các nhiệm vụ, tích cực tăng gia sản xuất, quản lý tốt cơ sở vật chất hậu cần – tài chính, bảo đảm tốt đời sống bộ đội. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt”.
Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ. Thực hiện có hiệu quả chương trình họat động của Ban chỉ đạo 138 và dự án “Đơn vị an toàn không có tội phạm ma túy, người nghiện ma túy” của Binh chủng. Giải quyết các vụ việc có liên quan đúng pháp luật, đúng quy định của Bộ Quốc phòng. Giải quyết kịp thời, hiệu quả các đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Trong suốt 55 năm xây dựng, phát triển và lớn mạnh, Bộ đội hóa học đã giành được nhiều đỉnh cao với những thành tích quan trọng, nâng cao vị thế và uy tín của lực lượng quân đội Việt Nam, là một lực lượng cần thiết, quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Tư lệnh hóa học (trước là Cục Hóa học), trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó đã thực thi tốt với quyền hạn của mình, tổ chức đảm bảo phòng hóa tốt cho bộ đội hóa học, tích cực sử dụng vũ khí đặc chủng tiến công địch. Đó là sự gắn bó hữu cơ, là quy luật tồn tại và phát triển mang tính cách mạng, khoa học trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Bộ Tư lệnh hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên trau dồi đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn.
Câu 5: Viết một đoạn văn, một bài thơ về chiến công, thành tích, vai trò của bộ đội hóa học trong chiến tranh giải phóng đất nước hoặc công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trả lời:
Phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn và giành được nhiều thành tích quan trọng; xây dựng được hệ thống tổ chức lực lượng tương đối hoàn chỉnh trong ba thứ quân, trên cả ba miền đất nước, nhiệm vụ chức năng được mở rộng trong những năm qua, Bộ đội Hóa học đã tiến bộ đồng đều, vững chắc và không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu toàn diện, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ đội Hóa học là lực lượng chủ chốt trong việc điều tra, thu gom và tìm kiếm công nghệ xử lý chất độc tồn dư sau chiến tranh. Đây là một công việc không đơn giản với nhân loại, kể cả với những nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, chưa nói đến Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, lại vừa thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước đế quốc, còn phải đối đầu với biết bao nhiêu hậu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,
Thế nhưng, với truyền thống tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, Bộ đội Hóa học đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn với những thành tựu khoa học trong nước và trên thế giới, nghiên cứu thành công công nghệ xử lý đất nhiễm độc hóa học đioxin và quy trình xử lý chất độc CS, vũ khí, phương tiện chứa chất độc CS sau chiến tranh. Nhờ áp dụng các quy trình công nghệ này, Bộ đội hóa học đã phối hợp với các lực lượng khác xử lý tại chỗ nhiều tấn chất độc hóa học và vũ khí hóa học, bảo đảm an toàn tuyệt đối, trả lại môi trường trong lành cho đồng bào.
Bộ đội Hóa học ngày nay
Huấn luyện tiêu tẩy của Bộ đội Hóa học
Với những thành tích ấy, Binh chủng hóa học đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương quân công hạng Nhất năm 1983; hai Huân chương Quân công hạng Ba năm 1973 và 1998; Huân chương Độc lập năm 2003; hai Huân chương Hồ Chí Minh vào năm 1979 và năm 2008.
Các đơn vị trực thuộc Binh chủng Hóa học cũng được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng, bao gồm: ba đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là Tiểu đoàn 901 (1985), Trung đoàn Phòng hóa 86 (2002) và Kho khí tài 61 (2006); bốn Huân chương Chiến công hạng Nhất, bốn Huân chương Chiến công hạng Nhì, tám Huân chương Chiến công hạng Ba cho các đơn vị trực thuộc; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Trung tâm công nghệ xử lý môi trường (2006); ba Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Xí nghiệp X61, Kho khí tài 61, Trung đoàn 86 (2007). Các cá nhân xuất sắc của Binh chủng cũng được trao tặng các danh hiệu, Huân, Huy chương, tiêu biểu là đồng chí Hoàng Văn Vẻ với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1973) và hơn 300 cá nhân khác.
Các đơn vị phòng hóa quân khu, quân đoàn, quân chủng và binh chủng: Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 1 được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2004); tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 4 với Huân chương Chiến công hạng Nhất (1965); Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 5 và Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 1 được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba (năm 1997 và năm 2003); và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Tiểu đoàn Phòng hóa Quân khu 3 (2006).
	Đây là những phần thưởng khích lệ vô cùng to lớn để Bộ đội hóa học tiếp tục phấn đấu vươn lên, giành nhiều thành tích xuất sắc hơn trong giai đoạn tới. Hy vọng rằng lực lực lượng Bộ đội Hóa học của Quân đội nhân dân sẽ ngày càng phát triển hơn nữa cả về mặt chất và mặt lượng, thúc đẩy hệ thống phòng hóa phòng thủ vững mạnh, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh chống mọi thế lực thù địch, đảm bảo nền hòa bình cho Tổ quốc để nhân dân có thể yên tâm lao động, làm việc xây dựng đất nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi Bo doi hoa hoc.doc