Bài soạn Lớp 1 - Tuần 22 - Soạn ngang

Bài soạn Lớp 1 - Tuần 22 - Soạn ngang

TIẾNG VIÊT

Bài 90 : ÔN TẬP

I.Mục tiêu

Giúp HS :

-Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

-Viết được các vần, từ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng ôn (trang 16 SGK)

- Tranh minh họa câu ứng dụng và tranh minh họa truyện kể.

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, Vở Tập viết, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học :

I . Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng :

 tiếp nối, nườm nượp

- Nhận xét, ghi điểm.

II. Dạy bài mới :

Hoạt động 1 . Giới thiệu bài :

- Tuần qua các em đã học những vần nào ?

- GV ghi lại ở bảng.

- GV gắn bảng ôn và hỏi : Ở bảng này, cô có các chữ ghi các âm đã học, các em hãy ghép các âm ở hàng ngang với các âm ở hàng dọc để được các vần đã học.

Hoạt động 2. Luyện đọc :

- Bạn nào lên chỉ và đọc cho cô các âm trên bảng ?

- GV đọc và yêu cầu HS lên chỉ chữ.

- GV chỉ bảng không theo thứ tự.

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Lớp 1 - Tuần 22 - Soạn ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIÊT
Bài 90 : ÔN TẬP
I.Mục tiêu 
Giúp HS :
-Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
-Viết được các vần, từ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng ôn (trang 16 SGK)
- Tranh minh họa câu ứng dụng và tranh minh họa truyện kể.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, Vở Tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học :
I . Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS viết bảng : 
 tiếp nối, nườm nượp 
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới :
Hoạt động 1 . Giới thiệu bài : 
- Tuần qua các em đã học những vần nào ?
- GV ghi lại ở bảng.
- GV gắn bảng ôn và hỏi : Ở bảng này, cô có các chữ ghi các âm đã học, các em hãy ghép các âm ở hàng ngang với các âm ở hàng dọc để được các vần đã học.
Hoạt động 2. Luyện đọc :
- Bạn nào lên chỉ và đọc cho cô các âm trên bảng ?
- GV đọc và yêu cầu HS lên chỉ chữ.
- GV chỉ bảng không theo thứ tự.
Hoạt động 3 . Hoàn thành bảng ôn : 
- Cô lấy a ghép với a được vần gì ?
- GV ghi bảng : ap.
- Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS ghép lần lượt các âm ở hàng dọc với các âm ở hàng ngang.
- GV ghi bảng, hoàn thành bảng ôn.
Hoạt động 4. Đọc từ ứng dụng : 
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS phân tích một số từ
- Yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Hoạt động 5. Luyện viết bảng con :
- Hướng dẫn HS viết từ: đón tiếp, ấp trứng.
Chú ý : Khoảng cách giữa các chữ là một ô, giữa các tiếng trong từ bằng một con chữ o.
 Tiết 2 
Hoạt động 1. Luyện đọc :
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng ôn ở T1.
- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu ứng dụng : 
 Cá mè ăn nổi
 Cá chép ăn chìm
 Con tép lim dim
 Trong chùm rễ cỏ
 Con cua áo đỏ
 Cắt cỏ trên bờ
 Con cá múa cờ
 Đẹp ơi là đẹp.
- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.
- Đọc cả bài.
Hoạt động 2. Luyện viết :
- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. 
- Thu vở 5 em, chấm và nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện nghe nói, kể chuyện :
- GV đọc tên câu chuyện : Ngỗng và Tép
- GV kể lần 1.
- GV kể lần hai có sử dụng tranh.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Trong truyện có mấy nhân vật ?
- Em thích nhân vật nào ?
- Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?
4. Củng cố - Dặn dò :
- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc lại.
- HD đọc SGK 
- Bài sau : oa, oe.
** Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
THỦ CÔNG
Tiết 22 : CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
-Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bút chì, thước kẻ, kéo.
- Giấy vở.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét bài trước, kiểm tra đồ dùng.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Dạy bài mới
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bút chì, thước kẻ, kéo.
- GV cho HS quan sát lần lượt từng dụng cụ : bút chì, thước kẻ, kéo.
- Các dụng cụ đó dùng để làm gì ?
- Nhận xét, tuyên dương. 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn sử dụng
* Bút chì :Gồm 2 bộ phận : thân bút và ruột chì. Muốn sử dụng phải gọt nhọn đầu bút.
- Sử dụng : Cầm bút tay phải, cách đầu nhọn 3 cm. Các ngón cái, trỏ, giữa giữ thân bút, 2 ngón còn lại làm điểm tựa.
* Thước : Có nhiều loại : bằng gỗ hoặc nhựa.
- Sử dụng : Tay trái cầm thước, tay phải cầm bút để vẽ đoạn thẳng.
* Kéo : Gồm 2 bộ phận : lưỡi bằng sắt, tay cầm bằng nhựa.
- Sử dụng : Khi cắt, ta cầm giấy ở tay trái, cầm kéo ở tay trái. Vọng 2 ngón cái và giữa vào tay cầm của kéo, ngón trỏ ấn giữ, điều khiển sự di chuyển của kéo.
c. Hoạt động 3 : Thực hành
- GV yêu cầu HS dùng thước và bút chì kẻ đường thẳng trên giấy.
- Dụng kéo cắt theo đường thẳng vừa vẽ.
- Chấm bài, nhận xét.
3. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau: Kẻ các đoạn thẳng cách đều.
** Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________ 
TOÁN
Bài : GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. Mục tiêu 
- Hiểu đề toán: cho gì? hỏi gì?
-Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
-Làm được bài 1, 2 SGK trang 117,118.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS đọc bài toán : An có 5 quả bóng, An mua thêm 3 quả bóng. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ?
- GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tìm số quả bóng An có ta thực hiện phép tính gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
** HĐ 1. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Trong lúc HS trả lời GV ghi phần tóm tắt lên bảng “Ta có thể tóm tắt bài toán như sau”
- GV hướng dẫn HS giải bài toán :
+ Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ?
+ Như vậy nhà An có 9 con gà.
- GV hướng dẫn trình bày bài giải :
+ Hướng dẫn HS viết câu lời giải.
+ Viết phép tính
+ Viết đáp số
 - Gọi HS đọc lại bài giải vài lần. 
- GV nhấn mạnh : Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau :
+ Viết “Bài giải”
+ Viết câu lời giải
+ Viết phép tính (tên đơn vị viết trong dấu ngoặc)
+ Viết đáp số. 
** HĐ 2. Thực hành :
* Bài 1 (SGK/117)
- Gọi 1 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào phần tóm tắt.
- Gọi 2 HS đọc lại phần tóm tắt.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Yêu cầu HS dựa vào bài giải cho sẵn đề viết tiếp phần còn thiếu, sau đó đọc lại toàn bộ bài giải.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 (SGK/117)
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- GV viết tóm tắt lên bảng.
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày bài giải.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Chữa bài, nhận xét.
** HĐ 3. Củng cố, dặn dò :
- Khi giải bài toán ta viết bài giải như thế nào ?
- Bài sau : Xăngtimet. Đo độ dài.
** Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________ 
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT
BÀI 91: VẦN oa – oe
I/MỤC TIÊU:
- HS đọc được : oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè; từ và đoạn thơ ứng dụng
- HS viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè.
- Luyện nói 2, 4 câu theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
II/CHUẢN BỊ:
- GV chuẩn bị: tranh vẽ minh hoạ, bộ chữ thực hành
- HS chuẩn bị: bộ chữ thực hành, bảng con
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/Bài cũ: 3 HS đọc SGK bài phần 1, phần 2, phần 3 / Bài 90
 1 HS đọc toàn bài
 2 HS viết từ: đón tiếp, ấp trứng 
2/Bài mới:
TIẾT 1 : oa - oe
** GTB
a/ Dạy vần : oa
-GV ghi bảng vần: oa
- Phát âm mẫu, HD học sinh cách phát âm vần: oa
** HĐ 1: Nhận diện vần:
- GV Hỏi: Vần oa được cấu tạo bởi mấy âm?
** HĐ 2:HD đánh vần: Vần
- GV đánh vần mẫu: o - a - oa
- HD HS đánh vần, uốn sửa lỗi sai của HS 
- Yêu cầu HS chọn ghép vần
- HD đọc trơn vần: oa
** HĐ 3: HD đánh vần: Tiếng
- GV hỏi: có vần oa muốn được tiếng hoạ ta làm thế nào?
- GV hỏi: Tiếng hoạ có âm gì trước vần gì sau dấu thanh gì?
- GV đánh vần mẫu:
- HD HS đánh vần, uốn sửa lỗi sai của HS
- Yêu cầu ghép tiếng: hoạ
- HD đọc trơn tiếng
** HĐ 4: Giới thiệu từ ứng dụng: hoạ sĩ
- Luyện đọc trơn từ 
b/ Dạy vần : oe
- GV đọc vần, HD phát âm vần:
- Yêu cầu so sánh vần: oa ,oe
- Dạy các bước tương tự vần 
- HD đọc lại cả 2 vần vừa học.
** HĐ 5: Giới thiệu từ ứng dụng:
 sách giáo khoa chích choè
 hoà bình mạnh khoẻ
- Yêu cầu HS đánh vần thầm các tiếng có vần: oa, oe
- Luyện đọc từ
- GV uốn sửa lỗi đọc sai của HS
+HD đọc lại toàn bài
** HĐ 6: Luyện viết vần, từ:
- GV viết mẫu, HD cách viết.
- GV hỏi: Vần oa, oe được viết bởi mấy con chữ?
- GV hỏi: Từ hoạ sĩ, múa xoè,được viết bởi mấy chữ?
- GV yêu cầu viết bảng con, uốn sửa cho HS
- HD khoản cách chữ cách chữ 1 con chữ o
+GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
** HĐ 7: HD trò chơi củng cố:
- GV nêu tên trò chơi, HD cách thực hiện
- Tuyên dương, khen ngợi.
TIẾT 2
- GV hỏi:Tiết 1 em vừa học vần gì?tiếng gì? Từ gì?
** HĐ 1: Gọi HS đọc bài tiết 1
-GV:Nêu yêu cầu tiết 2
- GV cho HS nhận biết: Phần 1,phần2 SGK
** HĐ 2: Giới thiêu câu ứng dụng:
- HD quan sát tranh vẽ, giới thiệu câu:
-“Hoa ban xoè cánh trắng.......Bay làn hương dịu dàng.”
- Yêu cầu đọc thầm, tìm tiếng có vần đang học
- Yêu cầu đánh vần tiếng, đọc từ, đọc cả câu.
- GV sửa lỗi sai của HS.
** HĐ 3: Luyện viết:
- GV viết mẫu nêu quy trình viết
- HD viết bài vào vở, Nhắc nhở cách trình bày bài viết.
** HĐ 4: Luyện nói:
- GV HD quan sát tranh vẽ, giói thiệu chủ đề luyện nói: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
- GV gợi ý câu hỏi, giúp học sinh luyện nói từ 2, 4 câu.
-Các bạn trai trong bức tranh đang làm gì?
-Hằng ngày em tập thể dục vào lúc nào?
-Tập thể dục đều sẽ giúp ích gì cho cơ thể?
-Em nào thường xuyên tập thể dục.
* GV nói mẫu:
4/Củng cố-Dặn dò::
- GV hỏi: Em vừa học vần gì?
- HD đọc SGK
- HD trò chơi củng cố:
- Tuyên dương khen ngợi
Dặn HS ôn bài
Làm bài ở vở BT.
Tự tìm thêm từ mới có vần vừa học.
 - Xem bài 92Vần: oai, oay
** Rút kinh nghiệm: 
.................................................... ... an, trò giỏi”ở lớp mình.
* GV nói mẫu:
4/Củng cố - Dặn dò:
- GV hỏi: Em vừa học vần gì?
- HS đọc SGK
- HD trò chơi củng cố:
- Tuyên dương khen ngợi
Dặn HS ôn bài
Làm bài ở vở BT.
Tự tìm thêm từ mới có vần vừa học.
Xem bài 94 Vần: oang, oăng
** Rút kinh nghiệm: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________ 
Mĩ thuật
Bài 22: TẬP VẼ CON VẬT NUÔI MÀ EM THÍCH
I- MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc một vài con vật nuôi .
- HS biết cách vẽ con vật nuôi.
- HS vẽ được hình hoặc vẽ được màu con vật theo ý thích.
II- CHUẨN BỊ
 GV: - Một số tranh ảnh con gà, con mèo, con thỏ,...
 - Một số bài vẽ con vật của HS năm trước.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ.
 HS: Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 - Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu các con vật.
- GV giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý:
+ Tên các con vật ?
+ Các bộ phận của chúng ?
- GV y/c HS nêu 1 số con vật quen thuộc.
- GV cho HS xem 1 số bài vẽ của HS năm trước và gợi ý: về bố cục, hình, màu,...
- GV tóm tắt.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn.
+ Vẽ hình dáng con vật.
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV gọi 2 đến3 HS đứng dậy và đặt câu hỏi:
+ Em chọn con vật nào để vẽ.
+ Hình ảnh chính trong tranh,...?
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng con vật để vẽ.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá,giỏi.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn 1 số vẽ bài đẹp, chưa đẹp để n.xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
** Rút kinh nghiệm: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________ 
TOÁN
Bài : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Biết giải toán và trình bày giải;
-Biết thực hiện cộng trừ các số đo độ dài.
-HS làm bài 1, bài 2, bài 4 SGK trang122
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, BC.
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài 2/121, cả lớp làm BC.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
** HĐ 1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập trang 122.
- Ghi đầu bài lên bảng.
** HĐ 2. Luyện tập :
* Bài 1 : SGK / 122 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi 1 HS đọc tóm tắt rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết An có tất cả mấy quả bóng ta làm thế nào?
- Ai nêu được câu lời giải ?
- Ai nêu được phép tính ?
- Ai nêu được đáp số ?
- GV gọi 1 HS trình bày bài giải, cả lớp làm BC.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 : SGK / 122
- GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1.
- Nhận xét, tuyên dương. 
* Bài 3 : SGK/122 HS Khá, giỏi. 
- Gọi 1 HS đọc tóm tắt.
- GV hướng dẫn HS làm như bài 1.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Bài 4 : SGK/122 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV viết phép tính 2cm + 3cm =
- GV hướng dẫn : Các em lấy 2 cộng 3 bằng 5, viết 5, sau đó viết đơn vị ở bên phải 5.
- Vậy 2cm + 3cm = ?
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp làm V3.
- Chữa bài, nhận xét.
** HĐ 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét, tuyên dương.
- Bài sau : Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
** Rút kinh nghiệm: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT
BÀI 94 : VẦN OANG - OĂNG
I/MỤC TIÊU:
- HS đọc được : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; từ và đoạn thơ ứng dụng
- HS viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng
- Luyện nói 2, 4 câu theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II/CHUẢN BỊ:
- GV chuẩn bị: tranh vẽ minh hoạ, bộ chữ thực hành.
- HS chuẩn bị: bộ chữ thực hành, bảng con
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/Bài cũ: 3 HS đọc SGK bài phần 1, phần 2, phần 3/ bài 93 
 1 HS đọc toàn bài
 2 HS viết từ: giàn khoan,tóc xoăn 
 TIẾT 1 : oang, oăng
2/Bài mới:
* Dạy vần : oang
-GV ghi bảng vần oang
- Phát âm mẫu, HD học sinh cách phát âm vần: oang
** HĐ 1: Nhận diện vần: oang
- GV Hỏi: Vần oang được cấu tạo bởi mấy âm?
** HĐ 2: HD đánh vần: Vần oang
- GV đánh vần mẫu: oa - ng - oang
- HD HS đánh vần, uốn sửa lỗi sai của HS 
- Yêu cầu HS chọn ghép vần
- HD đọc trơn vần: oang
** HĐ 3: HD đánh vần: Tiếng
- GV hỏi: có vần oang muốn được tiếng hoang ta làm thế nào?
- GV hỏi: Tiếng hoang có âm gì trước vần gì sau ?
- GV đánh vần mẫu: hờ - oang - hoang
- HD HS đánh vần, uốn sửa lỗi sai của HS
- Yêu cầu ghép tiếng: hoang
- HD đọc trơn tiếng
** HĐ 4: Giới thiệu từ ứng dụng: vỡ hoang
- Luyện đọc trơn từ 
b/ Dạy vần : oăng
- GV đọc vần, HD phát âm vần: oăng
- Yêu cầu so sánh vần: oang, oăng
- Dạy các bước tương tự vần 
- HD đọc lại cả 2 vần vừa học.
** HĐ 5: Giới thiệu từ ứng dụng:
-Áo choàng liến thoắng
- oang oang dài ngoẵng
- Yêu cầu HS đánh vần thầm các tiếng có vần: oang, oăng
- Luyện đọc từ
- GV uốn sửa lỗi đọc sai của HS
+HD đọc lại toàn bài
** HĐ 6: Luyện viết vần, từ:
- GV viết mẫu, HD cách viết.
- GV hỏi: Vần oang, oăng được viết bởi mấy con chữ?
- GV hỏi: Từ vỡ hoang, con hoẵng được viết bởi mấy chữ?
- GV yêu cầu viết bảng con, uốn sửa cho HS
- HD khoản cách chữ cách chữ 1 con chữ o
+GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
** HĐ 7: HD trò chơi củng cố:
- GV nêu tên trò chơi, HD cách thực hiện
- Tuyên dương, khen ngợi.
TIẾT 2 : Luyện tập
- GV hỏi:Tiết 1 em vừa học vần gì?tiếng gì? Từ gì?
** HĐ 1: Gọi HS đọc bài tiết 1
-GV:Nêu yêu cầu tiết 2
- GV cho HS nhận biết: Phần 1,phần2 SGK
** HĐ 2: Giới thiêu câu ứng dụng:
- HD quan sát tranh vẽ, giới thiệu câu:
- “Cô dạy em......chúng em học bài”
- Yêu cầu đọc thầm, tìm tiếng có vần đang học
- Yêu cầu đánh vần tiếng, đọc từ, đọc cả câu.
- GV sửa lỗi sai của HS.
** HĐ 3: Luyện viết:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết
- HD viết bài vào vở, Nhắc nhở cách trình bày bài viết.
** HĐ 4: Luyện nói:
- GV HD quan sát tranh vẽ, giơi thiệu chủ đề luyện nói: Áo choàng, áo len, ao sơ mi
- GV gợi ý câu hỏi, giúp học sinh luyện nói từ 2, 4 câu.
-Tranh vẽ gì?
- HS quan sát kiểu áo, rồi nêu ra từng loại áo?
- Áo choàng, áo len mặc vào mùa nào?
* GV nói mẫu:
4/Củng cố - Dặn dò:
- GV hỏi: Em vừa học vần gì?
- HD trò chơi củng cố:
- Tuyên dương khen ngợi
Dặn HS ôn bài
** Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________________ 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 22 : EM VÀ CÁC BẠN (T2)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết đóng vai theo các tình huống của bài : Em và các bạn.
- Biết vẽ tranh theo chủ đề bạn của em.
- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong vui chơi.
** KNS: - Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
- Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với bạn bè.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở Bài tập Đạo đức 1, Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Em cần làm gì để có nhiều bạn cùng học, cùng chơi với mình ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : Giới thiệu- Ghi đầu bài lên bảng.
1. Hoạt động 1 : Đóng vai
- GV chia lớp thành 8 nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống sau :
+ N1, 2 : Một bạn ngã, bạn kia đỡ bạn lên.
+ N3, 4 : Các bạn ngồi nghe một bạn nữ hát.
+ N5, 6 : 2 bạn cùng học với nhau.
+ N7, 8 : Các bạn cùng múa hát tập thể.
- Gọi các nhóm lên đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu câu hỏi :
+ Em cảm thấy như thế nào khi em được các bạn cư xử tốt ?
+ Em cảm thấy như thế nào khi em cư xử tốt với bạn ?
* Kết luận : Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn.
2. Hoạt động 2: Vẽ tranh 
- GV yêu cầu HS vẽ tranh về bạn của em.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Kết luận : Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi và có quyền được kết bạn. Muốn có nhiều bạn em phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Trò chơi : Nhanh lên nào !
GV tổ chức mỗi lần 2 đội chơi, mỗi đội có 6 em. GV phát cho mỗi em một tấm bìa hình cánh hoa có ghi các việc nên và không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn. GV dán 2 hình tròn lên bảng làm nhụy hoa (1 hình viết NÊN, 1 hình viết KHÔNG NÊN)
Khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt HS của từng đội lên bảng dán cánh hoa vào nhụy hoa thể hiện việc làm nên và không nên.
- Kiểm tra kết quả của từng đội.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Đi bộ đúng quy định (T1).
** Rút kinh nghiệm: 
...........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docL1T22KNSNGANGGTTAM ANTHANHB.doc