Bài soạn các môn Khối 1 - Tuần thứ 20

Bài soạn các môn Khối 1 - Tuần thứ 20

Đạo đức

 LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY CÔ GIÁO

I. Mục tiêu

- HS hiểu thầy giáo cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em.Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo.

- HS biết lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo.

- Lòng say mê môn học.

II. Đồ dùng dạy học

-Vở BTĐạo đức. Bút chì màu

- Tranh bài tập 2

III. Các hoạt động dạy-học

1. Ổn định tổ chức: lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 a) Giới thiệu bài + ghi bảng

 b) Nội dung

 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn bài

- Học sinh làm bài tập 3

- GV kể 1,2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường

- Bạn nào trong chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo

* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm theo bài tập 4

- GV chia nhóm và nêu yêu cầu

 

doc 18 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn Khối 1 - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 
Thứ hai ngày tháng 01 năm 2017
 Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Tiếng Việt 
 LUYỆN TẬP LUẬT CHÍNH TẢ VỀ NGUYÊN ÂM ĐÔI 
 / IA /, / UA /, / ƯA /
(STK tập 2 trang 144, SGK tập 2 trang 84)
Âm nhạc
(GV bộ môn)
Tiếng Việt 
 LUYỆN TẬP LUẬT CHÍNH TẢ VỀ NGUYÊN ÂM ĐÔI 
 / IA /, / UA /, / ƯA /
( STK tập 2 trang 144, SGK tập 2 trang 84 )
Đạo đức
 LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY CÔ GIÁO 
I. Mục tiêu
- HS hiểu thầy giáo cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em.Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo. 
- HS biết lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo.
- Lòng say mê môn học. 
II. Đồ dùng dạy học
-Vở BTĐạo đức. Bút chì màu
- Tranh bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức: lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn bài
- Học sinh làm bài tập 3
- GV kể 1,2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường 
- Bạn nào trong chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo 
* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm theo bài tập 4 
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu 
- Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép , chưa vầng lời thầy giáo cô giáo 
 GV nhận xétđưa ra kết luận.
 + Kết luận : Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo,em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy 
GV nhận xét 
* Hoạt động 3 : HS vui múa hát về chủ đề “Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo”
4. Củng cố
- GV nhận xét giờ liên hệ giáo dục HS.
5. Dặn dò
- Về nhà thực hành tốt bài học. 
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày 
- Cả lớp trao đổi nhận xét 
- HS vui múa hát về chủ đề : “Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo”
Tiếng Anh
(GV bộ môn)
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Việc 3 sách giáo khoa trang 84
Thứ ba ngày tháng 01 năm 2017
Tiếng Việt (2 tiết)
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN
(STK tập 2 trang 145, SGK tập 2 trang 85)
Toán
 PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3 
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 20 
- Tập cộng nhẩm dạng 14 +3, ôn tập củng cố lại phép cộng trong phạm vi10
- Lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bộ đồ dùng dạyToán,SGK, bảng phụ.
- Các bó chục que tính và các que tính rời.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung
 * Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng dạng: 14 + 3 
- GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính.
- GV hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV thể hiện ở trên bảng có 1 bó 1 chục viết 1 chục ở cột chục 4 que rời viết 4 ở cột đơn vị thêm 3 que rời viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị
- GV hướng dẫn cách đặt tính theo cột dọc : Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 . viết dấu + chấm kẻ gạch ngang dưới 2 số đó . Tính từ phải sang trái 
Chục
Đơn vị
1
4
14
- 4 cộng 3 bằng 7 viết 7 
+
+
 3
 3
 - Hạ 1 , viết 1 
 1 
 7
 17
 14 + 3 bằng 17
* Hoạt động 2:Thực hành 
Bài 1: HS thực hành cách cộng 
Bài 2: Tính 
- GV cho HS thảo luận nhóm trên bảng phụ
- GV nhận xét và đánh giá 
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu.
GV cho HS chơi trò chơi theo đội
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ . 
5. Dặn dò
- Về nhà ôn bài.
- HS lấy 14 que tính rồi lấy thêm 3 que tính rời nữa
- HS có thể đếm số que tính 
- HS đặt bó 1 chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải lấy thêm 3 que tính nữa rồi đặt ở dưới 4 que rời 
- HS gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời ta được 7 que tính rời có 1 chục và 7 que tính là 17 que tính
- Cá nhân đọc 
- HS luyện bảng con.
 14
 15
 13
 11
 16
 12
+
+
+
+
+
+
 2
 3
 5
 6
 1
 7
 16 18 18 17 17 19
- HS làm nhóm .
N 1 : 12 + 3 = 15 N2: 12+ 6 = 18 
 14 + 4 = 18 12+ 2 = 14 
 N3: 13+ 0 = 13 10+ 0 =10
- Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
- HS chơi trò chơi theo 2 đội các bạn khác cổ động viên. 
 Tự nhiên xã hội
AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I. Mục tiêu 
- Giúp HS biết xác định 1 tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học 
- Quy định về đi bộ trên đường tránh 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Đi bộ trên vỉa hè, đi bộ sát lề đường bên phải của mình 
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông 
II. Đồ dùng dạy-học 
- Các hình trong bài 20 SGK
III. Các hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát 
2. Kiểm trabài cũ
 - GV hỏi các em đã bao giờ nhìn thấy tai nạn trên đường chưa ? 
- Theo các em vì sao tai nạn xảy ra? 
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung
 + GV đưa ra một số gợi ý. Biết1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học
- GV chia nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống khác nhau 
+ Quan sát tranh 
biết quy định về đi bộ trên đường 
GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
GV kết luận 
 Trò chơi đèn xanh đèn đỏ 
Biết thực hiện theo những quy định về trật tự an toàn GT 
 GV cho HS biết quy tắc đèn hiệu 
+ Khi đèn đỏ sáng tất cả các xe cộ. người đi lại đều phải dừng lại đúng vạch quy định 
+ Khi đèn xanh sáng tất cả các xe cộ và người được phép đi 
- GV dùng phấn kẻ 1 ngã tư đường phố ở sân trường 
- GV nhận xét đánh giá 
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ về nhà thực hành tốt bài học tránh bị tai nạn GT và vận động mọi người cùng thực hiện tốt tín hiệu GT.
5. Dặn dò
- Về ôn lại bài
- HS trả lời câu hỏi 
 HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung hoặc đưa ra suy nghĩ riêng.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Một số em lên trình bày câu hỏi trước lớp 
- Một số HS đóng vai đèn hiệu ( đèn xanh , đèn đỏ 
- Một số HS đóng vai người đi bộ 
- Một số HS khác đóng vai xe máy, ô tô. 
- HS thực hiện đi lại theo đèn hiệu ai vi phạm sẽ bị phạt. 
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Việc 3 Sách giáo khoa tập 2 trang 85
Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- HS tiếp tục làm quen với tính cộng không nhớ trong phạm vi 20 
- Biết cách cộng nhẩm dạng 14 + 3
- Rèn để HS ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy-học
- Que tính, bảng phụ
- Vở bài tập toán, bảng con
III. Các hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra VBT của HS
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu Yêu cầu của bài
- Gọi HS lên bảng GV đọc phép tính HS viết rồi làm bài (chú ý viết thẳng hàng)
- GV nhận xét chỉnh sửa.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài rồi cho HS làm bài theo nhóm 2 nhóm)
- GV nhận xét, theo nhóm
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài vào VBT
- GV thu VBT chấm chữa
- Gọi một số em nêu kết quả
Kết quả là: H1: 12, 5, 17
 H2: 13, 4, 17
 H3: 14, 3, 17
- GV nhận xét bài làm và yêu cầu em nào sai chữa bài.
- HS nêu yêu cầu
- Từng nhóm 5 HS lên bảng làm bài 
 14 12 11 15 12 + + + + +
 5 3 6 4 5
 19 15 17 19 17
 16 13 17 18 11 + + + + +
 3 6 2 1 3
 19 19 19 19 14
- HS khác nhận xét
- HS làm bài theo nhóm
- Từng nhóm trình bày kết quả
- Nhóm bạn nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài vào VBT
- HS nêu kết quả
4. Củng cố
- Nhận xét học.
5. Dặn dò
- Về nhà xem lại bài.
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: NHẢY Ô
I. Mục tiêu
- Nhằm rèn luyện sức mạnh chân, sức bật của cổ chân, bàn chân.
- Rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn và linh hoạt
- Học sinh ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Kẻ 1 – 4 tập hợp các ô vuông hoặc chữ nhật có mỗi cạnh 0,5 m – 0,6 m hoặc một cạnh 0,4 m và cạnh kia 0,6 m.
- Mỗi tập hợp ô gồm 7 – 15 ô và được bố trí xen kẽ nhau cứ một ô đứng lẻ thì tiếp theo là một cặp 2 ô đứng liền nhau theo chiều ngang, Cách ô thứ nhất 0,4 m – 0,6 m kẻ một vạch xuất phát, cách ô cuối cùng về phía trước kẻ một vạch đích. Có thể lợi dụng các viên gạch vuông để kẻ các ô trên.
- Tùy theo số lượng HS và số lượng tập hợp các ô để tập hợp các HS thành một hành dọc ở sau vạch xuất phát.
III. Các hoạt động dạy-học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài 
 b) Nội dung
 * GV hướng dẫn cách chơi
- Lần lượt từng em nhảy bật bằng 2 chân từ vạch xuất phát vào ô thứ nhất, sau đó bật 2 chân rồi đặt chân phải vào ô số 3, chân trái vào ô số 2.
- Tiếp theo lại bật 2 chân sau đó chụm chân tiếp đất ở ô số 4 và cứ tiếp tục lần lượt như vậy cho đến khi nhảy qua vạch đích, thì đi vòng về phía vạch xuất phát và tập hợp vào cuối hàng chờ đến lượt nhảy sau.
- Khi em số 1 nhảy vào ô số 4, thì em số 2 bắt đầu nhảy vào ô số 1, cứ như vậy có thể 2 -3 em cùng nhảy bật ở các ô khác nhau.
- Có thể tổ chức cho các em chơi dưới dạng tiếp sức giữa 2 số trở lên bằng cách khi số 1 nhảy đến ô số 7 thì nhảy quay 3600 lại phía sau rồi lại nhảy lần lượt về đến vạch xuất phát và đưa tay chạm tay bạn số 2.
- Bạn số 2 lại nhảy như bạn số 1 và trò chơi cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào nhảy xong trước, ít phạm quy hàng đó thắng cuộc.
* GV nói rõ các trường hợp phạm quy:
- Chưa có lệnh đã nhảy.
- Bạn nhảy trước chưa về đến vạch xuất phát, bạn sau đã nhảy.
- Không nhảy đúng theo các ô quy định.
+ GV làm mẫu 
+ Cho HS thực hành
+ GV nhận xét, chỉnh sửa.
4. Củng cố
- Cho HS thi nhảy nhanh, không phạm quy.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Về nhà thực hành trò chơi.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh theo dõi
- HS theo dõi.
- HS tập chơi 1 – 2 lần.
- HS tiếp tục chơi.
- HS thi theo nhóm.
