Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 16

Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 16

Tiết 2, 3. HỌC VẦN: Bài 64: im - um

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: im, um, chim câu, trùm khăn; từ và câu ứng dụng.

- HS viết được: im, um, chim câu, trùm khăn.

- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: chim câu, trùm khăn.

- Tranh minh hoạ các câu thơ ứng dụng và phần luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng (phóng to).

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc ở bảng con: em, êm, trẻ em, que kem, ghế đệm.

- HS viết vào bảng con: Tổ 1: trẻ em

 Tổ 2: que kem

 Tổ 3: ghế đệm

- 1 HS đọc câu ứng dụng.

- 1 HS đọc bài SGK(128, 129).

GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
_____________________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 64: im - um
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: im, um, chim câu, trùm khăn; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: im, um, chim câu, trùm khăn.
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: chim câu, trùm khăn.
- Tranh minh hoạ các câu thơ ứng dụng và phần luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng (phóng to).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: em, êm, trẻ em, que kem, ghế đệm.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: trẻ em 
 Tổ 2: que kem 
 Tổ 3: ghế đệm
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK(128, 129).
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: im
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: im
- GV đọc
? Vần im có mấy âm ghép lại? So sánh với vần em? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần im?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: i- mờ - im.
? Có vần im, bây giờ muốn có tiếng chim ta ghép thêm âm gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: chờ - im - chim 
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là con chim câu (hay còn gọi là chim bồ câu). Tiếng chim có trong từ chim câu
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần im có 2 âm ghép lại, âm i đứng trước và âm m đứng sau.
- HS cài vần im vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần im
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần im, muốn có tiếng chim ta ghép thêm âm ch đứng trước.
- HS cài tiếng chim vào bảng cài.
- HS phân tích tiếng chim.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: im - chim - chim câu - chim câu - chim - im.
um
(Quy trình tương tự dạy vần im)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: con nhím tủm tỉm
 trốn tìm mũm mĩm
- GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: im, um, chim câu, trùm khăn theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: im, um, chim câu, trùm khăn
- GV theo dõi và sửa sai cho HS (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu đoạn thơ ứng dụng:
 Khi đi em hỏi
 Khi về em chào
 Miệng em chúm chím
 Mẹ có yêu không nào?
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: im, um, chim câu, trùm khăn
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Tranh vẽ những gì?
? Mỗi thứ đó có màu gì?
? Con biết những vật gì có màu xanh (đỏ, vàng, tím)?
? Trong các màu xanh, đỏ, tím, vàng, con thích nhất màu nào? Vì sao?
? Ngoài các màu đó, con còn biết những màu nào nữa?
? Các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng, ...được gọi chung là gì? 
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: im, um, chim câu, trùm khăn.
- HS đọc tên bài luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng 
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ...
- ... 
- ... 
- ...
- ... màu sắc
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần im, um
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_____________________________________________
Tiết 4. Toán: Luyện tập (85)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Nhắc lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
- 3 HS nêu. 
- GV theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Luyện tập vào bảng con:
	 5 + 5 - 3 =	
 6 + 4 - 4 =	
 10 - 8 + 3 =
B. Luyện tập:
	HD HS làm lần lượt các bài tập vào vở Luyện toán.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
a. HS nêu kq bằng miệng.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt kq.
b. Lưu ý: Viết số thật thẳng cột.
 10 10 10 10 10 10
 - - - - - -
 5 4 8 3 2 6
 5 6 2 7 8 4
Bài 2 (cột 1, 2): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
GV hướng dẫn HS bằng cách nêu câu hỏi . 
VD: 5 + ... = 10.
? Năm cộng với mấy để bằng 10?
