I. MỤC TIÊU
- Học sinh đọc và viết được d, đ, dê, đò
- Đọc được câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK)
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: dì na đi đò, .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức lớp: Hát
Thứ ......... ngày ......... tháng ....... năm 200... Học vần Âm : d, đ I. Mục tiêu - Học sinh đọc và viết được d, đ, dê, đò - Đọc được câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa II. Đồ dùng - Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK) - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: dì na đi đò, ... III. Các hoạt động 1. ổn định tổ chức lớp: Hát 2. Hoạt động 1: Bài cũ - Cho 2 đến 3 em đọc và viết: n, m, nơ, me - 1 học sinh đọc câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ, bò bê no nê 3. Hoạt động 2: Bài mới a) Giới thiệu - Ghi tên bài - Cho học sinh quan sát tranh tìm ra âm mới: d - đ 4. Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm Âm : d * Nhận diện - Chữ d gồm 1 nét cong hở phải, một nét móc ngược dài 4 li - So sánh chữ d giống đồ vật gì? - Cái gáo múc nước b) Phát âm và đánh vần - Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu - Đánh vần: Nêu vị trí của các âm trong tiếng khoá: dê - Giáo viên đánh vần: dờ – ê – dê - Trong chữ “dê” âm nào đứng trước âm nào đứng sau? - Học sinh đánh vần Âm : đ * Nhận diện: Chữ d gồm chữ đ thêm nét ngang - Học sinh quan sát trả lời * So sánh d với đ - Giống: d - Khác: đ thêm nét ngang * Phát âm và đánh vần tiếng - Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu đ - Đánh vần: Giáo viên đọc - Học sinh phát âm - Học sinh đánh vần - Trong tiếng “đò” âm nào đứng trước âm nào đứng sau? - Âm đ đứng trước, âm o đứng sau. Dấu huyền trên chữ o 4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu: đờ – o - đo - huyền - đò - Giáo viên giải nghĩa từ - Học sinh đọc * Hướng dẫn học sinh viết chữ - Giáo viên viết mẫu: d, dê, đ, đò - học sinh viết tay vào không trung - Học sinh viết vào bảng con Tiết 2: Luyện tập 5. Hoạt động 5: Luyện tập a) Luyện đọc - Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1 - Học sinh đọc bài SGK - Cho học sinh quan sát tìm câu ứng dụng - Học sinh đọc câu ứng dụng b) Luyện viết - Cho học sinh viết vở tiếng Việt - Giáo viên hướng dẫn - Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế - Học sinh luyện viết trong vở tiếng Việt c) Luyện nói - Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận - Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Giáo viên nhận xét 6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò - Về đọc lại bài - Tìm từ chứa vần mới, xem trước bài mĩ thuật Vẽ hình tam giác đạo đức Gọn gàng sạch sẽ I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu thế nào là gọn gàng, sạch sẽ - ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ - Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ II. Đồ dùng - Bài hát: Rửa mặt như mèo - Sáp màu, lược chải đầu III. Hoạt động 1. ổn định tổ chức lớp 2. Hoạt động 1: Bài cũ - Hỏi: Quần áo đi học phải như thế nào? 3. Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 3 - Giáo viên yêu cầu Học sinh quan sát tranh bài tập 3 và trả lời câu hỏi + Bạn nhỏ trong tranh làm gì? + Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không? + Em có muốn làm như bạn không ? - Giáo viên ghi kết luận: Chúng ta nên làm theo các bạn trong tranh. - Học sinh lên trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét bổ sung 4. Hoạt động 3: Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo Giáo viên hỏi lớp ta có ai giống mèo không?, chúng ta đừng ai giống mèo. 4. Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn Học sinh đọc 2 câu thơ “ Đầu tóc em chải gọn gàng Quần áo sạch sẽ em càng thêm yêu” - Học sinh đọc 5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ - Về nhà học bài, xem trước bài 3 Thứ ba ngày .. tháng .. năm 200 Toán Bằng nhau, dấu = I. Mục tiêu - Giúp học sinh nhận biết về sự bằng nhau, mỗi số bằng chính số đó - Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = khi so sánh các số II. Đồ dùng Chuẩn bị các mô hình, đồ vật phù hợp với các tranh vẽ của bài III. Hoạt động 1. ổn định tổ chức lớp 2. Hoạt động 1: Bài cũ - Giáo viên đọc cho học sinh viết dấu > ; < và “3 bé hơn 5”, 4 lớn hơn 2 - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Học sinh viết bảng con 3. Hoạt động 2: Bài mới Nhận biết quan hệ bằng nhau * Hướng dẫn học sinh nhận biết: 3 = 3 - Cho học sinh quan sát tranh vẽ của bài học