Thứ tư ngày tháng 01 năm 2017
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng và tính nhẩm.
- HS biết cách làm toán nhanh, chính xác.
- Lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bộ đồ dùng dạy toán giáo viên , SGK
- SGK , bảng con
III. Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định tổ chức: Lớp hát
2.Bài cũ
12 + 1 = 13 16 + 2 = 18
13 + 3 = 16 15 + 0 = 15
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
12 + 3 , 11 + 5 , 12 + 7 , 16 + 3
13 + 4 , 16 + 2 , 7 + 2 , 13 + 6
- GV nhận xét chỉnh sửa
Bài 2 : Tính nhẩm 
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp 
 15 + 1 = 16 10 + 2 = 10 
 14 + 3 = 17 13 + 5 = 18 
 18 + 1 = 19 12 + 0 = 12
 13 + 4 = 17 15 + 3 = 18
 ... hẳng cột với 7 
+ Viết dấu chừ 
+ Kẻ gạch ngang dưới 2 số đó 
+ Thực hiện phép tính trừ từ phải sang trái 
* Hoạt động 2: Thực hành 
Bài1:Tính 
Cho HS luyện bảng con 
GV nhận xét chỉnh sửa
Bài 2 :Tính Cho HS làm nhóm 
12 - 1 = 11 13 - 1 = 11 
17 - 5 = 12 18 - 2 = 16 
- GV nhận xét và đánh giá
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu 
- GV cho HS chơi trò chơi theo 2 đội 
- GV nhận xét và đánh giá 
4. Củng cố 
- Giáo viên nhận xét giờ.
5. Dặn dò
- Về nhà ôn bài.
- HS làm bài tập trên bảng 
11 + 2 + 3 = 16 ; 12 + 3 + 4 = 19 
- HS thực hành trên que tính dưới sự chỉ đạo của GV
- HS thao tác trên que tính
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 
- HS luyện bảng con
 13
 17
 14
 16
 19
-
-
-
-
-
 2
 5
 1
 3
 4
 11 12 13 13 15
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS chơi trò chơi theo 2 đội các bạn khác cổ động viên 
Thể dục
(GV bộ môn)
Toán 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về phép trừ không nhớ trong phạm vi 20.
- Củng cố kĩ năng trừ không nhớ trong phạm vi 20.
- Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy-học
- Hệ thống bài tập.bảng phụ
- Vở bài tập toán, bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- Tính 17 18 19
 - - -
 4 6 8
 13 12 11
 GV nhận xét chỉnh sửa
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung 
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Làm vở bài tập trang 11
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề?
- Yêu cầu HS làm và gọi HS yếu chữa bài.
- Gọi HS trừ miệng lại.
+ Trừ từ đâu sang đâu?
- HS tự nêu yêu cầu.
- HS làm và nhận xét bài bạn chữa.
- Từ phải sang trái
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Điền số thích hợp theo mẫu
- Gọi HS nêu mẫu, sau đó làm và chữa bài.
- Nhận xét bài bạn 
Chốt: Muốn cố kết quả để điền em làm tính gì?
- Tính trừ
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS điền số vào ô trống và chữa bài.
- Tự đếm số tam giác rồi điền số
- Gọi HS chữa bài.
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống
 Cho học sinh làm bài rồi gọi lên chữa bài 
- GV nhận xét 
- Nhận xét bài bạn.
- Số cần điền 17, 12, 16. 15
4. Củng cố
- Thi viết phép tính trừ nhanh.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Về ôn lại bài.
Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- HS tiếp tục ôn tập về một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học. Nắm quy định về đi bộ trên đường.
- Củng cố kĩ năng tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học, biết đi bộ trên vỉa hè, đi bộ sát lề dường bên phải của mình.
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. Đồ dùng dạy-học
- Tình huống trên đường giao thông, dụng cụ chơi trò “ Đèn xanh đèn đỏ”.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- Khi đi bộ trên đường em đi như thế nào cho đúng?
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung 
* Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi 
GV đưa ra một số câu hỏi HS trả lời?
- Hoạt động cá nhân
- Có khi nào em chứng kiến một tai nạn giao thông, hay xuýt sảy ra tai nạn giao thông chưa? Vì sao mà có tai nạn giao thông đó? Theo em để tránh tai nạn đó cần làm gì?
-Tự kể và đưa ra ý kiến của mình
Chốt: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường mọi người phải chấp hành tốt quy định về an toàn giao thông
-Theo dõi
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
- Hoạt động cặp
- Yêu cầu các cặp tự thảo luận để xử lí tình huống sau: Thấy em bé nhà nào đang đi lại chơi đùa trên đường giao thông. Đi học về mấy bạn trai chạy thật nhanh dưới lòng đường. Mấy bạn nam đang đá bóng dưới lòng đường. 
- Trao đổi trong cặp và trả lời trước lớp
- Đi bộ trên đường không có vỉa hè cần đi sát mép đường về bên tay phải mình, còn trên đường có vỉa hè thì đi bộ trên vỉa hè, đi đúng nới quy định cho người đi bộ khi sang đường.
 Gọi HS nêu lại quy tắc đi bộ trên đường có và không có vỉa hè
- Vài em nêu
* Hoạt động 3: HS làm bài tập Vở BTTNXH 
-Tô màu vào các hình vẽ thể hiện việc làm đúng.
-HS làm việc cá nhân.
4. Củng cố
Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
Về nhà liên hệ bản thân.
Hoạt động tập thể
ÔN TRÒ CHƠI: NHẢY Ô
 I. Mục tiêu
 - Tiếp tục rèn luyện cho HS phản xạ nhanh, phát triển trí thông minh.
 - Rèn cho HS sức mạnh chân, và khả năng tập trung cao.
 - HS được thư giãn và thích chơi trò chơi.
 II. Chuẩn bị
 -Kẻ 1- 4 tập hợp ô vuông
- Mỗi tập hợp ô vuông gồm 7 - 15 ô vuông
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
 - HS xoay khớp tay chân
2. Kiểm tra
- HS chơi lại trò chơi: Rồng rắn
- GV nhận xét
3. Bài mới
 - GV nêu tên trò chơi.
 - GV hướng dẫn HS cách chơi
- Cho HS chơi thử
 - GV quan sát nhận xét
 - Cho HS chơi chính thức
- GV quan sát hướng dẫn
- Lần lượt từng em nhảy bật bằng hai chân đến ô số 4 thì em thứ 2 bắt đầu nhảy.
- HS chơi thử 
- HS chơi chính thức
- HS chơi nhiều lần
4. Củng cố
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Về nhà luyện tập thường xuyên.
Thứ sáu ngày tháng 01 năm 2017
Thủ công
GẤP MŨ CA LÔ
I. Mục tiêu
- Cho HS tiếp tục thực hành các thao tác gấp mũ ca lô
- Gấp đúng các thao tác, thực hiện các thao tác nhanh hơn
- Rèn cho các em sự khéo tay, óc thẩm mĩ
II.Đồ dùng dạy-học
- Một tờ giấy màu hình vuông, hồ dán .
III. Các hoạt động dạy- học
1.Ổn định tổ chức : Lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài +ghi bảng
b) Nội dung
* Hướng dẫn học sinh thực hành 
- GV nhắc lại quy trình gấp 
+ Đặt giấy hình vuông phía mặt màu úp xuống 
+Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa quan sát H4
+ Lật ngang hình 4 ra mặt sau cũng gấp tương tự như hình 5
+ Khi gấp phần dưới của hình 5 lên.GV quan sát nhắc HS chỉ lấy một lớp mặt trên gấp lên. quan sát H6
+ Phần gấp lộn vào trong. Hướng dẫn HS gấp theo đường chéo nhọn dần về phía góc H7 miết nhẹ tay cho phẳng. được H8
+ Lật ngang H8 ra mặt sau, cũng gấp tương tự như H9 được H10
Khi gấp xong mũ. GV hướng dẫn trang trí bên ngoài theo ý thích của mỗi em
* Học sinh thực hành
 - GV quan sát giúp đỡ uốn nắn những em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. 
- Khi gấp mũ xong, HS trang trí bên ngoài theo ý thích, rồi dán vào vở thủ công 
+ Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức bình chọn sản phẩm đẹp, tuyên dương.
- HS theo dõi
- HS thực hành gấp mũ ca lô
- HS trưng bày sản phẩm 
4. Củng cố
- Nhận xét thái độ học tập.
- Sự chuẩn bị và kĩ năng gấp của HS
5. Dặn dò
- Về nhà tập gấp và trang trí cho đẹp.
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính trừ (không nhớ). 
- Rèn luyện kỹ năng cộng trừ nhẩm (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Học sinh ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bộ đồ dùng dạy Toán, SGK 
- SGK, que tính
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
* Hướng dẫn học sinh làm bài 
Bài 1: Đặt rồi tính
14 – 3 17 – 5 19 – 2
16 – 5 17 – 2 19 – 7 
GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm:
- Giáo viên cho HS thảo luận theo cặp:
14 – 1 = 13 15 – 4 = 11 
17 – 2 = 15 15 – 1 = 14 
 19 – 8 = 11 16 – 2 =14
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: Tính
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 
12 + 3 – 1 = 14 17 – 5 + 2 = 14
15 + 2 – 1 = 16 16 – 2 + 1 = 15
15 – 3 – 1 = 11 19 – 2 – 5 = 12
- GV nhận xét và đánh giá.
Bài 4: Nối theo mẫu
- GV cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ.
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- HS làm bài 
- HS luyện bảng.
- HS thảo luận theo cặp.
- Một vài HS lên trình bày trước lớp.
- Các bạn khác nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS chơi trò chơi theo 2 đội, các bạn khác làm cổ động viên.
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN / EN / , / ET /
(STK tập 2 trang 156, SGK tập 2 trang 90 - 91)
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Việc 3 tập 2 Sách giáo khoa trang 90 – 91 
Thủ công
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Cho HS tiếp tục thực hành các thao tác gấp mũ ca lô.
- Gấp đúng các thao tác, thực hiện các thao tác nhanh hơn, đẹp hơn
- Rèn cho các em sự khéo tay, óc thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy-học
- Một tờ giấy màu hình vuông
- Giấy màu, thước kẻ bút chì, hồ dán
III. Các hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
* Hoạt động 1
- Cho học sinh nhắc lại cách gấp, dán
- Tạo giấy thành hình vuông rồi tạo thành hình tam giác
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tạo giấy thành hình vuông
* Hoạt động 2
- Hướng dẫn học sinh thực hành 
 Gấp xong, hướng dẫn HS dán vào vở thủ công rồi trang trí 
* Hoạt động 3:Trưng bày sản phẩm
 Tổ chức bình chọn sản phẩm đẹp.
- Tuyên dương những em gấp đúng 
- GV nhận xét chỉnh sửa
4. Củng cố
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài
- Lớp hát 
 2 HS nhắc lại
+ Gấp cho thành hình tam giác
+ Gấp đôi hình tam giác tạo thành dấu giữa
+ Góc kia gấp ngược lại ( tương tự)
+ Gấp phần dưới lên và gấp lộn cài vào trong. Mặt còn lại gấp ngược và tương tự
- HS khác quan sát nhận xét, bổ sung
- HS thực hành gấp mũ ca lô
- HS trưng bày sản phẩm
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần.
- Nắm chắc phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy- học
1. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. Ưu điểm 
- Nêu một số những ưu điểm của các em trong tuần, động viên khuyến khích các em để các tuần sau phát huy.
- Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ
- Chữ viết có nhiều tiến bộ .
- Đa số các em đi học đều và đúng giờ
- Không còn tình trạng đến lớp quên sách vở 
- Không có học sinh mua quà giờ ra chơi 
- Lớp sôi nổi
b) Nhược điểm
- GV nêu một số những nhược điểm mà HS còn mắc phải trong tuần, nhắc nhở để các em không vi phạm trong những lần sau.
Đọc còn chậm.
2. Phương hướng tuần tới
- Một số em đọc chậm cần cố gắng hơn
- Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGa_1tuan_20.doc