? Vậy ta viết số mấy vào chỗ chấm?
Tương tự với các bài còn lại.
- ...5
- Ta viết số 5 vào chỗ chấm.
5 + 5 = 10
Bài 3: HS nhìn tranh vẽ nêu bài toán, tự làm bài, nêu kq.
- GV nhận xét, chốt kq: 
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em làm bài tốt
- Dặn hoàn thành các bài còn lại.
______________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Tự nhiên xã hội: Hoạt động ở lớp
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được một số hoạt động học tập ở lớp học
HS K- G: Nêu được các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ SGK như: học vi tính, học đàn,...
II. Đồ dùng dạy - học:
	Các hình trong bài 16 SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu một số hoạt động ở lớp học
Mục tiêu: HS biết được các hoạt động học tập và vui chơi ở lớp học và mỗi hoạt động được tổ chức khác nhau.
Cách tiến hành: GV HD HS quan sát và nói với bạn về các hoạt động được thực hiện ở từng hình trong bài 16 SGK. 
- GV nêu câu hỏi gợi ý.
? Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp? Hoạt động nào được tổ chức ở ngoài sân?
? Trong từng hoạt động trên GV làm gì? HS làm gì?
GV KL: ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau. Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp, có những hoạt động được tổ chức ngoài sân.
HĐ2: Tìm hiểu một số hoạt động ở lớp học của mình.
Mục tiêu: HS giới thiệu được các hoạt động học tập và vui chơi ở lớp học của mình
Cách tiến hành:Thảo luận theo cặp
Bước1: HS nói với bạn về:
+ Các hoạt động ở lớp của mình.
+ Những hoạt động có trong từng hình trong bài 16 SGK mà không có ở lớp học của mình.
+ Hoạt động mình thích nhất
+ Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập tốt.
Bước 2: GV gọi 1 số HS lên trước lớp. 
- GV cùng các nhóm khác nhận xét.
GV KL: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
C. Nối tiếp: 
- Nhận xét chung tiết học
______________________________________________
Tiết 2. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: im, um
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn im, um, chim câu, trùm khăn và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học.
HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
a. Luyện đọc tiếng, từ
- GV ghi bảng im, um, chim câu, trùm khăn và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học: lim dim, cái chum, trốn tìm,...
b. Luyện đọc câu
- GV ghi 1 số câu: 
+ Những chú chim đang bay lượn trên bầu trời.
+ Chúng em chơi trốn tìm.
+ Bạn Mai cười tủm tỉm.
 ....................
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
- GV viết mẫu, HD quy trình.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: K. Quân, T. Sơn,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
KK HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
C. Nối tiếp:
- Cho HS đọc lại toàn bài, dặn về nhà đọc, viết thêm.
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS luyện đọc câu (cá nhân, nhóm, lớp)
- HS viết bảng con im, um, chim câu, trùm khăn và các tiếng có các âm, vần đã học.
- HS viết vào vở Luyện viết im, um, chim câu, trùm khăn (mỗi thứ viết 1 dòng)
Tiết 3. luyện Toán: Luyện tập phép cộng, trừ trong phạm vi 10 
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng và phép trừ
- Ghi nhớ bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 
- Khắc sâu cho HS về cách đặt tính cộng, tính nhẩm,...
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
1. HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
- HS đọc 
- GV theo dõi bổ sung
2. GV ra 1 số bài tập, HS tự làm bài vào vở:
Bài 1. Tính (cả lớp): 
 4 10 8 10 10 5
 + - + - - +
 6 4 2 8 10 5
 ... ... ... .... ... ...
Bài 2. Tính (cả lớp): 
 8 - 2 + 4 = 10 - 4 + 1 
 10 - 4 + 3 = 9 + 1 - 2
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học để làm bài.
Bài 3. Điền dấu >, <, = (KK HS K- G):
 10 - 5 7- 2 10 - 7 6 - 1 10 - 1 9 - 1
 10 - 6 8 - 3 5 + 4 10 - 1 7 + 2 10 + 0
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi các số đã học để làm bài.
3. Nối tiếp:
- GV theo dõi, chấm 1 số bài, chữa bài.
- Nhận xét tiết học 
____________________________________________
Tiết 4. GDNGLL: Sinh hoạt Sao
(Do Đội tự tổ chức, GV theo dõi, giúp đỡ thêm)
______________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Tiết 1. Mĩ thuật: Vẽ lọ hoa
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thấy được vẻ đẹp về hình dáng của 1 lọ hoa
- Vẽ được một lọ hoa đơn giản.
II. Các hoạt động dạy - học: 
	Bài mẫu vẽ lọ hoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
a. GV giới thiệu lọ hoa
- GV cho HS quan sát và nhận xét về hình dáng, màu sắc của lọ hoa.