trả lời câu hỏi + Có mấy con hươu? Có mấy nhóm cây? - Có 3 con bướm, có 3 khóm cây.Cứ mỗi con hươu ta nối với 1 khóm cây và ngược lại. Nếu số khóm cây 3 thì số con hươu là 3 thì số lượng 2 nhóm đồ vật là bằng nhau: 3 = 3 + Có mấy chấm tròn xanh? mấy chấm tròn trắng? Có 3 chấm tròn xanh và 3 chấm tròn trắng. Vậy ta có 3 = 3 - Giáo viên giới thiệu” Ba bằng ba” viết như sau: 3 = 3 - học sinh đọc 3 = 3 * Hướng dẫn học sinh nhận biết 4 = 4 - Giáo viên nêu: Ta đã biết 3 = 3. Vậy 4 =4 hay không? - Giáo viên tiếp bằng tranh vẽ 4 cái cốc và 4 cái thìa - học sinh đọc 4 = 4 (Bốn bằng bốn) - Giáo viên kết luận: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại, nên chúng bằng nhau 4. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Hướng dẫn học sinh viết dấu = - Giáo viên lưu ý học sinh viết dấu = vào giữa 2 số, không viết quá cao, quá thấp - Viết dấu = vào bảng con và vào vở - Bài 2: Viết theo mẫu - Học sinh làm vào sgk - Hàng trên có 2 hình tam giác, hàng dưới có 2 hình tam giác, ta viết 2 = 2 Tương tự: 1 = 1 ; 3 = 3 Bài 3: Điền dấu > , < , = vào ô trống - Học sinh làm vào vở 5> 4, 1 < 2, 1 = 1 3 = 3 , 2 > 1, 3 < 4 2 2 - Giáo viên chấm bài cho học sinh 5. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ - Về nhà viết 2 dòng dấu =, làm bài tập 4 (32) - Xem trước bài: Luyện tập Học vần Âm : t, th I. Mục tiêu - Học sinh đọc và viết được t, th, tổ, thơ - Đọc được câu ứng dụng: Bố thả cá mè, bé thả cá cờ - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ II. Đồ dùng - Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK) - Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói. III. Các hoạt động 1. ổn định tổ chức lớp 2. Hoạt động 1: Bài cũ - Cho 2 đến 3 em đọc và viết: d, đ, dê, đò - 1 học sinh đọc câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ 3. Hoạt động 2: Bài mới a) Giới thiệu - Ghi tên bài 4. Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm Âm : t * Nhận diện chữ - Chữ t gồm 1 nét xiên phải, 1 nét móc ngược (dài) và 1 nét ngang - Chữ t với chữ đ giống và khác nhau như thế nào? - Giống: Nét móc ngược (dài) và nét ngang - Khác: đ có nét cong hở phải, t có nét xiên phải b) Phát âm và đánh vần - Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu t - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh - Đánh vần tiếng tổ: tờ - ô - tô - hỏi – tổ - Học sinh phát âm - Học sinh đánh vần Âm : th * Nhận diện: Chữ th ghép từ hai chữ t và h * Phát âm và đánh vần tiếng - Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu th - Đánh vần: Giáo viên đánh vần: thờ – o – tho – hỏi – thỏ * Đọc tiếng từ ứng dụng - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Học sinh phát âm - Học sinh đánh vần - Cá nhân, nhóm, cả lớp 4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn viết chữ + Giáo viên viết mẫu: t, tổ, th, thỏ + Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh - Học sinh viết bảng con Giải lao: Hát Tiết 2: Luyện tập 5. Hoạt động 5: Luyện tập a) Luyện đọc - Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1 - Học sinh phát âm: t, tổ, th, thỏ - Đọc câu ứng dụng - Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng b) Luyện nói - Cho học sinh luyện nói theo chủ đề: ổ, tổ + Con gì có cái ổ? - Học sinh thảo luận và trả lời + Con gì có cái tổ c) Luyên viết - Cho học sinh viết vở tiếng Việt t, th, tổ, thỏ - Giáo viên hướng dẫn - Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế - Học sinh luyện viết trong vở tiếng Việt 6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò - Về đọc lại bài - Tìm từ chứa vần mới, xem trước bài 16 Thể dục đội hình, đội ngũ, trò chơi I. Mục đích - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản, đúng, nhanh - Học quay phải, quay trái. Yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh. - Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại. II. Địa điểm - Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập. III. Nội dung 1. Phần mở đầu - Giáo viên phổ biến nọi dung, yêu cầu buổi tập. - Giáo viên tập hợp lớp thành 3 hàng dọc, sau đó quay thành 3 hàng ngang. - Đứng vỗ tay hát. 2. Phần cơ bản - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, Sau mỗi lần Giáo viên nhận xét. Cho học sinh giải tán rồi tập hợp. - Quay phải, quay trái 3 đến 4 lần. - Ôn tập tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái 2 lần. - Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại 3. Phần kết thúc - Đứng vỗ tay và hát - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: