Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 - Ôn tập học kì II

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 - Ôn tập học kì II

 Đọc đoạn 2 bài: Chuyện bốn mùa Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?

 -Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao. Đông ấp ủ mầm sống.

Đọc đoạn 2 bài: Thư trung thu Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?

 -Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?

Đọc đoạn 1 và 2 bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?

 -Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.

 

ppt 65 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 07/06/2022 Lượt xem 411Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 2 - Ôn tập học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS TIẾN TỚI 
TIẾNG VIỆT – LỚP 2 B 
ÔN TẬP HỌC KÌ II 
ÔN TẬP 
CUỐI HỌC KÌ II 
LỚP 2B 
 Đọc đoạn 2 bài: Chuyện bốn mùa Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? 
 -Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao. Đông ấp ủ mầm sống. 
Đọc đoạn 2 bài: Thư trung thu Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? 
 -Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh? 
Đọc đoạn 1 và 2 bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? 
 -Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 1) 
 Đọc đoạn 1 bài: Mùa xuân đến Tìm từ ngữ chỉ hương vị riêng của mỗi loài hoa? 
 -Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua. 
Đọc đoạn 3 bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng Câu chuyện khuyên em điều gì? 
 -Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật và các loài cây, loài hoa. 
Đọc đoạn 3 bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn Câu chuyện nói lên điều gì? 
 -Lúc gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết ai khôn. 
 Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? 
 Khi nào các bạn được đón Tết Trung thu? 
B 
A 
C 
 Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội? 
2. Thay cụm từ “khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp 
( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,...) 
 Đáp án 
 Bao giờ bạn về quê thăm ông bà nội? 
 Lúc nào bạn về quê thăm ông bà nội? 
 Tháng mấy bạn về quê thăm ông bà nội? 
Khi nào các bạn được đón Tết Trung thu? 
B 
A 
Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội? 
 Mấy giờ bạn về quê thăm ông bà nội? 
Bao giờ các bạn được đón Tết Trung thu? 
Lúc nào các bạn được đón Tết Trung thu? 
Mấy giờ các bạn được đón Tết Trung thu? 
Tháng mấy các bạn được đón Tết Trung thu? 
C 
Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? 
Bao giờ bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? 
Lúc nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? 
Mấy giờ bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? 
 Ngắt đoạn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả. 
 Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả: 
 Bố mẹ đi vắng nhà chỉ có Lan và em Huệ bày đồ chơi 
 ra dỗ em buồn ngủ Lan đặt em xuống giường rồi hát cho 
em ngủ. 
Ở 
. 
ở 
E m 
. 
L an 
em 
. 
Lan 
Đọc đoạn 2 bài: Bác sĩ Sói Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa? 
Sói định lừa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy. 
Đọc bài: Nội quy Đảo Khỉ Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều? 
Nội quy Đảo Khỉ có 5 điều. 
Đọc đoạn 2 bài: Quả tim khỉ Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào? 
Cá Sấu vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim của Khỉ. 
Đọc đoạn 3và 4 bài: Quả tim khỉ Tại sao cá Sấu lại tẽn tò lủi mất? 
Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 2) 
 Đọc đoạn 3 bài: Voi nhà Con voi đã giúp họ thế nào? 
 Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. 
Đọc đoạn 2 bài: Voi nhà 
Vì sao mọi người rất sợ voi? 
Vì voi khoẻ mạnh và rất hung dữ. 
Đọc đoạn 3 bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Câu chuyện này nói lên điều gì có thật? 
Nhân dân ta chống lũ rất kiên cường. 
 Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ dưới đây: 
Em vẽ làng xóm 
Tre xanh, lúa xanh 
Sông máng lượn quanh 
Một dòng xanh mát 
Trời mây bát ngát 
Xanh ngắt mùa thu... 
Em quay đầu đỏ 
Vẽ nhà em ở 
Ngói mới đỏ tươi 
Trường học trên đồi 
Em tô đỏ thắm. 
 Định Hải 
 Vào chủ nhật tới, cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú. 
Vào những đêm có trăng sao, luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ . 
 Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay. 
 Đặt câu hỏi có các cụm từ khi nào cho những câu sau: 
Chúng tôi thường về thăm ông bà vào những ngày nghỉ. 
B 
A 
C 
D 
 Khi nào trời rét cóng tay? 
Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ? 
 Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú? 
Các bạn thường về thăm ông bà khi nào? 
 Đọc đoạn 1 bài: Tôm Càng và Cá Con Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông? 
 Tôm Càng đang tập búng càng. 
Đọc đoạn 3 bài: Tôm Càng và Cá Con Tôm Càng có gì đáng khen? 
Tôm Càng rất dũng cảm. 
Đọc đoạn 2 bài: Sông Hương Vào những đêm trăng sáng sông Hương đổi màu như thế nào? 
Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. 
Đọc đoạn 1 bài: Sông Hương Tìm từ chỉ màu xanh khác nhau của sông Hương ? 
xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 3) 
 Đọc đoạn 1 bài: Cá sấu sợ cá mập Khách tắm biển lo lắng điều gì? 
 lo lắng trước tin đồn: ở bãi tắm có cá sấu. 
Đọc đoạn 2 bài: Cá sấu sợ cá mập Vì sao khi nghe giải thích xong khách lại sợ hơn? 
Vì cá mập còn hung dữ hơn cá sấu. 
Đọc đoạn 2 bài: Kho báu Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì? 
Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng. 
Đọc đoạn 3 bài: Kho báu Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 
Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no. 
 Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biển Trường Sa. 
Chú mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm trong bếp . 
 Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ . 
 Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho những câu sau: 
Bên vệ đường, một chú bé đang say mê thổi sáo . 
B 
A 
C 
D 
 Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu? 
Chú mèo mướp vẫn nằm lì ở đâu? 
 Tàu Phương Đông buông neo ở đâu? 
Chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu? 
 Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong truyện vui sau? 
 Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn: 
 Chiến này mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng 
biết viết một chữ nào 
Chiến đáp: 
 Thế bố cậu làm bác sĩ răng sao em bé của 
cậu lại chẳng có chiếc răng nào ` 
, 
? 
? 
, 
Đọc thuộc lòng bài: Cây dừa Tác giả đã dùng hình ảnh của ai để tả cây dừa? 
Tác giả đã dùng hình ảnh của con người để tả cây dừa. 
Đọc thuộc lòng bài: Cây dừa Lá cây dừa được so sánh với những gì? 
Lá: như bàn tay dang ra đón gió. 
Đọc đoạn 2 bài: Những quả đào Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào? 
Ông nói rằng Xuân sẽ trở thành một người làm vườn giỏi. 
Đọc đoạn 4 bài: Những quả đào Ông đã nhận xét về Việt như thế nào? 
Ông nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu. 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 4) 
Đọc đoạn 1 bài: Cây đa quê hương Những từ ngữ nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu? 
Cây đa nghìn năm, cổ kính. 
Đọc đoạn 1 bài: Cây đa quê hương Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? 
Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như những con rắn hổ mang. 
Đọc đoạn 1 bài: Cậu bé và cây si già Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si? 
Cậu đã dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây làm cho cây đau điếng. 
Đọc đoạn 2 bài: Cậu bé và cây si già Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết bảo vệ cây cối. 
 Khi ông bà tặng quà, chúc mừng sinh nhật em . 
Nói lời đáp của em: 
A 
 Khi bố mẹ chúc mừng em được điểm 10. 
B 
 Khi bạn trong lớp chúc mừng em được đi dự trại hè. 
C 
 Khi ông bà tặng quà, chúc mừng sinh nhật em . 
Nói lời đáp của em: 
A 
 Chúc mừng sinh nhật cháu 
 Chúc cháu ngoan và học giỏi . 
Cháu sẽ ngoan hơn và học giỏi hơn nhé. 
 Cháu cảm ơn ông bà ạ. 
Cháu thích món quà này lắm, cháu hứa sẽ học giỏi hơn để ông bà vui ạ. 
Ông bà cho cháu món quà đẹp quá, cháu cảm ơn ông bà ạ. 
 Khi bố mẹ chúc mừng em được điểm 10. 
Nói lời đáp của em: 
B 
 Chúc mừng con được điểm 10. 
Đây là phần thưởng cho điểm 10 của con. 
 Con cảm ơn bố mẹ ạ. 
Con hứa sẽ học giỏi hơn để bố mẹ vui ạ. 
Con rất thích phần thưởng này, con cảm ơn bố mẹ a. 
Chúc con đạt được nhiều điểm 10 hơn nữa. 
 Khi bạn trong lớp chúc mừng em được đi dự trại hè. 
Nói lời đáp của em: 
C 
 Chúc mừng bạn. 
Chúc bạn đi dự trại hè vui vẻ. 
 Mình cảm ơn các bạn. 
Tớ được nhận vinh dự này là nhờ có các bạn giúp đỡ, cảm ơn các bạn nhiều. 
Mình cảm ơn, mình sẽ nhớ mua quà cho các bạn. 
Chúc mừng bạn, bạn là tấm gương sáng để chúng tớ học tập. 
 Vẹt bắt chước tiếng người rất giỏi. 
Sư Tử giao việc cho bề tôi rất hợp lí. 
 Gấu đi lặc lè . 
 Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho các câu sau: 
B 
A 
C 
 Gấu đi như thế nào ? 
Sư Tử giao việc cho bề tôi như thế nào ? 
 Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào ? 
 Đọc đoạn 1 bài: Ai ngoan sẽ được thưởng Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? 
 Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa. 
Đọc đoạn 3 bài: Ai ngoan sẽ được thưởng Tại sao Bác khen Tộ ngoan? 
Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi. 
Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài: Cháu nhớ Bác Hồ Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? 
Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở Ô Lâu. 
Đọc thuộc lòng đoạn 2 bài: Cháu nhớ Bác Hồ Chi tiết nào nói lên tình cảm kính yêu Bác của bạn nhỏ? 
Bạn đem ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác. 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 5) 
 Đọc đoạn 2 bài: Chiếc rễ đa tròn Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? 
 Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống. 
Đọc đoạn 3 bài: Chiếc rễ đa tròn Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào? 
Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn. 
Đọc đoạn1 và 2 bài: Cây và hoa bên lăng Bác Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác? 
Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa ban. 
Đọc đoạn 3 bài: Cây và hoa bên lăng Bác Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai ? 
Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính Bác. 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
A 
B 
C 
Bà đến chơi, em bật ti vi cho bà xem. Bà khen: 
“ Cháu bà giỏi quá!” 
Em hát và múa cho dì xem. Dì khen: “Cháu hát hay, múa dẻo quá!” 
Bạn em va vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. Bạn khâm phục: “Cậu nhanh thật đấy!” 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
A 
Bà đến chơi, em bật ti vi cho bà xem. Bà khen: 
“ Cháu bà giỏi quá!” 
Cảm ơn bà đã khen cháu, việc này dễ lắm bà ạ, để cháu dạy bà nhé. 
Việc này cháu làm hằng ngày mà bà. 
Có gì đâu, cháu còn phải học tập nhiều bà ạ. 
Bà làm thử nhé, cháu sẽ giúp bà. 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
B 
Em hát và múa cho dì xem. Dì khen: “Cháu hát hay, múa dẻo quá!” 
Cháu cảm ơn dì ạ. Dì ơi, ở lớp cháu còn nhiều bạn múa đẹp hơn nữa dì ạ. 
Thật hả dì? Cháu sẽ tập thêm nhiều bài nữa để hát múa cho dì xem nhé. 
Dì khen làm cháu vui quá. 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
C 
Bạn em va vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. Bạn khâm phục: “Cậu nhanh thật đấy!” 
 ... hế thì bọn mình cùng đi cho vui nhé. 
Tiếc thật, nếu ngày mai bạn không chơi bóng thì cho tớ mượn nhé. 
Không sao, tớ đi mượn bạn khác vậy. 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
C 
Em muốn trèo cây hái ổi. Chú em bảo: “cháu không được trèo. Ngã đấy!” 
Vâng cháu sẽ nghe lời chú, không trèo cây hái ổi nữa. 
Vậy thì, chú lấy ổi cho cháu nhé. 
Cháu cũng sợ ngã lắm, chú lấy giúp cháu nhé. 
Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi " Để làm gì?” 
A 
B 
C 
Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh. 
Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca. 
Hoa dạ lan hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. 
 Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen. 
 Một hôm ở trường thầy giáo nói với Dũng: 
 - Ồ Dạo này em chóng lớn quá Dũng trả lời: 
 - Thưa thầy đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ. 
 Theo TIẾNG CƯỜI TUỔI HỌC TRÒ 
! 
, 
! 
, 
Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào những ô trống trong truyện vui sau? 
 Đọc đoạn 1 bài: Quyển sổ liên lạc Bố Trung được mọi người khen vì điều gì? 
 Vì bố Trung lắm hoa tay, làm gì cũng khéo, viết chữ đẹp. 
Đọc đoạn 3 bài: Quyển sổ liên lạc Vì sao bố buồn khi nhắc đến thầy giáo cũ? 
Vì thầy giáo của bố đã hy sinh. 
Đọc đoạn 2 bài: Quyển sổ liên lạc Em phải giữ sổ liên lạc như thế nào? 
Phải giữ gìn cẩn thận. 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 7) 
 Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài: Tiếng chổi tre Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào lúc nào? 
 Vào những đêm hè rất muộn và những đêm đông giá lạnh. 
Đọc thuộc lòng đoạn 2 bài: Tiếng chổi tre Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công? 
Chị lao công / như sắt / như đồng. 
Đọc thuộc lòng đoạn 3 bài: Tiếng chổi tre Biết ơn chị lao công chúng ta phải làm gì? 
Chúng ta phải luôn giữ gìn vệ sinh chung. 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
A 
B 
C 
Em ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy, vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói: “ B ạn đau lắm phải không?” 
Em rất buồn vì lỡ tay làm vỡ chiếc ấm pha trà của ông. Ông bảo: “Đừng tiếc nữa cháu ạ! Ông sẽ mua chiếc khác.” 
Em quét nhà đỡ mẹ. Nhà chưa thật sạch, nhưng mẹ bảo: “Con muốn giúp mẹ là tốt rồi. Nhất định lần sau con sẽ quét sạch hơn.” 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
A 
Em ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy, vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói: “ B ạn đau lắm phải không?” 
Cảm ơn bạn. Chắc một lúc nữa là hết đau thôi. 
Cảm ơn bạn. Mình hơi đau một chút thôi. 
Mình không nghĩ là nó lại đau thế. 
Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá! 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
B 
Em rất buồn vì lỡ tay làm vỡ chiếc ấm pha trà của ông. Ông bảo: “Đừng tiếc nữa cháu ạ! Ông sẽ mua chiếc khác.” 
Cháu cảm ơn ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn. 
Cảm ơn ông. Nhưng cháu tiếc chiếc ấm ấy lắm. Không biết là có tìm được chiếc nào đẹp như thế nữa không. 
Cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu. 
Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: 
C 
Em quét nhà đỡ mẹ. Nhà chưa thật sạch, nhưng mẹ bảo: “Con muốn giúp mẹ là tốt rồi. Nhất định lần sau con sẽ quét sạch hơn.” 
Con cảm ơn mẹ. 
Lần sau con sẽ quét sạch hơn mẹ ạ. 
Cảm ơn mẹ. Con sẽ cố gắng hơn. 
Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện 
Đọc đoạn 2 bài: Bóp nát quả cam Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì? 
Trần Quốc Toản xin gặp Vua để nói hai tiếng xin đánh . 
Đọc đoạn 3 bài : Bóp nát quả cam Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì? 
Trần Quốc Toản thể hiện yêu nước và vô cùng căm thù giặc. 
Đọc đoạn 4 bài: Bóp nát quả cam Em biết gì về Trần Quốc Toản? 
Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước. 
Đọc đoạn 1bài: Lá cờ Thoạt tiên bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu? 
Bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ trước bót của giặc. 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 8) 
Đọc đoạn 2 bài: Lá cờ Bạn nhỏ thấy thế nào khi lá cờ xuất hiện? 
Bạn thấy sung sướng, tự hào.. 
Đọc đoạn 1 bài: Người Làm đồ chơi Bác Nhân làm nghề gì? 
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè. 
Đọc đoạn 4 bài: người Làm đồ chơi Thái độ của bác Nhân ra sao? 
Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình. 
Xếp các từ cho dưới đây thành cặp từ trái nghĩa: 
đen, phải, sáng, trắng, trái, xấu, hiền, tốt, ít, gầy, tối, nhiều, béo, dữ. 
đen > < trắng 
phải > < trái 
sáng > < tối 
xấu > < tốt 
hiền > < dữ 
ít > < nhiều 
gầy > < béo 
Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống? 
 Bé Sơn rất xinh Da bé trắng hồng má 
phinh phính môi đỏ tóc hoe vàng Khi 
bé cười cái miệng không răng toét rộng trông 
yêu ơi là yêu! 
, 
. 
, 
, 
, 
. 
, 
Hãy viết từ 3 đến 5 câu nói về em bé của em(hoặc em bé của nhà hàng xóm). 
Gợi ý: 
 Hình dáng (đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,...) của bé như thế nào? 
- Tính tình của bé có gì đáng yêu? 
 Bé mấy tuổi? 
 Em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi. Bây giờ em đã lên hai tuổi rồi đấy. Bé có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Khuôn mặt Bi rất tươi, lúc nào cũng cười . Tóc em đen như gỗ mun . Bi hơi tròn nên dáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con . Mỗi khi đi học về, bé liền chạy ra cười toe toét và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bi và thích chơi với em mỗi khi mẹ bận việc. 
 *) Tả người thân 
Em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi. Bây giờ em đã lên hai tuổi rồi đấy. Bé có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Khuôn mặt Bi rất tươi, lúc nào cũng cười . Tóc em đen như gỗ mun . Bi hơi tròn nên dáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con . Mỗi khi đi học về, bé liền chạy ra cười toe toét và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bi và thích chơi với em mỗi khi mẹ bận việc. 
Đọc thầm: 
Bác Hồ rèn luyện thân thể 
 Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bànn chân không. Có đồng chí nhắc: 
 - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. 
 - Cảm ơn chú, Bác tập leo chân không cho quen. 
 Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. 
 Theo tập sách ĐẦU NGUỒN 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 9) 
Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng: 
1. Câu chuyện này kể về việc gì? 
 a) Bác Hồ rèn luyện thân thể. 
 b) Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. 
 c) Bác Hồ tập leo núi với đôi bàn chân không. 
2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào? 
 a) Dậy sớm, luyện tập 
 b) Chạy, leo núi, tập thể dục 
 c) Chạy, leo núi, tắm nước lạnh 
Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng: 
3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau? 
 a) Leo - chạy 
 b) Chịu đựng – rèn luyện 
 c) Luyện tập – rèn luyện 
4. Bộ phận in đậm trong câu Bác tập chạy ở bờ suối trả lời cho câu hỏi nào? 
 a) Làm gì? 
 b) Là gì? 
 c) Như thế nào? 
Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng: 
4. Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào? 
 a) Vì sao? 
 b) Để làm gì? 
 c) Khi nào? 
Nghe - viết: 
Hoa mai vàng 
 Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào , nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút . Những nụ mai không phô vàng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở nụ mai mới phô vàng. khi nở, cánh mai xoè ra mịn màng như lụa. 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 10) 
Dựa vào gợi ý dưới đây viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) nói về một loài cây mà em thích. 
Đó là cây gì, trồng ở đâu? 
2. Hình dáng cây như thế nào? 
3. Cây có lợi ích gì? 
 Ở sân trường em có rất nhiều cây toả bóng mát nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ. Gốc phượng xù xì, chỉ vừa một vòng tay của em mà sao cành lá xum xuê trông như một chiếc ô khổng lồ, toả mát xuống sân trường. Cuối tháng năm, hoa phượng đỏ rực từng chùm đan xít vào nhau như những chùm pháo tết . Hè về, em luôn nhớ khoảng sân trường râm mát dưới hàng cây phượng . 
MỘT SỐ BÀI VĂN HAY CỦA HỌC SINH LỚP 2 
1.Tả về mùa hè. M ùa hè bắt đầu từ tháng 4. Sáng sáng, mặt trời lên tỏa ánh nắng vàng tươi bao trùm mặt đất. Bầu trời như được đẩy lên cao tít.Trên nền trời xanh thoáng đãng, mây trắng nhởn nhơ bay. Cây trái trong vườn bắt đầu chín, tỏa hương ngào ngạt. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường, báo hiệu năm học kết thúc. Chúng em chuẩn bị bước vào kì nghỉ hè đầy thú vị. 
MỘT SỐ BÀI VĂN HAY CỦA HỌC SINH LỚP 2 
 2. Tả ảnh Bác Hồ 
 Ảnh Bác Hồ được treo một cách trang trọng ngay chính giữa bức tường lớp học của em. Trong ảnh, gương mặt Bác Hồ thật đẹp.Râu tóc Bác bạc phơ. vầng trán cao , đôi mắt sáng hiền từ , nước da hồng hào. Bác là tấm gương sáng về đức tính khiêm tốn , giản dị để mọi người noi theo. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. 
 3. Tả mùa xuân 
 Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba. Thời tiết rất ấm áp.Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa huệ, hoa hồng, hoa đào, hoa mai. Mùa xuân cũng có rất nhiều loại quả. Em rất thích mùa xuân. 
4. Tả cảnh biển 
 Cảnh biển buổi sáng ở Vũng Tàu tuyệt đẹp. Mặt trời to và đỏ rực hiện dần lên sau rặng núi xa. Trên bầu trời hồng có mấy đám mây bay nhởn nhơ. Xa xa, đàn hải âu chao mình bay liệng. Đoàn thuyền đang lừng lững hướng về bến cảng sau mấy ngày đi đánh cá. Em nhớ mãi buổi sáng đẹp trời ấy ở bãi biển Vũng Tàu 
 5. Tả về trường, lớp 
 Ngôi trường em đang học là trường Tiểu học Đức Xuân. Trường em không còn mới nhưng vẫn khang trang, sạch sẽ, thoáng mát nhờ nhiều bóng cây phượng, cây bàng cổ thụ che phủ khắp khoảng sân chơi rộng rãi.Lớp học là niềm vui là nỗi nhớ của chúng em. Khẩu hiệu về học tập được treo ngay ngắn , trang trí đẹp mắt trên những bức tường sơn màu vàng nhạt.Phong trào học tập của trường em hăng say và sôi nổi. Các thầy cô giáo thương yêu, chăm sóc và dạy bảo chúng em tận tình. Ở trường, em cảm thấy thoải mái , dễ chịu và hào hứng học tập. Em luôn cố gắng học tập chuyên cần, vâng lời thầy cô và đoàn kết với các bạn. 
Chào các em 
thân yêu ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_lop_2_on_tap_hoc_ki_ii.ppt