- HS nhận xét và GV bổ sung thêm.
b. HD cách vẽ:
- GV vẽ mẫu lọ hoa ở bảng cho HS quan sát.
- GV hướng dẫn HS hình lọ hoa, sau đó vẽ các điểm của miệng của lọ hoa và đáy của lọ hoa.
3. Thực hành: 
- HS vẽ lọ hoa vào vở Nghệ thuật.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV nhắc nhở thêm (Lưu ý miệng của lọ hoa và đáy của lọ hoa).
4. Nhận xét tiết học - dặn dò:
- Dặn về nhà tậ ... t: xâu kim, lưỡi liềm
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Kể chuyện: Đi tìm bạn
- HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về tranh minh hoạ.
- HS đọc tiếng, từ, câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở xâu kim, lưỡi liềm
- HS đọc tên câu chuyện.
- GV kể chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày.
- HS lên kể theo từng tranh:
* Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân. Chúng thường nô đùa, hái quả cùng nhau.
* Tranh 2: Có một ngày gió lạnh từ đâu kéo về. Rừng cây thi nhau trút lá, khắp nơi lạnh giá. Chiều đến, Sóc chạy đi tìm Nhím. Thế nhưng ở đâu Sóc cũng chỉ thấy cỏ cây im lìm, Nhím thì biệt tăm. Vắng bạn, Sóc buồn lắm.
* Tranh 3: Gặp bạn Thỏ, Sóc hỏi nhưng Thỏ lắc đầu bảo không khiến Sóc càng buồn thêm. Đôi lúc nó nghĩ dại: Hay Sóc đã bị Sói bắt mất rồi. Sóc lại chạy tìm Nhím khắp nơi.
* Tranh 4: Mãi đến khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc hót véo von, Sóc mới gặp lại Nhím. Chúng lại vui đùa như ngày nào. Hỏi chuyện, Sóc mới biết: Cứ mùa đông đến, họ nhà Nhím lại phải đi tìm chỗ tránh rét nên cả mùa đông chúng bặt tin nhau.
ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện nói lên tình bạn thân thiết của Sóc và Nhím, mặc dù mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau.
C. Nối tiếp:
- HS đọc toàn bài trong SGK 1 lần.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
______________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tiết 1. âm nhạc: Học hát: Sắp đến tết rồi
(Có giáo viên chuyên trách)
____________________________________
Tiết 2, 3. Học vần: Bài 68: ot - at
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ot, at, tiếng hót, ca hát; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ot, at, tiếng hót, ca hát
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) từ khoá: tiếng hót, ca hát
- Tranh minh hoạ các câu thơ ứng dụng và phần luyện nói: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát (phóng to).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: lưỡi liềm Tổ 2: xâu kim Tổ 3: nhóm lửa
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK(136, 137).
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: ot
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: ot
- GV đọc
? Vần ot có mấy âm ghép lại? So sánh với vần om? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần ot?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: o- tờ - ot.
? Có vần ot, bây giờ muốn có tiếng hót ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: hờ - ot - hot - sắc - hót 
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là tranh minh họa tiếng hót của con chim.
Tiếng hót có trong từ tiếng hót
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần ot có 2 âm ghép lại, âm o đứng trước và âm t đứng sau.
- HS cài vần ot vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần ot
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần ot, muốn có tiếng hót ta ghép thêm âm h đứng trước và dấu sắc trên ô.
- HS cài tiếng hót vào bảng cài.
- HS phân tích tiếng hót
- HS đọc và đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: ot - hót - tiếng hót - tiếng hót - hót - ot
at
(Quy trình tương tự dạy vần ot)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- GV ghi bảng: bánh ngọt bãi cát
 trái nhót chẻ lạt
- GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: ot, at, tiếng hót, ca hát theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: ot, at, tiếng hót, ca hát 
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu đoạn thơ ứng dụng:
 Ai trồng cây
 Người đó có tiếng hát 
 Trên vòm cây
 Chim hót lời mê say.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: ot, at, tiếng hót, ca hát 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
- Tranh vẽ những gì?
- Các con vật trong tranh đang làm gì?
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Chim hót như thế nào?
- Gà gáy như thế nào?
- Con hãy vào vai chú gà để cất tiếng gáy?
- Con có hay ca hát không, thường vào lúc nào?
- ở lớp, các con thường ca hát vào lúc nào?
- Con có thích ca hát không? Con biết hát những bài nào hãy hát cho các bạn nghe? 
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu thơ,đoạn thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: ot, at, tiếng hót, ca hát 
- HS đọc tên bài luyện nói: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- Con gà đang gáy, con chim đang hót 
- Các bạn nhỏ trong tranh đang ca hát
- ...líu lo, ríu rít,...
- ...ò ó o.
- ...
- ... 
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ot, at.
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_____________________________________________
Tiết 4. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động tuần 16.
- Kế hoạch tuần 17.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổng kết hoạt động tuần 16
- GV đánh giá các mặt hoạt động:
+ Nề nếp: đã được ổn định
+ Vệ sinh (trường lớp, cá nhân):
- Đã có ý thức dọn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi,...
- Trực nhật, vệ sinh sạch sẽ
+ Tinh thần, thái độ học tập
- Đa số các em đã có ý thức học tập
+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy của lớp, của trường.
 ..................
Tuyên dương: Giáp, Thuý Hằng, P. Thảo, H. Thảo,...
Nhắc nhở: T. Sơn, K. Quân, ...
HĐ2: Kế hoạch tuần 17
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Học tập tích cực, thi đua dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày 22/ 12,...
- Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
 ..................
HĐ3: Tổng kết.
____________________________________________
Buổi chiều
Tiết 3. luyện Tiếng Việt: Ôn luyện: ot, at
I. Mục tiêu: 
- HS đọc, viết chắc chắn ot, at, tiếng hót, ca hát và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học.
HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
II. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy học bài mới.
1. Luyện đọc:
- GV ghi bảng ot, at, tiếng hót, ca hát và các tiếng có các âm, vần và dấu thanh đã học.
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV theo dõi, uốn nắn.
2. Luyện viết:
a. Viết bảng con:
GV viết mẫu, HD quy trình.
HS viết bảng con ot, at, tiếng hót, ca hát và các tiếng có các âm, vần đã học.
GV theo dõi, uốn nắn thêm (Lưu ý: N. Trang, Tân, Thanh,...)
b. Viết vào vở:
- GV nhắc lại quy trình viết, HD cách trình bày.
- HS viết vào vở Luyện viết ot, at, tiếng hót, ca hát (mỗi thứ viết 1 dòng) 
GV theo dõi, lưu ý thêm về độ cao, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chấm một số bài, nhận xét.
KK HS K - G: hoàn thành bài tập trong vở bài tập giáo khoa.
C. Nối tiếp:
Cho HS đọc lại toàn bài, dặn về nhà đọc, viết thêm.
_________________________________________
Tiết 2. Mĩ thuật: Xé dán lọ hoa
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thấy được vẻ đẹp về hình dáng của 1 lọ hoa
- Vẽ được một lọ hoa đơn giản.
II. Các hoạt động dạy - học: 
Bài mẫu xé dán lọ hoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
a. GV giới thiệu lọ hoa
- GV cho HS quan sát và nhận xét về hình dáng, màu sắc của lọ hoa.
- HS nhận xét và GV bổ sung thêm.
b. HD cách vẽ:
- GV đưa mẫu xé dán lọ hoa ở bảng cho HS quan sát.
- GV hướng dẫn quy trìmh
3. Thực hành: 
- HS xé dán lọ hoa vào vở Nghệ thuật.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV nhắc nhở thêm (Lưu ý miệng của lọ hoa và đáy của lọ hoa).
4. Nhận xét tiết học - dặn dò:
- Dặn về nhà tập xé dán thêm
________________________________________
Tiết 3. luyện toán: Luyện cộng, trừ trong phạm vi các số đã học
I. Mục tiêu: 
- Củng cố bảng cộng, trừ các số đã học.
- Vận dụng bảng cộng, trừ để làm bài tập: Tính nhẩm, tính theo cột dọc,... 
- Làm quen với tóm tắt, nêu được bài toán và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
- GV ra 1 số bài tập, HS tự làm bài vào vở:
Bài 1. Tính (cả lớp): 
 1 3 7 4 10 0
 + + - + - +
 3 7 4 0 2 10
 .... .... .... .... .... ....
Lưu ý; Viết số thật thẳng cột.
Bài 2. Tính (cả lớp): 1 + 2 = ... 5 + 3 = ... 4 + 6 = ...
 2 + 1 = 3 + 5 =... 6 + 4 = ...
 3 - 1 = ... 8 - 3 = ... 10 - 4 = ...
 3 - 2 = ... 8 - 5 = ... 10 - 6 = ...
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng trong phạm vi các số đã học để làm bài.
Bài 3. Điền dấu (KK HS K- G):
 10 - 4 ... 7 9 + 0 = 10 - 1 10 - 5 = 5 + 0
 2 + 7 ... 10 - 2 4 - 4 = 1 + 0 7 + 3 = 8 + 2
Lưu ý: Tính kq 2 vế, so sánh rồi mới điền dấu.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
a. Có: 7 quả bóng b. Có: 10 con chim
 Thêm: 2 quả bóng Bay đi: 6 con chim
 Có tất cả: ... quả bóng? Còn: ...con chim?
- Gọi HS nêu bài toán, tự viết phép tính thích hợp, nêu kq.
Lưu ý: Thêm vào thì làm tính cộng, bớt đi thì làm tính trừ.
- GV theo dõi, chấm 1 số bài, chữa bài.
- Nhận xét tiết học 
___________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 16.doc